Cập nhật thông tin chi tiết về Ca Khúc “Đánh Giặc Corona” Vừa Ra Đời… mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ phiên họp đầu tiên nói về dịch truyền nhiễm gây ra bởi virus Corona. Cả nước đều vào cuộc chiến đấu một cách mạnh mẽ. Ca khúc “Đánh giặc Corona” vừa ra đời trong tinh thần ấy.
Tâm sự về ca khúc này thầy giáo Lê Thống Nhất cho biết:Video ghi trưa ngày 9/2/2020 tại Studio với hình ảnh ca sĩ Hải Lê & Thế Anh thể hiện cùng ca từ để các bạn có thể hát cùng các ca sĩ. “Đêm qua, một thầy giáo dạy Toán ở trường THPT Tĩnh Gia 3, Thanh Hoá gửi cho mình
Bản thu mp3 trên NCT:
Ca khúc đã được nhạc sĩ Nguyễn Hải tiến hành hoà âm và các ca sĩ Hải Lê, Thế Anh thể hiện đang trong giai đoạn chuẩn bị ra mắt. Cảm ơn 2 thương hiệu “1 Office”, “An vui” đã hợp tác cùng tác giả để ca khúc đến với công chúng.Xin các bạn xem video vừa làm xong lúc 23h00′ ngày 9/2/2020:
bài vè “Phòng dịch Corona”. Lập tức mình điện thoại trao đổi và biên tập để đưa lên Diễn đàn BigSchool lúc 00h01′ ngày hôm nay (6/2/2020). Ngủ dậy là nghĩ ngay đến việc viết một ca khúc để có một cách nói bằng âm nhạc truyền thông cho chiến dịch “Đánh giặc Corona”. Khó nhất của một ca khúc là giai điệu, tiết tấu và với nội dung này thì ca từ cũng là bài toán khó. Tuy nhiên, một giai điệu đã tới rất nhanh và may sao ca từ cũng lần lượt hiện lên. Chắc là do từ đầu chiến dịch phòng chống Corona, mình đã thường xuyên đọc, biên tập đưa bài liên tục lên BigSchool nên cũng khá ngấm những điều cần nói về nạn dịch này bởi vậy ca khúc được viết xong trong gần 2 tiếng loay hoay chỉnh sửa. Bản nhạc và lời 1 xong lúc 10h17′ và chưa cảm thấy đủ ý nên mình đã viết thêm lời 2. Mong muốn của mình là giúp mọi người hãy nhớ những điều quan trọng để “vì cuộc sống cho mọi nhà” và chúng ta “quyết thắng trận này!”
Xin các bạn có thể xem các tâm sự của tác giả về ca khúc:Trên Kênh 14:
Trực tiếp trên VTC1 và VTC14:
Video hát karaoke:
Các bạn trẻ nhảy theo nhạc ca khúc để lan toả trên cộng đồng:
Tác giả chia sẻ trên Truyền hình Thông tấn lúc 20h00′ ngày 19/2/2020:
Trực tiếp trên Truyền hình VTC
Truyền hình Nhân dân:
Truyền hình Quốc phòng Việt Nam
Tác giả hát với các lương y Phòng khám Đa khoa, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM
Bản tin Văn hoá VOV
Chương trình “Chào buổi sáng” ngày 13/3/2020:
Ca Khúc “Hạt Gạo Làng Ta”
Bài thơ “Hạt gạo làng ta” của “thần đồng nhí” Trần Đăng Khoa thủa ấy đã tạo cảm xúc cho nhạc sỹ Trần Viết Bính để viết nên giai điệu âm nhạc chắp cánh cho thơ. Xin chia sẻ với các bạn ca khúc đã đi cùng năm tháng của tuổi thơ bao thế hệ.
Nhạc sĩ Trần Viết Bính tâm sự : “Bài hát này tôi viết khi 37 – 38 tuổi (năm 1971), khi ấy đất nước ta đang có chiến tranh. Để làm ra được hạt gạo, lúc đó khó lắm, vất vả lắm, nguy hiểm lắm, vì ở ngoài đồng ruộng miền Bắc thời gian đó ngày nào cũng phải hứng chịu bom đạn của máy bay Mỹ. Vất vả ngoài ruộng đồng và bom đạn Mỹ có thể dội xuống bất cứ lúc nào, nhưng những bà mẹ, những cô, những chị thanh niên vẫn kiên gan bám trụ đồng ruộng để sản xuất, để làm hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn. Trần Đăng Khoa dù rất nhỏ tuổi nhưng đã có cái nhìn rất đúng về sự vất vả để làm ra hạt gạo khi đó”.
Bởi vậy, lúc đọc được bài thơ của Trần Đăng Khoa, nhạc sĩ Trần Viết Bính đã bị “hút hồn” ngay bởi cái nhìn tinh tế của “thi sĩ tí hon” này. Ngay sau khi đọc xong bài thơ, ông đạp xe đạp về một xã công tác và trên quãng đường mấy chục cây số ấy âm nhạc của bài thơ đã ra đời. Sự ra đời của nó thật dễ dàng, thật giản dị. Có lẽ sự suy nghĩ thường ngày về hạt gạo đã làm cho ông sáng tác dễ dàng thế. Điều tuyệt vời là, không thêm bớt một từ nào, bài hát vẫn giữ nguyên vẹn được nội dung của bài thơ, chỉ là đem phần nhạc làm cho những câu thơ ấy lấp lánh hơn, thăng hoa hơn. Hơn thế nữa, cả thơ và bài hát đều rất dễ nhớ, dễ thuộc nên thơ và nhạc đã hòa quyện vào nhau, để mỗi khi cất lên, bằng hình thức nào thì Hạt gạo làng ta vẫn làm xao xuyến trái tim người nghe bởi độ trong trẻo, hồn nhiên, giòn giã như tiếng đồng dao của mình.
Chính bởi vậy, ngay sau khi ra đời, bài hát đã được phổ biến trên các làn sóng phát thanh, được nhiều thế hệ khán giả nghe và nhớ ngay.Bài hát “Hạt gạo làng ta” là một trong các bài hát được nhạc sỹ mang đi dạy cho các em. Cũng từ công việc mới này, ông có một kỷ niệm sâu sắc không bao giờ quên trong đời một người nhạc sĩ. Ông kể: “Lớp học của các em vì để tránh bom máy bay nên không bao giờ tập trung ở một chỗ mà phân tán ra nhiều điểm ở trong làng. Có một buổi trưa, đang dạy hát trong một cái miếu giữa cánh đồng làng, tôi thấy có các bà các chị nghỉ tay làm đồng đứng xem. Khi các em học sinh hát đến những câu: Khi ông phổ nhạc bài thơ, chú bé thần đồng Trần Đăng Khoa mới có trên 10 tuổi. Sau khi bài hát ra đời, ông có ý tìm chú bé làm thơ, nhưng lúc đó Khoa còn ở một làng xa xôi nào đó ở tỉnh Hải Dương. Thời kỳ đó từ Nam Định đi Hải Dương xa gần trăm cây số, máy bay, bom đạn quần nát trên các cung đường, các cầu phà, trong khi phương tiện đi lại của ông lúc đó chỉ có một xe đạp gọi là xe đạp thiếu nhi con vịt (loại xe đạp nhỏ của Liên Xô). Yêu và muốn gặp Khoa lắm song chẳng làm thế nào đi tìm được. Sau này khi cậu bé ấy đã trưởng thành, đi bộ đội, thì ông lại đi Văn công, cũng chẳng có dịp nào tìm gặp được nhau. Mãi cho đến năm 1989-1990, lúc này ông đã chuyển vào Nam công tác, có dịp được đi tập huấn nghiệp vụ ở Liên Xô. Lúc ở Matxcơva, Trần Viết Bính nghe anh em kể Trần Đăng Khoa đang học ở Học viện Văn học M. Goóc-ki. Mừng quá, trong một buổi chiều đầy băng tuyết của nước Nga, ông hỏi thăm mãi mới tìm được đến trường Khoa đang học, nhưng cậu Khoa lại… đi vắng.“Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bẩy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng Sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”, tôi thấy các bà, các chị bật tiếng khóc. Cả đời tôi không bao giờ quên được hình ảnh những “khán giả” nông dân, chân tay lấm bùn, vừa nghe hát vừa đưa tay quệt những giọt nước mắt”. “Đấy, hai chúng tôi cứ lẩn quẩn đi tìm nhau” – nhạc sĩ Trần Viết Bính hóm hỉnh. Rồi ông kể tiếp: “Đúng 30 năm sau khi bài hát ra đời (năm 2000) tôi và Trần Đăng Khoa mới gặp nhau lần đầu ở Hà Nội. Lúc này Trần Đăng Khoa đã có vợ. Hai vợ chồng đón tôi về nhà ăn cơm rất vui”. Tháng 7/2010, nhạc sĩ Trần Viết Bính được mời ra Hà Nội để cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa lên sân khấu nhận phần thưởng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao cho bài hát Hạt gạo làng ta – một trong những tác phẩm hay nhất viết về nông thôn, nông dân kể từ năm 1946 đến nay. Đôi mắt người nhạc sĩ già lấp lánh niềm vui khi kể về một “đoạn kết có hậu” về cuộc tìm kiếm, tri ngộ của mình và nhà thơ Trần Đăng Khoa mà không quên bày tỏ nỗi sung sướng khi bài hát vẫn được nhiều thế hệ thiếu nhi cũng như người lớn thuộc lòng và yêu thích, được công nhận là 1 trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX.
(Theo Ngọc Hân – Bài ca đi cùng năm tháng)
Minh Trang và Đội Vàng Anh Nam Định thể hiện ca khúc này năm 1971. Những cô bé thiếu nhi này ấy, bây giờ vẫn gặp nhau trong ngày Hội Truyền thống Đội Vàng Anh, Nhà Văn hoá thiếu nhi Nam Định. Mời các bạn nghe giọng hát của Minh Trang và Đội Vàng Anh từ thời năm 1971:
BigSchool: Nhạc sỹ Trần Viết Bính sinh ngày 7 tháng 12 năm 1934, quê ở thị xã Thái Bình. Ông n guyên là cán bộ Sở Văn hóa – Thông tin Đồng Nai. Đã nghỉ hưu tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Ông bắt đầu hoạt động từ 1954 tại Nam Định, đến năm 1981 chuyển vào Đồng Nai công tác. Ông là người gắn bó với phong trào văn hóa, văn nghệ địa phương, từng xây dựng các nhóm hoạt động âm nhạc (như nhóm văn nghệ Thanh thiếu nhi thành phố Nam Định, Đội ca Vàng Anh), tham gia đào tạo các diễn viên văn công tại Trường Văn hóa – Nghệ thuật của tỉnh… Ông sáng tác nhiều ca khúc, nhạc múa, nhạc nền cho kịch và ca cảnh (opérette). Ông cũng là nhạc sĩ gắn bó với thiếu nhi.Được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1974, sau nhiều năm tự học hỏi và có những sáng tác được ghi nhận, tên tuổi nhạc sĩ gắn liền với hoạt động ca, múa, nhạc của các địa phương nơi ông sinh sống và hoạt động. Ham mê âm nhạc từ nhỏ trong một gia đình kinh doanh nhạc cụ, 10 tuổi ông đã làm quen với cây đàn banjo, sau đó tập ghi ta qua sự hướng dẫn của thầy Phạm Ngữ … Từ năm 1955 ông được tham gia các lớp tập huấn hòa thanh, tác khúc của Hội Nhạc sĩ thông qua cơ quan Văn hóa tỉnh giới thiệu. Tác phẩm Dòng sông là bài hát đầu tiên của ông được phát sóng trên Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1957 đã nổi tiếng và được thu đĩa than thời bấy giờ. Sau 21 năm công tác tại Đoàn Văn công Ca Múa Kịch tỉnh Nam Định, năm 1981 ông chuyển vào công tác tại tỉnh Đồng Nai làm quản lý với cương vị Quyền Gám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao tỉnh, chuyên môn chủ yếu vẫn là âm nhạc, ông viết ca khúc, dàn dựng các chương trình nghệ thuật, nghiên cứu sưu tầm dân ca các dân tộc ít người.Hơn 70 năm (1946-2017) sáng tác ca khúc, tổng số trên 300 bài, với hơn chục tác phẩm khí nhạc múa, một ca kịch và gần 200 bài dân ca sưu tầm là sự nghiệp hoạt động âm nhạc của nhạc sĩ Trần Viết Bính.Nhạc sĩ nói: Cuộc đời ông như bị ma ám, từ một cậu bé hơn 10 tuổi mầy mò đánh đàn banjo đến nay là một ông già ngoài 80 tuổi, cái nghiệp đàn ca cứ đeo đẳng làm ông say mê suốt đời, 80 năm ấy ngoài mấy năm bán đàn (1954-1960) ông chưa làm một nghề gì ngoài âm nhạc, không tốt nghiệp một nhạc viện nào nhưng cứ lăn lộn “nghề dạy nghề”.
Ông đã được tặng nhiều giải thưởng về âm nhạc: – Giải thưởng của Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương, Bằng khen của Bộ Văn hóa – Thông tin, 1976. – Giải A của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam ca khúc – Bằng khen của Ủy ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương với hợp xướng “Người bạn thiếu niên Việt Nam anh hùng”. – Giải Nhất âm nhạc 10 năm tỉnh Đồng Nai, Giải Ba ca khúc cuộc thi sáng tác Sài Gòn 300 năm (1998), Giải C Hội nhạc sĩ Việt Nam 1998. – Giải Ba Âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam (1999), Giải A Hội Nông dân Việt Nam và Hội nhạc sĩ Việt Nam ca khúc “Nông dân Việt Nam”(2000) – Giải A của Ủy ban toàn quốc các Hội Văn học – Nghệ thuật Việt Nam với “Sưu tầm dân ca Châu Ro” (2001). – Giải Nhất giải thưởng Trịnh Hoài Đức lần thứ Nhất (1995 – 2000), Giải nhất giải thưởng Trịnh Hoài Đức lần thứ Hai (2000 – 2005). – Ca khúc “Đồng Nai mùa sầu riêng” được bình chọn là một trong mười bài hát hay nhất viết về Đồng Nai dịp kỷ niệm 310 năm Biên Hũa – Đồng Nai và được tặng thưởng Sao vàng Đồng Nai (2008). – Giải B (không có giải A) Hội nhạc sĩ Việt Nam 2011 sưu tầm “Dân ca Mạ Châu Ro, S’Tiêng, Kơ Ho ở Đồng Nai” (đồng tác giả với Nguyễn Thị Tuyết Hồng). – Ca khúc “Hạt gạo làng ta” (thơ Trần Đăng Khoa) được bình chọn là một trong năm mươi bài hát thiếu niên hay nhất thế kỷ XX với bằng chứng nhận của bốn cơ quan: Hội nhạc sĩ Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong, Đài truyền hỡnh Việt Nam, Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn bỡnh chọn là một trong hai mươi bài hát hay nhất viết về nông thôn, nông nghiệp, nông dân Việt Nam từ 1945 đến nay.
Khúc Ca Mùa Thu Cách Mạng
(Báo Quảng Ngãi)- Những ngày mùa thu lịch sử này, trong tôi lại ngân vang những “Khúc ca tháng Tám” – Khúc ca của mùa thu cách mạng. Dư âm của những ngày Cách mạng Tháng Tám cách đây 74 năm vẫn còn vọng về trong những trang lịch sử, những thước phim tư liệu, những tấm ảnh đen trắng đã nhuốm màu thời gian…
Tôi vẫn còn nghe vọng lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá ý nghĩa lịch sự và bài học thực tiễn của sử kiện này: “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi nào cũng có thể tự hào rằng, lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
Những ngày mùa thu tháng Tám, nhiều người đến Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) để hiểu hơn về lịch sử của dân tộc. ẢNH: HOÀNG HÀ
Cách mạng Tháng Tám là một hành trình. Sức mạnh đó đã được kết tinh từ cả một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước với bao chiến công hiển hách của cha ông ta đánh tan bao đạo quân xâm lược gắn với những địa danh lừng lẫy: Hàm Tử, Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa… Sức mạnh ấy bắt nguồn từ khối đoàn kết đồng bào, từ lời thề sắt son “Sát thát” cả nước một lòng từ miền xuôi đến miền ngược, cho đến hình thể đất đai sông núi cũng đã tạo dáng thành những cánh cung, thành cái nắm tay, thành những mũi lao. Khí thế ấy, từ thời Hai Bà Trưng, Bà Triệu “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Một đất nước bạt ngàn rừng xanh “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Một đất nước hướng ra Biển Đông, lưng tựa dãy Trường Sơn vững chãi, tạo thành con đê trên bán đảo. Đất nước ấy, những con người ấy rất yêu chuộng hòa bình, rất yêu dân ca với những câu hò, điệu hát. Sông thì mang tên sông Thương, sông Hương, nhưng khi cần vẫn tung bờm vó ngựa sóng trắng thành sông Mã…
Hành trình đến Cách mạng Tháng Tám từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, từ Cao trào cách mạng 1930 – 1931 với tiếng trống Xô Viết Nghệ Tĩnh còn vang vọng, là cuộc tập duyệt, tập trận đầu tiên, rồi đến phong trào Dân chủ 1936 – 1939. Những bước đi, những mốc son của lịch sử thấm bao máu đào các anh hùng liệt sĩ trung kiên, nhưng những mạch hồng cầu trên cơ thể đất nước để nuôi dựng và hồi sinh, để tạo thế và nắm bắt thời cơ, để với mấy nghìn đảng viên làm nòng cốt đã lãnh đạo toàn dân tộc ta đứng lên giành chính quyền cách mạng thần kỳ nhất trong lịch sử nhân loại…
Nhớ sao âm hưởng bài hát “Diệt phát xít” của Nguyễn Đình Thi từ bối cảnh nạn đói thảm khốc Ất Dậu 1945 khiến hàng triệu người chết đói, để kêu gọi quần chúng phá kho thóc của Nhật, tiến đến khởi nghĩa giành chính quyền. Ta vẫn còn nghe âm vang nhịp bước quân hành khúc ca “Cùng nhau đi hồng binh” của nhạc sĩ Đình Nhu: “Cùng nhau đi hồng binh/ Đồng tâm ta đều bước/ Đừng cho quân thù thoát/ Ta quyết chí hy sinh”. Những lời ca giản dị, thiết thực mà có sức truyền cảm lớn lao, bởi đó không chỉ là lời hiệu triệu mà là nhịp đập của con tim cùng hòa âm náo nức, giục dã. Và cũng qua những khúc ca ấy, chúng ta hiểu thêm giá trị lịch sử quyết định của Đảng ta thật sáng suốt trong tình thế “Pháp – Nhật bắn nhau và nhiệm vụ của chúng ta”: Thay đổi khẩu hiệu “Đánh đuối Nhật – Pháp” bằng khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật” và đưa ra khẩu hiệu: “Chính quyền cách mạng của nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước: “Đem sức ta mà giải phóng cho ta” và: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Nhớ lại những ngày Cách mạng Tháng Tám cách đây 74 năm, ta như được hòa chung reo vui với nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Huế tháng 8”: “Ngực lép bốn ngàn năm/ Trưa nay cơn gió mạnh/ Thổi phồng lên tim bỗng hóa mặt trời” với cảm xúc đắm say và cộng hưởng, trào dâng và phơi phới. Cách mạng Tháng Tám không chỉ dâng lên náo nức như nước vỡ bờ ở các thành phố lớn, mà còn truyền cảm hứng cộng hưởng đến các làng xã, xóm thôn cùng đứng lên giành lấy chính quyền thay đổi bộ mặt nông thôn và tư thế của con người. Và hình ảnh Bác Hồ kính yêu chính là tâm điểm ngợi ca, là kết tinh sức mạnh kết đoàn của cả một dân tộc được nhà thơ Tế Hanh – một thi sĩ vừa mới bước ra từ phong trào “Thơ mới” lãng mạn đã ngợi ca Người: “Sáng láng, ôn tồn thành tâm quyết chí/ Sóng gió khinh, sấm sét chẳng kinh hoàng/ Hồ Chí Minh, chỉ là người có thể/ Đưa con thuyền Tổ quốc đến vinh quang”.
Thủ đô Hà Nội trên hành trình phát triển bền vững. ẢNH: Internet
Không khí những ngày Cách mạng Tháng Tám đã thể hiện rạo rực, tươi mới, tràn sức sống trong những khúc ca thơ và nhạc. Đó cũng chính là âm hưởng trong ca khúc “Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh: “Mười chín tháng Tám khi quân dân căm hời kêu thét/ Tiến cùng hô mau diệt tan hết quân thù chung/ Mười chín tháng Tám ánh sáng tự do đưa tới/ Cờ bay nơi nơi muôn ánh sao vàng…”. Giai điệu bài ca giản dị dễ hát, lời ca dễ nhớ thể hiện tinh thần lạc quan, khí thế đấu tranh sôi sục truyền đi nhiệt huyết và niềm tin cách mạng. Và lạ thay, bài hát “Tiến quân ca” của nhạc sĩ Văn Cao ra đời từ một căn gác nhỏ trên phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội) vào mùa đông năm 1944, ông đã linh cảm được khí thế: “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc”… của Cách mạng Tháng Tám. Và bài hát đã được phổ biến rộng rãi coi như bản hành khúc chính thức của Mặt trận Việt Minh vang khắp mọi ngã đường thủ đô trong ngày 19.8.1945 và sau này trở thành Quốc ca của đất nước.
Có thể nói, những khúc ca tháng tám là giai điệu đẹp nhất, nền tảng âm thanh truyền cảm nhất và là hồi ức sống động nhất cho ta được sống lại, trở lại những năm tháng không thể nào quên đó. Và chính những khúc ca này đã lưu giữ mãi mãi ký ức thanh xuân, để tiếp nối cuộc hành trình sau Cách mạng Tháng Tám. Một cuộc hành trình đánh đổ thực dân Pháp, đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước trọn vẹn non sông. Hành trình Cách mạng Tháng Tám vẫn tiếp tục phát huy, mở ra một tương lai tươi sáng cho dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hào khí lịch sử lớn lao, linh khí đất trời mùa thu tuyệt diệu “Mây của ta, trời thắm của ta” (Tố Hữu) đã tạo ra một bản giao hưởng mới náo nức lòng người, từ những khúc ca của mùa thu Cách mạng Tháng Tám./.
Bài Thơ Việt Bắc Của Tố Hữu Là Khúc Tình Ca Và Cũng Là Khúc Hùng Ca
1 Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca Author : Thu Quyên Đề bài: Tình cảm đất nước quê hương thể hiện trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Yêu cầu làm sáng tỏ ý kiến: Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, cần làm rõ các ý sau: Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và người (trữ tình) Việt Bắc hào hùng trong chiến đâu. Việt Bắc trong cảm hứng lãng của ngày mai (lãng mạn). A. Mở bài Bài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu quan trọng của thơ ca kháng chiến chông Pháp. Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 12 năm 1954 nhân một sự kiện lịch sử. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu về thủ đô Hà Nội. Từ điểm xuất phát ấy bài thơ thể hiện tình gắn bó thắm thiết giữa người ra đi và người ở lại, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người cán bộ với Việt Bắc quê hương của cách mạng, với đất nước và nhân dân, với Đảng và Bác Hồ, với cuộc kháng chiến đã thành kỉ niệm sâu nặng trong tâm hồn. Như thế nghĩa là trong niềm vui thắng lợi và đón nhận cuộc sống thanh bình nhà thơ vẫn không quên tình nghĩa gắn bó trong những năm gian khổ đã qua và coi đây là cội nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cho những ngày hiện tại và tương lại. Có thể nói, bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca mà cội nguồn sâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nứớc, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc. B. Thân bài 1. Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và người Trước hết với kiểu kết cấu đối đáp rất đậm đà tình nghĩa của bài thơ Việt Bắc là tình yêu với thiên nhiên đất nước được biểu hiện cụ thể qua sự gắn bó với núi rừng Việt Bắc trong nỗi nhớ của người cán bộ sắp về xuôi. Cảnh Việt Bắc hiện ra những vẻ đẹp hiện thực và thơ mộng, thi vị gợi rõ nét độc đáo của Việt Bắc so với nhiều miền quê khác của đất nước. Việt Bắc đó là hình ảnh Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, hình ảnh bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya, là những rừng nứa bờ tre, ngòi thưa, sông Đáy là tiếng mõ trâu về trong rừng chiều, tiếng Chày đêm nện cối đều đều suối xa. Nhưng có lẽ nổi bật nhất là nỗi nhớ của Tố Hữu về Việt Bắc là sự hòa quyện với người, là ấn tượng không thể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình: Tài liệu chia sẻ tại
2 Ta về, mình có nhớ ta Tà về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đồ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung. Qua đó có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện ra với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng, thay đổi theo thời tiết, từng mùa. Gắn với cảnh tượng ấy là con người giản dị, người đi làm nương rẫy, người đang nói, người hái măng… Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình họ đã góp phần tạo ra sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến. Chính tình nghĩa gắn bó và san sẻ cũng nhau chịu đựng gian khổ thiếu thôn, cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề, khó khăn giữa nhân dân với bộ đội và cán bộ tất cả càng làm cho hình ảnh Việt Bắc sáng ngời trong hồi tưởng của nhà thơ. Việt Bắc – đó là hình ảnh những mái nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son, hình ảnh người mẹ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô, là những ngày tháng đồng cam cộng khổ: Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Có thể nói âm hưởng trữ tình vang vọng trong bài thơ tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình yêu đồng chí với đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời. Tài liệu chia sẻ tại
3 Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến 2. Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu Theo dòng hồi tưởng của Tố Hữu, bài thơ dẫn ta vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với những hình ảnh hào hùng, những hoạt động sôi nổi, những âm thanh náo nức, phấn chấn. Ở đây bài thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ sử thi hiện đại bởi vì chỉ cần miêu tả khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc, Tố Hữu đã nêu bật khí thế chiến đấu vô cùng mạnh mẽ của dân tộc. Những đường Việt Bắc của ta Đêm đêm rầm rập như là đất rung Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Dân tộc ấy đã vượt qua bao gian khổ hi sinh để lập nên những kì tích, những chiến công: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên… Nhưng Tố Hữu không thê miêu tả diễn biến của cuộc kháng chiến mà chỉ còn di sâu vào lí giải những cội nguồn sức mạnh đâ dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnh của lòng căm thù: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai, sức mạnh tình nghĩa thủy chung: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi nhất là sức mạnh của khôi đoàn kết toàn dân, của sự hòa quyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên – tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên : Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng. Đặc biệt bằng những lời thơ trang trọng mà tha thiết, Tố Hữu đã đi sâu nhấn mạnh hình ảnh và vai trò của Việt Bắc như là quê hương của cách mạng, căn cứ vững chắc của cuộc kháng chiến. Trong Tài những liệu chia năm sẻ đen tại tối trước cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù cho đến xác định như chiến khu kiên cường nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu
4 tranh, nơi sản sinh nhiều địa danh đã đi vào lịch sử dân tộc. Mình về có nhớ núi non Nhớ khi khảng Nhật, thủa còn Việt Minh Mình đi mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa. Trong những năm tháng kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có cụ Hồ soi sáng, có Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công để kiên định niềm tin yêu của cả nước đối với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những câu thơ mang sắc thái ca dao dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Ở đâu đau đớn giống nòi Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền Mười lăm năm ấy ai quên Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa. 3. Việt Bắc trong cảm hứng về ngày mai Từ tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh và người Việt Bắc từ niềm tin tưởng vững chắc vào sức mạnh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Tố Hữu vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp của Việt Bắc ngày mai trong khung cảnh xây dựng cuộc sống mới hòa bình, phồn vinh. Ngày mai rộn rã sơn khê Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng Than Phấn Mễ, thiết Cao Bằng Phố phường như nấm như măng giữa trời. Những hình ảnh ấy là mơ ước, khát vọng và cũng là tình nghĩa mà những người cán bộ kháng chiến muốn đền đáp nơi từng là cội nguồn của cách mạng, nơi đã cưu mang, che chở họ trong những ngày đầy gian nan hi sinh. + Đặc biệt ở những dòng cuối cùng của bài thơ người đọc càng hiểu sâu thêm sự sắc sảo, nhạy bén của bài thơ Tố Hữu khi hướng về ngày mai, nhà thơ không quên, một nét đẹp trong đạo lí truyền thống của dân tộc đó là tình nghĩa thuỷ chung, có mới mà không nới cũ, luôn nghĩ đến nhau và vì nhau giữa miền xuôi và miền ngược, giữa cán bộ và nhân dân của mình. Tài liệu chia sẻ tại Mình về thành thị xa xôi
5 Powered by TCPDF ( Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng? Phố đông còn nhớ bản làng Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng? Có thể coi đây là lời cảnh báo về sự tha hóa khi có sự thay đổi môi trường, khi người ta có thể quên đi tất cả tình nghĩa năm xưa để chỉ nghĩ đến mình và vì mình. Cho đến hôm nay những lời thơ ấy của Tố Hữu vẫn giữ nguyên ý nghĩa thời sự chứ không hề cũ xưa. B. Kết bài Nhìn chung Việt Bắc là một bài thơ trữ tình, chính trị bởi vì thơ ở đây là thơ với căn cứ cách mạng, với truyền thống cách mạng, với đất nước và nhân dân. Nhưng quan trọng hơn cả, làm cho người ta cảm động là bài thơ đâ thể hiện hết được truyền thống ân nghĩa của dân tộc Việt Nam, thể hiện một khát vọng về một khung cảnh chan hòa tình yêu thương, hạnh phúc, thanh bình, bền vững mãi mãi trên đất nước, quê hương. Thu Huyền Tài liệu chia sẻ tại
Những Ca Khúc Về Đảng Đi Cùng Năm Tháng
Trong số nhiều nhạc sĩ viết về Đảng, Nguyễn Đức Toàn có cách thể hiện lòng kính yêu Đảng rất riêng trong ca khúc “Đảng là cuộc sống của tôi”. Ông tâm sự: “Từ thuở còn thơ, đời tôi chưa quen sóng gió”. Nhớ những ngày đầu tiên chập chững mò mẫm chưa tìm được hướng đi, “Đảng đã cho tôi lẽ sống niềm tin, như biển khơi biết đâu là bờ…”. Và bây giờ “Đảng là một ngôi sao sáng, sáng nhất trong muôn vì sao giữa trời tối đêm mịt mùng”. Bằng niềm tin chứa chan vào con đường mà Đảng đã dẫn dắt dân tộc đi ra khỏi tối đêm mịt mùng ấy, ông đã thốt lên “Đảng của tôi ơi, mãi mãi ơn Người”.
Với đề tài viết về Đảng, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã có 3 bài hát để đời. “Đảng đã cho ta cả một mùa xuân” viết năm 1960. Bài hát như một lời reo vui của toàn dân tộc khi được sống trong mùa xuân đất nước do Đảng đem lại – mùa xuân ước vọng, của những khát khao, những mơ ước mới đã thành sự thật: “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi…”. Mùa xuân ấy đã đem lại cơm no áo ấm cho dân tộc Việt Nam, nhưng điều thiết thực nhất đó là “xua đi màn đêm chiến tranh gieo bao khổ đau. Cuộc đời từ nay sẽ sáng tươi như mùa xuân“. Thấm nhuần điều đó, toàn dân đã nguyện “Tiến theo cờ Đảng là thấy tương lai sáng tươi”. Mùa xuân của đất trời cũng là mùa xuân của dân tộc, hòa quyện làm một, tạo cảm hứng cho nhạc sĩ có những sáng tác bất hủ, sống mãi với thời gian. Ca khúc “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” , Phạm Tuyên lại thể hiện lòng biết ơn Đảng ở góc độ khác. Từ lời thơ của Louis Aragon, qua lời dịch của nhà thơ Tố Hữu, Phạm Tuyên đã ca ngợi công lao của Đảng, giác ngộ ý chí, vạch đường chỉ lối cho các thế hệ Cách mạng Việt Nam. ” Đảng cho tôi màu sắc nước non nhà, Đảng của tôi ơi cám ơn người dạy dỗ”.Và hơn cả là ” Người đã cho tôi sáng mắt sáng lòng“. Phạm Tuyên cũng nói được xúc cảm của mình qua bài “Màu cờ tôi yêu”. Nhạc sĩ đã viết “Hồng như màu của bình minh, đỏ như màu máu của mình tim ơi, búa liềm vàng rực giữa trời, là niềm hy vọng chói ngời tim ta”. Ông đã khẳng định “Trong đêm tối, giữa mưa sa, màu cờ đỏ vẫn chói lòa hồn tôi”. Trong tâm khảm, người chiến sĩ cộng sản kiên trung vẫn luôn nhắc nhau “suốt đời lòng dặn giữ lời, đường dài muôn dặm chớ rời tay nhau”. Cho dù chặng đường cách mạng còn lắm chông gai “trong vui sướng lẫn thương đau” thì màu đỏ của lá cờ ấy vẫn “sáng màu lòng tôi”, và tự hào khi kháng chiến thắng lợi “ôi màu cờ ấy là lời tình yêu”.
Với nhạc sĩ Văn An trong ca khúc “Lá cờ Đảng”, lại thốt lên “Còn gì đẹp hơn lá cờ đỏ búa liềm?”. Nhác sĩ nói hộ triệu triệu người dân Việt Nam: “Trong đêm đen, lá cờ của Đảng rạng soi đường đấu tranh” để rồi từ đáy lòng xin hứa ” trọn đời lòng ta gắn bó, sắt son bước theo bóng cờ”.
Với bài hát “Như hoa hướng dương” (Tô Vũ, thơ Hải Như), tác giả đã ví ánh sáng của Đảng như mặt trời chói lọi, mà toàn dân luôn hướng về Đảng ” như hoa hướng dương, hướng về mặt trời“. Tác giả nhớ lại một thời tăm tối khi chưa có Đảng ” phải cúi gập lưng“. Nhưng từ khi có ánh sáng của Đảng soi chiếu, thì người dân “cất cao đầu ta đi”. Đảng đem đến cho nhân dân những điều thiết thực nhất “một lớp học đầu thôn, một bát cơm gạo trắng” và cả “cái bắt tay nam nữ giữa đường” thể hiện sự bình đẳng, không phân biệt hoặc trọng nam khinh nữ. Đảng còn đem lại cho ta lời ca tiếng hát ” một câu hò ớ ơ”. Nhờ có Đảng mà bản sắc văn hóa của dân tộc được giữ gìn ” một ngôi chùa cổ quê hương”. Và toàn dân “nguyện một lòng di theo Đảng”, cùng hướng về Đảng như hoa hướng dương, hướng về mặt trời.
Không chỉ viết cho người lớn, những ca khúc về Đảng còn hướng đến đối tượng thiếu nhi. Trong bài hát “Đảng là mùa xuân của em” – (Xuân Giao ), em thiếu nhi đã cảm nhận được “liên tưởng “ì ” nếu em là mầm non, thì Đảng là ánh nắng“. Khi mầm non ấy được ” nắng bình minh chiếu sáng” để rồi ” mầm non sẽ thành cây xanh“. Bác Hồ đã ví “Trẻ em nh ư búp trên cành”, và những búp non ấy dưới ánh b ình minh cuả Đảng chiếu rọi được tiếp thêm sức mạnh, sẽ trở thành cây đời xanh tốt, góp phần cho mùa xuân của dân tộc t ươi đẹp hơn. Và em à qua bức tranh ấy là sự liên tưởng dưới con mắt cuả trẻ thơ: “Đảng là mùa xuân cuả em”. Nếu em là nụ xinh” th Đảng là mùa xuân ấm“. 90 mùa xuân ấy đã tiếp thêm nhựa sống cho biết bao thế hệ mầm non để ” nụ xinh sẽ nở thành hoa “. Chỉ bằng hai hình ảnh thể hiện chủ thể cho và nhận: “mầm non – ánh nắng” và ” nụ xinh – mùa xuân ấm” thôi, tác giả đã khéo léo vẽ lên một bức tranh, v
Cũng 90 mùa xuân qua, ánh bình minh của Đảng chiếu rọi đã vun trồng cho biết bao thế hệ măng non, nay đã tr ưởng thành và góp phần không nhỏ giúp cho đất nước ta được sánh vai với các cường quốc năm châu. Niềm tin ấy sẽ m ãi mãi là động lực thúc đẩy để tuổi thơ tiếp tục rèn luyện học tập sao cho xứng đáng với những gì Đảng Bác đã chăm chút cho thế hệ măng non của đất nước ta.
Còn trong ca khúc “Em là mầm non cuả Đảng” (Mộng Lân), lại là tiếng reo vui của những em bé được sinh ra khi có Đảng, và nh ư những búp măng non lớn lên trong vườn xuân c ủa Cách mạng , trong tình th ương yêu cuả Đảng, Bác Hồ. Ánh sáng cuả Đảng đ ã s ưởi ấm cho tất cả mọi người dân – đặc biệt là trẻ thơ – những “búp trên cành”. Hình ảnh búp măng non trên huy hiệu cuả các em nh ư biểu tượng của “tre già măng mọc” – một s ự kế thừa và phát huy. Đảng và những l ý t ưởng cuả Đảng là những khái niệm trừu tượng đối với trẻ thơ, nhưng những g ì Đảng đem lại cho các em lại rất cụ thể, đó là “sách mới, áo hoa”. Và em bé vui s ướng bởi không chỉ có “áo hoa”- vật chất, mà c òn có “sách mới”- tri thức. Vui tung tăng em ca: có Đảng cuộc đời nở hoa” . ” Có sách mới áo hoa đây là nhờ
Trong 90 năm qua, những khúc ca về Đảng mãi ngợi ca mùa xuân tươi đẹp của đất trời, mùa xuân trong lòng mỗi con người Việt Nam. Viết về Đảng, ngoài những ca khúc trên, còn phải kể đến những bài hát “Người Mèo ơn Đảng” (Thanh Phúc); “Vinh quang Đảng Lao động Việt Nam” (Nguyễn Đức Toàn); “Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam” (Đỗ Minh); “Ta dâng Đảng ngàn tiếng ca”; “Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi” (Huy Du); “Niềm Tin Ngày Mới” (Nguyễn Bá Chỉnh); “Đâu Đảng cần chúng ta có mặt” (Văn An); “Dưới cờ Đảng vẻ vang” (Lưu Hữu Phước)… Những khúc ca ấy vẫn m ãi đem lại cảm xúc tươi mới cho người nghe, góp thêm vào v ườn xuân âm nhạc Việt Nam, khơi gợi những xúc cảm về Đảng trước mùa xuân , để nguyện “mãi mãi đi theo Người”.
Diễm Nguyệt
Bạn đang xem bài viết Ca Khúc “Đánh Giặc Corona” Vừa Ra Đời… trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!