Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Nhận Về Ca Khúc ‘Rừng Lá Thay Chưa’ Của Thi Sĩ Hoàng Ngọc Ẩn Và Ns Huỳnh Anh mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cảm Nhận Về Ca Khúc ‘Rừng Lá Thay Chưa’ Của Thi Sĩ Hoàng Ngọc Ẩn Và NS Huỳnh Anh
“Anh đi rừng chưa thay lá Em về rừng lá thay chưa? Phố cũ bây chừ xa lạ Hắt hiu đợi gió giao mùa!
Xuân xưa mình chung đôi bóng Xuân này mình ngóng trông nhau Hun hút phương trời vô vọng Nhớ thương bạc trắng mái đầu!
Em có về qua lối cũ? Phố phường chừ đã đổi thay Thương em nửa đời hoang phế Thương ta chịu kiếp lưu đày!
Xuân nay mình em lẻ bóng Có còn tiếc nhớ xuân xưa? Dài tay đếm từng nhung nhớ Em ơi! Chờ gió giao mùa…”
Giai điệu bolero êm ái của nhạc phẩm RỪNG CHƯA THAY LÁ – do NS Huỳnh Anh phổ nhạc từ nguyên văn bài thơ cùng tên của thi sĩ Hoàng Ngọc Ẩn- có lẽ đã ngân nga trong lòng người yêu bài hát này nhiều thập kỷ qua. Thật tài hoa khi từng con chữ riêng lẻ được người làm thơ khéo xếp sắp thành những vần thơ trao gửi niềm riêng; và người viết nhạc cũng tài tình không kém khi lồng giai điệu vào từng lời thơ mà không đổi thay thêm bớt một từ nào. Cứ như có một mối tương giao kỳ lạ giữa hai tâm hồn…
Ca từ nhẹ nhàng nhưng chất chứa nỗi da diết như nuối tiếc kỷ niệm, như hoài mong một điều gì đó quá mơ hồ phía trước, chưa thể gọi tên, nhưng vẫn ngóng chờ…
Câu hỏi thầm trong tim, chưa có người cất tiếng trả lời: ‘Rừng lá thay chưa?…’ ‘Em có về qua lối cũ?…’ ‘Có còn tiếc nhớ xuân xưa?…’
Nhìn cảnh trước mắt, nhớ việc đã qua…
Dù ‘phố cũ bây chừ xa lạ’, ‘dù phố phường chừ đã đổi thay’ thì vẫn ‘đếm từng nhung nhớ’, thầm nuôi ước hẹn ‘chờ gió giao mùa…’
Thương mời mọi người cùng Nhạc Vàng một lần nữa thưởng thức lại nhạc phẩm RỪNG LÁ THAY CHƯA đầy cảm xúc…
Thương tặng cho những ai từng gửi niềm riêng vào những chiếc lá rơi khi lòng nhớ về một người …..
Bài thơ “Rừng lá thay chưa” được thi sĩ Hoàng Ngọc Ẩn sáng tác vào năm 76,77 và được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc vào năm 1981. Do trước 1975, nhà thơ Hoàng Ngọc Ẩn làm việc ở Đại Sứ Quán Mỹ cho nên khi biến cố xảy ra thì ông được đưa thẳng qua phi trường Clark ở Phi Luật Tân và sau đó được vào thẳng Mỹ, bỏ lại sau lưng thành phố Sài Gòn có rất nhiều gắn bó với ông, với những thăng trầm ông đã trải qua trong quãng đời niên thiếu. Bài thơ nói lên tâm tư ông lúc đó …..
Thiên Huy
Hoàng Ngọc Ẩn, Người Mang Thơ Đến Với Âm Nhạc
Trong thơ vốn có nhạc, trong nhạc tràn ngập thơ, cho nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi thơ Hoàng Ngọc Ẩn đã được rất nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc.
Chỉ riêng trong nhạc Việt Nam thôi, cho đến hôm nay có lẽ không ai trong chúng ta có thể nhớ hết có bao nhiêu bài thơ đã được phổ nhạc. Ngay cả giây phút này đây có thể đúng là lúc một bài thơ đang được chào đời, và cũng ngay giây phút này đây, có thể ở một nơi nào đó, một bài thơ khác đang được xếp vào cung bậc để trở thành ca khúc.
Và cũng có thể một bài thơ tự nó đã có thể trở thành một bài nhạc như trường hợp Hoàng Ngọc Ẩn, hay nói như nhạc sĩ Trường Kỳ: “Hoàng Ngọc Ẩn, người mang thơ đến với âm nhạc.”
Anh đi, rừng chưa thay láEm về, rừng lá thay chưa?Phố cũ bây chừ xa lạHắt hiu đợi gió giao mùa..
Xuân xưa mình chung đôi bóngXuân này, mình ngóng trông nhauHun hút phương trời vô vọngNhớ thương bạc trắng mái đầu
Em có về qua phố cũ?Phố phường chừ đã đổi thayThương em, nửa đời hoang phếThương ta, chịu kiếp lưu đày
Xuân nay, mình em lẻ bóngCó còn tiếc nhớ xuân xưaDài tay đếm từng nhung nhớEm ơi, đợi gió giao mùa…
Đó là bài thơ Rừng Lá Thay Chưa của Hoàng Ngọc Ẩn, ghi lại tâm sự của những người phải xa nhau một thời vì biến nạn lịch sử 75, được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc. Bài hát được rất nhiều ca sĩ nổi danh tại hải ngoại trình bày. Trong chương trình này, Bích Huyền chọn giọng hát Thúy Vy, với thể điệu nhạc rộn ràng tươi trẻ…
Phổ nhạc một bài thơ là ghi lại lời thơ trong ý nhạc, bằng những giai điệu, bằng những cung bậc mà người nhạc sĩ cảm nhận được. Như chúng ta đã biết, trong thơ vốn có nhạc, trong nhạc tràn ngập thơ, cho nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi thơ Hoàng Ngọc Ẩn đã được rất nhiều nhạc sĩ phổ thành ca khúc, như Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Lê Uyên Phương, Việt Dzũng, Hoàng An, Hoàng Văn, Hoàng Cầm… và còn nhiều nhạc sĩ tài danh khác nữa.
Mỗi bài thơ của Hoàng Ngọc Ẩn lấp lánh rất nhiều màu sắc, nhất là những kỷ niệm ngọt ngào của một thời đã xa. Một thời biết yêu, một thời được yêu, và một thời xa cách… mà đời người dường như ai cũng trải qua.
Tôi tiễn em, rồi ai tiễn tôi?Chiều thu hoa lá rụng tơi bờiEm đi biển động đau lòng sóngLũng thấp, trời cao cũng ngậm ngùi
Giọng hát Tuấn Ngọc vừa gửi đến quý vị và các bạn tình khúc Đêm Giã Từ Đà Lạt, Trần Quan Long phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn, Bích Huyền trích từ CD Bến Lỡ với 10 tình khúc Hoàng Ngọc Ẩn, phần hòa âm ghi tên nhiều nhạc sĩ như Hòang Tuấn, Tuấn Ngọc, Chí Tâm v…v… Điều đó chứng tỏ CD của Hoàng Ngọc Ẩn được rất nhiều người chăm sóc, thương yêu.
Nhạc sĩ, thi sĩ Hoàng Ngọc Ẩn hiện đang định cư tại Thành phố Houston, Texas. Ông là một trong những người Việt Nam đầu tiên tỵ nạn chính trị sau tháng tư năm 1975. Nói cho chính xác, nhờ làm việc trong Tòa Đại sứ Mỹ, ông và gia đình đã nhanh chóng được di tản và đặt chân lên lên Thành phố Houston vào ngày 16/6/1975, bỏ lại Sài Gòn sau lưng với muôn vàn kỷ niệm.
Chiều đang xuống trong hồn mây phiêu lãngGió không màu vì nhạc lạnh đêm tangHương ngàn hương điếng cả ngõ tơ đànSao rụng xuống thi nhau tìm hoa ngọc
Ai tìm ai giữa hồn thơ đang khócĐể một chiều kinh nguyện đắng im hơiMê hồn mê… tim loãng nỗi chơi vơiCung Nguyệt Lệ vào trời Xuân Nguyện Ước
Hồn bay lên theo cung nga diệu vợiHút thiên đường và ý lạc không gianLỗi nhịp tiền duyênTan giấc mộng vàng…Hồn vỡ vụn tan ra thành từng mảnhRơi xuống…Hồn thơ đang lạnh!
Bích Huyền xin phép trích đoạn lời dẫn nhập của Hồ Huấn Cao tức nhà thơ Du Tử Lê trong tập thơ Rừng Lá Thay Chưa, để kết thúc chương trình này:
Trong thơ Hoàng Ngọc Ẩn, thời gian, không gian làm nền lót cho những hình ảnh quen thuộc, cho những gợi khêu cảnh tượng muôn đời còn lấp lánh trong ký ức nhân gian.
Tiếng hát khơi dòng thương nhớ xưaMênh mang trời đất mới giao mùaỞ đây ta vẫn sầu cô quạnh Vẫn nhớ thương về năm tháng quà.
Mời quý vị bấm vào đường dẫn bên phải để nghe chương trình này.
Hoàn Cảnh Ra Đời ‘Khúc Thụy Du’ Của Thi Sĩ Du Tử Lê
Mặc dù Anh Bằng phổ nhạc bài Khúc Thụy Du dựa theo bài thơ cùng tên của thi sĩ Du Tử Lê nhưng có thể nhận thấy rằng chủ điểm của bài hát Khúc Thụy Du và bài thơ Khúc Thụy Du là hoàn toàn khác nhau. Khúc Thụy Du của Anh Bằng thật day dứt mà nhẹ nhàng trong khi Khúc Thụy Du của Du Tử Lê lại là một trong những tiếng thét gào đau thương thời loạn. Và như vậy, bài hát Khúc Thụy Du và bài thơ Khúc Thụy Du tuy hai mà một, tuy một mà hai…
*** Còn đây là lời trần tình của Du Tử Lê về tác phẩm Khúc Thụy Du:
Khi biến cố Tết 1968 xảy ra, đó cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên trường Dược, ở Saigòn cũng khởi đầu. Đầu tháng 3-1968, tôi bị chỉ định đi làm phóng sự ở Ngã tư Bảy Hiền. Lúc đó, cả thành phố Saigòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ cục Tâm lý chiếc ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Saigòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác ch.ết không toàn thây, bị cháy nám; rất khó nhận biết đâu là dân chúng, binh sĩ hay bộ đội. Khi tới gần khu ngã tư Bảy Hiền, dù không muốn nhìn, tôi vẫn thấy rất nhiều mảnh thịt người vương vãi hai bên đường. Có cả những cánh tay văng, vướng trên giây điện…Rất nhiều căn nhà đổ nát. Tôi cũng thấy những con chó vô chủ nhịn đói bên lề đường… Tất cả những hình ảnh ghê rợn này đập vào mắt tôi, cùng mùi hôi thối tẩm, loang trong không khí.
Khi tới vùng giao tranh, tôi gặp người trách nhiệm cuộc hành quân giải toả khu chợ Bảy Hiền. Đó là thiếu tá Nguyễn Kim Tiền. Anh vốn là một bạn học thời trung học của tôi. Tiền cho biết, đơn vị của anh đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. hai bên rình rập nhau, như trò cút bắt, để tranh giành từng gian hàng, từng ngôi nhà… Anh nói tôi phải rời khỏi khu chợ, lập tức. Vì anh không thể bảo đảm sinh mạng cho tôi, dù là bạn cũ….Trên đường về, cái khung cảnh hoang tàn, đổ nát với thây người vung vãi khắp nơi, cùng với mùi sình thối…khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…
Giữa tháng 3 – 1968, nhà văn Trần Phong Giao, Thư ký toà soạn Tạp chí Văn, gọi điện thoại vào phòng Báo Chí, cục Tâm lý chiến, hỏi tôi có thể viết cái gì đó, cho Văn số tục bản. Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mồng 1 Tết xẩy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do, các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Saigòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông nói, hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại – Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu. Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình, hốt hoảng. Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình, hay một chuyện tình. Mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng, tôi thấy, nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà, tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người ra đi tức tưởi, oan khiên vì thời loạn ly. Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi. Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần, sát với nội dung! Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 nửa bài thơ. Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên, sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác, ngoài bản in trên báo Văn (đã kiểm duyệt). Tuy còn mấy chục câu thôi, nhưng nội dung bài thơ, từ đầu đến cuối, vẫn là một bài thơ nói về thảm cảnh chiến tranh. Người phụ trách phần kiểm duyệt vẫn để lại cho bài thở của tôi những câu cực kỳ “phản chiến” như: “…Ngước lên nhìn huyệt lộ – bày quạ rỉa xá.c người – (của tươi đời nhượng lại) – bữa ăn nào ngon hơn – làm sao tôi nói được…” Hoặc: “…Trên xá.c người chưa rữa – trên thị.t người chưa tan – trên cánh tay ch.ó gậm – trên chiếc đầ.u lợn tha…” …
Nói cách khác, tình yêu chỉ là phần phụ; với những câu hỏi được đặt ra cho những người yêu nhau, giữa khung cảnh chết chóc kia, là gì? Nếu không phải là những tuyệt vọng cùng, tất cả sự vô nghĩa chói gắt của kiếp người? Như đã nói, thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên đại học Dược. Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này, cộng với chữ đầu, bút hiệu của tôi, làm thành nhan đề bài thơ. Nó như một cộng nghiệp hay chung một tai hoạ, một tuyệt lộ.
Bài thơ ấy, sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972). Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn thi ca, 973.
Năm 1983, tôi cho tái bản cuốn thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975, cho lại. Cô nói, tôi phải hứa in lại và dành bản đầu tiên cho cô… Sau đấy, một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán Café Tay Trái (toạ lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview.) Ông nói, ông mới phổ nhạc bài “Khúc Thuỵ Du.” Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh:
– “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”
Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: Khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc Thuỵ Du”… Nhưng, hôm nay, sau mấy chục năm nhìn lại, tôi thấy, ông cũng có cái lý của ông…
KHÚC THỤY DU
1.Như con chim bói cá. Trên cọc nhọn trăm năm Tôi tìm đời đánh mất. Trong vũng nước cuộc đời
Như con chim bói cá. Tôi thường ngừng cánh bay Ngước nhìn lên huyệt lộ. Bầy quạ rỉa xá.c người (Của tươi đời nhượng lại) Bữa ăn nào ngon hơn. Làm sao tôi nói được
Như con chim bói cá. Tôi lặn sâu trong bùn Hoài công tìm ý nghĩa. Cho cảnh tình hôm nay
Trên xá.c người chưa rữa. Trên thị.t người chưa tan Trên cánh tay ch.ó gậm. Trên chiếc đ.ầu lợn tha
Tôi sống như người mù. Tôi sống như người điên Tôi làm chim bói cá. Lặn tìm vuông đời mình
Trên mặt đất nhiên lặng. Không tăm nào sủi lên Đời sống như thân nấm. Mỗi ngày một lùn đi Tâm hồn ta cọc lại. Ai làm người như tôi?
2. Mịn màng như nỗi chết. Hoang đường như tuổi thơ Chưa một lần hé mở. Trên ngọn cờ không bay
Đôi mắt nàng không khép. Bàn tay nàng không thưa Lọn tóc nàng đêm tối. Khư khư ôm tình dài
Ngực tôi đầy nắng lửa. Hãy nói về cuộc đời Tôi còn gì để sống. Hãy nói về cuộc đời Khi tôi không còn nữa. Sẽ mang được những gì Về bên kia thế giới. Thụy ơi và Thụy ơi
Tôi làm ma không đầu. Tôi làm ma không bụng Tôi chỉ còn đôi chân. Hay chỉ còn đôi tay Sờ soạng tìm thi thể. Quờ quạng tìm trái tim Lẫn tan cùng vỏ đạ.n. Dính văng cùng mảnh bo.m Thụy ơi và Thụy ơi
Đừng bao giờ em hỏi. Vì sao mình yêu nhau Vì sao môi anh nóng. Vì sao tay anh lạnh Vì sao thân anh run. Vì sao chân không vững Vì sao anh van em. Hãy cho anh được thở
Bằng ngự.c em rũ buồn. Hãy cho anh được ôm Em, ngang bằng sự ch.ết
Tình yêu như ngọn dao. Anh đ.âm mình, lút cán Thụy ơi và Thụy ơi. Không còn gì có nghĩa Ngoài tình em tình em. Đã ướt đầm thân thể
Anh ru anh ngủ mùi. Đợi một giờ linh hiển.
(Du Tử Lê, Tháng 03-68)
Thi Ca Tuyen Tap Anh My
Dinh Song
Ozymndias (Oanh Liệt một thời) – Percy Byshe Shelley
Ozymandias là một sonnet mà nhà thơ lãng mạn Anh Percy Bysshe Shelley viết vào khoảng năm 1792-1822, xuất bản lần đầu vào năm 1818 trên tờ The Examiner ở London. Trong năm sau, bài sonnet nầy được in chung với các bài thơ khác trong tuyển tập Rosalind and Helen, A Modern Eclogue và trong toàn tập được xuất bản năm 1826 sau khi ông qua đời. Ozymandias được xem là một trong những kiệt tác của Shelley và thường xuyên có mặt trong các tuyển tập. Trong thời cổ Hy Lạp, Ozymandias là một tên gọi dành cho Hoàng Đế Ai Cập Ramesses II. Shelley bắt đầu viết bài thơ nầy vào năm 1817, ngay sau khi có thông báo về việc Bảo Tàng Viện British Museum có được một mảnh lớn từ một pho tượng của Hoàng Đế Ramesses II thuộc thế kỷ 13 trước Tây Lịch – điều nầy khiến một số học giả tin rằng Shelley nhận được cảm hứng từ đó. Xin nói thêm ở đây rằng Hoàng Đế Ramesses (1303 BC – 1213 BC), đã trị vì từ năm 1279 BC đến 1213 BC, và còn được biết với danh xưng là Ramesses the Great (Đại Đế Ramesses), đại đế nổi tiếng nhất và quyền thế nhất của đế quốc Ai Cập. Những người kế vị ông và những người Ai Cập sau nầy gọi ông là “Great Ancestor” (Đại Tổ). Ông cũng tiến hành những cuộc viễn chinh xuống phương nam. Người ta tin rằng ông lên ngôi lúc chưa đến hai mươi tuổi và đã trị vì Ai Cập từ năm 1279 BC đến 1213 BC. Những năm đầu của triều đại trị vì của ông tập trung vào việc xây dựng các thành phố, lâu đài và lăng tẩm. Ông xây dựng thành phồ Pi-Ramesses ở Đồng bằng Sông Nile như là kinh đô mới của ông đồng thời là căn cứ chính của ông dành cho các chiến dịch của ông ở Syria. Mảnh tượng lớn nói trên của ông nặng 7.25 tấn và gồm có phẩn thân và đầu do nhà thám hiểm người Ý Giovanni Battista Belzoni lấy từ đền thờ của Ramesses II ở Thebes. Người ta ước tính tượng nầy sẽ đến London vào năm 1818, nhưng thực ra mãi đến năm 1821 mới đến. Shelley viết bài thơ để thi đua cho vui với người bạn đồng thời là bạn thơ của ông là Horace Smith (1779-1849). Bài thơ nói về số phận của lịch sử và sự tàn phá của thời gian: tất cả những khuôn mặt lừng danh và những đế quốc mà họ xây dựng lên đều là tạm bợ và những giang sơn mà họ để lại đều chịu số phận tàn phai vào quên lãng. Trong khi Shelley nổi tiếng là một nhà thơ cực đoan và thực nghiệm, bài Ozymandias lại là một bài thơ ôn hòa so với nhiều tác phẩm khác của ông. Câu hỏi chính trong bài thơ nầy là những gì đã xảy ra cho những vua chúa độc tài và những lãnh chúa toàn trị nói chung trên thế giới. Nhưng Shelley không chỉ làm thơ để nói rằng không có gì vĩnh cửu. Thơ ông còn hàm ngụ một niền hy vọng nào đó. Bài thơ mô tả một cuộc gặp gỡ với một lữ hành đã từng đến một nơi mà những nền văn minh cổ đã có lần mọc lên ở đó. Tựa đề bài thơ nói ngay với chúng ta rằng người lữ hành đang nói về Ai Cập. Người lữ hành trong thơ kể lại một câu chuyện về một pho tượng cổ đã vỡ thành nhiều mảnh trong lòng sa mạc. Mặc dù pho tượng đã vỡ, người ta vẫn có thể hình dung khuôn mặt của một người. Mặt pho tượng nhìn xuống, trang nghiêm và oai vệ, như một lãnh chúa. Người điêu khắc rất tài tình trong việc diễn tả được cá tính của lãnh chúa. Trên tấm biển nhỏ gần mặt của pho tượng, người lữ hành đọc được một dòng chữ khắc trong đó Hoàng Đế Ozymandias nói với bất kỳ ai đi qua, đại để như, “Hãy nhìn chung quanh đi và ngươi sẽ thấy ta lẫm liệt đến mức nào!” Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy sự lẫm liệt đó chung quanh pho tượng khổng lồ đổ vỡ của ông cả; chỉ có sa mạc hoang vu. Câu chuyện kết thúc ở đó. Quả nhiên, sự huênh hoang của bạo chúa đã bị bác bỏ một cách mỉa mai; những công trình của Ozymandias đã sụp đổ và biến mất, nền văn minh của ông đã tiêu tan, tất cả đều trở về với cát bụi do sức tán phá vô ngả, không phân biệt của lịch sử. Pho tượng đổ ngày nay chỉ còn là một lăng tẩm dành cho sự ngạo mạn của một người, và là một khẳng định hùng hồn về sự vô nghĩa của con người đối trước sức cuốn trôi của thời gian. Ozymandias trước hết và trên hết là một ẩn dụ cho bản chất phù du của quyền lực chính trị, và, theo nghĩa đó, bài thơ nầy là sonnet chính trị xuất sắc nhất của Shelley, thay thế sự công phẫn đặc biệt của những thơ như “England in 1819” bằng ẩn dụ vô ngả của pho tượng. Nhưng Ozymandias không chỉ là biểu tượng của quyền lực chính trị – pho tượng có thể là một ẩn dụ cho lòng kiêu căng và ngạo nghễ của con người, dưới mọi thể hiện. Điều đáng nói là tất cả những gì còn lại của Ozymandias là một công trình nghệ thuật và một nhóm chữ khắc trên pho tượng. Cũng như Shakespeare từng làm với những bài sonnets của ông, Shelley cho thấy rằng nghệ thuật và ngôn ngữ tồn tại lâu hơn những di sản khác của quyền lực. Ozymandias, một lần nữa ở đây, trước hết và trên hết là một ẩn dụ cho bản chất phù du của quyền lực chính trị. Mặc dù vào thời đại của Shelley, chưa có những pho tượng như của Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, hay Hồ Chí Minh, nội dung của bài thơ nầy cũng chính là thông điệp vô tình gởi đến các giới lãnh đạo Cộng Sản. Ngày nay, và từ thế kỷ nay, chủ nghĩa Tân Phát-xít của tập đoàn Do Thái quốc tế không cần đến những pho tượng “hoành tráng” và đồ sộ như của Cộng Sản mà vẫn cai trị được thế giới: họ thao túng và lũng đoạn lịch sử từ trong bóng tối và qua ủy nhiệm trên tay, một bên, những chế độc chính trị mệnh danh là tự do dân chủ Tây Phương và Hoa Kỳ, một bên, những chế độ Cộng Sản (Liên Xô trước kia và Trung Quốc ngày nay). Chỉ có những công cụ tép riêu như Henry Kissinger mới chường mặt ra làm gạch nối giữa hai thế giới thần quyền và thế quyền. Tuy nhiên, mặc dù họ không có những pho tượng để lịch sử đánh đổ, tham vọng bá chủ thế giới và chủ nghĩa Tân Phát-xít của họ là có thực và cũng sẽ chịu chung số phận của Đế Quốc Ai Cập, chủ nghĩa Phát-xít cũ, và chủ nghĩa Cộng Sản: đó cũng chỉ là những sản phẩm bất toan bất túc của con người bất toàn bất túc chịu chung quy luật đào thải của thiên nhiên, thời gian, và lịch sử. Bao lâu nữa chủ nghĩa Tân Phát-xit nầy mới có thể mở rộng biên thùy của Isarel ra toàn cõi trái đất? Sau đó sẽ là gì: Tận Thế? Đương nhiên, chính nghệ thuật kể chuyện bằng thơ xuất sắc của Shelley chứ không phải tựa đề của chính câu chuyện khiến cho bài thơ đáng nhớ như thế. Cách dàn dựng bài sonnet như một câu chuyện mà người lữ hành đến từ một vùng đất cổ xưa kể cho nhân vật trong bài thơ đã giúp cho Shelley đưa thêm một trình độ tối tăm vào vị thế của Ozymandias đối với độc giả. Thay vì nhìn pho tượng với chính mắt mình, chẳng hạn, thì chúng ta nghe nói về nó từ một người đã nghe về nó từ một người khác nữa đã nhìn thấy nó. Như thế, vì vua cổ có vẻ bớt uy lực hơn; sự gián cách của thể văn kể truyện được xử dụng để triệt giảm quyền lực của vì vua đối với chúng ta một cách hoàn chỉnh như sự trôi qua của thời gian. Nghệ thuật mô tả của Shelley về pho tượng có tác dụng từng bước tái dựng khuôn mặt của “vua của các vì vua”: trước tiên chúng ta chỉ nhìn thấy một khuôn mặt rách nát, sau đó là chính khuôn mặt với đôi môi nhíu lại và nhích mép ra lệnh đầy khinh bỉ; thế rồi chúng ta được giới thiệu khuôn mặt của điêu khắc gia, đồng thời có thể tưởng tượng một người sống thực đang khắc pho tượng cho một vì vua cũng sống thực mà nét mặt còn mang theo biểu hiện của những tham vọng ngày nay có thể suy diễn được. Độc giả cũng đối diện với những quần thần của vì vua qua những cử chỉ được tác giả hình dung và thuật lại. Hình tượng của nhà vua như thế là hoàn chỉnh và chúng ta được giới thiệu sự khoác lác phi thường và tự hào của vì vua. Đến đây, bài thơ bỗng nhiên triệt hạ hình tượng của vua, và chèn những thế kỷ tàn phá vào giữa bức tranh đó và chúng ta. – Đông Yên
I met a traveller from an antique land Who said: Two vast and trunkless legs of stone Stand in the desert. Near them on the sand, Half sunk, a shatter’d visage lies, whose frown And wrinkled lip and sneer of cold command Tell that its sculptor well those passions read Which yet survive, stamp’d on these lifeless things, The hand that mock’d them and the heart that fed. And on the pedestal these words appear: “My name is Ozymandias, king of kings: Look on my works, ye Mighty, and despair!” Nothing beside remains: round the decay Of that colossal wreck, boundless and bare, The lone and level sands stretch far away.
Ta đã gặp lữ hành từ đất cổ Thấy hai chân trơ bằng đá khổng lồ Trên sa mạc. Nằm kề bên trên cát, Mặt vùi chôn một nữa rách tả tơi Môi khinh bỉ như lạnh lùng ra lệnh Điêu khắc gia quá rõ tính nhà vua Không thay đổi theo thời gian với đá Vẫn vung tay, vẫn tự mãn, tự hào. Trên biển khắc: “O-zy-man-di-as “Vua của vua: nên hỡi những Thánh Thần Hãy nhìn kỹ, công trình ta mà thẹn!” Chẳng còn gì quanh mấy mảnh tượng xưa Nằm đổ nát ngổn ngang, ngoài cát trắng Trải mênh mông trong trơ trụi hoang tàn.
Bạn đang xem bài viết Cảm Nhận Về Ca Khúc ‘Rừng Lá Thay Chưa’ Của Thi Sĩ Hoàng Ngọc Ẩn Và Ns Huỳnh Anh trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!