Xem Nhiều 3/2023 #️ Cảm Nhận Bài Thơ “Con Cò” Của Chế Lan Viên # Top 7 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cảm Nhận Bài Thơ “Con Cò” Của Chế Lan Viên # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nhận Bài Thơ “Con Cò” Của Chế Lan Viên mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn nhất của nền thơ việt Nam thế kỉ XX. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý. “Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa” Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng. Phong cách thơ ấy được thể hiện rõ nét trong bài thơ Con cò, viết năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967). Đây là một trong những bài thơ hay và độc đáo của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người.

Tình mẹ con thiêng liêng gần gũi đối với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc họa, mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm một tiếng nói mới,độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài này bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ngợi ca tình mẹ, lời ru của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

Mở đầu bài thơ, tác giả làm hiện lên hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu:

Đúng là đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là “con cò”, “con vạc”. Thế nhưng, ngay từ giấc ngủ đầu nôi, người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bàng lời ru dịu dàng, nồng ấm. Điệp từ “con cò” được nhắc đi, nhắc lại ở câu bốn đến câu tám của khổ thơ đầu như một điệp khúc ngân nga, nhịp nhàng. Người đọc cảm nhận được trong thơ có nhạc. Nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể, tả của mẹ về hình ảnh cò trong dân gian cho con nghe. Hình ảnh “con cò bay la, bay lả”, từ “cổng phủ” cho đến “Đồng Đặng” miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương, .trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam.

Trong lời ru của mẹ, còn như có cả sắc trời, đất nước, quê hương: “thấm hơi xuân”. Hơi xuân không chỉ là cái không khí mùa xuân, cái vẻ đẹp của đất trời thiêng liêng mà đó còn là tình cảm dịu êm, tha thiết,ngọt ngào, là cái tươi mát sáng trong từ những điệu ru của mẹ dành cho con. Mẹ muốn con được hưởng trọn vẹn sự ngọt ngào, yên ấm của tuổi thơ. Lời ru của mẹ như hơi xuân ấm áp, tốt lành.

Hình ảnh cò “xa tổ”, cò “ăn đêm”, sợ gặp “cành mềm”, sợ bị “xáo măng” gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồị trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ phía trước. Phải chăng, tác giả muốn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vât vả gian truân trong cuộc mưu sinh đê nuôi con âm thâm, khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang chực chờ. Mặc dù người mẹ biết con minh còn quá bé bỏng trước cuộc đời. Nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, đất nước, hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con.

Qua lời ru thắm thiết nghĩa tình của mẹ, hình ảnh “con cò” đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người của những lời ru, của ca dao dân ca,qua đó là cả điệu hồn dân tộc và nhân dân. Ở tuổi nằm nôi, đứa trẻ chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu nội dung ý nghĩa của những lời ru nhưng chúng cảm nhận được sự vỗ về, âu yếm trong âm điệu ngọt ngào, êm dịu. Chúng đón nhận tình yêu thương, che chở của người mẹ bằng trực giác. Đoạn thơ thứ nhất khép lại bằng hình ảnh rất đáng yêu: “Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân”.

Từ con cò trong ca dao đi đến con cò của lòng mẹ, một lần nữa, cánh cò lại hóa thân. Cánh cò đã trở thành người bạn tuổi ấu thơ, theo cùng con người trên mỗi chặng đường đi tới, thành bạn đồng hành của con người trong suốt cuộc đời:

Khổ thơ thứ hai có thể chia làm ba giai đoạn, tựu chung lại vẫn là ý nghĩa của hình ảnh cò gắn bó mật thiết và trở nên người bạn đồng hành đối với cuộc đời con trẻ từ lúc ấu thơ cho đến khi trường thành.

“Ngủ yên, ngủ yên, ngủ yênCho cò trắng đến làm quenCò đứng ở quanh nôiRồi cò vào trong tổCon ngủ yên thì cò cũng ngủCánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”

Đoạn thơ nói đến mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu. Cò “đứng ở quanh nôi”, rồi cò “vào trong tổ”; còn có ngủ thì cò mới ngủ. Hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị nữa. Mà đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Khi con lớn hơn một chút thì tình yêu mẹ dành cho con như thế nào?

Đoạn thứ hai là hình ảnh đồng hành cùa người mẹ với con mình trong thời niên thiếu:

Mai khôn lớn, con theo cò đi họcCánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Buổi ban đâu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của mẹ. Thế nhưng, người mẹ sẽ không dìu dắt con mãi mãi, mà theo năm tháng, mẹ tập cho con tự bước đi trên đôi chân chính mình.

Có thể thấy: ban đầu, thì cò dắt con đi học. Nhưng dần dà, cánh trắng cò chỉ bay theo gót chân con. Khi con đến giai đoạn niên thiếu, tình thương của mẹ dành cho con đã có cách thể hiện khác. Mẹ không còn nâng niu con nữa, mà chỉ đồng hành bên con, dõi theo mỗi bước chân con. Mẹ muốn con tự đi trong cuộc đời bằng đôi chân cùa chính mình. Vì chỉ có thế, bước chân con mới vững chãi, không sợ bị vấp ngã. Ta cảm nhận được tình mẹ vừa sâu sắc, lại vừa phong phú, cách thể hiện đa dạng. Một lần nữa, ta hiểu thêm về mẹ, chợt nhận hối hận ra ta cũng đã có lúc hiểu lầm về mẹ.

Đoạn thứ ba nói lên hình ảnh cò – hình ảnh mẹ đã đi vào tiềm thức, hóa nên tâm hồn phong phú cho con người khi trường thành:

Cho dù lúc trường thành con có làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì hình ảnh mẹ luôn là nguồn cảm xúc dạt dào, là chất xúc tác giúp con thành công hơn trên bước đường công danh sự nghiệp. Hình ảnh thân thương cùa mẹ trở nên ý nghĩa lớn lao vói cuộc đời mỗi người.

Khổ thơ thứ ba thật giản dị mà lại gây nên xúc động với người đọc bởi lời mẹ chân tình, tha thiết:

Phải chăng đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ có con cái đã trưởng thành, có khung trời và lối đi riêng? Cho dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn lấ bến bờ, là điểm tựa cho con bởi:” con dù lớn vẫn là con cùa mẹ”. Thế nên “đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Có biết bao nhiêu thứ tỉnh cảm trên đời, nhưng có tình nào bao la, sâu sắc và vô tận như tình mẹ dành cho ta.

Bài thơ được mở đầu bằng những câu hát ru và kết lại cũng bằng lời ru “à ơi”. Một con cò thôi, con cò mẹ hát, cũng là cuộc đời vỗ cánh qua nôi. Lời ru đến lúc này sao thắm đượm quá đỗi tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ. Lại một lần nữa các cụm từ:”ngủ đi”, “cánh cò, cánh vạc”, “nôi” được nhắc lại nhằm gợi về ki niệm tuổi thơ, nhắc nhớ về giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người.

Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về tình mẹ con. Ông đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt. Với bài thơ “Con Cò” của Chế Lan Viên, ta như đựợc trải nghiệm và hiểu thêm một cách sâu sắc về ý nghĩa cùa tình mẹ trong cuộc đời của mỗi con người.

Bài thơ “Con cò” đậm đà chất liệu dân ca. Từ ngữ liệu ngôn ngữ, hình ảnh thơ cho đến lời thơ đều thiết tha, bổi hổi bồi hồi. Hình ảnh con cò gợi nhớ đến những hình ảnh rất quen thuộc của ca dao thuở nào, với giai điệu lời ru ngọt ngào, đằm thắm. Bên cạnh đó, bài thơ có những hình ảnh mang ý nghĩa đúc kết sâu sắc và có tính triết lí, tạo nên chiều sâu cảm xúc thơ:

“Con dù lớn vẫn là con của mẹĐi hết đời,lòng mẹ vẫn theo con”.

Cảm Nhận Bài Thơ Xuân Hiểu

Cảm nhân bài thơ Xuân Hiểu của Trần Nhân Tông

Thủy khởi khải song phiBất tri xuân dĩ quyNhất song bạch hồ điệpPhách phách sấn hoa phi

(Trần Nhân Tông)

Trần Nhân Tông không những là một vị vua anh minh mà còn là người rất am hiểu thi luật, tâm hồn dạt dào rung cảm. Hơn 700 năm đã qua vần thơ như tiếng vọng thần kì của sông núi thiêng liêng. Hiện nay thơ của nhà vua còn lại không nhiều, chỉ có bài phú nôm“Cư trần lạc đạo phú” và vài chục bài thơ bằng chữ Hán. Trong đó hay nhất là những bài thơ viết vẻ mùa xuân. Xuân hiểu (Buổi sớm mùa xuân) là bài thơ xuân cổ tuyệt bút. 

“Buổi sớm mùa xuânNgủ dậy ngỏ song mâyXuân về vẫn chửa haySong song đôi bướm trắngPhất phới sấn hoa bay”.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Mùa xuân là mùa của giao cảm giữa đất trời và lòng người. Nguyễn Trãi cũng đã một lần bỡ ngỡ, hân loan trước đất trời trong màu xuân thắm thiết:

“Cỏ xuân như khói bến xuân tươiLại có mưa xuân nước vỗ trời”.

(Bến đò xuân đầu trại)

Xuân đã đến từ tối hôm qua mà thi nhân chẳng hay. Sớm nay ngủ dậy muộn, vừa mở cửa sổ ra xem. Mới biết là xuân đã về. Thi nhân biết bao ngỡ ngàng, ngạc nhiên và xúc động:

“Ngủ dậy ngỏ song mâyXuân về vẫn chửa hay”.

Đằng sau nội dung thông báo “xuân về vẫn chửa hay” hé lộ cho ta biết nhà thơ đang sống giữa những tháng ngày yên vui trong khung cảnh đất nước thanh bình. Giọng điệu khoan thai của vần thơ cũng là nhịp điệu ung dung của cuộc sống nhàn nhã sau khi đã đánh thắng lũ giặc phương Bắc. Gặp lại mùa xuân như gặp lại bạn cố tri vậy. Phải là người yêu thiên nhuên, mến cảnh đẹp, Trần Nhân Tông mới “ngủ dậy” đã “ngỏ song mây”.

Đâu phải thi nhân hướng về ngoại cảnh mà cảnh đã vốn trong tâm người rồi, chỉ cần mở mắt là bắt gặp. Từng phút từng giây, cảnh vật chuyển dịch theo vòng tuân hoàn của vũ trụ, chỉ có lòng người là an tịnh tại tâm. Thế nên, qua hai câu thơ thi nhân ngỡ ngàng về sự chậm trễ của mình. Mới hay, Trần Nhân Tông sống hết mình trong từng khoảnh khắc, vô vi nhưng thức ngộ từng sát-na đang trôi đi, tĩnh mà lại động, có mà như không có, vội vàng mà lại điềm nhiên trong u tịch thời gian.

Thi nhân đã nhìn dòng thời gian đang chuyển luân bằng cái tâm của Phật. Cảnh động mà tâm không động. Tâm như không động nhưng đang chuyển dịch mãnh liệt. Bởi thế, cái thần của bài thơ, cái hồn của vần thơ được cô động ở hai câu tiếp theo. Nhà thơ thật trẻ trung và hồn nhiên khi nhìn thấy ngoại cảnh, lòng đến xao xuyến, rung động.

“Nhất song bạch hồ điệpPhách phách sấn hoa phi”

(Song song đôi bướm trắngPhất phới sấn hoa bay)

Xuân về trăm hoa đua nở, phô sắc khoe hương. Nói đến hoa phải nói đến ong bướm. Hai nét vẽ gợi cảm, sống động đặc tả tín hiệu mùa xuân, vẻ đẹp thơ mộng mùa xuân. Hoa xuân như phô sắc khoe hương đợi chờ. Hoa không được đặc tả, ý như chưa cần phô trương cũng đã đủ làm con người ta rạo rực trước hương xuân đang đến. Bướm trắng một đôi, bay “sấn ” tới, đi tháng tới. xông tới khóm hoa… “Phách phách” là từ láy, gợi tả nhịp cảnh vồ rối rít của đôi cánh bướm. Chữ ”sấn” là nhãn tự diễn tả thật sinh động và tế nhị vẻ đẹp nên thơ, sức sống mãnh liệt của thiên nhiên tạo vật buổi xuân về. Bằng cái nhìn non tơ, thi nhân đã cảm và miêu tả một cách thi vị, đáng yêu cái sắc xuân, xuân tinh mơn mởn qua cánh bướm đang rối rít bay sấn tới những đoá hoa xuân.

Nghê thuật miêu tả tinh tế và điêu luyện. Trên nền hoa xuân rực rỡ muôn hồng nghìn tía nổi lên một đôi bươm bướm trắng. Trên gam màu rực rỡ, lộng lẫy là hai điểm trắng, gợi lên sự thanh khiết, trang nhã, thanh tân. Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình, cho thấy con người và thiên nhiên giao hòa, công hưởng.

Câu thơ của Trần Nhân Tông đẹp như bức tranh xuân bằng thuốc nước của một danh họa. Màu trắng của cánh bướm nổi bật trên màu hoa là nghệ thuật “điểm nhấn” trong thi pháp cổ. Nó làm ta liên tưởng đến những vần thơ cổ tuyệt bút:

 “Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc,Một hàng cò trắng vút trời xanh “(Thơ Đỗ Phủ – Tản Đà dịch)

 “Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa”(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Thiên nhiên trong thơ Trần Nhân Tông đậm đà màu sắc đồng quê. Có khóm liễu xanh cùng tiếng chim hót: “Chim hót véo von liễu nở đầy – Thềm hoa chiều ảnh bóng ‘mây bay” (Cảnh mùa xuân) có cánh cò trên đồng lúa và âm vang tiếng sáo của mục đồng; “Theo lời kèn mục trâu vé hết – Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” (Thiên Trường vãn vọng ). Có ánh trăng lung linh trên chùm hoa mộc ngậm sương khuya:

“Bên song đèn rụng, sách đẩy giường,Khi lạnh, đêm thu, đươm gioi sương.Thức dậy tiếng chày đá lặng ngắt,Trên chùm hoa mộc, nguyệt lổng gương ”( Nguyệt – thơ dịch)

Đó là những vẩn thơ cảm hứng trữ tình đặc sắc biểu lộ một hồn thơ tràn đầy tình yêu thiên nhiên, yêu tạo vật và yêu đời tha thiết.

Đến đây, ta chợt giật mình, hai con bướm trắng có thật là hai con bướm trắng hay đó chỉ là ảo ảnh, là tâm cảnh mà thôi. Rõ ràng, trong câu thơ “Nhất song bạch hồ điệp” (một đôi bướm trắng) đang hướng đến khóm hoa, cánh bướm phất phới trong không trung. Thế nhưng, bởi thi nhân đã nhắc đến mùa xuân mà trong lòng đã hiện hình cánh bướm vậy. Bởi quá rộn ràng mà chỉ trong khoảnh khắc, mùa xuân đã tràn ngập ở trong lòng. Cánh bướm tượng trưng cho sự mờ ảo, là bóng hồn bay lên hòa nhập vào đại vũ trụ hoan ca. Thể như lão Trang Tử một ngày  nọ nhìn cánh bướm nà không thể biết mình là bướm hay bướm là mình vậy.

Xuân hiếu là một bài thơ xuân tuyệt hay. Cảnh xuân và tình xuân hoà quyện. Nghệ thuật miêu tả chấm phá, Mỗi đường nét, mỗi màu sắc của hoa, của bướm rất tươi tắn, nhẹ nhàng và thanh thoát. Tả cảnh xuân chớm đến cũng là ngợi ca vẻ đẹp đất nước thanh bình. Yêu mùa xuân cũng là yêu quê hương đất nước. Tâm hồn ông vua – thi sĩ trẻ và đẹp mãi với mùa xuân, với giang sơn Đại Việt. Mà có lẽ, những vị vua trước đây cũng như sau này, do quá mải mê danh vọng, quyền hành, hoặc bỏ bê việc nước chỉ để ăn chơi sa đọa, đua đòi hoa thơm của lạ, xây dựng nhiều cung điện, đền đài để thoả thích “đi chơi ngắm cảnh đẹp”.

Thơ là sự giãi bày, là tiếng nói đồng điệu trong không gian và thời gian. Bài thơ Xuân Hiể́u, viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã đi suốt một hành trình trên 7 thế kỷ. Đọc nó, ta cảm thấy tâm hồn mình như được hòa nhập, gần gũi với người xưa hơn.

Cảm Nhận Bài Thơ Sang Thu

Cũng như mùa xuân, mùa thu đã trở thành đề tài muôn thuở của thi ca Việt Nam. Có rất nhiều nhà thơ viết về mùa thu Việt Nam và mỗi người đều có một cảm nhận riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của mình. Với Nguyễn Khuyến mùa thu là bầu trời thu xanh ngắt, ngõ trúc quanh co… Với Xuân Diệu mùa thu là dáng liễu buồn, là màu áo mơ phai… Với Lưu Trọng Lư mùa thu là “Con nai vàng ngơ ngác/đạp trên lá vàng khô”. Và Hữu Thỉnh, một nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ đã góp vào tuyển tập những bài thơ thu Việt Nam một ấn tượng mới mẻ về mùa thu qua bài thơ “Sang thu”. Bài thơ đã đem lại cho người đọc cảm xúc nhẹ nhàng, bâng khuâng trước sự biến chuyển nhẹ nhàng của đất trời lúc giao mùa hạ – thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ qua sự cảm nhận tinh tế của tác giả.

Bài thơ chỉ có 12 câu thơ năm chữ nhưng đã miêu tả một cách tinh tế sự biến chuyển nhẹ nhàng, giao cảm của đất trời lúc giao mùa hạ thu. Nếu như trong thơ của Xuân Diệu, tín hiệu bắt đầu là màu sắc “mơ phai” của lá vàng:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.”

Thì tín hiệu bắt đầu mùa thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh lại là hương ổi chín trong làn gió se se lạnh:

Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ phát hiện ra nhờ tín hiệu của sự chuyển mùa là làn gió se nhè nhẹ mang theo hương ổi chín lan vào không gian, một mùi hương đặc biệt của mùa thu ở nông thôn Việt Nam. Hữu Thỉnh đã mang đến cho người đọc một cảm giác bất ngờ ngay dòng thơ đầu tiên. “Bỗng” là bất chợt có pha chút ngỡ ngàng. Một mùi hương vốn dĩ quen thuộc mà có lúc nào đó bị bỏ quên đã bắt đầu trở về khi chớm sang thu để người đọc có cảm giác tưởng lạ mà quen. Hương vị thân thuộc của làng quê.

Từ “phả” có nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra thành luồng, nhà thơ không tả mà chỉ gợi cho người đọc sự liên tưởng về màu vàng và hương thơm lừng tỏa ra từ những trái ổi chín nơi vườn quê Bắc Bộ. Làn gió se, nhẹ, khô và hơi lạnh của mùa thu càng làm cho hương ổi thêm nồng nàn. Mùi hương ổi chín vốn quen thuộc với người Việt nam nhưng lại xa lạ với thơ ca đã được tác giả đưa vào thơ hết sức tự nhiên. Và cũng từ đây một loạt hình ảnh quen mà lạ đã xuất hiện trong bài thơ để tạo nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ, trong sáng kì lạ. Sự kết hợp hài hòa giữa “động” và “tĩnh”, “mạnh” và “nhẹ” tạo cho câu thơ nhiều cung bậc như cảm xúc của nhà thơ lúc giao mùa.

Sau làn gió se lạnh mang theo hương ổi chín là làn sương mỏng giăng mắc, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

“Sương chùng chình qua ngõ

Hai chữ “chùng chình” đã diễn tả rất nên thơ bước đi chầm chậm khi trở về của mùa thu. Và rõ ràng sự có mặt của hương ổi chín và làn sương mỏng đã khiến tác giả ngỡ ngàng, bâng khuâng khi nhận ra mùa thu đã về. Nếu như từ “bỗng” bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên của tác giả khi mùa thu về thì từ “hình như” lại thể hiện sự phỏng đoán một cách mơ hồ của tác giả. Và để cảm nhận được bức tranh đẹp đẽ đó, tác giả đã huy động tất cả các giác quan và cả sự rung động tinh tế của mình.

“Sông được lúc dềnh dàng

Nét độc đáo của bài thơ sự chuyển đổi tầm nhìn từ trong vườn ra ngoài ngõ rồi mở rộng ra không gian bao la bên ngoài với sông với bầu trời bao la và khép lại sự nghiền ngẫm giá trị sống trong cõi đời. Tất cả các sự vật được tác giả lựa chọn để miêu tả cảnh đất trời sang thu đều ở trạng thái ngập ngừng. Dòng sông dường như cố ý trôi một cách chậm chạp, thanh thản, nhẹ nhàng gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh mùa thu. Những cánh chim đã bắt đầu vội vã bởi vì mùa thu đã về, nó phải gấp gáp làm tổ, tha mồi chuẩn bị cho mùa đông rét mướt hoặc bay về phương Nam tránh rét. Hai tốc độ trái chiều nhau giữa chậm và nhanh của hai hình ảnh trên là quy luật tự nhiên không đồng đều ở thời điểm giao thoa của muôn loài, muôn vật những đồng thời cũng diễn tả tâm trạng con người trước đổi thay của cuộc sống.

Nét chấm phá độc đáo trong bức tranh thơ gợi nhiều suy tưởng cho người đọc có lẽ ở hai câu thơ sau:

Mùa hạ, mùa thu là hai đầu bến và đám mây là nhịp cầu ô thước vắt qua. Nhịp cầu duyên dáng nối hai bờ thời gian. Đây là một hình ảnh thơ đầy sáng tạo và thú vị của Hữu Thỉnh. Nhà thơ đã lấy không gian để miêu tả thời gian. Do đó câu thơ diễn tả cảm giác lúc giao mùa tinh tế, sống động hơn và hình ảnh hơn. Ẩn sau hình ảnh thơ ấy, nếu tinh tế người đọc sẽ cảm nhận một thoáng bâng khuâng trong tâm trạng nhà thơ. Âm điệu hai câu thơ có phần trầm lắng trong cảm xúc nhè nhẹ mà sâu lắng. Bài thơ viết năm 1977, hai năm sau chiến tranh chống Mỹ kết thúc. Là một người lính trở về cuộc sống đời thường, cảm nhận giây phút chuyển mùa ấy, có thể bất giác Hữu Thỉnh nghĩ về những đồng đội của mình đã an nghỉ mãi mãi giữa tuổi thanh xuân mang theo cả những ước mơ khát vọng cháy bỏng “đám mây mùa hạ” cống hiến cho quê hương, Tổ quốc. Có chút gì đó nuối tiếc, có chút gì đó vấn vương, hồi tưởng như đám mây hạ nhè nhẹ trôi qua bầu trời rồi ngập ngừng nên câu thơ “vắt nửa mình sang thu” không chỉ miêu tả hình ảnh thiên nhiên vào thu mà còn lắng đọng lòng người nỗi ưu tư, trăn trở.

Nắng, mưa, sấm, chớp là những hiện tượng thiên nhiên cũng được nhà thơ nhắc đến trong thời điểm giao mùa này.

Trên hàng cây đứng tuổi.”

Mùa thu đến nhưng mùa hạ chưa đi nên vẫn còn bao nhiêu nắng. Cái nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng cũng đã bắt đầu nhạt dần. Và trong thời điểm giao mùa này, những cơn mưa rào mùa hạ thường hay ào ạt, bất ngờ cũng vơi dần đi. Theo đó, những tiếng sấm bất ngờ thường gắn với cơn mưa mùa hạ cũng ít đi và nó không còn làm cho những hàng cây xanh cổ thụ giật mình nữa. Những thi liệu như “nắng, sấm, mưa” là những hình ảnh đặc trưng của mùa hạ nhưng độ gay gắt của mùa hạ đang chuyển hóa thành dịu êm. Đây là dấu hiệu của mùa thu và sự phân hóa giữa hai bờ ranh giới hạ – thu cũng thật là mong manh. Người ta chỉ có thể xác định được bằng sự nhạy cảm của giác quan. Làm sao có thể đong đếm đầy vơi, nhiều ít, mau thưa? Người ta chỉ có thể ước lượng trong hồn mình mà thôi.

Âm điệu khổ thơ trở nên trầm lắng suy tư. Có “đầy” thì có “vơi”, có “còn” thì có “hết”, có “nắng” thì có “mưa”. Đó là quy luật của tự nhiên, của cuộc đời. Chính vì thế con người phải tiếp nhận một cách an nhiên. Trong hai câu cuối của bài thơ, hình ảnh hàng cây đứng tuổi giống như một chứng nhân đang quan sát và lắng nghe sự chuyển mình của vạn vật xung quanh nó và hình ảnh này cũng là những suy ngẫm mà tác giả muốn gởi gắm trong bài thơ. Tiếng sấm chính là những vang động bất thường của ngoại cảnh, hàng cây đứng tuổi là hình ảnh những người đã từng trải. Khi con người đã từng trải, đã đi qua mùa going bão thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Có đặt hai câu thơ trong hoàn cảnh đất nước ta những năm đầy khó khăn thử thách thì mới thấy hết được ý nghĩa của hai câu kết. Nó khẳng định bản lĩnh cứng cỏi sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.

Tóm lại, bằng các hình ảnh giàu sức biểu cảm và sự cảm nhận tinh tế, bài thơ “Sang thu” đã miêu tả thành công sự biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời lúc cuối hạ sang đầu thu và qua hình ảnh thiên nhiên nhà thơ đã gửi gắm những suy ngẫm của mình về cuộc đời. Bài thơ “Sang thu” đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước quê hương trong tiết trời thu và khiến cho ta thêm yêu quý đất trời quê hương mình.

Cảm Nhận Về Bài Thơ Tây Tiến

Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến.

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến – Hình tượng người lính là một trong những cảm hứng quen thuộc của văn học trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Khi đó trong văn chương hình tượng trung tâm chính là người chiến sĩ yêu nước và bài thơ Tây Tiến chính là một trong số đó.

Bài thơ sáng tác vào năm 1948 tại Phù Lưu Chanh khi Quang Dũng đã chuyển đơn vị công tác, không còn tham gia vào đoàn quân Tây Tiến. Mặc dù tham gia vào đoàn quân Tây Tiến không lâu nhưng những kỷ niệm về đồng đội về núi rừng là nỗi nhớ da diết, không thể nào quên. Những người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh Hà Nội, chất anh hùng của họ mang theo những nét lãng mạn dù họ phải chịu những thiếu thốn, cơ cực. Rừng thiêng nước độc, nhiều khi những người lính chưa phải đối mặt với kẻ thù thì đã phải đối mặt với nhiều thứ ghê gớm không kém đó là đói rét, là căn bệnh sốt rét. Quãng Dũng đã không che giấu đi những sự thật đó mà phơi bày tất cả những thực tại đó để mọi người có thể hiểu được trong những chiến thắng thì cũng không ít những đau thương mất mát.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Chúng ta có thể thấy được mặc dù nhan đề bỏ đi từ “nhớ” nhưng ở ngay đầu bài thơ tác giả cũng đã nêu lên nỗi nhớ: “nhớ chơi vơi”. Một nỗi nhớ không thể hình dung, cân đo đong đếm đươc. Mà cái đầu tiên Quang Dũng nhớ về đó không phải những kỷ niệm gắn với con người mà là rừng núi. Rừng núi nới trước kia tác giả với đồng đội đã cùng nhau trải qua những ngày chung sống, chiến đấu, chịu biết bao gian khổ mà trước đó Quang Dũng, một chàng trai của đất Thăng Long – Hà Nội hào hoa phong nhã, chưa bao giờ nếm trải. Chính vì thế nỗi nhớ về miền Tây càng thêm da diết, những ấn tượng về nó càng thêm sâu sắc:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Tác giả đã kể ra từng chi tiết, hình ảnh gắn với từng địa danh cụ thể. Qua đó cho thấy ấn tượng sâu sắc đến nỗi tác giả có thể nhớ như in từng địa danh, từng kỷ niệm nơi đoàn quân Tây Tiến đã đi qua. Bên cạnh đó còn cho thấy địa thế hiểm trở, heo hút của miền Tây có dốc núi, cao “ngàn thước”, “heo hút cồn mây”. Không dừng lại ở đó Quang Dũng còn tiếp tục đưa ra những mối đe dọa về sức khỏe cũng như tính mạng của người lính Tây Tiến đó là “oai linh thác gầm thét”, “cọp trêu người”.

Bài thơ còn gáp phần khắc họa nên bức tượng đài vĩ đại về người lính trong nét bi tráng riêng biệt. Những người lính trong đoàn quân Tây Tiến hiện lên với những nét gân guốc, khác lạ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm”

Từ những nét khắc họa ấy đã trở thành minh chứng để tố cáo tội ác của chiến tranh, là minh chứng cho hoàn cảnh sống và chiến đấu khắc nghiệt. Tóc người lính không thể nào mọc được thậm chí còn rụng hết đi là do căn bệnh sốt rét hoành hàng, do không thể cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại thuốc men cần thiết. Sống trong thiếu thốn về lương thực, bệnh tình nên da dẻ người lính trở nên xanh xao, gầy gò, ốm yếu. Có chiến đấu thì dĩ nhiên sự hy sinh mất mát là không thể tránh khỏi. Quang Dũng đã không che giấu đi cái sự thật nghiệt ngã đó mà trái lại phơi bày ra trước mắt người đọc. Thậm chí tác giả còn nhắc đi nhắc lại và nhấn mạnh rất nhiều lần: “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, “thay chiếu anh về đất”, “hồn về Sầm Nứa”… Tấc cả đều cho thấy mặt trái của chiến tranh và những thanh niên đều biết trước kết cụ nghiệt ngã đó nhưng vẫn quyết tâm dứt áo ra đi vì lý tưởng. Họ ra đi “chẳng tiếc đời xanh” bởi khi họ gia nhập vào đoàn quân thì còn rất trẻ, mang theo trong mình những mộng ước, lãng mạn của tuổi trẻ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Mang theo âm hưởng lúc thì dữ dội, sôi nổi, khi lại trầm lắng, vang vọng, bài thơ đã mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Bài thơ Tây Tiến mang cả hai đặc trưng đó là cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng được thể hiện thông qua nỗi ngớ về thiên nhiên, con người của miền Tây, qua hình tượng người lính. Những hy sinh mất mát của những người lính để chúng ta có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và nền độc lập chủ quyền như ngày hôm nay.

Mai Du

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Thơ 20

Tác giả: Hoàng Thanh Tâm

Tháng mười một nắng vàng quanh lối cũ Tôi về trường lưu luyến kỷ niệm xưa Thầy cô xưa bây chừ đã già nua Còn mấy người đứng giảng bài giáo án.

BÀI THƠ: MỘT THƯỞ SÂN TRƯỜNG

Tác giả: Hoa Cúc Vàng Anh

Phượng già đứng gác bên sân trường, Đông về có mấy nhánh yêu thương. Đong đưa mời gọi người xa cách, Hãy trở về đây..gợi vấn vương!

BÀI THƠ: NGÀY HIẾN CHƯƠNG

Tác giả: Ho Nhu

Cũng là một kiếp nhân sinh Yêu thầy nhớ giữ cho mình thanh tao.

BÀI THƠ: ƠN THẦY

Tác giả: Diệp Thúy

Dạy dỗ đầu xanh chí phải bền Ơn thầy chẳng một phút nào quên Công dày mãi dặn lòng ghi khắc Nghĩa cả hoài nuôi dạ đáp đền Dẫu mệt chưa từng ngơi chấm điểm Tuy buồn đã cố vội dò tên Mơ về kỷ niệm nhiều năm trước Hỏi trống trường xưa vẫn giục rền?

BÀI THƠ: NHỚ THẦY

Tác giả: Phi Bằng

Đò đưa nước cạn phải gan bền Một thuở ơn thầy há dễ quên? Dẫu khổ vun trồng không hậu đáp Dù nan dạy bảo chớ tiên đền. Ân tình rộng lớn lòng ghi sổ Nghĩa cử cao dày dạ khắc tên … Đến cổng trường xưa giờ tĩnh lặng Còn đâu nữa trống điểm vang rền?

THƠ TẶNG THẦY CÔ

Tác giả: Cẩm Chi Châu

Viết tặng thày cô một bài thơ dang dở Viết nửa câu rồi vẫn trăn trở vào ra Định tặng thày cô dù chỉ một nhành hoa Cũng cảm thấy vui vì làm tròn chữ hiếu

BÀI THƠ TẶNG CÔ NHÂN NGÀY 20-11

Tác giả: Thu An

BÀI THƠ: NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN

Tác giả: Thu An

Ở nhà bao việc nhỏ to Cùng mẹ gánh vác cha lo từng ngày Dạy con học hành hăng sayChăm chỉ, ngoan ngoãn lời này khắc ghi.

THƠ TÔN VINH NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11

Tác giả: Ngô Đăng Hội

Người đi xa khắp muôn phương Nhớ ngày nhà giáo tìm đường về đây Thầy trò tay nắm bàn tay Bao nhiêu kỉ niệm đong đây cuộn dâng

Nay ngày xã hội tôn vinh Từng đoàn,từng tốp cựu sinh kéo về Bờ mi giọt lệ cận kề Bao nhiêu kí ước theo về hôm nay

Công việc đâu có khó khăn Hay là dấu ấn lộn lăn thương trường Dù rằng Nam- Bắc muôn phương Chúng em luôn nhớ mái trường, thầy cô.

THƠ TẶNG CÔ GIÁO VÙNG CAO

Tác giả: Bằng Giang

BÀI THƠ: MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Tác giả: Lê Hoàng Công

Mười tám năm trưởng thành từ đó Ai cũng lớn khôn có vợ con Nhưng trong tâm trí vẫn còn Thầy cô cha mẹ của con muôn đời.

THƠ THĂM LẠI TRƯỜNG XƯA

Tác giả: Hoàng Lan

Sân buồn quạnh vắng nắng lưa thưa Kỷ niệm thân thương ngỡ mới vừa Ký ức êm đềm như vẫy gọi Bên thềm ngắm lại mái trường xưa.

Theo chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Cảm Nhận Bài Thơ “Con Cò” Của Chế Lan Viên trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!