Cập nhật thông tin chi tiết về Các Bài Viết Về Thành Cổ Quảng Trị mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Người thành cổ Quảng trị
Thành cổ nằm ngay trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía đông và cách dòng sông Thạch Hãn khoảng 500m về phía nam.
Ban đầu Thành cổ được đắp bằng đất, đến năm 1827 được vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành có hình vuông, chu vi tường thành 2.000m, cao 9,4m, bao quanh có hệ thống hào, có bốn cửa Đông Tây Nam Bắc. Sau này Thành cổ vừa là công trình quân sự, vừa là trụ sở chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị (1909-1945). Năm 1972, trải qua 81 ngày đêm Thành cổ như một túi bom của kẻ thù. 81 ngày đêm, từng giờ từng phút trôi đi là biết bao mất mát, biết bao máu xương trộn lẫn với từng nắm đất nơi đây Thành cổ bị san bằng, chỉ còn sót lại một cửa phía đông.
Đến nay, trên những bức tường thành vẫn còn chi chít mảnh bom đạn. Qua một chiếc cầu bắc qua con sông nhỏ dẫn chúng tôi đến cổng thành vào bên trong. Khác với tưởng tượng của tôi, Thành cổ không có một ngôi mộ riêng nào cả. Sừng sững trước mắt tôi là một đài tưởng niệm duy nhất giữa bốn bề cỏ non và cây xanh mơn mởn.
Tượng đài được xây dựng khá cao, hình tròn tượng trưng nấm mồ chung cho những người con đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Bước lên đài tưởng niệm, du khách có thể nhìn được toàn cảnh Thành cổ. Tượng đài tạo ra một thế lưỡng nghi, trên là phần dương, dưới là phần âm. Phần dương có một lỗ thông từ dương xuống âm và hai nửa vầng trăng khuyết. Nó như diễn tả triết lý kinh Dịch: Trong âm có dương và trong dương có âm.
Phía bên dưới là phần âm, bên trong phần âm có đặt hành trang người lính (mũ và balô). Phần dương hướng lên trời với một cây Thiên mệnh. Nó có ý nghĩa đưa linh hồn các chiến sĩ đến sự siêu thoát trên thiên đường. Cây thiên mệnh đó xuyên qua ba áng mây tượng trưng cho: thiên, địa, nhân.
Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến, tượng trưng cho ánh hào quang tỏa sáng nơi nơi. Và cũng là để nhắc nhở thế hệ sau luôn nhớ đến công lao trời biển của cha ông mình. Dưới tầng mây cuối cùng có hình tượng trưng cho ba bát cơm cúng người đã khuất. Điều đặc biệt là ngoài vòng tròn có gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt giữ Thành cổ của quân giải phóng.
Từng đoàn người bước lên dâng hương, hoa tưởng niệm. Khúc mặc niệm vang lên là lúc thiêng liêng nhất, không ai cầm nổi nước mắt.
Khi cô hướng dẫn viên đưa chúng tôi đến Bảo tàng Thành cổ, tôi không khỏi xúc động trước những di vật còn lại nơi đây. Là thế hệ trẻ, chưa một lần biết đến khói lửa chiến trường. Nơi đây còn minh chứng cho quá khứ hào hùng của dân tộc.
Những lá thư nặng lòng của người con gửi về quê mẹ, tinh thần lạc quan của các chiến sĩ trẻ với những nụ cười ngời lên trong bom đạn… Những dòng nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Kỳ Sơn viết trước lúc hi sinh khoảng một tuần: “19-8-1972: Ngày mai tôi giáp trận. Ác liệt, đấy là một điều tất nhiên của chiến trận. Rất có thể rồi đây tôi sẽ ngã xuống.
Không can gì, đấu tranh là phải đổ máu. Có máu mới có màu đỏ, có chiến thắng. Không sợ chết, không sợ hi sinh, gian khổ. Cái chủ yếu là phải sống. Cuộc sống đẹp nhất là sống trong chiến trận. Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn”. Thiết nghĩ trong thời bình hôm nay, đó vẫn là lý tưởng sống mà tuổi trẻ hôm nay nên noi theo: “Cuộc đời đẹp nhất là cuộc đời được tôi rèn”.
Nhìn làn khói hương nghi ngút lan tỏa ở đài tưởng niệm, tôi chợt nhớ đến những câu thơ của cựu chiến binh Lê Bá Dương, khi ông trở lại chiến trường xưa rải những bông hoa trắng xuống dòng Thạch Hãn:
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Những tuổi đôi mươi thành sóng nước
Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm…”.
(K9 ĐH Văn hóa Hà Nội)/ chúng tôi
Ngày 1.5.1972, tỉnh Quảng Trị được giải phóng hoàn toàn. Quảng Trị là một địa danh được thế giới biết đến bởi nơi đây từng là mảnh đất ác liệt nhất, mang nhiều “dấu tích” của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Những cái tên: Thành cổ, địa đạo Vịnh Mốc, nhà tù Lao Bảo, hàng rào điện tử McNamara, căn cứ Cồn Tiên, Dốc Miếu… trở thành điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Sau giải phóng, tượng đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh ở thành cổ được xây dựng. Tượng đài hình tròn tượng trưng nấm mồ cho những người đã mất. Tượng đài tạo ra một thế lưỡng nghi, trên là phần dương, dưới là phần âm. Phần dương có một lỗ thông từ dương đến âm và hai nửa vầng trăng khuyết, thể hiện dương có âm và âm có dương.
Trong phần âm có đặt hành trang người lính (mũ và balô), phần âm hướng lên trời, một cây thiên mệnh với ý nghĩa đưa linh hồn các liệt sĩ lên chốn thiên đường. Cây thiên mệnh xuyên qua ba áng mây thể hiện: Thiên (trời), địa (đất) và nhân (người).
Phía trên cây thiên mệnh có một ngọn nến tượng trưng ánh hào quang toả sáng, dưới tầng mây cuối cùng có gắn hình tượng chung cho ba bát cơm cúng người đã khuất. Ngoài vòng tròn có gắn 81 tờ lịch, thể hiện 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt giữ thành cổ của các chiến sĩ quân giải phóng. Phía dưới tượng đài làm theo hình bát quái.
Nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị, Ngân hàng Công thương VN đã hỗ trợ kinh phí để xây dựng tháp chuông (quả chuông nặng trên 7 tấn, trị giá gần 4 tỉ đồng).
Tháp chuông được đặt tại quảng trường từ thành cổ đến bờ sông Thạch Hãn, được khánh thành vào sáng ngày 29.4.2007; để đến ngày lễ, ngày rằm, tiếng chuông vang lên, siêu thoát linh hồn các liệt sĩ đã hy sinh.
Quảng trường đã nối liền không gian giữa thành cổ và dòng sông Thạch Hãn – dòng sông nghĩa trang. Dòng sông này là nơi yên nghỉ của không biết bao nhiêu chiến sĩ từ bờ bắc vượt sông vào thành cổ để chiến đấu.
Hàng năm, cứ đến ngày 30.4 hay ngày 27.7, nhân dân ở đây lại thả những bó hoa xuống dòng sông để tưởng nhớ các liệt sĩ. Tưởng nhớ đồng đội đã không trở về, một người lính chiến đấu bảo vệ thành cổ đến bên dòng sông, thả hoa, rót chút rượu xuống dòng nước và viết: Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Những tuổi đôi mươi thành sóng nước/ Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.
Người trở về từ Thành Cổ Quảng Trị
TP- Một sáng mùa hè năm 2005, sau ba mươi tư năm, kể từ ngày những sinh viên trẻ măng rời Hà Nội vào chiến trường máu lửa, có một người cựu chiến binh – thương binh đến trồng bên mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc hai cây bạch đàn.
Đây loài cây mà Nguyễn Văn Thạc yêu thích, được nhắc tới nhiều lần trong những trang nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi. Anh là đồng đội, nhập ngũ cùng ngày với Nguyễn Văn Thạc (6/9/1971), nhưng may mắn hơn, anh đã có cơ hội đi tiếp vào “chảo lửa” Quảng Trị, có mặt trong 81 ngày đêm khốc liệt và bi tráng của Thành Cổ trong mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Người cựu chiến binh đó là ông Nguyễn Quốc Triệu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đấu tranh thống nhất đất nước, Quảng Trị là chảo lửa tiếp tuyến giữa hai miền Nam – Bắc, nơi đụng độ quyết liệt giữa ta và địch. Người ta ước tính rằng, cứ mỗi mét vuông đất ở Quảng trị phải hứng chịu 250 kg bom pháo. Số lượng đạn bom của kẻ thù dội xuống Quảng Trị có sức công phá bằng 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945.
Tính riêng ở Thành Cổ, trung bình một chiến sĩ giải phóng phải hứng chịu 100 quả bom, 200 quả đạn pháo. Có ngày địch xả vào Thành Cổ 5.000 quả đại bác, vài chục lượt B52 quần đảo.
Cho đến nay, chưa có con số thống kê chính xác bao nhiêu người lính đã nằm lại Thành Cổ Quảng Trị. Có tài liệu ghi hơn một vạn, có tài liệu ghi hơn một vạn rưỡi, nhưng tại nghĩa trang Thành Cổ chỉ quy tập được chưa đầy một ngàn nấm mộ, hầu hết là vô danh.
Biết bao chiến sĩ trẻ vừa rời giảng đường đại học đã mãi mãi nằm lại trong đống đổ nát của Thành Cổ và cả dưới dòng sông Thạch Hãn. Lê Bá Dương đã viết những câu thơ yêu thương máu ứa: “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm”.
Máu xương của hơn một vạn người lính đã nằm xuống Thành Cổ ngày ấy đã góp phần vào thắng lợi của Hiệp định Paris 1973 và Đại thắng Mùa xuân năm 1975. Nhiều người trong lớp sinh viên vào tuyến lửa năm ấy may mắn được trở về cứ mãi đau đáu với nghĩa tình đồng đội, lao vào cuộc chiến đấu mới trong công cuộc xây dựng đất nước, gánh cả phần việc của những đồng đội đã hy sinh.
Cùng với ông Nguyễn Quốc Triệu, đồng đội năm ấy nhiều người hôm nay cũng đang nắm giữ các trọng trách khác nhau như ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân và hàng ngàn kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ, nhà khoa học, nhà văn hoá… hoạt động trên nhiều lĩnh vực công tác.
Ông Nguyễn Trọng Bường, một cựu chiến binh Thành Cổ người Quảng Trị đã rưng rưng hồi tưởng lại trong lễ trao Kỉ niệm chương bảo vệ thị xã Thành Cổ ngày 22/12/2006 tại Hà Nội: “Hồi đó, thấy mấy anh từ Bắc vô, anh nào cũng trắng trẻo, thư sinh, đẹp trai, nhìn mấy anh tụi tui thấy tiếc, cứ nghĩ những người như mấy anh phải đi học, phải là bác sĩ, kỹ sư để xây dựng đất nước chứ răng lại vô đây cầm súng chiến đấu?”.
Vậy đó, chính lớp chiến sĩ – sinh viên ấy đã làm nên trang sử hào hoa trong khúc ca bi tráng của Thành Cổ Quảng Trị. Đúng như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, khi nói về những người lính Thành Cổ đã viết: “Những người chết không phải vì để trở thành anh hùng mà chính là để đằng sau họ những người khác được tiếp tục sống trong tự do và hoà bình, chết cho nhân loại sống còn và thức tỉnh”.
Không có may mắn đi hết cuộc chiến tranh, không được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhưng trong những thời khắc máu lửa, trong những giờ phút đối mặt với cái chết, đối mặt với thử thách khốc liệt ấy, người lính trẻ Nguyễn Quốc Triệu cùng đồng đội Trương Xuân Hương đã vinh dự được kết nạp Đảng tại trận (ngày 25/8/1972). Đó là 2 chiến sĩ tiêu biểu của cả Đại đội quân y, được chọn lựa sau thử thách một chiến dịch ác liệt.
Lễ kết nạp Đảng tổ chức ngay trong một căn hầm dã chiến ở thôn An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Giờ phút thiêng liêng trước Đảng kỳ năm đó mãi in sâu trong tâm trí ông: “Đồng đội ơi, sao đồng đội không về/ Vinh dự thế mà lòng son máu ứa/ Trên nóc hầm vẫn gầm gào đạn nổ/ Ôm súng xông lên sau phút thiêng này”(thơ Lê Cảnh Nhạc).
Về cuộc pháo kích dữ dội khiến ông Nguyễn Quốc Triệu bị thương năm ấy, ông Ngô Thản – nguyên Chủ nhiệm hậu cần Trung đoàn18 chiến đấu ở phía Nam Thành Cổ Quảng Trị và ông Dung- nguyên là chiến sĩ y tá, quê Thái Bình kể lại: Đó là một ngày khốc liệt. Khi C24 vừa được điều động đến địa điểm tập kết thì địch nã pháo dồn dập vào trúng đội hình đại đội quân y. Căn hầm chữ A của ông Triệu và một đồng đội khác bị quả đạn pháo gần kề cắt đứt nóc.
Cả “cái mũ” chữ A bay đi. Ngớt tiếng bom pháo, ông Ngô Thản cùng Đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn đi kiểm tra thì thấy ông Triệu bị thương nặng ở ổ bụng, máu tuôn trào. Đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn và y tá Trương Xuân Hương cõng ông Triệu xuống xuồng máy, cho chở ngay ra bệnh viện mặt trận ở Cam Lộ. Xuồng chở ông Triệu đi được nửa chừng thì chết máy.
Tình hình hết sức nguy cấp. Vết thương ở ổ bụng càng ra máu nhiều, nếu không nhanh thì tính mạng khó qua khỏi. Vậy là các chiến sĩ quân y phải bỏ xuồng máy, khiêng ông Triệu và các đồng chí thương binh chạy bộ 3 cây số mới tới bệnh viện mặt trận đặt tại Cùa. Hôm đó may mắn là bệnh viện vừa được tăng cường đội điều trị của quân y viện 103 từ miền Bắc nên anh Triệu đã được cứu sống…
Đã ba mươi sáu năm trôi qua, trang sử bi tráng của 81 ngày đêm máu lửa ở Thành Cổ Quảng Trị vẫn trào dậy trong kí ức những Cựu chiến binh- Người lính – Sinh viên hào hoa mà trung kiên năm ấy. Hằng năm, cứ đến ngày 6/9 – ngày lớp sinh viên trẻ rời giảng đường đại học vào tuyến lửa, các anh Nguyễn Quốc Triệu, Đinh Thế Huynh, Trịnh Quân Huấn, Trương Xuân Hương, Đỗ Hán, Dương Cao Tường, Nguyễn Văn Khanh, Trần Sỹ Lập, Hoàng Văn Dung … và nhiều đồng đội cũ lại gặp nhau để ôn lại những kỷ niệm chiến trường, gắng làm điều gì đó cho đồng đội, cho những người đã hy sinh.
Mãi ba mươi lăm năm sau, ông Nguyễn Quốc Triệu mới tìm lại được đại đội trưởng Phan Ngọc Sơn của mình, cũng là người giới thiệu ông vào Đảng, hiện đang công tác ở Hội Chữ thập đỏ Cần Thơ. Ông Bộ trưởng tóc hoa râm khiêm nhường chào Thủ trưởng như đang đứng giữa hàng quân ba mươi lăm năm về trước.
Người đại đội trưởng năm nào nay tóc mây mướt gió, tâm hồn nghệ sĩ, thấp thoáng bóng dáng của tài tử hào hoa, sống chan hòa vào cỏ cây hoa trái của bình dị đời thường. Họ đều trở về từ Thành Cổ Quảng Trị, mỗi người một vị trí khác nhau nhưng cùng có một điểm chung, đó là tuổi tác và thời gian không thể xoá nhòa được dư âm hào sảng của năm tháng chiến trường gắn bó bên nhau, vào sinh ra tử, với tâm hồn trong sáng, vô tư và tình yêu cuộc sống thiết tha của một thời Sinh viên – Chiến sĩ.
Thành cổ Quảng Trị – Du ký mùa thu
Quảng Trị: một thời khói lữa – Du ký mùa thu
Nhưng nhắc đến Quảng Trị, có lẽ người ta nhớ nhiều hơn về những khía cạnh lịch sữ đã được ghi vào vùng đất này. Đây chính là vùng đất chia cắt 2 miền Nam – Bắc của Việt Nam tại vỹ tuyến 17. Cho đến nay, cây cầu Hiền Lương ở vỹ tuyến 17 vẫn còn hiện diện như là chứng nhân lịch sữ của một thời kỳ binh đao khói lữa.
Chính vì vị trí đặc biệt như vậy, Quảng Trị đã trở thành một khu vực tranh chấp hết sức quyết liệt giữa hai phía Bắc – Nam . Là chiến trường của những trận đánh khốc liệt mà mỗi bước tiến công đều phải trả giá bằng sự ngã xuống của hàng ngàn chiến sĩ của cả hai phía. Cũng bởi vì vậy, cả hai nghĩa trang liệt sĩ to nhất nước đều tập trung ở vùng này: Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trường Sơn và Nghĩa Trang Thành Cổ Quảng Trị. Và đây cũng chính là nơi đã diễn ra rất nhiều các đại lễ trai đàn cầu siêu cho các oan hồn đã khuất.
Trận đánh lớn nhất ở khu vực này chính là Chiến dịch Xuân hè 1972 (còn gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa). Đây là cuộc tổng tấn công chiến lược bằng các chiến dịch tiến công quy mô lớn, hiệp đồng binh chủng của quân đội nhân dân Việt Nam (Bắc Việt), tiến công sâu hệ thống phòng ngự của quân đội Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt). Chiến sự ác liệt nhất diễn ra ở khu vực Trị Thiên (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) với thương vong rất nhiều dành cho cả hai phía.
Thành Cổ Quảng Trị nằm ngay ở trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A khoảng 2km về phía Đông, cách bờ sông Thạch Hãn 500m về phía Nam.
Đây vừa là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các nguồn tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành được xây dựng tại phường Tiền Kiên (Triệu Thành – Triệu Phong), đến năm 1809, vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (nay là phường 2 thị xã Quảng Trị).
Lúc đầu, thành được đắp bằng đất, đến năm 1827, vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Khuôn viên Thành Cổ Quảng Trị có dạng hình vuông với chu vi tường thành là 481 trượng 6 thước (gần 2000m), cao 1 trượng 94m), dưới chân dày 3 trượng (12m). Bên ngoài thành có hệ thống hào rộng bao quanh. Bốn góc thành là 4 pháo, đài cao, nhô hẳn ra ngoài. Các cửa: Tiền, Hậu, Tả, Hữu xây vòm cuốn, rộng 3,4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói, cả 4 cửa đều nằm chính giữa 4 mặt thành.
Nội thành có các công trình kiến trúc như Hành cung, cột cờ, dinh Tuần Vũ, dinh án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính … Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống tường dày, chu vi 400m, có hai cửa. Hành cung là một ngôi nhà rường, kết cấu 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói liệt, trên có trang trí các hoạ tiết: rồng, mây, hoa, lá… Đây là nơi để vua ngự và thăng quan cho các quan cấp tỉnh ở Quảng Trị hay tổ chức các lễ tiết trong năm.
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi thực dân Pháp đặt chính quyền bảo hộ thì Thành Cổ lại có thêm nhà lao, toà mật thám, trại lính khố xanh, cơ quan thuế đoạn… Từ năm 1929 đến năm 1972, nhà lao Quảng Trị là nơi giam cầm các chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước và chính nơi đây đã trở thành trường học chính trị, để rèn luyện ý chí son sắt, đấu tranh trực diện với kẻ thù của những người yêu nước.
Thành Cổ Quảng Trị còn được thế giới biết đến và kính phục bởi cuộc đấu tranh anh dũng để bảo vệ Thành Cổ suốt 81 ngày đêm của các chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị
Hai phần ba tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng vào đầu năm 1972 là sự quyết định thắng lợi tại bàn Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Vì vậy, để làm thay đổi hội nghị, Mỹ – ngụy đã âm mưu huy động tối đa lực lượng và phương tiện nhằm tái chiếm thị xã Quảng Trị mà trong đó mục tiêu đánh phá hàng đầu là Thành Cổ.
Tại thị xã nhỏ bé chưa đầy 2Km2 này, địch đã tập trung vào đây mỗi ngày 150 – 170 lần máy bay phản lực, 70 – 90 lần máy bay B52, 12 – 16 tàu khu trục, tuần dương hạm, 2 sư đoàn dù và thuỷ quân lục chiến, 1 liên đoàn biệt động, 4 trung đoàn thiết giáp (với 320 xe tăng, xe bọc thép) và hàng chục tiểu đoàn pháo cỡ lớn…
Chỉ trong vòng 81 ngày, Mỹ- ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm 1945. Riêng ngày 25/7, chúng xả vào Thành Cổ hơn 5000 quả đại bác.
Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó, quân và dân ta dù số lượng không đông (các đơn vị của sư 320, 308, 325 là chủ yếu) song với ý chí quyết tâm cao độ, tinh thần chiến đấu kiên cường đã đánh địch bật ra khỏi Thành Cổ và cả thị xã mà có khi “mỗi mét vuông đất là cả một mét máu”.
Chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam những trang hào hùng. Thành Cổ là nơi hi sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng.
Do phải gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh nên từ sau hoà bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn dấu vết của một số đoạn thành, lao xá, cổng tiền, hậu…
Từ năm 1993 – 1995, hệ thống hào, cầu, cống, một số đoạt thành, cổng tiền đã được tu sửa, hàng nghìn cây dừa đã mọc lên phía trong thành. Đặc biệt một đài tưởng niệm lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành Cổ, phía trên là nơi để mọi người thắp hương tưởng niệm.
Hiện nay Thành Cổ được Nhà nước đầu tư để tôn tạo các khu vực:
– Khu ghi dấu ấn về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở góc Đông Nam, tái toạ lại chiến trường năm 1972 với hầm hào, công sự, hố bom… Tại đây sẽ đặt 81 khối đá tự nhiên tạc văn bia mô tả cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta.
– Khu phục dựng Thành Cổ nguyên sinh: ở phía Đông bắc, thu nhỏ kiến trúc các công trình cổ, trồng một rừng mai vàng để gợi biểu tượng non Mai sông Hãn.
– Khu công viên văn hoá: ngoài tượng đài và nhà trưng bày bổ sung hai tầng, tại phía tây và tây nam này xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ nước, sân chơi,…
Thành Cổ Quảng Trị là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan trong nước và bè bạn quốc tế
Theo www.dostquangtri.gov.vn
Nước Mắt Rưng Rưng Khi Về Thăm Thành Cổ Quảng Trị
Những câu hò như vọng về từ đáy sông mênh mông, mang nặng niềm thương nhớ, những câu ca như theo nắng tỏa xuống từ trời cao mang niềm tin thiết tha len lỏi trong từng cơn gió. Quảng Trị – mảnh đất của những dòng sông giới tuyến, nơi đã chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước ròng rã suốt 20 năm trời. Những tiếng hát, câu thơ thành kính của lòng thương nhớ và biết ơn luôn hướng về những người con anh linh của Tổ Quốc.
Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ghi danh Thành cổ Quảng Trị – nơi đã trở thành huyền thoại giữ nước – một khúc bi ca hoành tráng của những người chiến sĩ bất tử, của một thời huy hoàng và máu lửa. Nơi ấy hôm nay là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc sáng mãi tinh thần chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập của nước nhà.
Đây là lần đầu tiên, trong một ngày nắng cuối Thu, tôi có cơ hội đến thăm Thành cổ Quảng Trị, suy tưởng về sự hy sinh của các anh hùng liệt sỹ, tôi không khỏi rưng rưng nước mắt. Soi mình bên dòng sông Thạch Hãn hiền hòa, thành cổ Quảng Trị uy nghi, trầm mặc. Mùa hè năm 1972, tại nơi đây khoảng 328.000 tấn bom đạn của giặc Mỹ đã dội xuống mảnh đất này. Ngày cũng như đêm, trời và đất Quảng Trị đỏ rực một màu của máu và lửa, không một nhành cây, một cành hoa hay một ngọn cỏ nào có thể sống sót. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị như một bản lề quan trọng, góp phần mở ra con đường đi tới chiến thắng sau này. Chiến dịch đã thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh đến bờ vực phá sản. 81 ngày đêm anh dũng của quân ta, đã làm thất bại âm mưu tái chiếm thị xã Quảng Trị của địch hòng gây sức ép tại Hội nghị Paris. Trong lịch sử chiến tranh thế giới, chưa hề có một cuộc hành quân nào mà mục tiêu chủ yếu chỉ đánh vào một tòa Thành cổ, rộng chưa đầy 3km2, khiến đối phương có thể huy động một lực lượng hải, lục, không quân đông và sử dụng một khối lượng chất nổ khổng lồ như vậy. Điều làm cho tôi vô cùng ấn tượng là tinh thần lạc quan toát lên từ tấm ảnh giữa những gam màu xám xịt đen tối của chiến tranh, giữa sự khốc liệt của mưa bom lửa đạn, giữa ranh giới sống chết mong manh, ta bắt gặp nụ cười của các Anh, Chị vẫn luôn rạng ngời, tươi tắn, thể hiện niềm tin yêu vào ngày mai tươi sáng. Ở đó, ý chí mạnh hơn sắt thép và lòng quả cảm tuyệt vời đã không thể bị khuất phục. Suốt 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ, hàng ngàn người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống, máu xương của các anh đã tan vào đất mẹ, hòa trong sóng nước mênh mang của dòng sông Thạch Hãn.
Bức ảnh nụ cười chiến thắng do phóng viên Đoàn Công Tính chụp dưới chân Thành cổ Quảng Trị
Đến với Thành cổ Quảng Trị không chỉ là đến với một di tích lịch sử mà còn là đến với một nghĩa trang, một nghĩa trang không có nấm mồ. Khác với nghĩa trang Đường 9, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn hay các nghĩa trang khác ai nằm xuống dù biết tên hay chưa đều có một ngôi mộ riêng. Nhưng ở Thành cổ Quảng Trị các Anh, các Chị chỉ có một ngôi mộ tập thể, một nấm mộ chung đó chính là “Đài tưởng niệm trung tâm”. Thành Cổ Quảng Trị quả là một tượng đài bất tử vì nó được dựng lên bằng máu và xương thịt của hàng nghìn người lính trẻ, khắc ghi dấu ấn của dân tộc. Mỗi mét vuông đất tại Thành cổ Quảng Trị là một mét máu và sự hy sinh của các anh, có ai trong chúng ta biết được dưới lớp “Cỏ non Thành cổ – một màu xanh non tơ” kia, dưới tầng tầng gạch vỡ kia còn biết bao hài cốt chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Một khẩu súng giữ hai trời Nam-Bắc, một dấu chân in màu đất hai miền suốt 81 ngày đêm hứng chịu và chống trả, trái tim con người và từng tấc đất nơi đây như được luyện thành thép.
Đài tưởng niệm trung tâm tại Thành cổ Quảng Trị
Trên mảnh đất Thành Cổ giờ đây cây cối và hoa đã nở rực, đua nhau khoe sắc làm dịu đi vết thương chiến tranh. Chẳng thế mà, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phải thốt lên khi viết về Thành cổ Quảng Trị: ” Những người chết đi, không hề muốn được phong anh hùng, hay thấy hoa tươi dâng trước mộ. Không! Họ chết cho một lẽ duy nhất là khát vọng sống, là đằng sau họ cuộc sống đã được thiết kế trở lại trên công bằng và nhân phẩm “. Hình ảnh những con người Việt Nam ấy đã đi vào thơ ca như một niềm thơ lớn và trở thành phần hồn của mỗi người con đất Việt. Yêu biết mấy hình ảnh những người dân đất nước tôi: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kì kháng chiến chống Mỹ đã dựng lại cả một thời kì máu lửa, đi sâu tìm tòi, khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của con người. Những ai có dịp về thăm Thành cổ Quảng Trị hãy tự mình chiêm nghiệm về những giá trị đúng đắn của con người giữa sự sống và cái chết, giữa hòa bình với chiến tranh. Đài tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị cũng vì thế mà giàu tính nhân văn và tính triết lý. Con người sinh ra rồi mất đi là lẽ tự nhiên nhưng những gì họ để lại cho đời là vĩnh viễn. Điều ấy cũng có nghĩa rằng khi tưởng niệm tôn vinh về những người đã mất là để nhắc nhở mọi người hôm nay phải sống sao cho xứng đáng, để quá khứ làm động lực thúc đẩy cho hiện tại và tương lai.
Khói vẫn cay mắt người và những giọt lệ nhớ thương, cảm phục của những lớp người sau vẫn rơi trước hoa cỏ xanh tươi trên những nấm mồ sáng tươi sắc sao vàng Tổ quốc. Hàng chục vạn chiến sĩ đã nằm lại nơi đây, họ đã không được chứng kiến ngày đất nước thống nhất. Trong mỗi chúng tôi đều có suy nghĩ rất nhiều về những gì đã diễn ra sáng hôm nay, vui có, buồn có, niềm tự hào trộn lẫn với sự luyến tiếc…. Tôi sẽ không sao quên được cảm xúc bồi hồi xúc động vì biết dưới mỗi bước chân của mình vẫn còn xương thịt của các người chiến sĩ kiên cường, bất khuất.
Phòng Giáo dục – Truyền thôngNhân dịp kỷ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2020), Ban Giám hiệu trường tiểu học Điện Biên và trường tiểu học Bình Minh đã tổ chức chương trình tham quan,…
Sáng ngày 23/11/2020, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc trưng bày “Để bầu trời mãi xanh”. Trưng bày tổ chức nhân kỷ niệm…
Chùm Thơ Viết Cho Quảng Ninh – Vũ Đan Thành
(Vịnh Hạ Long – Ảnh st)
1. Vịnh Hạ Long
Vũ Đan Thành
Hạ Long cảnh đẹp xiêu hồn
Rồng tiên lạc bước chập chờn biển mơ
Tuyệt vời hơn những bài thơ
Thiên nhiên kỳ ảo mộng mơ ngọc ngà.
Sao không đẹp bởi lụa là
Để thơ chắp cánh cho tà áo bay
Hạ Long biển biếc bấy nay
Dập dờn sóng vỗ gió lay ngát tình.
Kìa trông cây ngả nghiêng mình
Muôn hình vạn trạng bức hình điểm tô
Mây trời non nước nhấp nhô
Xanh xanh mỏm núi lô xô uốn mình.
Hang Sửng Sốt chốn thiên đình
Lung linh thạch nhũ tạc hình thiên thai
Bồ Nâu, Trinh Nữ cả hai
Thiên Cung, Đầu Gỗ lâu đài là đây. (1)
Đi qua Bãi Cháy mùa này
Thấy con sóng vỗ đêm ngày miên ma
Cảnh tiên tạo hóa trời ban
(1) Tên các hang động nổi tiếng ở Vịnh Hạ Long
2. Đất Quảng Ninh
Vũ Đan Thành
Đất Quảng Ninh màu than đen óng
Như cục nam châm hút bao ngả cuộc đời
Người từ Thái Bình đến sinh cơ lập nghiệp
Những bác quê Nam Hà đến đây từ độ bốn lăm
Bố tôi gửi gần ba mươi năm đằng đẵng
Một mình kiếm kế sinh nhai…
Đất Hải Dương quê tôi đồng chua nước đọng
Cả hai vụ chiêm mùa sao nuôi nổi một đàn con
Mẹ tôi ở nhà với mấy gian nhà gianh dột nát
Một mình bảy đứa con và mâm cơm đầy củ sắn củ khoai
Để cha đi biền biệt Quảng Ninh… .
Đàn con nhỏ có đứa không nhớ nổi cha
Nhiều khi còn ôm chầm người lạ
Thường mỗi năm bố về phép một lần
Đưa cho mẹ chút tiền dành dụm cả năm.
Mấy anh chị em
Lớn bảo bé để mẹ phải ra đồng
Cuộc sống cứ như vậy hàng chục năm dòng
Anh cả lớn lên rồi đi bộ đội
Các chị dần cũng lần lượt lấy chồng. .
Có chị ngày cưới chồng bố cũng không về được
Cái hồi vẫn còn bom rơi đạn lạc
Bố cứ cặm cụi một mình nơi xứ lạ vùng than
Đất Cẩm Phả, phố Minh Khai ngày đó
Màu than đen chạy dài khắp các nẻo phố xa.
Tôi nhớ hồi chừng hơn bẩy tuổi
Mẹ đưa tôi lên đó rồi về
Tôi ở lại trong một căn phòng nhỏ
Nền nhà đen như màu than kíp lê
Bố thường đi làm ca đêm và trở về sáng sớm
Trước khi loa phát thanh đầu phố vang lên. .
Buổi sáng đó không thấy bố về như mọi bận
Một đứa trẻ là tôi đã lần đầu lo lắng
Mãi tới trưa không thấy bố về
Tôi đã dò đường lên mỏ than Thống Nhất
Vừa đi vừa hỏi khách đi qua. .
Đêm hôm trước hình như mưa to lắm
Trên một đoạn đường dài đầy vũng nước mưa
Có lẽ là con đường dài nhất trong đời tôi đã trải
Để gặp bố tôi đang trong cơn sốt nặng mê man.
Tôi còn nhớ đường vào mỏ than
Ngày đó…
Mùi khói than nồng nàn từ khe đá bốc lên
Cả một kỳ hè tôi đã ngủ một mình chờ trời sáng
Đất Quảng Ninh trong tôi còn in đậm màu than.
Đất Quảng Ninh bão lụt
Vũ Đan Thành
Đất Quảng Ninh đang gồng mình trong bão lũ
Bài thơ tình tôi tạm gác một bên
Tôi đang nghe
Những tin vừa bay đến…
Những căn nhà đổ ụp trong mưa
Gần hai chục con người đã phải từ giã chia lìa
Tám mạng người
Trong một gia đình vừa yên nghỉ. .
Những con người đang dầm mình gánh tóc tang
Những phố phường những làng mạc những mỏ than
Khu Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Vàng Danh, Uông Bí…
Phường Cao Thắng, phố Minh Khai xưa tôi đã từng ở đó. .
Những cái tên Thống Nhất, Hà Lầm, Cọc Sáu vẫn thường qua
Ngày hôm nay vẫn nhấp nhô những căn nhà
Màu của than đã hòa vào đặc quánh
Những con người đất Quảng gian nan.
Cha tôi từng lập nghiệp tại vùng than
Hơn hai mươi năm trời có lẻ
Trong nhịp đập của tôi ngày thơ bé
Có những cơn sóng trào từ một vùng đất mỏ Quảng Ninh.
Một trận mưa ngập lụt đến kinh hoàng
Hiện vẫn đang chờ cơn mưa tạnh dứt
Ở đâu đó bao trái tim đập trong lồng ngực
Đang hướng về đất Quảng thân yêu…
(Viết trong đợt mưa lụt lịch sử cuối tháng 7 năm 2015 tại Quảng Ninh)
4. Con đường cao tốc Vân Đồn
Vũ Đan Thành .
Con đường cao tốc Vân Đồn
Dạo này thiên hạ lồm xồm lắm nha
Vay ba trăm triệu đô la
Vân Đồn – Móng Cái người ta luận bàn. .
Huyện nghèo sóng biển vỗ tràn
Tài nguyên chả thấy thấy đàn chim bay
Ai từng qua đó mới hay
Làm ngay cao tốc tiền vay anh Tàu. .
Các quan trí tuệ thâm sâu
Con đường nô dịch ngấm lâu mất rồi
Ai ơi ra đó mà bơi
Để nghe tiếng sóng chơi vơi dập dồn.
Ai ra ngắm biển Vân Đồn
Có chăng cô gái ngửa sườn ra phơi
Con đường dẫn đến ăn chơi
Con đường nối giáo xứ người xứ ta… .
Quan san vạn dặm sơn hà
Bốn phương kẻ mạnh làm cha kẻ mù… . 5. Phố biển Hạ Long Vũ Đan Thành Thành phố không còn màu than rơi rắc đầy trên lối Nhà Bảo tàng màu đen nhánh đứng nghiêm trang Cuộc đời người làm than Còn lưu hình trong đó Phố Hạ Long sóng biển vỗ rầm rì.Những con thuyền đêm đêm đi xa biển Ban sáng bồng bềnh Phía chân núi sóng dịu êm Phố biển đêm in hình xa xa bóng núi Cầu Vân Đồn lối này đi lên Móng Cái, Cửa Ông.
Thành phố biển Hạ Long Con sóng hát ru tình Có ngọn núi biết làm thơ hay lắm Núi Bài Thơ sao sao nghe êm êm lãng mạn đến dịu dàng Là khi anh nắm tay em và nhìn vào đôi mắt.
Đêm con phố chập chờn lung linh đèm mầu ánh điện Cáp treo dừng lơ lửng mảnh trăng gày Những dãy phố gam màu còn tươi rói Mái màu như ngói đỏ lô xô Đêm Hạ Long đẹp đến không thể hững hờ.
Những đường nét hình hài cong cong cách điệu Những con đường vòng vòng qua những đồi thông Tôi đi qua đây những ngày hè tháng sáu Biển mênh mông Nắng không quá đỗi nồng nàn và gay gắt.
Mưa vừa rơi ngắt từng đoạn đêm qua Phố biển nào đâu quá xa hoa Những con người vùng than một thời gian khó Đi trong đêm bên rặng dừa lộng gió Phố biển bồng bềnh Tôi đã gặp nơi đó Hạ Long…
. 6. Cái cổng lờ Quảng Ninh
Vũ Đan Thành .
Có thể mình dân trí Vẫn còn hơi cào cào Gu thẩm mỹ không cao Nên nhức đầu chưa hiểu.
Biết đâu như cái miếu Ban đầu chẳng có thiêng Sau khéo đắp vây rồng Thiên hạ bàn nhòm ngó.
Tháp Effell thế đó Kim Tự Tháp cồng kềnh Cả Vạn Lý Trường Thành Mới đầu đâu có đẹp.
Từ câu chuyện bép xép Mọi người cùng tui đây Lâu chóng có bấy chầy Lại loang đi khắp chốn.
Cái cổng kia thêm hồn Đống sắt kia mọc cánh Bay lên lưng trời xanh Quảng Ninh thành nổi tiếng.
Quan sống khôn chết thiêng Về cắt băng chứng giám… .
7. Thành phố và cơn mưa cuối hạ Vũ Đan Thành
Thành phố Hạ Long sáng nay cuối mùa hạ cuối Cơn mưa đầm đẫm mưa rơi Bãi Cháy mùa này Du khách cũng đã vơi.
Biển lưa thưa từng cơn sóng vỗ Thành phố lạ khác quá nhiều một thuở Bãi cát chạy dài Và hàng phi lao gió hoang phiêu Núi Bài Thơ nằm xa tít trong mơ.
Những dãy nhà Đã lấp đầy xưa mờ cát trắng
Giờ chỉ còn là bãi biển nhân tạo lạ lẫm những bước chân Cáp treo nghỉ giữa cơn mưa đang treo lơ lửng.
Khu vui chơi Sun World uốn lượn bóng rồng bay Nét điêu khắc trập trùng giả cổ Mái ngói lô nhô tựa như miền Hội An pha trộn lẫn nét xô bồ (Đêm qua hắt những ánh đèn mờ cạnh đài phun nước tràn ngập những sắc hoa).
Phố công viên hiện đại vẻ hào hoa Những trò chơi đắt tiền hôm nay ngừng – ngơi nghỉ Nhìn thành phố như một khu đô thị Quán hàng giăng Phố thị giăng ngang.
Dưới cơn mưa suốt đêm qua Vẫn còn lãng đãng giăng màn Những nhà cao tầng đã ngập tràn từng xưa kia khoảng trống Những con đường, những phố phường như xa lạ Chẳng quen.
Cả khi những đêm Thành phố đã lên đèn Cả những ngày giữa tuần cũng vậy Bãi Cháy, Hạ Long như xa lạ chẳng thân quen.
Chỉ còn cơn mưa sáng nay cuối mùa hạ cuối Còn như thấy những ngày xưa nơi ấy Chỉ còn thấy cơn mưa vẫn cũ Là không lạ lẫm cùng tôi… (31 – 7 – 2018)
8. Biển cồn cào sóng vỗ
Vũ Đan Thành
Biết là biển vẫn còn mơ
Thế nên sóng mãi lửng lơ dập dờn
Những khi từng lúc bồn chồn
Sóng anh sao cứ xô cồn cào thôi
Biển trào dâng ngập chơi vơi
Là khi em phía xa xôi xa vời
Biển làm tiếng sóng thay lời
Nói yêu nhau vẫn rối bời lời yêu. .
Sóng xanh chẳng biết mỹ miều
Chỉ xô bờ cát liêu xiêu mãi hoài
Có bao giờ sóng mệt nhoài
Có bao giờ sóng nhớ ai thế này. .
Biển là biển biếc chiều nay
Cơn mưa cứ muốn gợn bay thử lòng
Cồn cào từng đợt nhớ mong
Vỗ về em đó mênh mông bến bờ…
. 9. Bãi Cháy
Vũ Đan Thành
Gần chục năm trời quay lại
Nhận ra được mỗi cơn mưa
Bãi xưa ngập tràn đô thị
Trảng dài cát trắng còn đâu.
Chỉ còn cơn mưa là cũ
Biển kia sóng đã bạc đầu
Những ngả đường ven đồi vắng
Nhà cao tầng vút lên cao. .
Một vùng bãi biển nao nao
Ngả dài gọi tên Bãi Cháy
Ngày xưa cát trắng mê hồn
Biển giờ đã thành chật chội. .
Mường Thanh, Sunshine, Vingroup
FLC – hàng ngang biệt thự
Làm cho biển hóa hoang tàn
Không còn con sò, nghêu, ốc. .
Con ngao, con ngán trốn đâu
Nước xanh dù vẫn một màu
Dưới chân biển là nhân tạo
Hàng dừa gầy guộc leo teo.
Biển xưa chập chờn trắng xóa
Giờ bê tông hóa tầng cao
Ánh đèn đêm đêm chói lóa
Khơi xa vật vã từng hồi.
Bước chân con đường chật chội
Chẳng còn tiếng sóng xôn xao
Đu quay, cáp treo, tàu lượn
Vui chơi náo nhiệt quay cuồng.
Nếu một ngày rồi biển động
Những con sóng cả… rùng mình…
(Bãi Cháy – một bãi tắm nổi tiếng bên bờ Vịnh Hạ Long đã thay đổi thành một khu vui chơi khá sầm uất giờ đây)
Cùng chia sẻ bài viết này
Anh Sẽ Về – Những Bài Thơ Hay Về Quảng Trị
Quảng Trị nơi được coi là vùng đất lửa chịu nhiều đau thương mất mát của 2 cuộc chiến tranh tàn phá ghê gớm của bọn thực dân. Thế nhưng, từ trong nỗi đau mất mát ấy cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã đồng cam cộng khổ vượt lên mang lại cái thơm cái ngọt ngào với những lời thơ, ca từ làm mật ngọt cho đời. Tuyển tập những bài thơ hay về Quảng Trị sẽ mang đến cho mọi người nhiều cảm xúc, hãy vừa đọc vừa cảm nhận và tự hào khi trong mình mang dòng máu ” Quảng Trị anh hùng”.
Bài thơ anh sẽ về là một bài thơ được sáng tác bởi tác giả Lê Trung Sơn, là bài thơ hay trong tuyển tập những bài thơ hay nhất về Quảng Trị do nhóm admin sưu tầm.
Anh sẽ về Quảng Trị quê ta Dẫu không phải sinh ra từ đó Tuổi hai mươi đã một thời gian khó Cảnh đói, nghèo, đạn nổ bom rơi
Nhớ quê mình anh sẽ phải về thôi Nhớ biển xanh, nhớ con thuyền, bến cá Nhớ cánh buồm xa khơi lộng gió Nhớ bạt ngàn cát trắng, dương xanh
Em có về Quảng Trị cùng anh Đến Vĩnh Linh tiêu chè xanh bát ngát Ra Cửa Tùng sẽ cùng nhau tắm mát Ngắm chiếc cầu mới bắc qua sông
Đến nơi này em thấy có tuyệt không Cảng Cửa Việt xưa nhấn chìm tàu Mĩ Mà hôm nay đông vui như thành thị Bãi tắm dài san sát những Hotel
Anh sẽ về Quảng Trị cùng em Qua Triệu Phong ghé vào thăm Thành Cổ Thắp nén nhang cho người nằm dưới cỏ Đứng lặng nhìn, nước mắt ngỡ trời mưa.
Thạch Hãn giờ dòng chảy vẫn như xưa Hỏi bạn tôi có còn nguyên đáy nước Thả nến, thả hoa có ai nhận được Vết đạn bom thù nhức nhối con tim
Về Đông Hà, đến thị trấn Gio Linh Ngẫm tương lai dáng đi thành phố mới Cầu Hiền Lương bốn mùa nghe gió thổi Vẫn thì thầm lời sóng gọi bên tai
Anh sẽ về Quảng Trị cùng em Ăn mắm ruốc, nấu cơm khoai lẫn đỗ Biển và cát ngàn đời nay còn đó Nếu không về, anh chẳng nỡ đâu em..
(Anh sẽ về – Lê Trung Sơn)
Loading…
Bạn đang xem bài viết Các Bài Viết Về Thành Cổ Quảng Trị trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!