Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nhận Về Bài Thơ “Lượm” (3) mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lượm là bài thơ rất tiêu biểu cho thơ Tố Hữu trên nhiều phương diện, về mặt hình tượng, Lượm là một nhân vật nằm trong hệ thống những nhân vật trở đi trở lại nhiều lần trong các tác phẩm của ông, nhất là trong tập thơ Việt Bắc: những bà mẹ, người chị, anh bộ đội, đứa em,… nghĩa là hình ảnh một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Giọng kể, cách kể trung thực và sinh động trong một bài thơ bốn chữ với tiết tấu nhanh thích hợp với nhân vật được kể. Bố cục của bài thơ rõ ràng, mạch lạc: cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và nhân vật, chuyến đi liên lạc cuối cùng, sự hi sinh dũng cảm của em, kết thúc là những cảm nghĩ của nhà thơ về “con người không chết” ấy.
Hình tượng nhân vật Lượm, trong năm khổ thơ đầu nếu chuyển từ thơ ca sang kí hoạ miêu tả chân dung, ta thấy đó là một người có thật, từ trang phục đến dáng đi, cử chỉ, lời nói. Nhưng giá trị của bức tranh không chỉ dừng lại ở những nét vẽ ngoại hình. Hoặc nói khác đi, từ những đường nét có thật của ngoại hình, vẻ đẹp bên trong của em được bộc lộ. Đó mới là điều tạo nên ấn tượng sâu sắc với nhà thơ:
Giọng thơ dĩ nhiên là theo lời kể, một cách kể nhịp nhàng, về trang phục và dáng đi, cả nét người, khuôn mặt. Những từ “cái” đặt ở đầu câu tạo nên một cấu trúc hệ thống, vừa lặp lại vừa rất đáng ngạc nhiên hay là cảm giác ngạc nhiên trong sự lặp lại. Thích hợp với hệ thống ấy, là một loạt những tính từ, động từ chỉ vật (đồ vật) và chỉ người hoàn toàn bằng từ láy. Có những từ láy gần âm và gần nghĩa (giữa “thoăn thoắt” và “loắt choắt”) bổ sung cho nhau tạo ấn tượng về sự nhỏ bé và nhanh nhẹn, nhưng cũng có những từ láy mà cả âm và nghĩa đều khác xa nhau: “xinh xinh” với “nghênh nghênh” chẳng hạn: “xinh xinh” là vẻ đẹp tươi tắn, hồn nhiên (hoà hợp giữa trang phục với dáng người thấp nhỏ), còn “nghênh nghênh” tạo dáng một trẻ em mới lớn cả sức vóc và ý chí, mong muốn sớm tự khẳng định mình. Tính đồng bộ về sự ăn nhập ngoại hình phải đến câu tiếp theo “Ca lô đội lệch”, và chỉ chờ có thế là một niềm vui oà ra, cất cánh:
So sánh đã thay dần cho tả thực, một tính cách đã định hình. Nhà thơ không chỉ quan sát, nhìn ra mà là cảm thấy. Con đường mà em Lượm đang đi cứ lớn rộng dần ra, và là con đường rất đẹp (đường vàng). Hình ảnh con đường mang nhiều lớp nghĩa vừa chỉ hướng đi, vừa chỉ hướng dời. Đặt chân vào con đường ấy (con đường kháng chiến của toàn dân), em như bước vào ngày hội (“Mồm huýt sáo vang”). Nhịp thơ không chỉ thể hiện bước đi nhanh và ngắn như ở khổ hai mà dài hơn, xa hơn và thay cho “đi” là “nhảy”. Những điệp từ và từ láy không còn cũng vì lí do ấy. Sự lớn lên trong tâm hồn, trong tư tưởng ở em giống như một bước nhảy vọt trong khi về dáng dấp, hình hài vẫn là một đứa trẻ thơ. Chính sự không ăn khớp đến so le này đã tạo cho Lượm một vẻ đẹp riêng, vượt qua cái khác lạ hình thức bên ngoài (ngộ nghĩnh) có tính chất đơn lẻ, cá nhân mà vươn tới một vóc dáng tinh thần khác mang âm vang cái hào hùng có tính chất thời đại, có tính chất toàn dân. Chỉ có điều cái “khác thường” ấy thống nhất với cái bình thường. Đứa trẻ bình thường ấy đã rất hồn nhiên:
Có lẽ niềm vui lớn nhất cần được chia sẻ lúc này là niềm vui của con cá tung tăng được từ suối, ra sông, ra biển. Lượm đã là con của đất nước “con của vạn nhà” chứ không chỉ hạn hẹp là con của một nhà. Thơ không phân tích lí giải mà đơn giản chỉ giãi bày thì đó cũng là một dấu hiệu về sự hồn nhiên, hợp với tuổi nhỏ. Cũng như tâm lí thích làm người lớn, tập làm người lớn là biểu hiện của cái háo hức bên trong không giấu được của mình:
Một từ “đồng chí” mà náo nức, xôn xao. Đó là ngôn ngữ mà cũng là tiếng reo vang khi người ta có thể giã từ tuổi thơ để bước vào đội ngũ. Một thế giới mới lạ mở ra, cho dù dấu vết của tuổi thơ còn đó (cười híp mí, má đỏ bồ quân). Với nhà thơ, những kỉ niệm ấy làm sao có thể dễ dàng quên, quên đi lớp thiếu niên của nước Việt Nam độc lập, quên đi đứa cháu thật đáng tự hào và cũng rất đáng yêu của mình như thế? Trong hành trang của nhà thơ, hình tượng bé Lượm là một sự cổ vũ lớn, có một vị trí không gì thay thế được.
Giá như Lượm không mất thì chưa chắc Tố Hữu đã có được bài thơ cảm động này. Thì ra, sự ác liệt của chiến tranh đã không loại trừ một ai kể cả những em nhỏ chưa kịp thành người lớn. Lượm tự nguyện bước vào cuộc đời chiến đấu và chấp nhận hi sinh, dũng cảm hi sinh. Hình ảnh ấy đã trở nên một thứ tượng đài bất tử. Đoạn thơ nói về cái chết anh dũng của em bắt dầu từ câu: “Ra thế – Lượm ơi!”.
Một câu thơ tưởng như đơn giản vậy thôi mà hội đủ ba tính chất: nhất quán, cao trào và đột biến. Nói nhất quán vì đây là một bài thơ kết hợp hai yếu tố trữ tinh và tự sự. Tự sự là mạch nối, còn mạch chìm là cảm xúc của nhà thơ. Nói cao trào vì đây là những nỗi niềm của nhà thơ dâng lên cực điểm. Còn nói đột biến vì dòng cảm xúc từ yêu thương, phấn khởi đã thành đột ngột, hụt hẫng, đau đớn, rụng rời. Câu thơ tự nó vỡ ra thành hai nhịp, tự nó cắt rời với những khoảng trống xót xa. “Ra thế” thuộc về câu chuyện chú bé hi sinh, còn “Lượm ơi!” là tiếng khóc thầm thì bật lên thành nức nở? “Ra thế” thuộc về khách quan, còn “Lượm ơi!” thuộc về chủ quan, về nỗi đau của trái tim nhà thơ như viên đạn bắn vào. Từ cảm xúc tức thời ấy mà câu chuyện trong cái kênh “tin nhà” kia được kể lại, tất nhiên là trong tưởng tượng mà nhà thơ có thể hình dung:
Chuyển thư từ, mệnh lệnh là nhiệm vụ hằng ngày của những em bé “liên lạc” như Lượm thì có gì phải kể? Nhưng mà không. Yếu tố tự sự của lời kể bỗng nhiên có ý nghĩa khi nó kết hợp làm một với yếu tố trữ tình, thông qua yếu tố trữ tình. Yếu tố trữ tình ở đây thể hiện trong việc sử dụng một thứ thời gian không xác định “Một hôm nào đó – Như bao hôm nào”. Có một cái gì thật mơ hồ, một phần có lẽ vì trong chiến tranh người ta không nhớ được thật cụ thể (ngày, giờ), một phần diễn tả đúng được tính cách vô tư của Lượm. Em có biết đâu đấy là ngày định mệnh của mình. Khổ thơ chuẩn bị cho cái chết của nhân vật ở đoạn sau. Cái chết đang đến gần mà Lượm không biết, nhưng người kể thì đâu có vô tâm. Chính với ý thức ấy mà nhà thơ thay đổi đại từ xưng gọi, những đại từ đơn: cháu, chú bé, Lượm… bằng một đại từ ghép: chú đồng chí nhỏ. Cách gọi tên trang trọng này tương ứng với hành động, với sự kiện hi sinh. Vị trí của người kể chuyện khi thì hoà nhập vào nhân vật được kể, khi thì tách ra với cự li cần có để đảm bảo tính khách quan của việc trần thuật:
Đối mặt với cái chết mà Lượm không hề nghĩ đến nó mặc dù nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Vì yêu cầu của nhiệm vụ, Lượm đã vượt lên tất cả, đó là trường hợp tác giả đã hoá thân vào nhân vật cua mình. Còn khổ thơ sau đó, ông trở lại vị trí của người quan sát:
Tách nhà thơ ra khỏi nhân vật được kể trong thơ, nhưng thi sĩ đã tạo nên một sự hoà nhập mới giữa nhân vật trẻ thơ của mình với đồng quê, ruộng lúa, những gì thật gần gũi, thân thuộc với trẻ thơ. Chất biểu cảm trữ tình trong thơ tự sự toả ra theo một cách riêng từ phía ấy. Và chính nó làm cho người theo dõi lo lắng đến thắt lòng. Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh ở nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm hoạ bao vây. Bởi vậy, khi cái chết ập đến, câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: “Thôi rồi, Lượm ơi!” chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết?
Nhưng sự thực đau xót “Một dòng máu tươi” lại không thể không tin. Chỉ có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.
Đoạn thứ ba của bài bắt đầu bằng một câu thơ đặc biệt: “Lượm ơi, còn không?”. Đặc biệt vì lẽ thứ nhất: nó tách ra thành một dòng riêng, không ăn nhập với khổ nào. Và lẽ thứ hai: không tự sự, cũng không trữ tình, nó khái quát triết học về lẽ còn mất, trước một cao cả nhân sinh. Để sau đó, hai khổ tiếp theo như một luận chứng tâm hồn: Lượm không bao giờ mất đi trong niềm mến yêu, nhớ tiếc. Lượm vẫn sống trong lòng đồng chí, đồng bào. Cấu trúc trùng điệp (hai khổ kết lặp lại hai khổ đầu của bài thơ) như một âm vang bất tử. Nó vừa là câu hỏi, vừa là những hồi âm. Sự hô ứng trong bài thơ này dễ tạo nên ở người đọc sự tri âm, đồng điệu.
Về nghệ thuật bài thơ, Tố Hữu đã bắc được một cái cầu nối với bạn đọc nhỏ tuổi bằng thể thơ bốn chữ thật trong trẻo, hồn nhiên như bà kể cho cháu, mẹ kể cho con. Cách kể cũng không một chiều, đơn điệu. Tuy vẫn sử dụng cấu trúc đường thẳng, lấy trục thời gian làm điểm tựa nhưng khi trực tiếp (đoạn một), lúc gián tiếp (đoạn hai), kết hợp giữa miêu tả (đoạn một, đoạn hai) với độc thoại (đoạn ba). Tính sinh động của bài thơ còn thể hiện ở sự ngắt nhịp như những nốt lặng trên dòng chảy tâm tình. Những khổ thơ đặc biệt như “Ra thế – Lượm ơi!”, hoặc “Lượm ơi, còn không?” là những cơ hội giao tiếp (giữa nhà thơ với bạn đọc, giữa nhà thơ với nhân vật), cũng là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời, về với nó, cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):
Thiên nhiên ấy, với đầu óc còn thơ ngây của Lượm, nó chính là quê hương, và rộng hơn: nó là đất nước.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Thương Vợ
Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 1
Nhắc đến những nhà thơ trào phúng trung đại thì người ta nhớ đến đầu tiên có lẽ là Trần Tế Xương. Quả thật thơ ông mang những nét trào phùng đặc biệt nhất, nó không nhẹ nhàng nhưng thâm thúy sâu cay như Nguyễn Khuyến mà nó sâu cay, cười mỉa mai trước những cái sự đời. Cũng giống như Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương cũng có bài thơ tự cười mình, không chỉ cười xã hội mà ông còn cười chính bản thân mình. Và cũng chính vì thế mà Nguyễn Khuyến có bài tự trào thì Trần Tế Xương cũng có bài thương vợ. nhan đề bài thơ gợi lên cho ta tình cảm của nhà thơ dành cho người vợ mình nhưng đồng thời nội dung bài thơ còn thể hiện một tiếng cười về bản thân bất tài vô dụng của Trần Tế Xương.
Hai câu thơ mở đầu Trần Tế Xương đã kể lên những nỗi vất vả của người vợ thương yêu của mình. Đó là sự vất vả được hiện lên và mục đích của công việc ấy:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng”
Hình ảnh người vợ của Trần Tế Xương hiện lên giống như những người phụ nữ, người mẹ nào trong hình dáng người phụ nữ ngày xưa với cái nghề buôn bán. Chỉ cần có thế mà biết bao nhiêu hình ảnh giản dị hay lam hay làm của người phụ nữ xưa hiện ra. Đó là hình ảnh người phụ nữ áo nâu váy đụp gánh tất cả những hàng hóa trên đôi vai nhỏ bé của mình ra chợ rồi lại từ chợ về nhà. Người vợ của nhà thơ hiện lên cũng với hình ảnh ấy và công việc ấy đặc biệt rằng công việc ấy được diễn ra thường xuyên qua hai từ “quanh năm”. Người phụ nữ ấy làm việc vất vả quanh năm cũng chỉ một công việc đó từ năm này qua năm khác. Thế nhưng địa điểm không phải trên những mặt đất bằng phẳng mà lại ở mom sông gợi sự vất vả, nguy hiểm. Như vậy vợ nhà thơ là một người không những vất vả mà còn phải đối mặt với nguy hiểm. Thế nhưng bà Tú làm như vậy để được gì, không chỉ nuôi bản thân mình mà bà Tú còn phải nuôi đủ” năm con với một chồng”. Ở đây nhà thơ đang tự cười chính bản thân mình. Chồng cũng trở thành một con số đếm ngang hàng với những đứa con trong gánh nặng của người vợ. Không những thế còn là “nuôi đủ” càng chứng tỏ gánh nặng của người vợ kia. giờ đây quang gánh kia không chỉ đơn giản là những mặt hàng của bà nữa mà trên đó còn có cả năm con với một người chồng.
Sang hai câu thơ tiếp theo người chồng gánh nặng kia lại tiếp tục thể hiện lòng thương vợ của mình và những vất vả mà bà Tú phải trải qua hàng ngày:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. “
Ông chồng người mà được coi là trụ cột của gia đình không chỉ về tinh thần mà còn về kinh tế nhưng giờ đây lại là gánh nặng của vợ mình. Bà Tú phải lặn lội với những nguy hiểm khi đi vào những con đường vắng mà chỉ có một mình. Hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa tượng trưng cho người phụ nữ nghèo khổ lại được nhà thơ sử dụng trong bài thơ của mình. Không biết rằng có biết bao nhiêu những khó khăn và nguy hiểm đang rình dập và nuốt lấy vợ mình. Vượt qua những nguy hiểm khó khăn ấy bà Tú vẫn đi đến chợ mom sông trên những buổi đò eo sèo những lời của người mua kẻ bán. Họ đang mặc cả với nhau từng đồng một để lo cho gia đình mình.
Và rồi nhà thơ nói đến duyên phận của mình với vợ và như thay vợ nói lên cái thở dài chán nản trước một người chồng mà lại gánh nặng như một người con thứ sau trong nhà:
“Một duyên, hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa, dám quản công. “
Người xưa hay có quan niệm về duyên và nợ, hai người lấy nhau thì là có duyên có nợ từ kiếp trước, còn yêu nhau mà không lấy được nhau thì đó là có duyên nhưng không có nợ. Ở đây bà Tú lại có duyên có cả nợ với nhà thơ nên mới chịu cảnh khó khăn khổ cực như thế. Một chữ duyên, hai chữ nợ, thôi thì đành phận với nhau. Nhà thơ lại thể hiện sự vất vả của vợ mình qua “năm nắng, mười mưa”. Câu thơ ấy như gợi lên sự khó nhọc mà trong ca dao cũng nhắc đến như ” một nắng hai sương”. Có thể thấy rằng chính cái số đếm cụ thể ấy đã làm nổi bật lên sụ khó nhọc của bà Tú. Thế nhưng Bà Tú còn hiện lên đẹp hơn khi không quản công gánh nặng ấy. bà thương chồng thương con và hi sinh cho chồng con mà không một lời than vãn. Nhưng chính sự không than vãn và đức hi sinh ấy khiến cho nhà thơ không thể nào yên lòng được:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: Có chồng hờ hững cũng như không!”
Thương vợ Trần Tế Xương cũng như đang tự cười bản thân mình và hai câu thơ cuối này là tiếng chửi to nhất, sâu cay nhất. Tác giả tự tháy bản thân mình ăn ở bạc không thể giúp đỡ được gì cho người vợ chân yếu tay mềm hơn minh rất nhiều. ngẫm thấy có chồng cũng như không. Phải chăng nhà thơ đang chửi rủa dằn vặt chính bản thân mình vì không thể nào giúp đỡ cho vợ?.
Qua đây ta thấy nhà thơ trần Tế Xương thể hiện sự thương vợ sâu sắc. Bài thơ giống như một bức thư, một dòng nhật kí mà nhà thơ muốn gửi đến vợ mình. Đặc biệt bản thân ông ý thức rõ được sự vô dụng của mình mà tự thấy xấu hổ mà tự chửi chính mình. Nói tóm lại dù thế nào đi nữa thì qua đây chúng ta cũng biết được tâm trạng và tình cảm của Trần Tế Xương dành cho vợ mình.
Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 2
Trần Tế Xương là nhà thơ trào phúng nổi tiếng, có lẽ là nhà thơ trào phúng đặc sắc nhất trong nền văn học của nước nhà. Thơ trào lộng, châm biếm, đả kích của Tú Xương sở dĩ được nhiều người yêu thích vì có tính chất trữ tình. Ông cũng là một nhà thơ trào phúng đặc biệt, khi đem vợ mình- nàng thơ của đời mình vào những câu thơ trào lộng đầy hóm hỉnh, sâu xa. Bài Thương vợ là một trong những ví dụ điển hình nhất cho tư tưởng này:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vẵng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!”
Trần Tế Xương lận đận trong thi cử, đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Ngoài sách vở nghiên mực ra thì ông chẳng biết làm gì khác.Thế là bà Tú gần như phải nuôi chồng suốt đời. Ông Tú chỉ còn biết đem tài hoa của mình mà ghi công cho bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sống, Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Từ “mom” thật là hay, vừa thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, vừa thấy được tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cảnh đời cơ cực, phải vật lộn kiếm sống, mới “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Một gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. Thông thường, người ta chỉ đếm mớ rau, con cá, đếm tiền bạc,… chứ ai “đếm” con, “đếm” chồng. Câu thơ tự trào ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, người chồng đang phải “ăn lương vợ”. Nhưng bà Tú được an ủi là vì ông Tú, cái con người tưởng như chỉ biết bông đùa, cười cợt đó lại để tâm đến từng bước chân của bà trên đường lặn lội buôn bán:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Câu 3, 4 mượn hình ảnh con cò trong ca dao, tạo thành “thân cò”, thân phận lam lũ, vất vả “lặn lội”. Cò thì kiếm ăn nơi đầu ghềnh, cuối bãi, bà Tú thì lặn lội… khi quãng vắng, nơi mom sông. Cảnh lên đò xuống bến, cảnh cãi vã giành giật bán mua “eo sèo mặt nước buổi đò đông” để kiếm bát cơm manh áo cho chồng, con. Hình ảnh “thân cò” rất sáng tạo, vần thơ trở nên dân dã, bình dị. Hai cặp từ láy “lặn lội” và “eo sèo” hô ứng, gợi tả một cuộc đời nhiều mồ hôi và nước mắt.
Nếu như từ “lặn lội” được đảo ra phía trước chủ ngữ để nhấn mạnh sự vất vả của bà Tú, thì từ “eo sèo” gợi lên âm thanh hỗn tạp những tiếng kì kèo mặc cả, tiếng cãi cọ tranh giành của “buổi đò đông”. Hai tình huống đối lập thật hay: “vắng” và “đông”. Người phụ nữ gánh hàng lặn lội trên quãng đường vắng thật là khổ. Mà đến chỗ “đò đông” thì thật là đáng sợ! Nghĩa là nhìn từ phía nào, nhà thơ cũng thương vợ, tình thương thấm thía, cảm động.
Sang hai câu luận, tác giả chuyển sang diễn tả nội tâm của bà Tú, lời thơ như lời độc thoại của người vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công”
Nhân dân ta thường nói “vợ chồng là duyên nợ”. “Một duyên hai nợ âu đành phận” là bà Tú đã thuận theo lòng trời và thuận theo lòng người. Nói gọn lại là bà Tú đã chấp nhận. Và chấp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, bà chấp nhận một ông đồ nho ngông “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”, bà chấp nhận vị quan “ăn lương vợ” nên bà đâu “dám quản công”. Ba tiếng đối ứng thượng, hạ: “âu đành phận”, “dám quản công” như một tiếng thở dài vừa có đức hi sinh vừa có sự cam chịu số phận, có cả tấm lòng chịu đựng, lo toan vì nghĩa vụ người vợ, người mẹ trong gia đình
Thành ngữ “dầm mưa dãi nắng” được tác giả vận dụng sáng tạo thành “năm nắng mười mưa” bà Tú là hiện thân của cuộc đời vất vả lận đận, là hội tụ của bao đức tính tốt đẹp: tần tảo, gánh vác, đảm đang, nhẫn nại,… tất cả lo toan cho hạnh phúc chồng con. Nhà thơ bộc lộ lòng cảm ơn, nể trọng. Trước người vợ giỏi giang, tần tảo, chịu đựng mọi gian lao vất vả để “nuôi đủ năm con với một chồng” thì nhà thơ chỉ còn biết tự trách mình
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!”
Câu 7 là một tiếng chửi, đúng là cách nói của Tú Xương vừa cay đắng vừa chua chát “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”. “Cái thói đời” đó là xã hội dở tây dở ta, nửa phong kiến, nửa thực dân: khi mà đạo lí suy đồi, lòng người đảo điên. Tú Xương tự trách mình là kẻ “ăn ở bạc” vì thi mãi chẳng đỗ, chẳng giúp ích gì cho vợ con. Suốt đời vợ con phải khổ. Vì quá thương vợ mà nhà thơ tự trách mình, trách một cách nặng nề. “Cha mẹ thói đời…” thì đã thành lời xỉ vả mình. Bằng tình cảm chân thành, bằng nghệ thuật sống động, Tú Xương đã thể hiện được hình ảnh người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú có những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Bao nhiêu công trạng trong gia đình, ông Tú giành cho bà Tú, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”. Nhưng bình tâm mà xét thì ông Tú cũng xứng với bà Tú vì trên đất nước gian lao và vất vả này có hàng triệu người như bà Tú, nhưng chỉ có một bà Tú là được vào cõi thơ, cõi bất tử. Bài thơ Thương vợ ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người mẹ, của người phụ nữ đảm đang, chịu thương chịu khó vì hạnh phúc chồng con.
Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 3
Nói đến nhà thơ Tú Xương, chúng ta không thể nhắc đến tác phẩm “Thương vợ”. Trong sự nghiệp thơ ca phong phú, đa dạng của Tú Xương, “Thương vợ” được xem là một trong những bài thơ hay nhất. Bài thơ thể hiện một cách thấm thía, cảm động thái độ trân trọng, tri ân của Tú Xương đối với sự hi sinh, tảo tần của vợ, để ông được học hành, thi cử như vậy. Quan trọng hơn qua hình ảnh bà Tú trong tác phẩm “Thương vợ”, người ta thấy hiện lên một bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam với những nét phẩm chất tốt đẹp điển hình.
Bà Tú tên thật là Phạm Thị Mẫn, xuất thân từ gia đình dòng dõi nho gia. Bà nhẫn nại, cam chịu phận làm người vợ thảo hiền, tảo tần sớm hôm nuôi chồng, nuôi con, làm chỗ dựa tinh thần cho cuộc đời của Tú Xương- Một trí thức không gặp thời, long đong, lận đận trên con đường sự nghiệp.
Có lẽ vì thế mà hình tượng người vợ trở thành đề tài quen thuộc trong các tác phẩm thơ của Tú Xương. Những bài thơ của ông viết về đề tài người vợ thường mang nhiều âm điệu: có khi là lời thủ thỉ tâm tình, có khi là lời bông đùa hóm hỉnh, hoặc cũng có lúc là nỗi niềm chua chát, xót xa nhưng bao trùm tất cả các tác phẩm vẫn là thái độ trân trọng cảm thông, sự hàm ơn chân thành từ phía một người chồng trước sự hi sinh của một người vợ.
Khi nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến một không gian gia đình, mà ở đó người vợ có vai trò trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vị của người chồng. Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào cái thời buổi Tây, Tàu lẫn lộn, nhốn nháo, không còn đâu cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” như ngày xưa, bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời, cũng phải dạt theo cuộc bươn chải với đổi chác, bán mua để mong đảm bảo cuộc sống tối thiểu của gia đình.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Hình ảnh bà Tú trong tác phẩm này hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian và thời gian của công việc. “Quanh năm” không chỉ là độ dài có thời lượng mà còn gợi ra cho chúng ta một cái vòng vô kì hạn của thời gian, nó cho thấy cuộc mưu sinh vất vả này không có hồi kết thúc. Không gian “mom sông” vừa có giá trị tả thực- là phầ đất nhô hẳn ra sông, vừa gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh và chông chênh.
Bà Tú phải hàng ngày bươn chải với đời bởi trên vai bà là cả một gánh nặng gia đình: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Biết bao hàm ý toát lên trong cụm từ nuôi đủ, nó thể hiện sự chăm lo tận tụy chuyện cơm ăn áo mặc lại vừa hàm ý sự chịu đựng. Cách nói của nhà thơ đầy ý vị “năm con với một chồng”. Nhà thơ đã tự hạ mình ngang hàng với các con khi cay đắng, tủi hổ, xót xa nhận ra mình cũng là một trong những gánh nặng của vợ. Hóa thân vào nhân vật người vợ, nhà thơ đã nói hộ nỗi niềm tâm sự của vợ, đó là thái độ chín chắn trước duyên phận. Việc vận dụng thành ngữ số từ “một duyên hai nợ”, “năm nắng mười mưa” làm cho lời thơ trở nên cô đúc.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Câu thơ thể hiện nỗi lòng dằn vặt, thái độ chân thành, tự trách mình của nhà thơ, đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức: trở thành người thừa trong xã hội và ngay cả trong chính gia đình của mình.
Đây là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương, thể hiện được vẻ đẹp của bà Tú. Hình ảnh bà Tú đã lột tả rõ một người phụ nữ đảm đang, vị tha và quan trọng hơn là thể hiện tấm lòng thương vợ, biết ơn vợ cũng như lời tự trách mình của Tú Xương.
Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 4
Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trào phúng của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bên cạnh những tác phẩm mang ý nghĩa trào phúng phê phán, lên án xã hội cũ ông còn những tập thơ trữ tình rất độc đáo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có giá trị lớn là bài thơ “Thương vợ”.
Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vẵng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không!
Có thể nói ông là một trong những nhà văn, nhà thơ có cuộc đời lận đận trong đường công danh, mặc dù là người thông minh nhưng ông đi thi đến lần thứ tám mới đậu được cái tú tài. Nhà nghèo lại động con, nghề dạy học lại bấp bênh trong xã hội suy tàn lúc bấy giờ, chính vì thế bà Tú lại chính là người trụ cột trong gia đình lo cái ăn, cái mặc cho chồng con. Người vợ hiền đảm đang ấy đã cho ông cảm hứng sáng tác bài thơ “Thương vợ”. Đây cũng là nỗi lòng của chính ông muốn nói với người vợ đảm đang, tần tảo sớm hôm không một lời oán thán. Mở đầu bài thơ Tú Xương đã khái quát phần nào nghề nghiệp của bà Tú và hoàn cảnh gia đình mình:
“Quanh năm buôn bán ở mom sống, Nuôi đủ năm con với một chồng”.
Ông là trụ cột trong gia đình thế nhưng cuộc sống của gia đình lại dự vào việc buôn bán chạy chợ của vợ. Tác giả dùng từ “mom” bao hàm tính chân thực rất rõ, đây là từ gợi hình ảnh rõ nét để người đọc thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh, nhiều nguy hiểm. Câu thơ đầu tác giả cho chúng ta thấy tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Thế nhưng công việc buôn bán vất vả ấy lại:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Câu thơ tả hoàn cảnh rõ dàng ” năm con với một chồng” không phải ngẫu nhiên mà ông lại sử dụng số đếm trong thơ. Mà ông đếm ở đây với mục đích vừa tăng thêm gánh nặng, sự vất vả tần tảo của bà Tú vì gia đình. Và đến ngay cả chồng cũng thành số đếm như một nghịch lý tức cười thay vì ít nhất chồng cũng phải nuôi đủ bản thân mình nhưng thực tế bà Tú lại là người nuôi chồng. Hoàn cảnh gia đình đã thế mà bà Tú gánh trên vai năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa. Câu thơ ẩn chứa nỗi niềm chua chát của tác giả về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn: đông con và mọt ông chồng không làm được gì quanh năm chỉ đèn sách với thi cử. Để từ đó:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Hai câu thơ tiếp theo ngôn ngữ thơ đã tăng lên cấp độ mới, càng tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Từng chứ trong câu như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, hòa quyện và cùng bổ trợ làm gia tăng nỗi cực nhọc của bà Tú. Người vợ của tú Xương đã “lặn lội” nhưng lại mang “thân cò”, rồi có lúc trong hoàn cảnh “quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống mưu sinh ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Nhà thơ lấy hình ảnh “con cò” trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “Con cò đi đón cơn mưa…”, để tái hiện hình ảnh “thân cò” lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội thời bấy giờ. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng trong thi ca dân:
“Con cò lặn lội bờ sông Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”
Hai câu thơ tuy ngắn nhưng lại mang ý nghĩa gợi hình ảnh chân thực về bà Tú: Với tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối bà Tú chịu dãi nắng dầm sương, bà còn phải lặn lội sớm trưa tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Tấm thân cò trong cái phản chiếu của nắng chiều là hình ảnh lẻ loi, hiu quạnh, lúc cần không biết nương tựa vào đâu, chưa nói đến những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường. Câu thơ mang lại cho độc giả nhiều suy ngẫm, sự đồng cảm đến xót xa, tội nghiệp! Hình ảnh bà Tú đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội thối nát bấy giờ. Những người phụ nữ ấy chỉ biết lặng lẽ hi sinh cho chồng cho con, họ cam chịu sự xô đẩy của xã hội, để rồi Tú Xương lại chính là người nói lên tâm tư của vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công”
Hai người nên duyên với nhau được là do duyện phận trời xe, vì thế mà bà “âu đành phận”. Đành phận lại như một sự bất đắc dĩ, xếp lại, nén xuống những gì bất bình, tủi nhục của bản thân mình đã và đang từng ngày phải trải qua. Câu thơ khép lại bằng âm thanh nặng nề của từ phận lại càng làm cho câu thơ phù hợp với cảm xúc bị dồn nén vào trong. Bà Tú vất vả là thế, dầm mưa dãi nắng nhưng nào dám kể công lao với chồng, với con, mà luôn lặng lẽ dồn nén cam chịu.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không”
Tình cảm của tác giả thương vợ chất chứa trong lòng đến nghẹn thở, lại không thể giúp được người vợ hiền mà nhà thơ tự trách mình. Bản thân ông trở thành một miệng ăn cho vợ nuôi, điềm nhiên hưởng thụ trong khi vợ phải ngược xuôi tần tảo, nghe cũng đã có cái gì đó bất nhẫn. Tất cả tâm tư tình cảm ấy bùng nổ ở hai câu thơ kết “Cha mẹ thói đời…” như một lời chửi đổng với đời và cũng chính là lời xỉ vả mình. Câu thơ thất chua chát, đắng cay ông trách mình, hận mình đã để vợ vất vả, sống khổ cực luôn chạy đôn, chạy đáo lo cho gia đình. Nhưng thực tế bà Tú lại không hề oán trách chồng con một lời nào. Cũng chính sự cam chịu, chịu thương chịu khó mà ông lại càng thấy mình có lỗi, càng thấy oán trách bản thân hơn. Ở vào hoàn cảnh như thế ông coi mình là người ăn ở bạc bẽo với vợ. Bà Tú có chồng mà cũng như không vì bà chính là người nuôi sống gia đình.
Bằng tình cảm chân thành, nghệ thuật sống động, Tú Xương đã miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam xưa. Bao nhiêu công lao trong gia đình, ông Tú giành cho bà, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”.
Bài thơ xuyên suốt là tình cảm của tác giả dành cho người vợ hiền, ông dành sự kính trọng, mọi công lao, những gì tốt nhất dành cho bà Tú. Ngôn ngữ thơ dung dị, đời thường, sử dụng nhiều yếu tố dân gian, bài thơ có giá trị nhân văn sâu sắc.
Cảm nhận về bài thơ Thương vợ – Bài làm 5
Tú Xương được các độc giả biết đến là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, đã vượt hẳn lên trên về phương diện bao quát hiện thực rộng lớn cũng như về tài nghệ đả kích sắc sảo bậc thầy. Trong thơ Tú Xương, có một mảng lớn các tác phẩm viết về đề tài người vợ và đề tài này cũng rất được các độc giả quan tâm và đón nhận. “Thương vợ” là một trong những bài thơ tiêu biểu và xuất sắc nhất thuộc đề tài này.
Cuộc đời của ông ngắn ngủi, chỉ sống được 37 năm và con đường thi cử còn nhiều gian nan, phải thi rất nhiều lần mới đỗ Tú tài vì vậy hầu hết mọi việc trong gia đình đều do bà Tú lo. Thấu hiểu được sự vất vả của vợ, Tú Xương đã đưa vợ mình vào những trang thơ với tất cả niềm yêu thương và sự trân trọng. Cuộc đời của bà Tú tuy vất vả nhưng bà lại có được niềm hạnh phúc lớn lao mà không phải người vợ nào cũng có được.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không”
Ở hai câu đề, chỉ bằng vài nét đơn sơ với những từ ngữ hết sức bình dị, Tú Xương đã khiến người đọc hình dung ra hình ảnh bà Tú một mình mang gánh nặng gia đình, xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ vừa tự họa nên hình ảnh của một người chồng tầm thường và vô dụng:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng”
Người đọc đặc biệt ấn tượng bởi những từ ngữ mà Tú Xương dùng để khắc họa nên hình ảnh bà Tú: “quanh năm”, “mom sông”…Thời gian “quanh năm” có nghĩa là triền miên, suốt bốn mùa không được nghỉ ngơi. Còn “mom sông” là không gian nơi bà Tú buôn bán, chỉ là một thẻo đất cheo leo nhô ra mặt nước, chính cái không gian chênh vênh ấy càng làm cho hình ảnh bà Tú trở nên nhỏ bé và cô đơn hơn. Bà làm việc vất vả như vậy để nuôi “năm con với một chồng”, “chồng” được đặt ngang hàng với “năm con”, như vậy Tú Xương đã tự nhận mình là một đứa con đặc biệt vẫn cần được bà Tú chăm lo. Ta nhận thấy ông Tú như đang tự trách bản thân mình vô tích sự với vợ con, không giúp gì được cho bà Tú.
Đến hai câu thực, hình ảnh bà Tú càng hiện lên cụ thể hơn:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”
Tác giả đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao, đưa vào câu thơ của mình một cách khéo léo để khắc họa nên hình ảnh của người đàn bà lam lũ, vất vả lặn lội đêm hôm để kiếm ăn và nuôi con. Đặc biệt hình ảnh thân cò trong khung cảnh “quãng vắng” lại càng tô đậm sự thui thủi cô đơn một mình của bà Tú. Người đọc dễ dàng nhận ra sự đối lập ở hai câu thơ này, câu trước gợi ra hình ảnh bà Tú nhỏ bé thì câu sau lại gợi ra một cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ, luôn chứa đựng sự cạnh tranh cùng những lo âu, nguy hiểm. Cũng như ông cha ta bao đời nay đã khuyên con: “Con ơi nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”.
Ở hai câu luận, Tú Xương miêu tả hình ảnh của bà Tú trong mối quan hệ với chồng và con, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục đối với sự hi sinh hết mực của vợ:
“Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công”
Đây như thể là một lời độc thoại nội tâm mà ông Tú muốn nói hộ bà Tú, nhưng có lẽ là ông Tú tự thấy mình vô dụng nên nói thế chứ chắc bà Tú không nghĩ vậy, bà Tú thương ông vì cái kiếp “học tài thi phận” còn ông Tú thì tự thấy số phận của mình bạc bẽo nên mới viết ra như thế. Có thể câu thơ trước còn gây nhiều tranh cãi, nhưng đến câu thơ thứ hai “Năm nắng mười mưa dám quản công” thì hẳn là ông Tú đã nói đúng tấm lòng của vợ, nhà thơ sử dụng thành ngữ vừa nói lên được sự vất vả gian lao vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó hết lòng vì chồng vì con của bà Tú.
Hai câu kết là lời chửi, có thể người đọc sẽ nghĩ là của bà Tú nhưng thực ra là của ông Tú, ông chửi đời và chửi cả chính bản thân mình, tự trách mình là tầm thường, vô tích sự, không giúp gì được cho vợ con:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không”
Hai câu như ẩn chứa một mối quan hệ sâu xa: Nếu không có thói đời bạc bẽo thì cũng đã không có sự hờ hững của người chồng đối với vợ, ngẫm lại ta mới thấy bà Tú mới thật là đáng trọng và đáng kính biết nhường nào.
Vậy là chỉ với tám câu thơ nhưng hình ảnh bà Tú đã được hiện lên hoàn chỉnh: một người vợ đảm đang, chịu khó, tháo vát sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì chồng, vì con. Hình ảnh của bà Tú là hình ảnh tiêu biểu của người vợ truyền thống Việt Nam với những nét đẹp đáng trân trọng.
Cảm Nhận Về Bài Thơ Nhàn
Đề bài: Cảm nhận về bài thơ Nhàn.
Bài làm
Cảm nhận về bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam. Ông là người có học vấn uyên thâm, từng ra làm quan nhưng chán cảnh quan trường nhiều bất công thối nát nên đã từ quan về ẩn ẩn, sống một cuộc sống an nhàn, thảnh thơi. Những sáng tác của ông bao gồm cả thơ chữ Hán và chữ Nôm, trong đó bài thơ Nhàn được rút ra từ tập Bạch Vân quốc ngữ thi, một trong hai tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Bài thơ Nhàn được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm. Được sáng tác vào khoảng thời gian ông rút về ở ẩn. Bài thơ là tiếng lòng của nhà thơ về một cuộc sống nhiều niềm vui, có sự an nhàn, thảnh thơi. Có thể nói xuyên suốt bài thơ là một tâm hồn tràn ngập niềm vui, sự thanh tịnh trong chính con người tác giả.
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Câu thơ đầu bằng việc lặp lại số từ “một” để diễn tả cuộc sống dân dã của mình khi ở ẩn. Quan trường xô bồ, đen tối mà cuộc sống thì mệt mỏi trong sự ganh đua nhau, không biết nay sống mai chết mà lòng người thì đầy toan tính dối trá. Chính vì thế Nguyễn Bỉnh Khiêm đã lựa chọn nơi thôn dã để lánh đời. Đó là sự hưởng thụ thú vui tao nhã, Ông đã học tập những bậc hiền triết xưa, những vị quan trước kia như lời trong thơ ca cổ. Đó là nói đến con người là nói đến “Ngư, tiều, canh, mục” và nhà thơ cũng đã lựa chọn thú hưởng nhàn cao quý theo hình tượng con người tượng trưng trong thơ ca. Sự hiện diện của mai, cuốc, cần câu là những vật dụng quen thuộc của những người lao động, người nông dân. Tác giả hiện lên như một lão nông dân bình dị, quen thuộc như bao người khác. Ông sống một cuộc sống trái ngược với cuộc sống trước kia, thảnh thơi, an nhàn. Sống lao động bằng chính đôi tay mình đó là cầm cuốc, cầm mai và thú vui tao nhã đó là câu cá, làm vườn. Có thể nói đây là cuộc sống đáng mơ ước của rất nhiều người trong thời kỳ phong kiến mà đặc biệt là những vị quan thanh liêm nhưng không được vua trọng dụng nhưng cũng không dứt khỏi chốn quan trường được.
Câu thơ thứ hai đã góp phần tạo nên nhịp điệu khoan thai, nhẹ nhàng cho người đọc: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”. Có thể mỗi người có một quan điểm sống khác nhau, mỗi người có một thú vui khác nhau nhưng đối với ông không quan trọng. Nhà thơ cho rằng ngoài kia người ta có thể vui vẻ với một thú vui có thể là giản dị, có thể là xa hoa nào đó nhưng với ông thì điều đó chẳng ảnh hưởng gì. Sống mặc kệ sự đời, bỏ qua những xa hoa, phù phiếm để “an phận” với cuộc sống với thú vui của mình trong hiện tại. Chính vì thế nên cuộc sống của ông khi đó được nhiều người ngưỡng mộ, mơ ước.
Từ đó cũng trở thành cơ sở để tác giả một lần nữa khẳng định quan niệm và thái độ sống của chính bản thân:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ,
Người không người đến chỗ lao xao”
Hai câu thơ tiếp chứa đựng một phép đối rất chỉnh nói lên sự khác biệt giữa “ta” với “người” hay của chính nhà thơ với những người khác. Có thể nhiều người cho rằng đang sống làm quan mà bỏ về làm lão nông chi điền là “dại” và ông cũng tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ để ở mà bỏ quan công danh, sự nghiệp. Tuy nhiên cái “dại” này khi người ta nhìn nhận rõ sẽ cảm thấy ghen tỵ và ngưỡng mộ. Trái lại ông coi những người còn ở lại trốn quan trường là những người “khôn” tuy khen mà trong đó bao hàm cái sự chê cười. Ông coi quan trường là cái “chốn lao xao” mà ông không hợp với nó từ đó đối lập với nơi vắng vẻ. Từ đó cho thấy một cốt cách thanh cao và một tâm hồn đáng ngưỡng mộ dám nghĩ, dám làm của tác giả.
Không chỉ dừng lại ở đó hai câu tiếp theo đã nói về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của nhà thơ khi sống ở vùng thôn dã:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
Chỉ bằng cặp thơ đã lột tả được hết thảy cuộc sống sinh hoạt thường ngày khi về ở ẩn của tác giả. Sánh với “Ngư, tiều, canh, mục” chính là “Xuân, hạ, thu đông”. Bốn mùa tạo nên một năm trọng vẹn mà mùa nào thức ấy, tuy không phải những sơn hào hải vị như khi còn ở quan trường nhưng lại khiến nhà thơ cảm thấy hài lòng. Cuối cùng tác giả còn đúc kết cốt cách thanh cao đó là:
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Đây cũng chính là những triết lý của tác giả trong quãng thời gian ở ẩn. Đó là thái độ thờ ơ trước công danh, phú quý. Tất cả nó giống như một giấc chiêm bao để rồi khi tỉnh dậy sẽ tan biến vào hư vô
Qua bài thơ ta có thể thấy con người, nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, một con người luôn hướng về “nơi vắng vẻ”, tránh xa nơi quan trường “lao xao”. Một người gần gũi với thiên nhiên, với cuộc sống của những người bình dân mà không ham vinh hoa, phú quý. Đây quả thật là một bậc đại tài đáng ngưỡng mộ khi dám nghĩ, dám làm trong thời đại xã hội phong kiến suy đồi, triều đình thối nát.
Mai Du
Cảm Nhận Về Bài Thơ “Tràng Giang” (4)
Huy Cận (1919 – 2005) cũng như nhiều thanh niên thời đó nhận thức được cuộc đời sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường hay có nỗi buồn cô đơn. Bài thơ Tràng giang được trích trong tập thơ Lửa thiêng và được xem là một bản ngậm ngùi dài. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la vắng lặng.
Khi cảm thụ bài thơ này các em lưu ý từ ngoại ảnh (những điều tác giả miêu tả) mà cảm nhận tâm cảnh (nỗi lòng người trong cảnh).
Khổ 2:
– Hai câu đầu làm nổi bật sự đìu hiu, vắng lặng của cảnh chiều. Đứng trong cảnh không gian đó, con người lại càng cô đơn, càng khát khao được nghe những tiếng vọng thân thiết của cuộc đời (nghê thuật dùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” vừa có giá trị tạo hình vừa có khả năng biểu đạt tâm trạng sâu sắc: gợi lên được sự buồn bã, quạng vắng, cô đơn…. Nhà thơ tìm kiếm âm thanh cuộc sống của con người (đâu tiếng…. Chợ chiều) nhưng đồng thời phụ định ngay trong cách dùng từ “đâu” (không có). Chợ ở một làng xa, lại là chợ chiều, mà chợ đã vãn thì làm sao còn tiếng. Tất cả đều vắng lặng cô tích. Những từ: chiều, xa, vãn, góp phần triệt tiêu âm thanh, triệt tiêu điều tác giả khát khao tìm kiếm).
– Hai câu cuối khổ thơ, không gian được mở rộng ra nhiều chiều: cao, sâu, rộng, dài. Trong vụ trũ vô cùng, thăm thẳm ấy không chỉ cảnh vắng, cô lieu mà lòng người cũng như rợn ngợp, bởi sự bé nhỏ, lạc loài của cá thể trước cái mênh mông của đất trời. (Hàng loạt từ mở không gian ra nhiều hướng: xuống, lên, sâu chót vót, dài, rộng). Các kết hợp từ rất độc đáo “sâu chót vót” vừa gợi được độ cao của bầu trời vừa gợi được chiều sâu thăm thẳm của vũ trụ. Cách ngắt nhịp thơ có hiệu quả diễn ý: “Sông dài, trời rộng, bến cô lieu”, tô đậm thêm tính chất phân li của các sự vật).
Khổ 3:
Tiếp tục khắc sâu, tô đậm mạch cảm xúc đã thể hiện ở hai khổ đầu.
– Cái hiện hữu trước mắt vẫn là những hình ảnh gợi sự lênh đênh, vô định (bèo dạt về đâu) và tĩnh vắng, cô liêu (bờ xanh tiếp bãi vàng).
Chú ý khai thác hiệu quả nghệ thuật: từ ngữ gợi sự liên tiếp, nối tiếp của hình ảnh buồn (hàng nối hàng; bờ…tiếp…bãi…); Đạo ngữ (lặng lẽ).
– Hình ảnh mà thi sĩ khát khao tìm kiếm là “Chuyến đò ngang”, là “cây cầu” nhưng sự phụ định đãn nằm ngay trong điệp từ “không”. Cảm thức về sự cô đơn lạc loài trước cảnh sông dài trời rộng đã khiến nhà thơ mong được đón nhận tiếng nói của con người (Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều), mong được nhìn thấy sự giao lưu, gần gũi giữa con người với con người nhưng tất cả vẫn là sự cách ngăn (Hình ảnh con đò, chiếc cầu tượng trưng cho sự giao lưu đôi bờ nhưng không có). Nhà thơ không chỉ buồn khi đối diện với vụ trũ bao la, mà còn buồn về cuộc đời, về nhân thế.
Khổ 4:
– Khổ thơ này mang màu sắc. Đường thi khá rõ từ hình ảnh ước lệ (cánh chim hướng về núi chỉ cảnh chiều tối) đến cách dùng một số thi liệu thơ Đường (Hình ảnh “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” lấy ý từ câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Thu hứng “Lưng trời sông rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa” đều nhằm chỉ sự hùng vĩ của thiên nhiên. Tuy nhiên câu thơ của Huy Cận miêu tả thiên nhiên lấp lánh, tráng lệ mang nét độc đáo riêng). Hoặc hai câu thơ cuối phảng phất ý vị thơ Thôi Hiệu “Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” – Nêu cái buồn của Thôi Hiệu bắt nguồn trực tiếp từ ngoại cảnh thì nỗi sầu nhớ của Huy Cận có căn nguyên từ cõi lòng).
– Hình thức ngôn ngữ mang màu sắc cổ điển nhưng cảm xúc chứa đựng trong lớp ngôn từ đó lại mang tình hiện đại: cái tôi bơ vơ, cố đơn, rợn ngợp trước cuộc đời. Hình ảnh “Chim nghiêng cánh nhỏ” gợi cảm giác chấp chới, rợn ngợp. Nỗi nhớ nhà “dợn dợn” trong lòng. Đó chính là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn trống vắng của tác giả, chứ không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê.
Bài thơ Tràng giang gợi lên nỗi bơ vơ, buồn bả của con người trước không gian mênh mông, vô biển và nỗi khát khao giao cảm hoà hợp giữa người với người trong tình đất nước.
Bạn đang xem bài viết Cảm Nhận Về Bài Thơ “Lượm” (3) trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!