Cập nhật thông tin chi tiết về Anh Chỉ Sợ Rồi Trời Sẽ Mưa – Lưu Quang Vũ mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Xoá nhoà hết những điều em hứa
Mây đen tới trời chẳng còn xanh nữa
Nắng không trong như nắng buổi ban đầu.
Cơn mưa rào nối trận mưa ngâu
Xoá cả dấu chân em về buổi ấy
Gối phai nhạt mùi hương bối rối
Lá trên cành khô tan tác bay.
Mưa cướp đi ánh sáng của ngày
Đường chập choạng trăm mối lo khó gỡ
Thức chẳng yên dở dang giấc ngủ
Hạnh phúc con người mong manh mưa sa.
Bản nhạc ngày xưa khúc hát ngày xưa
Tuổi thơ ta là nơi hiền hậu nhất
Dẫu đường đời lắm đổi thay mệt nhọc
Tựa đầu ta nghe tiếng hát ru nhau.
Riêng lòng anh anh không quên đâu
Chỉ sợ trời mưa đổi mùa theo gió
Cây lá với người kia thay đổi cả
Em không còn màu mắt xưa.
Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa
Thương vườn cũ gẫy cành và rụng trái
Áo em ướt để anh buồn khóc mãi
Ngày mai chúng mình ra sao em ơi.
.
Lưu Quang Vũ
Tranh Đinh Cường
Anh Đã Mất Chi Anh Đã Được Gì
Phải chăng anh đã mất giấc mơ Mất tiếng ve và những mùa dưa chín Anh đã mất cả mây qua lòng giếng Cả tiếng gà hẻm núi cả cơn mưa?
Mất những tiếng rung mơ hồ mà biết gọi người đi Mất niềm tin vào chiếc thuyền buồm trắng Mất đom đóm đầm sâu mất nụ cười phố vắng Mất bài thơ trao tay nhỏ em cầm.
Giờ lạnh tanh anh không còn xao động nữa Không nỗi buồn không cay đắng không niềm vui Khổ đau hôm nay không như khổ cũ Nỗi lo âu cũng khác hẳn xưa rồi.
Anh đã cho nhiều, anh đã phải lãng quên Người ta chê anh nhiều lưu luyến quá Anh gắng gượng nghe theo anh vứt bỏ Bao kỳ diệu chân thực thuộc về anh.
Mất hạnh phúc rồi ư, nhưng anh cần chi hạnh phúc Hai tiếng xa vời hiểu rõ nghĩa từ lâu Ừ thì ngẩn ngơ anh đành nhận thế Giọt lệ trong không tủi hổ gì đâu.
Anh chẳng mang cho đời những tiệc vui ảo ảnh Nỗi buồn chân thành đời chẳng nhận hay sao?
Cái bay thợ nề sinh ra để dựng xây Anh sinh giữa ngày lo âu bề bộn Bàn tay phải trồng, đôi vai phải gánh Anh có ngại chi anh đã hiểu rồi Anh vẫn còn nguyên cái tính chất của đời.
Anh đã được vầng trán cao, được cái nhìn trí tuệ Được rèn đi như luống đất được cày Anh đã khổ đau, khổ đau dài hơn số tuổi Vẫn trong lành khi em đến cầm tay.
Dẫu chẳng lấy về tất cả cho anh Em vẫn như sông rộng tốt lành Em mà ngọn gió chiều nức nở Em mà ngày xưa run rẩy cả lòng anh Em đã tới giữa mưa dầm nắng lửa Dẫu anh mất nhà ga êm đẹp đó Vẫn còn con tàu chuyển bánh đi xa Anh đã mất ngôi sao trên mái nhà Anh vẫn còn ngôi sao ngoài cửa sổ Và nếu mất em rồi anh vẫn còn đôi mắt của em.
.
Lưu Quang Vũ
Chia sẻ:
Tumblr
Skype
Thích bài này:
Thích
Đang tải…
Anh Chỉ Sợ Rồi Trời Sẽ Mưa
Nhà văn, nhà ngoại giao Hồ Anh Thái nói “Mahabharata bằng hình” không chỉ giới thiệu nội dung rút gọn của sử thi, mà còn minh họa câu chuyện bằng hơn 1.000 tranh ảnh lộng lẫy.
Trong quá trình làm cán bộ ngoại giao, nhà văn Hồ Anh Thái có nhiều năm gắn bó với Ấn Độ. Ông chia sẻ thông tin về bộ sử thi Mahabharata nói chung và cuốn Mahabharata bằng hình – Thiên sử thi vĩ đại nhất của Ấn Độ nói riêng.
Tăng cảm hứng cho người đọc khi tiếp nhận sử thi
– Là nhà ngoại giao từng công tác ở Ấn Độ, ông thấy “Mahabharata” có vai trò như thế nào trong đời sống văn hóa của đất nước này?
– Năm 1988, tôi đến Ấn Độ cùng lúc trên truyền hình bắt đầu phát bộ phim nhiều tập Mahabharata. Sáng chủ nhật, đường phố vắng ngắt vì mọi nhà đều ngồi trước tivi. Báo chí còn đưa tin có cuộc họp vào sáng chủ nhật phải chuyển sang buổi chiều vì các ông, bà nghị quyết không bỏ một tập phim Mahabharata. Bộ phim gần một trăm tập, chiếu hơn hai năm mới hết.
Trên tiểu lục địa Ấn Độ, hàng chục nghìn ngôi đền đồ sộ được dựng lên để ghi nhớ những nhân vật của sử thi như Krishna, hoặc năm anh em Pandava. Tôi đã đi hầu khắp mấy chục bang trên đất Ấn, đến thăm quê hương của Krishna ở Mathura. Kinh thành Indraprastha xưa, bây giờ là Thành Cổ ở thủ đô New Delhi. Còn bãi chiến trường Kurukshetra của cuộc chiến tranh mười tám ngày, giờ cũng chỉ cách thủ đô hơn 100 km.
Cái tên Mahabharata, chiết tự thì Maha là to lớn (đại), Bharata là tổ tiên của người Ấn Độ. Vậy Maha-Bharata dịch thoát là Đại Tộc hoặc Đại Ấn. Người Ấn là chủng người quá gắn bó với gia tộc mà có phần sao nhãng thế giới bên ngoài, cho nên lẽ tự nhiên, họ thuộc lòng và mê thích câu chuyện sử thi về gia tộc mình.
Bất cứ một người Ấn Độ nào đều thuộc vanh vách câu chuyện của sử thi này. Những câu chuyện trong ấy dạy người ta làm vua, làm tôi, làm tướng, làm lính, cách ứng xử cha con vợ chồng, cách đối nhân xử thế, cách trân trọng thiên nhiên, từ dòng sông Hằng linh thiêng cho đến cây cỏ muông thú.
Sử thi còn gây cảm hứng cho dân gian ví von, đố vui, bày trò chơi. Giới văn chương nghệ thuật thì dựa vào sử thi mà phóng tác, dựng kịch, dựng phim…
Sách Mahabharata bằng hình – Thiên sử thi vĩ đại nhất của Ấn Độ. Ảnh: Đ.A.
– Đã có nhiều sách về “Mahabharata”, vậy đâu là điểm đặc biệt của “Mahabharata bằng hình”?
– Sử thi này khi dịch ra tiếng Anh có độ dài gấp mười lần Iliad và Odyssey cộng lại, có tài liệu tính là dài gấp hai mươi lần Kinh Thánh. Theo dòng lịch sử, hàng trăm bản kể lại sử thi và nhiều nhà văn hiện đại của Ấn Độ, trong đó có Tagore, cũng viết lại từng câu chuyện trong Mahabharata. Người ta còn xuất bản những cuốn rút gọn, vài ba trăm trang cho đến một nghìn trang.
Năm 1979, chúng ta có dịch bản rút gọn khoảng 500 trang. Cho đến nay chỉ có một số ngôn ngữ phổ biến là dịch được trọn vẹn Mahabharata, còn lại mới tạm bằng lòng với những bản rút gọn.
Sử thi Mahabharata bằng hình do hãng DK của nước Anh ấn hành là một nỗ lực độc đáo. Đây là công trình lớn của một nhóm tác giả người Ấn Độ: Các nhà văn hóa, nhà thần thoại học, họa sĩ… Sách không chỉ giới thiệu nội dung rút gọn của sử thi mà còn minh họa câu chuyện ấy bằng hơn một nghìn tranh ảnh lộng lẫy, có cả những bức tranh và pho tượng cổ hiếm hoi còn ít được biết đến.
Giới thiệu văn hóa Ấn Độ đến người Việt
– Ông có thể cho biết về công việc hiệu đính bản dịch “Mahabharata bằng hình?
– Người Ấn coi Mahabharata như Kinh Thánh, còn tôi mấy chục năm qua, đi qua bao nhiêu nước nhưng trong vali luôn có một bản sử thi rút gọn, thế cũng coi là một thứ kinh thánh của mình. Tôi mong có lúc tự tay dịch một bản sử thi rút gọn khoảng 500 trang, nhưng chưa thực hiện được. Vì vậy, tôi rất hào hứng khi Công ty sách Đông A nhờ làm phần hiệu đính.
Tôi cố gắng để làm cho bản dịch chính xác hơn – không người dịch nào có thể nói mình bơi lội thuần thục trong cái đại dương Ấn Độ. Cũng gắng trau chuốt ngôn từ của người dịch để vừa có không khí cổ, lại vừa hiện đại để tiếp cận người đọc hôm nay.
Người dịch là chị Lê Thị Oanh, từng có nhiệm kỳ công tác tại New Delhi, cũng mê văn hóa Ấn Độ. Tôi có góp ý với người dịch, tránh gây tranh luận bằng cách dùng những thuật ngữ Ấn Độ cổ qua cách chuyển Hán – Việt.
Nhà văn Hồ Anh Thái bên tượng Ganesha đầu voi mình người – thần Trí Tuệ và Thịnh Vượng, năm 1991. Tương truyền Mahabharata do Vyasa đọc cho Ganesha chép thành văn bản. Ảnh: NVCC.
Ví dụ giữ nguyên từ “tiếng Sanskrit” chứ không chuyển thành “tiếng Phạn”. Nói “tiếng Phạn” tức là sẽ gây tranh luận Bắc Phạn hay Nam Phạn. Mà có ý kiến cho rằng âm “Phạn” là phiên âm từ “Pali”, ngôn ngữ Đức Phật vẫn dùng để thuyết giáo, chứ không phải “Phạn” là tiếng Sanskrit, ngôn ngữ sau này dùng để ghi lại kinh Phật.
Người dịch dùng “Càn Thát Bà” để dịch “Gandharva”, “La Sát” để dịch “Rakshasa”, “quỷ Dạ Xoa” để dịch “Yaksa” – tôi quyết định khôi phục từ gốc chứ không dùng cách phiên âm Hán – Việt. Kiểu phiên âm ấy cũng chưa được nhất trí, chẳng hạn ai là Dạ Xoa, ai là La Sát thì vẫn còn tranh cãi.
Chủ định của những người làm sách là để người đọc được tiếp xúc và quen dần với từ gốc của Ấn Độ.
Mặt khác, chúng tôi giữ lại những từ đã Việt hóa từ lâu, và khá sáng rõ với người Việt, chẳng hạn dùng chữ “kinh Vệ Đà” thay cho từ gốc là “Veda”.
– Theo ông, cuốn “Mahabharata bằng hình – Thiên sử thi vĩ đại nhất của Ấn Độ” có ý nghĩa gì với người đọc Việt?
– Người Việt rất thuộc các nhân vật của Tam Quốc, Tây du ký, mà Tôn Ngộ Không là vay mượn từ tướng khỉ Hanuman của Ấn Độ đấy. Nhưng người Việt có phần bối rối khi nghe nói về thần Sáng tạo Brahma, thần Hủy diệt và Tái tạo Shiva, thần Bảo hộ Vishnu, về thần Trí tuệ và Thịnh vượng Ganesha… Đấy là chưa kể các phong tục tập quán, các pho sách cổ, các sự tích của xứ Ấn… giờ đã trở nên lạ lẫm với người Việt.
Cho nên thêm được một chút văn hóa của Ấn Độ đến với người Việt là thêm một niềm vui. Bộ sử thi dài nhất của nhân loại lần này được rút gọn nhưng vẫn bề thế, đủ hình dung được tầm vóc vĩ đại của nó.
Đến Với Bài Thơ “Gửi Mẹ” Của Lưu Quang Vũ
Đã có rất nhiều nhà thơ viết về mẹ với nhiều thể loại, với những nỗi niềm thương nhớ kính yêu, với những ngôn từ thiết tha, trìu mến, đôi khi có phần bi luỵ. Còn anh viết về mẹ với những ngôn từ bình dân, vô cùng chân thực sâu lắng. Bài thơ “gửi mẹ” được viết nào năm 1969 khi đang tại ngũ.
Mở đầu bài thơ, Anh đã nêu lên một chân lý hiển nhiên ngàn đời:
“Trên đời chẳng ai lo cho ta bằng mẹ”
Đồng thời đưa ra chân lý mới:
“Cũng chẳng ai ta làm khổ nhiều như mẹ của ta”
“Ai thương con bằng con thương mẹ”, nhưng chính con lại làm khổ mẹ nhiều nhất, phải chăng đó là quy luật của tạo hoá hay bởi “lòng mẹ mênh mông như biển thái bình”, suốt đời lam lũ, chịu khó, chịu thương hy sinh tất thảy vì con mà nên nông nỗi ấy.
Giữ gìn truyền thống gia đình, coi trọng luân thường đạo lý là niềm tin, là lẽ sống của mẹ. Mẹ là ngọn lửa rừng rực, tự cháy hết mình để thêm nguồn năng lượng cho cháu con nối gót ông cha.
Mẹ quên bản thân mình, thức thâu đêm ru con ngủ, lo cho con từng miếng cơm manh áo….Mẹ đau khổ khi con không vâng lời, khi con hư hỏng. Kể cả lúc thành đạt có khi lại làm mẹ khổ đau hơn vì con sống quá thực dụng, không giữ được đạo đức, gia phong, tầm thường khi đối nhân xử thế.
Và Anh ước “được sống lại tuổi thơ” để “chẳng bao giờ mải chơi trốn học/ sẽ không lần nào làm mẹ xót xa”.Tình cảm ấy thật tự nhiên, thực tế, không hề sáo rỗng.
Anh “Ước mẹ trẻ hoài như buổi mới gặp cha/ Ước con được sống suốt đời bên mẹ/ Mẹ muốn ăn cá thu con chẳng nề xuống bể/ Chẳng ngại lên ngàn kiếm đọt măng mai ” để được phụng dưỡng, chăm sóc mẹ khi ốm đau, khi trái gió, trở trời… cho tròn đạo làm con như bao người con có hiếu.
“Nhưng xứ sở ta quân Mỹ tới rồi/ Cùng bè bạn con lên đường đuổi giặc”.
“Đuổi giặc” chứ không phải là “đánh giặc” chỉ hai từ ấy thôi cũng đã nói lên dân tộc ta rất yêu chuộng hoà bình. Đuổi giặc đi như đuổi gà, đuổi trâu… để chúng không phá hoại vườn rau, ruộng lúa chứ không đánh cho chúng phải chết, phải tuyệt diệt. Đứng lên đánh giặc là việc chẳng đừng khi quân thù hung hăng, dã man giày xéo quê hương, đất nước thân yêu của mình. Phải chăng đó là truyền thống đẹp đẽ của dân tộc ta được hun đúc qua chiều dày mấy ngàn năm lịch sử? Trong quá khứ Ông cha ta đã bao lần đánh cho quân xâm lược phương Bắc phải kinh hồn bạt vía, sau khi giành thắng lợi lại cấp luơng, cấp thuyền cho chúng cút về nước.
Có nhà thơ đã viết:”Giặc nước đuổi xong rồi trời xanh thành tiếng hát…”. Mẹ ơi! đuổi giặc xong rồi con lại về với mẹ, để được nằm bên mẹ, để được nghe lời ru ngọt ngào và làm vài món ăn mẹ thèm mà cả đời mẹ chưa một lần được nếm.
Mẹ của anh cũng như bao bà mẹ Việt Nam khác:chịu thương, chịu khó, yêu chồng, thương con,”Giỏi việc nước,đảm việc nhà”.Mẹ vui vẻ thực hiện nghĩa vụ ấy với ý thức tự nguyện. “Mẹ vui vẻ gánh lấy phần khó nhọc;Quen vất vả mẹ quản gì sương nắng” Với ngôn từ giản dị Anh đã khắc hoạ những phẩm chất của người mẹ Việt Nam.
Ta hãy lắng nghe tâm trạng của người con trai nhớ về mẹ của mình giữa chốn rừng xa: “Đêm nay con nằm rừng xa gió lạnh”. Anh có bi luỵ không? Anh không hề bi luỵ. Quang Dũng trong bài “Tây tiến” cũng đã viết: “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc” Mà “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” đó sao. Anh đi đánh Mỹ cũng chính là vì cha mẹ mình, quê hương đất nước mình. Nỗi nhớ ấy, vào thời gian và không gian ấy thật đáng trân trọng.
” Mẹ nghỉ chưa hay đã thức rồi / Suốt một đời chưa có lúc nghỉ ngơi”
Cũng như cái máy, sinh vật, mọi con người đều có nhu cầu nghỉ ngơi để hồi phục chức năng sinh lực.Trong hoàn cảnh tuổi cao, sức yếu đương nhiên mẹ của anh hoàn toàn có quyền đó nhưng vì sao? Vì nhiều lẽ nhưng quan trọng nhất có lẽ vì Tổ Quốc đang còn giặc giã. Mẹ không nghỉ ngơi là để làm thêm nhiều việc cho gia đình, cho đất nước để chiến tranh mau kết thúc, để sớm có ngày được gặp lại con.
“Nghĩ thương mẹ giận quân thù quá đỗi”
“Giận” chứ không phải là “Căm thù” quá đỗi .Ở đây anh tiếp tục sử dụng từ như khổ thơ thứ hai (là “đuổi” chứ không phải là “đánh”).Giận vì nước Mỹ có hơn hai trăm năm lịch sử, là nơi sản sinh ra bản tuyên ngôn độc lập (04/7/1776) và về nhân quyền, bác ái đầu tiên trên thế giới (thứ hai là tuyên ngôn năm 1789 của nước Pháp), là đất nước được coi là văn minh, giàu có nhất hành tinh, nhân dân Mỹ cũng rất yêu chuộng hoà bình nhưng chính quyền hiếu chiến của Hoa Kỳ lại mang đạn bom, máy bay, tàu chiến đến đất nước Việt Nam thân yêu cách nước Mỹ nửa vòng trái đất để tàn phá ruộng nương, giết hại dân lành. Chiến tranh tàn khốc kéo dài hai mươi mốt năm. Hàng triệu người đã ngã xuông, hàng triệu người mẹ mất con, Hàng triệu người vợ mất chồng, hàng triệu người tàn phế và nhiều thế hệ bị di chứng chiến tranh, chất độc màu da cam…
Khác với các nhà thơ, nhà văn, chiến sĩ trong những năm chiến tranh ác liệt ấy, họ lý tưởng hoá cuộc chiến tranh như là niềm vui, là lẽ sống như “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” hoặc “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù” v.v..và v.v.., thì trong khổ thơ này và trong bài thơ “Việt Nam ơi” của Anh có vẻ như hơi lạc điệu. nhưng chính nhờ đó mà ta thấy rõ hơn suy nghĩ sâu sắc, tình yêu Tổ Quốc thiết tha của Lưu Quang Vũ.
Mọi người càng trân trọng Anh hơn khi biết vào năm 1965, vừa 17 tuổi đang học dở lớp 10 (hệ 10 năm), Anh đã viết đơn tình nguyện đi bộ đội.Trong đêm khuya trước ngày lên đường Anh đã viết cho mẹ những vần thơ chan chứa:
“Từ giã những tà áo tím tuổi thơ, từ giã mẹ Con khoác trên mình áo bộ đội xanh Màu xứ sở ru con từ thở nhỏ Nay cùng con đi giữ đất quê mình.”
Giờ đây đọc lại, xem lại những bài thơ, những kịch bản sân khấu của anh ta càng cảm phục Anh: một tâm hồn, một tầm nhìn với một nhân cách lớn.
“Lo trước mọi điều mẹ thường ít nói/ Mắt tin yêu nhìn thấu tận đường xa/ Mọi giả dối quanh co mọi tàn bạo hận thù/ Đều nát vụn trước mắt hiền của mẹ”
Qua bốn câu thơ này, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam vốn “Hay lam,hay làm”, “dám hy sinh nên chẳng nhiều lời” lại đuợc toả sáng. Đôi mắt tinh tường, hiền từ trải đời của mẹ là sức mạnh vô biên chiến thắng cái ác, chiến thắng sự giả dối, sự bạo tàn thù hận. Sức mạnh của mẹ khiến mọi kẻ thù phải khiếp sợ. Sức mạnh đó trường tồn, vĩnh cửu.
“Dẫu cuộc đời là con đường dài thế/ Con sẽ đi qua mọi đèo dốc chông gai/ Bằng đôi chân của mẹ mẹ ơi”
Trước cuộc đời gian lao ,vất vả đầy rẫy những biến cố bất ngờ phía trước, Anh nguyện sẽ vượt qua tất cả bằng nghị lực của mình, bằng tình yêu thương, sự hy sinh lớn lao mà mẹ Anh đã từng chăm sóc, nuôi nấng dạy dỗ từ khi lọt lòng đến khi Anh đã là người lớn, người lính.
Hai mưoi bảy câu thơ trải ra trên sáu khổ, với những con chữ “bình dân”, giản dị, không bóng bẫy rườm rà, ngòi bút tài hoa đã khắc hoạ rất thành công hình ảnh ngưòi mẹ của riêng Anh đồng thời khái quát được những phẩm chất chung của người mẹ Việt Nam. Có thể nói: Anh đã cùng với nhiều văn nghệ sĩ xây đắp nên tượng đài “Mẹ Việt Nam Anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà không sợ đại ngôn.
Phải chăng từ tình cảm chân thành, mộc mạc của người con đối với mẹ thể hiện qua bài thơ “Gửi mẹ” và tài năng của Anh đã thắp sáng một Lưu Quang Vũ trên văn đàn (thơ và kịch) Việt Nam.
Là một người yêu thơ, trong đó có thơ Lưu Quang Vũ, tác giả mạo muội viết lên những suy nghĩ thiển cận của mình về bài thơ “Gửi mẹ”, chắc chắn không tránh khỏi ngây ngô, ấu trĩ. Kính mong độc giả lượng thứ và chỉ giáo.
Trần Đình Nhân Hội viên Hội VHNT Đắk Lắk
Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Nắm Tay Anh Rồi Bình Yên Sẽ Tới
{Tôi là người đến sau, nhưng tôi mới là người sợ cô ấy đau, tôi mới là người muốn đưa tay lau nước mắt.
Tôi muốn cô ấy lại tươi cười…}
“…Và đừng bao giờ quên mất, em sinh ra có ba sứ mệnh, một là tự yêu thương bản thân mình, hai là yêu thương người khác, và ba là mở cửa lòng mình cho người khác yêu thương em!”
Đừng để một người quen với nỗi cô đơn…
Họ sẽ mang theo một tâm hồn trống rỗng.
Không muốn quan tâm, không còn rung động,
Họ sẽ tập quen kiếp sống chỉ một mình.
Với tất cả những điều đã cho đi,
Họ đáng nhận được về nhiều hơn thế.
Đừng để một người phải cúi đầu lặng lẽ,
Nhìn cô đơn vây kín mọi ngả đường.
Có một người vẫn muốn được yêu thương!
Tôi chẳng muốn một mình thui thủi thế này đâu,
Người ta nắm tay nhau, tôi tự nắm tay mình mà an ủi, san sẻ…
Tôi chẳng muốn dối lòng rằng bản thân mạnh mẽ,
Có thể sống suốt đời chẳng dựa dẫm vào ai…
Tôi cũng có lúc cần gục xuống một bờ vai,
Cần một cái ôm giữa mệt nhoài khốn khó…
Tôi cũng có lúc cần lời hỏi han nho nhỏ:
“Không ổn lắm đúng không? Ngủ một giấc đi nào!”
Giá có thể khóc oà thì hạnh phúc biết bao,
Tôi chẳng ngại ngần gì mà tuôn trào nước mắt…
Giá có thể ôm ai đó thật chặt,
Gào thét khản hơi để vơi bớt những cực nhọc yếu mềm…
Ước gì có thể tâm sự hết nỗi niềm,
Cùng một người mang tên là Tri Kỷ.
Ước gì có thể thảnh thơi suy nghĩ,
Chẳng vướng bận lo toan muôn sự ở trên đời…
Giữa cuộc sống bon chen, tôi cần lắm một người…
Có những lúc cần một người ở bên,
Bạn cũng được mà yêu cũng được,
Có thể một ngày tự dưng cất bước,
Chẳng có điều gì ràng buộc cũng không sao…
Bởi mùa này lòng rất dễ chênh chao,
Nên cần bờ vai để dựa vào cho ấm.
Thui thủi một mình nhiều khi cô đơn lắm,
Nhìn bạn xung quanh tay nắm, bỗng dưng thèm…
Ước có một người cùng thức mỗi đêm,
Chia sẻ nỗi niềm để thôi không buồn chán.
Ước có một người cùng ăn bữa sáng,
Để thấy thì ra cũng đáng đợi từng ngày…
Có những nỗi buồn như thể giống hôm nay,
Muốn kẽ tay gầy được lấp đầy nhưng không có.
Là một ngày ngoài kia nhiều sống gió,
Chợt thấy bên trong đâu đó chút hẫng lòng…
Có những mùa hạ nắng cháy da cháy thịt, đứng đợi đèn đỏ giữa ngã ba, bên đường không có nổi một bóng cây để những nếp nhăn trên trán được dãn ra, người ta bỗng cảm nhận sự cô đơn ghê gớm. Tự nhiên thèm được ngồi sau xe một ai đó, nhắm mắt dựa vào lưng họ, ngân nga cùng khúc nhạc trên tai phone, cứ thế mặc kệ chiếc xe sẽ đưa mình tới đâu, mặc kệ nắng bỏng rát trên đầu, đời sẽ bình yên lạ.
Có những mùa thu man mác gió, ngồi thưởng thức hương vị đậm đà của cốc sinh tố trên tầng ba của một quán cà phê thân thuộc, bỗng trời đổ cơn mưa. Tự nhiên lòng se sắt lại. Muốn thả đôi giày ra rồi chạy vội xuống đường, ngẩng mặt lên trời đón lấy những hạt mưa mát lạnh, rồi ngơ ngác thấy bầu trời trước mặt bị che đi bởi một chiếc ô rộng nhiều màu. Ai đó làu bàu những lời nghe thân thuộc, kéo mình vào đứng dưới một mái che.
Cảm giác đứng ngắm những hạt nước li ti nhỏ xuống bên hiên, bên cạnh là bờ vai sẵn sàng hứng cả một trời mưa để cho mình khỏi ướt, chắc là thú vị lắm.
Có những mùa đông lạnh lùng chui mình trong chiếc khăn ấm, đi đâu cũng chỉ mong mau chóng được trở về nhà. Thế mà khi chỉ cách cửa có một vài bước chân lại ngập ngừng rồi dừng hẳn lại. Tự nhiên muốn trông thấy ai đó bên bậc thềm sau mỗi giờ tan làm.
Muốn nhìn thấy hơi khói nghi ngút từ một tách cà phê pha sẵn bay lên trên bậu cửa sổ. Muốn tận hưởng cái cảm giác thanh thản nhẹ nhàng khi biết chắc rằng sẽ có một người ở nhà, chỉ để đợi mình về để ôm mình vào lòng. Mùa đông chắc sẽ trôi nhanh và êm đềm như một giấc ngủ. Khi ấy chắc sẽ chẳng mong được ai lay dậy, chỉ muốn đời nhẹ trôi.
Có những mùa xuân sum họp đầy náo nhiệt ồn ào, trong khoảnh khắc giao thời bước sang năm mới, đứng giữa nơi trời đất giao thoa, người người chúc tụng, tự nhiên chỉ ước sao có một ai đó bên cạnh mình, để cùng siết chặt tay, cùng ngắm pháo hoa bay, cùng cười vui nô giỡn. Sau những vất vả nhọc nhằn của cả một năm dài đằng đẵng, người ta sợ hãi và chán ghét sự cô đơn. Hơn lúc nào hết người ta cần được sẻ chia, cần được lắng nghe và cần có thêm niềm tin để tiếp tục những ước mơ còn dang dở. Khi ấy, người ta ước gì có một người…
Trong một lúc nào đó nhất thời, có thể người ta buột miệng nói rằng họ thích cô đơn. Nhưng thật ra lúc nào người ta cũng cô đơn, và cái trong thâm tâm họ muốn là thoát khỏi nỗi cô đơn ấy.
Một mùa hạ nắng cháy, một mùa thu man mác gió, một mùa đông lạnh lùng, một mùa xuân náo nhiệt… Lúc nào người ta cũng cần ai đó cạnh bên!
Cuộc đời này bao khó khăn, vất vả,
Thời gian em vui vẻ chẳng có nhiều.
Nên hãy gật đầu đón nhận một tình yêu,
Em xứng đáng được thương, chiều, chăm sóc.
Thì hãy mở lòng và yêu đi cô gái!
Này cô gái, trong đầu em đang chứa đựng điều gì? Là nỗi sợ hãi bất an khi nhìn xung quanh có quá nhiều người bất hạnh trong tình yêu? Em không biết sẽ ra sao nếu một ngày mình cũng giống họ, cũng tin tưởng trao đi trái tim mình để rồi nhận về toàn hụt hẫng và đau khổ? Hay vì em đã vấp ngã một đôi lần, yêu nhầm một vài người nên giờ đây quanh em chỉ toàn là nghi kị và bất cần, em không tin vào sự tồn tại của hạnh phúc nữa, hoặc nếu có thì thứ hạnh phúc đó cũng chẳng thuộc về em? Có phải em không muốn mở cửa lòng mình ra thêm một lần nào, để rồi cứ thế mà lầm lũi cúi mặt bước đi cho đến hết cuộc đời này?
Đó chắc hẳn không phải là một ý kiến hay! Dĩ nhiên chẳng phải là em không thể bước đi một mình mà không cần người bạn đường bên cạnh, chỉ là nếu như vậy thì đoạn đường của em sẽ tẻ nhạt và vô vị biết bao nhiêu. Em sẽ bỏ lỡ vô vàn những điều chỉ có được khi cạnh em là một người nào đó, và người ấy chỉ sẵn lòng bước vào thế giới của em khi em mở cánh cửa đang khoá chặt lòng mình ra để chào đón họ.
Em có biết vì sao chúng ta lại có một đôi tay chứ không phải một cánh tay không? Để chúng ta có thể dang rộng đôi tay của mình ra và ôm chặt lấy một người. Em có biết cách tốt nhất để chữa lành một trái tim đã tổn thương là gì không? Là đặt nó thật gần một trái tim khác, để hơi ấm của trái tim ngập tràn yêu thương kia xoa dịu những đổ vỡ đang run rẩy trong lồng ngực của mình. Em biết điều này không, niềm tin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những gì em nhận được trong đời. Nếu em cố chấp tin vào một điều gì đó thì đến một ngày, điều ấy sẽ thành sự thật. Nếu em tin rằng em là kẻ bất hạnh nhất trên thế gian, rằng hạnh phúc là một điều xa xỉ với em, thì niềm tin đó sẽ cản trở em tìm thấy hạnh phúc tương lai của em. Nhưng nếu em tin rằng sẽ có một người đủ yêu thương để đến bên em, đủ kiên định để ở bên em, đủ chung thuỷ để không rời xa em, thì người đó sẽ đến, nhất định sẽ đến, vào một ngày mà em có thể chờ đợi được.
Có một tuyến đường sắt tên là Semmering, nằm trên dãy Alps, một dãy núi cao vô cùng hiểm trở. Người ta đã xây dựng tuyến đường sắt này như một chiếc cầu nối giữa hai thành phố Vienna của Áo và Venice của Ý. Điều đặc biệt là tuyến đường sắt này được xây dựng từ rất lâu trước khi chuyến tàu đầu tiên đi qua, khi xây nó thậm chí người ta còn không biết rằng liệu sẽ có chuyến tàu nào chạy qua không nữa.
Nếu người ta không nhất mực tin vào một ngày sẽ có một chuyến tàu chạy từ Vienna đến Venice, thì có lẽ cây cầu Semmering sẽ mãi nằm trong trí tưởng tượng mà thôi.
Nếu em không có lòng tin vào hạnh phúc tương lai của mình, thì có lẽ em sẽ suốt đời phải sống trong cô đơn và lạnh lẽo mất thôi.
Không ai hối thúc em phải đón nhận một tình yêu khi em còn vấn vương bóng hình người cũ, cũng không ai cấm em tự yêu thương, tận hưởng cuộc sống độc thân tười đẹp của mình. Chỉ là em đừng quá đắm chìm trong quá khứ, trong mặc cảm, trong sợ hãi… để rồi quên mất rằng có những người vẫn chờ đợi em mở cánh cửa lòng mình để bù đắp thương tổn cho em, để mang hạnh phúc tới cùng em.
Đừng bao giờ mất niềm tin, thôi hi vọng vào một ngày nào đó, em sẽ cười tươi rạng rỡ hơn bất cứ cô gái nào khác ngoài kia, em sẽ hãnh diện, tự tin như thể em là cô gái hạnh phúc nhất. Và đừng bao giờ quên mất, em sinh ra có ba sứ mệnh, một là tự yêu thương bản thân mình, hai là yêu thương người khác, và ba là mở cửa lòng mình cho người khác yêu thương em!
Những bài thơ của Du Phong luôn được giới trẻ yêu thích và được săn đón mạnh mẽ bởi những vần thơ chứa đựng những cảm xúc chân thật và sâu sắc. Đọc những bài thơ của anh, ta như bước vào một thế giới tình yêu đầy những tâm tư ấn tượng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi! Xem Thêm:Theo chúng tôi Nắm tay anh rồi bình yên sẽ tới – Tập thơ hay nhất Du Phong phần 2
Bạn đang xem bài viết Anh Chỉ Sợ Rồi Trời Sẽ Mưa – Lưu Quang Vũ trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!