Cập nhật thông tin chi tiết về An Dương Vương Và Mị Châu Trọng Thủy mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu…” Qua câu thơ chúng ta hiểu dõ thêm về “Truyện An Dương Vương Và Mị Châu Trọng Thủy” và câu truyện kể về An Dương Vương là vua nước Âu Lạc, ông xây thành nhưng xây đến đâu đổ đến đo, sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng thì đã xây xong. Khi trở về, Rùa Vàng còn cho vua một cái móng vuốt để làm nỏ thần. Khi Triệu Dà đến xâm lược, thì đã bị nỏ thần của An Dương Vương tiêu diệt. Sau đó, Triệu đà xin cầu hòa và đã sang cầu hôn con gái của An Dương Vương là Mị Châu cho con trai của ông ta là Trọng Thủy. An Dương Vương đồng ý và đã cho Trọng Thủy ở rể. Trong thời gian ở rể thì Trọng Thiuỷ đã lừa Mị Châu để lây nỏ thần và trở về nước. Sau đó, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc lần thứ hai, An Dương Vương ỷ có nỏ thần vẫn ngang nhiên ngồi đánh cờ, và kết quả là bị mất nước, An Dương Vương đem Mị Châu chạy ra biển, ra đến biển thì Rùa Vàng hiện lên nói “kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó”. An Dương Vương nghe vậy Mị Châu. Còn ông thì xuống biển. Về sau thì Xác Mị Châu biến thành ngọc, còn Trọng Thủy thương tiếc vợ nên đã nhảy xuống giếng tự tử. sau này, khi lấy nước giếng đó rửa với ngọc thì sắc ngọc tự nhiên rực lên.
🎬 Bác Gấu đen và hai chú Thỏ:
🎬 Cậu bé Tích Chu:
🎬 Câu chuyện bó đũa:
🎬 Bà Chúa Tuyết:
🎬 Chú lính chì dũng cảm:
🎬 Cô bé bán diêm:
🎬 Sơn Tinh Thủy Tinh:
Danh sách Playlist : Truyện cổ tích: Truyện ngụ ngôn: Truyện cổ Andersen: Phim hoạt hình cổ tích hay nhất: ======================================================= #truyencotich #anduongvuongmichautrongthuy #hoathinhanduongvong ====================================================== Fanpage: Email: truyen.ctnn.haynhat@gmail.com 💗💗💗💗💗💗 Thanks for watching! 💗💗💗💗💗💗
Nguồn: https://curbjumperstreeteats.com
Truyện An Dương Vương Và Mị Châu
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
[alert style=”danger”]
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là bài học cảnh giác đối với kẻ thù, đồng thời giải thích nguyên nhân của việc mất nước Âu Lạc trong lịch sử.
[/alert]
[/alert]
Ngày xưa ở nước ta có một ông vua tên là An Dương Vương xây một cái thành. Thành dày hơn nghìn trượng, hình tròn xoáy ốc, gọi là Loa thành. Nhân dân tốn bao nhiêu công phu xây đắp tường dày, nền vững, nhưng cứ gần xong là thành bị lật đổ ngả nghiêng, đất đá tứ tung bùn lầy bừa bãi, nhà vua lấy làm buồn bã.
Một hôm, An Dương Vương ngồi chơi trên bờ sông, bỗng thấy mặt sông nổi sóng. Một con rùa vàng to lớn hiện lên, vái nhà vua mà nói:
– Ta là thần Kim Quy, sứ giả dưới sông đây! Ta sẽ giúp nhà vua diệt trừ yêu quái, tự khắc thành sẽ đắp xong.
Quả nhiên, ba tháng sau, Loa thành xây xong.
Thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái móng chân để làm lẫy nỏ và dặn cẩn thận”
– Lẫy nỏ này có phép lạ. Một phát có thể giết chết hàng nghìn người. Nhà vua phải hết sức giữ bí mật.
Nói xong, thần Kim Quy từ tạ xuống sông.
An Dương Vương mừng lắm. Con gái Mị Châu trông thấy liền hỏi. Nhà vua chiều con, nói cả cho con nghe.
Bấy giờ, Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng thất bại vì An Dương Vương có nỏ thần. Chỉ ba phát tên của vua Âu Lạc đã tiêu diệt hết hàng vạn quân. Triệu Đà đành xin giảng hòa.
Đà dò xét, biết vua có con gái là Mị Châu, bèn hỏi cho con trai mình là Trọng Thủy. An Dương Vương bằng lòng. Đà xin để cho con ở rể. Đó là âm mưu của họ Triệu sai con đánh cắp nỏ thần.
Một đêm trăng sao vằng vặc, Mị Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau trò truyện. Trọng Thủy hỏi vợ rằng:
– Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được?
Mị Châu đáp:
– Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, lại có chiếc nỏ thần, như thế còn ai đánh nổi!
Trọng Thủy tỏ vẻ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói nỏ thần lần này là lần đầu và đòi xem chiếc nỏ. Mị Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chồng biết cái lẫy của Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy rõ cách bắn.
Sau đó, Trọng Thủy về thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai làm một chiếc nỏ giả giống hệt như nỏ thần. Trọng Thủy giắt vào trong áo rồi lại trở về Âu Lạc. Trong một bữa tiệc, thừa cơ An Dương Vương mà Mị Châu say rượu, Trọng Thủy vào buồng đánh cắp nỏ thần, thay nỏ giả vào chỗ nỏ thần.
Sáng hôm sau, Trọng Thủy lại từ biệt Mị Châu. Trọng Thủy nói:
– Ta sắp phải đi xa. Đôi ta phải chia ly ít bữa. Ở nhà, ngộ có giặc giã, ta biết làm thế nào thế nào tìm được nàng?
Mị Châu rầu rĩ đáp:
– Thiếp có cái áo lông ngỗng. Hễ thiếp chạy về đâu, thiếp sẽ rút lông ngỗng rắc dọc đường, chàng theo đó mà tìm.
Triệu Đà đem quan đánh An Dương Vương. Nhà vua cậy có nỏ thần không đề phòng gì cả. Mãi khi quân giặc đến sát chân thành, An Dương Vương mới sa đem nỏ thần ra bắn, nhưng không trúng như mọi lần nữa. Nhà vua bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy trốn.
Đến núi Mộ Dạ (nay thuộc Diễn Châu, Nghệ An) gần bờ biển, bỗng thần Kim Quy hiện lên và bảo:
– Giặc ngồi sau lưng mà nhà vua không biết!
An Dương Vương nổi giận, rút gươm chém Mị Châu, rồi nhảy xuống biển tự tử.
Quân Nam Hải chiếm được thành Cổ Loa. Trọng Thủy lần theo dấu lông ngỗng tìm thấy xác vợ. Trọng Thủy khóc òa lên, nhặt xác vợ đem chôn và nhảu xuống giếng tự tử.
Ngày nay, ở làng Cổ Loa có đền thờ An Dương Vương. Tục truyền khi Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn phải nên mới có ngọc trân châu. Lấy nước giếng trong thành Cổ Loa rửa ngọc thì ngọc sáng vô cùng.
Truyện truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Nguồn: Chuyện nỏ thần, trang 53, SGK tập đọc lớp 3, NXB Giáo dục – 1958
[alert style=”danger”]
[alert style=”danger”]
[/alert]
An Dương Vương Thục Phán là ai?
Theo các nguồn tư liệu thư tịch cổ của ta và của Trung Quốc phù hợp với những truyền thuyết dân gian phổ biến cho phép ghi nhận An Dương Vương Thục Phán là một nhân vật lịch sử có thật.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, đó là nguồn gốc lịch sử về An Dương Vương và sự thành lập nước Âu Lạc.
Những tài liệu xưa nhất trong thư tịch cổ của Trung Quốc như Giao Châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký… đều chép, An Dương Vương là “con vua Thục” (Thục Vương Tử), nhưng không cho biết rõ nguồn gốc xuất xứ của vua Thục, vị trí của nước Thục và cả tên của An Dương Vương.
Theo Việt Nam sử lược dựa vào Việt sử thông giám cương mục, cho rằng An Dương Vương Thục Phán “không phải nhà Thục bên Tàu”. Ngô Tất Tố thì phân tích sâu hơn các luận cứ, khẳng định “Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục”.
Vào những năm 50, thuyết cổ truyền về nguồn gốc Ba Thục của An Dương Vương vẫn được nhiều nhà sử học bảo vệ, nhưng với những cách giải thích mới.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, sau khi nước Thục bị quân Tần diệt, con cháu vua Thục từ đất Ba Thục tiến xuống phía nam ẩn náu, rồi dần dà vào đất Việt, lập nên nước Âu Lạc với triều Thục An Dương Vương, tồn tại khoảng 5 năm từ 210 đến năm 206 tr.CN.
Một số nghiên cứu khác cho biết Thục Phán có thể là con hay cháu xa của nhà Thục ở Ba Thục, sau khi đất nước bị diệt, đã cùng với tộc thuộc, chạy xuống vùng Điền Trị, rồi theo sông Hồng vào đất Lạc Việt, chiếm vùng Tây Vu ở phía Tây bắc trung du Bắc Bộ ngày nay. Sau khi lãnh đạo người Lạc Việt và Tây Âu kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán gồm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 tr.CN.
Cũng có nhà nghiên cứu căn cứ vào tình hình phân bố cư dân vùng Tây Nam Di, phỏng đoán rằng, Thục Vương trong các thư tịch cổ không phải vua nước Thục ở Ba Thục, mà là tù trưởng của bộ lạc Khương di cư từ đất Thục xuống phía nam và tự xưng là Thục Vương. Bộ lạc Thục đó đi xuống vùng Quảng Tây và đông bắc Bắc Bộ, cộng cư và đồng hóa với người Tây Âu ở vùng này (nước Âu Lạc khi đó bao gồm hai thành phần cư dân: Lạc Việt và Tây Âu).
Đa số các học giả đều cho rằng, Thục Phán là người nước ngoài, xâm lược nước Văn Lang. Nhưng trong ký ức và tình cảm lâu đời của nhân dân ta được phản ánh trong các thần tích, ngọc phả, trong các nghi thức thờ cúng, diễn xướng dân gian… thì An Dương Vương Thục Phán hoàn toàn không phải là kẻ thù, mà là một người có công dựng nước và giữ nước, một anh hùng được tôn kính. Nếu 10 tháng 3 (âm lịch) là ngày giỗ tổ Hùng Vương thì ngày 6 tháng 1 (Âm lịch) cũng là một ngày hội lớn ở đền Vua Thục tại Cổ Loa:
“Chết thì bỏ con bỏ cháu, Sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng”.
An Dương Vương đặt quốc hiệu nước ta là gì?
Hiện nay, có rất nhiều bạn nhầm lẫn lịch sử, hay hỏi An Dương Vương là vua Hùng thứ mấy. Lịch sử Việt Nam trải qua 18 đời vua Hùng. An Dương Vương đã mang quân đánh chiếm nhà nước Văn Lang của Hùng Duệ vương và lập ra nhà nước Âu Lạc. Nhưng vì nhà nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, cho nên đời Hùng Vương – An Dương Vương hay được nhắc đến cùng nhau.
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể trên chỉ là câu truyện lý giải nguyên nhân An Dương Vương thất bại. Thực tế do Triệu Đà đã biết sử dụng mưu kế, lấy binh lực uy hiếp biên cảnh, lấy của cải đút lót, khiến Mân Việt và Tây Âu Lạc thần phục, đồng thời gây bất hòa, chia rẽ trong nội bộ vua tôi triều Thục. Nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán…bị bạc đãi, bị giết hại hay phải bỏ đi.
Có một số tài liệu còn cho rằng, nhân vì tổ phụ ngày trước cầu hôn lấy Mị Nương là con gái Hùng Vương nhưng không được gả nên mang oán. Sau này Thục Phán mới cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang. Truyền thuyết Việt Nam kể rằng, Mị Nương được vua Hùng gả cho thần núi Tản Viên Sơn Tinh. Tham khảo truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh để hiểu rõ hơn.
Nước Âu Lạc chỉ tồn tại được trong thời gian rất ngắn, sau bị Triệu Đà chinh phục. Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt của mình và quy thuận nhà Tần, mở ra thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm, đúng như nhà sử học Ngô Thì Sĩ nhận xét: “Nước ta bị nội thuộc Trung Hoa từ Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chính là Triệu Đà”.
Thành Cổ Loa – Di tích lịch sử trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
Sau khi thành lập nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô và xây dựng ở đó một tòa thành lớn. Đấy là thành Cổ Loa, trung tâm của nước Âu Lạc đời An Dương Vương.
Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng giáp trung du của lưu vực sông Hồng, trên bờ bắc Hoàng Giang. Ngày nay, Hoàng Giang chỉ là một đoạn sông đã bị bồi lấp và được cải tạo thành một kênh thủy nông. Nhưng theo các tài liệu địa lý học lịch sử thì xưa kia, Hoàng Giang là một con sông lớn nối liền sông Hồng với sông Cầu ở Quả Cảm – Thổ Hà. Trên bản đồ và thực địa, dấu vết của dòng sông cũ còn rõ nét với những đoạn gọi là sông Thiếp hay Ngũ Huyện Khê ( chảy qua 5 huyện: Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngân, Yên Phong, Tiên Du).
Thành Cổ Loa hiện nay còn giữ được một quần thể di tích lịch sử văn hoá lâu đời gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc (tương truyền đó là nơi Trọng Thuỷ tự vẫn sau cái chết của Mị Châu). Bao quanh cụm đền, am là từng đoạn của vòng thành cổ chạy dài trên cánh đồng – dấu vết còn lại của thành Cổ Loa chín vòng do An Dương Vương xây nên.
Nội Dung Và Nghệ Thuật Truyện Truyện An Dương Vương Và Mị Châu
Theo chúng tôi, cuộc tranh chấp Hùng – Thục thực ra là một tất yếu lịch sử phù hợp với thời đại sử thi. Đó là thời kì liên minh bộ tộc để mở rộng địa bàn, lãnh thổ. Bộ tộc nào mạnh, bộ tộc ấy sẽ chiến thắng. Người anh hùng nào tài giỏi, đủ sức mạnh chiến thắng, người anh hùng ấy được tôn vinh. An Dương Vương đã có công sáp nhập nhà nước Văn Lang với nhà nước Âu Việt để trở thành quốc gia Âu Lạc lớn mạnh, văn minh hơn. Là một thủ lĩnh bộ tộc vùng cao, An Dương Vương đã có cái nhìn chiến lược, tài quân sự khi quyết định dời kinh đô từ vùng núi Phong Châu của vua Hùng về định đô ở đồng bằng ven biển sông Hồng thuộc cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội (rất gần với cô’ đô Thăng Long của các vua nhà Lí hơn một ngàn năm sau, nghĩa là rất gần với trung tâm Thủ đô Hà Nội bây giờ). Chi tiết An Dương Vương xây thành Ốc (Loa Thành) mãi không xong, sau phải “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”, được sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) giúp cho kế sách diệt trừ yêu quái để xây thành, cho vuốt làm nỏ thần… là những chi tiết đậm yếu tố hư cấu, tưởng tượng. Có thành cao (Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ố’c, cho nên gọi là Loa Thành), vũ khí linh diệu (nỏ thần bắn một phát chết hàng vạn tên giặc), nên khi Triệu Đà kéo quân sang xâm lược nước ta, chúng đã thua lớn, không dám đối chiến, bèn xin hòa. Yếu tố thần thoại đan xen với yếu tô’ lịch sử khiến cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo, tăng tính khái quát, ý nghĩa biểu trưng của các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm. Chi tiết chiến thắng yêu quái thể hiện những khó khăn và quyết tâm của cha ông ta trong buổi đầu dựng nước. Chi tiết vuốt của thần Kim Quy là sự lí tưởng hóa, khái quát hóa kĩ thuật chê’ tác đồ đồng, mũi tên đồng của cha ông ta thời
Âu Lạc mà tiêu biểu là tài năng của tướng quân Cao Lỗ – người sau này được nhân dân một số địa phương thờ phụng. Khoa học khảo cổ với các công trình khai quật lòng đất Loa Thành vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX đã tìm được rất nhiều mũi tên đồng, những công cụ bằng đồng… đã chứng minh sự gắn kết giữa huyền thoại và lịch sử. (Người Hi Lạp cũng đã khai quật và tìm được dấu tích thành Tơ-roa chìm khuất trong lòng đất nhờ những chỉ dẫn trong sử thi huyền thoại I-li-át, ô-đi-xê). Hình tượng nỏ thần nằm trong môtíp vũ khí thần kì không thể thiếu trong các truyền thuyết và cổ tích về người anh hùng chông ngoại xâm: roi sắt, ngựa sắt của người anh hùng Thánh Gióng, vuốt rùa của Triệu Quang Phục, gươm thần của Lê Lợi, thanh gươm ông Tú trong truyền thuyết Tây Nguyên… Nguyên nhân tạo nên chiến thắng là do An Dương Vương có ý chí quyết tâm, có tinh thần bền bỉ trong sự nghiệp dựng nước, được tổ tiên, trời đất phù trợ, nhân dân giúp sức, biết sử dụng tài năng của các tướng giỏi như Cao Lỗ… Có được các yếu tố thiên thời – địa lợi – nhân hòa ấy, người cầm quân giành chiến thắng là tất yếu.
b) Phần 2: Bài học rút ra từ việc mất nước, do lỗi lầm của cha con An Dương Vương.
Nội dung của phần này tập trung phản ánh và khắc họa sâu sắc nguyên nhân thất bại của cha con An Dương Vương. Có thành cao, hào sâu, vũ khí thần kì nhưng yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định. Do chủ quan, khinh địch, An Dương Vương đã cho Triệu Đà cầu hòa rồi “vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy”. Ý vào vũ khí nên khi quân Triệu Đà đã kéo sát đến chân thành, An Dương Vương vẫn ngồi ung dung chơi cờ, cười mà nói rằng “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Loa Thành thất thủ, Vua chỉ còn biết đặt người con gái yêu quý nhất của mình lên ngựa chạy trốn về phương Nam.
– An Dương Vương là nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, là người có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước nhưng cũng mắc sai lầm nghiêm trọng, lịch sử không thể tha thứ. Đất nước Âu Lạc rơi vào thảm kịch ngàn năm Bắc thuộc cũng từ lỗi lầm đau xót đó của cha con An Dương Vương. An Dương Vương đã phải chịu thất bại, nỗi đớn đau vô cùng to lớn: là một nhà vua có công dựng nước mà tự mình làm mất nước, là một người cha rất mực yêu con mà phải tự tay chém đầu con gái yêu quý nhất của minh. Hành động chém đầu con gái của An Dương Vương vừa thể hiện bi kịch của An Dương Vương vừa là cách khắc họa thêm tính cách của nhà vua. Khi tỉnh ngộ, nhận rõ lỗi lầm, An Dương Vương đã kiên quyết đặt lợi ích quốc gia lên trên tình nhà.
Nhân dân rất công bằng khi thể hiện thái độ về luận công và tội của nhà vua. Khi kết thúc truyền thuyết, dân gian không để An Dương Vương tự tử ở biển Đông khi cùng đường như lịch sử ghi lại mà để thần Kim Quy hiện lên trao sừng tê bảy tấc cho An Dương Vương rẽ nước đi xuống biển Đông, hòa thành khí thiêng, bất tử cùng sông núi (theo quan niệm dân gian, người anh hùng có công với đất nước không bao giờ chết). Ta lại gặp ở đây môtíp hóa thân kì ảo rất quen thuộc trong các truyền thuyết về người anh hùng dân tộc. Nếu như hình tượng Thánh Gióng bay lên trời có âm hưởng hào hùng, kì vĩ thì hình tượng An Dương Vương được Rùa Vàng rẽ nước dẫn đi xuôhg biển có âm hưởng bi tráng hơn. An Dương Vương được thờ ở nhiều nơi trên đất nước ta, đền thờ lớn nhất ở cổ Loa (Hà Nội).
– Nhân vật Mị Châu chỉ xuất hiện ở phần sau của câu chuyện, là nguyên nhân trực tiếp gây nên họa mất nước. Có nhiều ý kiến đánh giá về nhân vật Mị Châu, người lên án, kẻ bênh vực, song cần phải bám vào chi tiết nghệ thuật để hiểu thái độ của nhân dân. Nếu quan điểm đạo đức phong kiến đánh giá người phụ nữ thso tiêu chí “tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) thì Mị Châu nặng phần đáng thương mà nhẹ phần tội lỗi. Nàng là người con gái hiền thục, trọn đạo hiếu, vâng lời cha lấy chồng, lấy chồng thì một lòng tin yêu chồng. Sao có thể trách nàng mất cảnh giác với cả chồng mình được? Nhân dân đã đánh giá về hành động của nàng như thế nào? Nhân dân đứng trên quan điểm nào để xem xét? Mị Châu tin yêu chồng nhưng nàng đã vi phạm nguyên tắc “bí mật quốc gia” của một người dân đôi với đất nước, đặt tình riêng lên trên việc nước dẫu chỉ vì nhẹ dạ, vô tình cho Trọng Thủy “xem trộm nỏ thần”. Nếu sự mất cảnh giác của vua cha là nguyên nhân gián tiếp thì sự nhẹ dạ, ngây thơ của Mị Châu là nguyên nhân trực tiếp gây nên họa mất nước. Nàng tin yêu chồng bằng tình yêu mù quáng. Nhân dân đã sáng tạo nên hình ảnh áo lông ngỗng là chi tiết nghệ thuật tài tình để thể hiện sáng rõ sự mù quáng đáng trách của Mị Châu. Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần, trước khi về nước đã hỏi MỊ Châu: “Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?”. Mị Châu đáp: “Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu”. Trọng Thủy vừa về nước, chiến tranh hai nước xảy ra, thế mà Mị Châu nhẹ dạ, mù quáng, không suy xét sự tình, vẫn ngồi trên lưng ngựa sau vua cha rắc lông ngỗng cho quân Triệu Đà lần theo dấu vết. Phải chăng áo lông ngỗng càng lúc càng đẩy cha con nàng đến con đường cùng không lối thoát? Nhân dân đã thể hiện quan niệm của mình rất rõ ràng khi để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí nhân dân) kết tội Mị Châu thật đanh thép, không khoan nhượng: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”.
Một số bản kể trong dân gian còn có chi tiết, sau khi chết, máu Mị Châu chảy xuống biển, trai sò ăn phải hóa thành ngọc, xác của nàng kết thành hòn đá hình người con gái không đầu trôi theo dòng sông về vùng đất cổ Loa thì dừng lại. Nhân dân trong vùng biết là đá thiêng, rước về lập am Mị Châu. Ngày nay nếu có dịp về thăm hoặc dự lễ hội cố’ Loa (Đông Anh, Hà Nội), ta có thể vào thắp hương ở am Mị Châu, gần đền thờ An Dương Vương. Trong ngôi đền nhỏ, nghi ngút khói hương, pho tượng nàng công chúa không đầu, mặc áo hoàng bào, đeo nhiều châu ngọc là lời nhắc nhở vô cùng thấm thìa và sâu sắc cho bao thế hệ về bài học lịch sử mất nước đau xót và nỗi oan tình quá đỗi đau thương của công chúa Mị Châu. Hóa đá vì oan khuất, vì tuyệt vọng cũng là môtíp nghệ thuật quen thuộc trong truyện kể dân gian. Trong truyền thuyết Trầu cau, Lang – nhân vật người em bị người anh ngờ oan – buồn bã ra bờ sông ngồi khóc, kiệt sức mà hóa đá; nàng Vọng Phu ôm con chờ chồng, hóa đá trong nỗi đau đớn tuyệt vọng khôn cùng. Những hình tượng nghệ thuật tuyệt vời đó là những lời nhắn gửi vô cùng sâu sắc, lòng nhân hậu bao dung của nhân dân có sức trường tồn vẫn lung linh tỏa sáng.
Bài học giữ nước và câu chuyện tình bi thảm này là nguồn cảm hứng không vơi cạn cho các tác giả đời sau:
– Một đôi kẻ Việt, người Tần
Nửa phần ân ái, nửa phần oán thương
Vuốt rùa chàng đổi móng,
Lông ngỗng thiếp đưa đường.
Thể nguyền phu phụ
Tình nhi nữ, việc quân vương.
(Tản Đà)
– Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu.
(Tố Hữu)
– Nhân vật Trọng Thủy: Việc đánh giá nhân vật này có phần thông nhất hơn. Trọng Thủy là kẻ thực hiện âm mưu đen tối của vua cha là thôn tính quốc gia Âu Lạc. Trọng Thủy hiển nhiên được coi là tên gián điệp không hơn không kém. Song, không thể nói rằng Trọng Thủy không phải là nhân vật chứa đựng mâu thuẫn. Khi đạt được ý nguyện của vua cha, thôn tính được đất nước Âu Lạc, lần theo dâu lông ngỗng tìm thấy xác Mị Châu, Trọng Thủy đem xác vợ về chôn cất, “thương tiếc khôn cùng, khi đi tắm tưởng thấy bóng dáng Mị Châu, bèn lao đầu xuống giếng mà chết”. Chính cái chết đã làm sáng lên chút nhân tính còn lại trong con người Trọng Thủy. Cái chết của Trọng Thủy, Mị Châu là lời tô’ cáo âm mưu và thực tê’ chiến tranh xâm lược, phản ánh mối quan hệ giữa nước và nhà, sô’ phận quốc gia và hạnh phúc cá nhân. Có dị bản ở vùng cổ Loa kể rằng, khi Triệu Đà thắng lợi mở tiệc khao quân, thuyền của Trọng Thủy đang dạo chơi trên hồ thì oan hồn Mị Châu hiện lên túm cổ dìm chết Trọng Thủy. Chúng ta thấy đây là bản kể không có tính hệ thống nếu đặt trong tương quan với hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Nếu oan hồn Mị Châu dìm chết Trọng Thủy thì làm sao có thể còn tồn tại hình tượng ngọc trai – giếng nước sâu sắc và giàu ý nghĩa như vậy. “Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này mà rửa thì thấy trong sáng thêm”. Hình tượng này đã hóa giải nỗi oan của Mị Châu và cả nỗi giày vò, ân hận của Trọng Thủy. Bài học cảnh giác cao độ và sự cảm thông sâu sắc với những nỗi oan tình. Tìm hiểu truyền thuyết rõ ràng phải kết hợp cả việc khai thác hình tượng nghệ thuật, các môtíp nghệ thuật theo hướng thi pháp học, đồng thời phải chú ý đến phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Nhân dân đã nghiêm khắc biết bao và cũng nhân hậu biết bao khi xử lí số phận ba nhân vật trung tâm của tác phẩm qua hình tượng nghệ thuật độc đáo và có sức lay động lòng người.
2. Đặc điểm nghệ thuật
Nghệ thuật xây dựng nhân vật vừa gắn với “cái lõi sự thật lịch sử” vừa lung linh yếu tố hoang đường, kì ảo, tạo nên “chất thơ và mộng” tràn đầy trong tác phẩm. Các chi tiết nghệ thuật, ngôn ngữ và hành động được chọn lọc để khắc sâu hình tượng nhân vật: An Dương Vương tài giỏi nhưng mất cảnh giác, giặc đến vẫn điềm nhiên đánh cờ, rút kiếm chém con gái, lời của thần Kim Quy; Mị Châu ngồi trên lưng ngựa rắc lông ngỗng, lời khấn nguyền của nàng trước khi chết…
Những hư cấu nghệ thuật (Rùa Vàng, Mị Châu và chi tiết nhà vua tự tay chém đầu con gái) được sáng tạo là để nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đô’i với thái độ dũng cảm của vị anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu là lời giải thích lí do mất nước và nỗi đau mất nước.
Bài Thơ Nhớ Mẹ Của Vương Trọng
Bài thơ Nhớ Mẹ của Vương Trọng
Nhà thơ Vương Trọng với bài thơ nhớ mẹNhà thơ Vương Trọng – người con của Đô Lương xứ Nghệ. Ông có nhiều bài thơ cảm động viết về những người phụ nữ ruột thịt và gần gụi trong gia đình. Trong những bài thơ đó có bài “Khóc giữa chiêm bao” nhà thơ viết về người mẹ kính yêu của mình đã khuất núi từ nhiều năm nay. Ông kể với tôi về xuất xứ của bài thơ này: Đó là một đêm ở Hà Nội nhà thơ nằm mơ thấy mẹ mình. Đây là giấc mơ thường có với ông khi nghĩ về mẹ. Lạ lùng là trong giấc mơ nào cũng vậy bao giờ ông cũng mơ về những tháng năm khốn khó của gia đình. Những năm mà cuộc sống của anh em ông đè trên đôi vai gánh gồng của mẹ. Ông thường khóc trong giấc mơ gặp mẹ. Giấc mơ là kí ức hiện về sau nỗi nhớ. Nó là vầng huyền ảo kỳ diệu của cảm xúc. Đấy là những ký ức cốt nhục khó có thể quên nhưng lại không thể hiện hữu. Mơ gặp mẹ khi tỉnh dậy biết là mẹ đã đi xa lâu rồi mà tâm hồn con vẫn bổi hổi bao nỗi nhớ thương. Lúc ấy người làm thơ đã khóc. Đúng ra là đứa con trai đã khóc khi gặp lại mẹ mình. Những giọt nước mắt hiếu thảo trong một đêm Hà Nội vào năm 1988 cách đây hơn hai mươi năm ấy đã thao thức với Vương Trọng để cùng ông hiện lên những dòng chữ cảm động này:KHÓC GIỮA CHIÊM BAO Vương Trọng Đã có lần con khóc giữa chiêm bao Khi hình mẹ hiện về năm khốn khó Đồng sau lụt đường đê sụt lở, Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn. Anh em con chịu đói suốt ngày tròn, Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa. Có gì nấu đâu mà nhóm lửa Ngô hay khoai còn ở phía mẹ về. Chiêm bao tan nước mắt dầm dề, Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng. Dù biết lời con chẳng thể nào vang vọng, Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương. Con lang thang vất vưởng giữa đời thường, Đâu cũng sống không đâu thành quê được. Còn quê mẹ cuối chân trời tít tắp, Con ít về từ ngày mẹ ra đi. Đêm tha hương con tìm lại những gì Với đời thực chẳng bao giờ gặp nữa. Mong hình mẹ lại hiện về giấc ngủ Dù thêm lần con khóc giữa chiêm bao.
Bạn đang xem bài viết An Dương Vương Và Mị Châu Trọng Thủy trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!