Xem Nhiều 3/2023 #️ Cảm Phục Cậu Bé Bại Liệt Sáng Tác Cả Tập Thơ Bằng Một Ngón Tay # Top 5 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cảm Phục Cậu Bé Bại Liệt Sáng Tác Cả Tập Thơ Bằng Một Ngón Tay # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cảm Phục Cậu Bé Bại Liệt Sáng Tác Cả Tập Thơ Bằng Một Ngón Tay mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sáng thức dậy, Đức Nguyên được mẹ bồng khỏi giường đi vệ sinh, rửa mặt mũi. Đặt con trai ở ghế, bà Huê (51 tuổi) bật tivi, rồi bê tô bún đút con ăn từng thìa. Ăn xong, bà bế con trở lại giường, đặt cậu nằm ở tư thế tiện lướt web. Cả thân hình co quắp, chỉ còn một ngón tay cái là cử động được, Nguyên dùng nó di chuyển trên bàn phím của chiếc laptop, thoáng chốc đã viết:

Hy sinh của mẹ (Vũ Nguyên, ngày 11/04/2014)

Suốt một đời vì tôi vất vả

Chưa bao giờ thong thả rong chơi

Lòng này thương lắm mẹ ơi!

Bài thơ con viết vạn lời biết ơn.

Vạn năm vẫn dập dờn sóng bạc

Cũng chẳng bằng gánh vác mẹ tôi

Tóc nay sương trắng pha rồi

Vẫn còn tất bật đứng ngồi chưa yên…

Nguyên viết một mạch xong 32 câu thơ theo thể song thất lục bát mà không cần sửa một chữ. Cậu chia sẻ trên Facebook cá nhân, lập tức nhận được hàng trăm lượt like của những bạn thơ hay người hâm mộ trên mạng trong và ngoài nước. Nguyên vừa đối lại thơ, vừa chat cùng lúc với 4 người bạn chỉ với ngón tay còn cử động ấy.

Nguyên là con thứ hai trong gia đình có 3 người con. Cậu bé sinh ra trắng trẻo, đôi mắt sáng tinh anh. Được 8 tháng, Nguyên bị sốt, chân tay dần teo tóp rồi liệt hẳn, bệnh viêm phổi trở nặng, suốt ngày phải đi bệnh viện.

Thời đó, bà Huê là giáo viên cấp 1, chồng làm cơ khí, cả gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Đồng Nai. Ngoài công việc chính, vợ chồng bà còn trồng cao su, cà phê, hạt điều. Kinh tế khá giả, nhưng vì chạy chữa cho Nguyên, gia đình đã 4 lần bán nhà, thậm chí bà Huê phải nghỉ dạy theo con đi bệnh viện.

“Thời đó chưa có bảo hiểm, làm được đồng nào là dồn hết vào thuốc thang cho con. Nhiều lần gia đình tôi phải bán nhà lớn mua nhà nhỏ ở tạm, chuyển qua nhiều tỉnh, chỉ mong sao con hết bệnh. Năm Nguyên 11 tuổi, một bác sĩ người Hà Lan nói rằng bệnh con không chữa được, đừng bán nhà cửa nữa, vô ích”, bà Huê rớm nước mắt nhớ lại.

Chán nản, vợ chồng bà bán nương rẫy rồi trở về quê nhà ở xã Quảng Tiến (Sầm Sơn, Thanh Hóa). Ông Tâm vẫn theo nghề cơ khí, còn bà Huê dành phần lớn thời gian ở nhà chăm con. Mọi tình thương, vật chất đều dành hết cho Nguyên, đến mức hai người con gái của ông bà cũng không được quan tâm, học hành nhiều.

Nguyên đi bệnh viện như cơm bữa. Từ Tết đến nay, cậu phải nằm viện 3 lần, mỗi lần nằm gần một tháng. Phải chăm sóc con, chạy tiền chữa bệnh, lại thuốc bổ cho Nguyên khiến vợ chồng bà Huê mệt mỏi. Không ai nghĩ một ngày Đức Nguyên có thể thành nhà thơ.

“Lúc cháu còn nhỏ, tôi dạy 29 chữ cái rồi thằng bé tự tập ghép câu, ghép vần. Nó chưa từng đi học ở đâu cả, thế mà đọc được sách báo. Mới đây, con gái lớn của tôi mua cho em một cái laptop để nó đỡ buồn. Ngày tôi chăm con, đêm ngủ cùng trông nó mà không hay biết thằng bé làm thơ lúc nào”, bà Huê bộc bạch.

Vũ Đức Nguyên, bút danh Vũ Nguyên, được cộng đồng Facebook và Việt kiều biết đến nhiều. Nguyên viết thơ theo thể cổ (như lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt…), kể về số phận bệnh tật và khát khao yêu thương giản dị. Tháng 9/2013, Vũ Nguyên đã xuất bản tập thơ đầu tay “Bài thơ cho em”. Sắp tới cậu sẽ ra mắt tập thơ mới có tên “Chuyện tình chàng thi sĩ”.

“Tình cờ em biết đến thơ được 2 năm nay”, Nguyên cho biết. Lần đó, Đức Nguyên đọc được bài thơ Bến Hàng Giang của Hàn Mặc Tử. Cảm nhận mình trong những vần thơ đau thương ấy, Nguyên cũng muốn làm thơ, làm “người bán trăng” thứ hai. Cậu bắt đầu tìm hiểu cách gieo vần, niêm luật các loại thơ cổ, bằng cách đọc nhiều thơ của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Nguyên tham gia 30-40 hội thơ trên mạng, thường xuyên đối ẩm.

“Tất cả cảm xúc vui buồn trong cuộc sống em đều dồn vào thơ. Nhờ có thơ mà tâm tình em thay đổi, muốn sống hơn. Nhiều bạn bè biết em và về tận nhà thăm em”, Đức Nguyên cho biết.

Khi xuất bản tập thơ đầu tay, Nguyên tự liên hệ nhờ người biên tập, hỗ trợ xuất bản. Chi phí xuất bản 1.000 cuốn mất hơn 20 triệu đồng cũng có người giúp. Đến khi hoàn thành, cậu mới thông báo cho bố mẹ. “Hôm các cô chú ngoài Hà Nội chở tập thơ vào, em mới bảo với bố mẹ là mình xuất bản thơ, nhờ bố mẹ mượn bàn ghế, mời chính quyền, bà con làng xóm đến xem lễ ra mắt”, Nguyên nhớ lại. Hôm đó, Nguyên vui và nhận được nhiều hoa của hàng xóm.

Tập thơ đầu Nguyên dành để tặng là chính. Số còn lại cậu bán được hơn 4 triệu đồng và dành hết làm từ thiện cho trẻ em khuyết tật trong tỉnh Thanh Hóa. Tập thơ thứ hai của Nguyên đang được biên tập, liên hệ xuất bản và chờ các mạnh thường quân giúp chi phí xuất bản.

Nhà thơ Bùi Cao Thế (bút danh Ái Nhân), người biên tập tập thơ đầu tay của Vũ Nguyên, cho biết ông quen cậu qua mạng. Ông khâm phục nghị lực của chàng trai không một ngày đến trường, làm thơ chỉ với một ngón tay nhưng đã vượt lên số phận bằng chính hồn thơ của mình.

“Thơ Vũ Nguyên mang đậm phong cách dân gian, tình cảm, suy nghĩ rất sâu sắc, nhưng vẫn nặng về uẩn khúc, chưa thoát lên được hoàn cảnh. Hy vọng tập thơ thứ hai của cậu ấy sẽ vui tươi, viết cho đời nhiều hơn”, nhà thơ Bùi Cao Thế đánh giá.

Thuyết Phục Khách Hàng Bằng Một Nụ Cười

Thuyết phục khách hàng chỉ bằng một nụ cười không đảm bảo dịch vụ khách hàng của bạn xuất sắc, nhưng nụ cười trong dịch vụ khách hàng là rất quan trọng. Khi bạn làm khách hàng cười, nghĩa là bạn đã thành công, bạn đã có trong tâm trí khách hàng với sản phẩm,dịch vụ của mình (điều mà bạn chắc chắn hơn đối thủ).

Sự bất mãn của khách hàng đôi khi không bắt nguồn từ sản phẩm nghèo nàn, mà lại nảy sinh từ những trải nghiệm không vui vẻ cho lắm khi họ tiếp xúc trực tiếp với dịch vụ khách hàng. Tại sao vậy? Bởi vì không khách hàng nào muốn tiếp tục mua hàng khi người bán hàng có thái độ không mấy vui vẻ.

Việc chăm sóc khách hàng chu đáo không những đem lại sự hài lòng và niềm tin của khách hàng về sản phẩm của công ty, mà hơn nữa, khách hàng sẽ gắn bó (trở thành khách hàng trung thành) và tự nguyện giới thiệu thêm nhiều khách hàng khác khi chia sẻ những kinh nghiệm của họ. Rất nhiều công ty tốn không ít tiền của để phát triển các nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, bao gồm đào tạo nhân viên và cam kết hợp tác. Bởi họ hiểu rằng dịch vụ khách hàng không chỉ là một hoạt động thời vụ.

1. Nụ cười không chỉ là một biểu cảm

Mỉm cười không chỉ là một biểu cảm của khuôn mặt bạn. Nó thể hiện tâm trạng của bạn. Một nụ cười – hay một biểu hiện nụ cười của các tổng đài viên dịch vụ khách hàng – có thể là phần quan trọng nhất của một giao dịch thương mại. Trong lĩnh vực bán lẻ, nó có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của một người về một thương hiệu và khả năng làm hài lòng khách hàng của họ.

Nụ cười có thể nâng cao khả năng trao đổi của một sản phẩm, khả năng chia sẻ kiến thức, hay mang lại giải pháp. Trong thời đại mà thương mại Internet và điện thoại đang dần chiếm thị phần của các doanh nghiệp có mặt bằng truyền thống, thì nụ cười thể hiện tâm trạng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

2. Nụ cười không chỉ là một quan niệm

Nụ cười cũng quan trọng đối với một tổ chức như cam kết mà tổ chức đó tuyên bố. Nó giúp hình thành ấn tượng đầu tiên của khách hàng, tượng trưng cho cam kết cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ đáng hài lòng. Nó đóng vai trò trong mỗi việc ta làm, trong mỗi giao dịch ta thực hiện, trong mỗi mối quan hệ với mọi khách hàng ta hỗ trợ. Nó bắt đầu trước cả tương tác đầu tiên của ta với khách hàng, và nó chắc chắn chưa chấm dứt khi giao dịch đã kết thúc.

3. Nụ cười là một thái độ

Nụ cười cho ta biết câu chuyện đằng sau những ấn tượng đầu tiên. Đó là ấn tượng cá nhân giúp mở rộng cam kết dịch vụ khách hàng và phản ánh niềm đam mê cả ta. Nụ cười thể hiện rằng chúng ta muốn được ở đây phục vụ các khách hàng của mình. Nó thể hiện rằng chúng ra sẵn sàng mỉm cười nhiều hơn nữa. Và chúng ta mỉm cười kể cả khi không mặt đối mặt với khách hàng. Giọng nói trên điện thoại và phong cách trả lời thư của ta cũng thể hiện một nụ cười thực sự – hoặc sự thiếu vắng của nó.

Ta không thể kiểm soát tất cả mọi thứ được thể hiện ra trong suốt tương tác với khách hàng, nhưng ta luôn kiểm soát được thái độ mà ta truyền tải, như sự lịch sự, nhiệt tình và quan tâm, cũng như cam kết thỏa mãn các mong muốn hay nhu cầu của khách hàng. Mặc dù một nụ cười không thể giải quyết mọi vấn đề, nhưng trong nhiều trường hợp, thái độ có thể chiến thắng rất nhiều khó khăn xuất hiện trong giao dịch và nụ cười có thể trở thành một lợi thế cạnh tranh.

4. Quan trọng nhất: Nụ cười là một lời mời

Nụ cười thể hiện một phong thái. Nó tạo nên sự hòa hợp và khởi đầu sự tin tưởng, là nền tảng cho mọi mối quan hệ thương mại. Điều này còn quan trọng hơn khi ta phải vất vả duy trì nhân tố không thể thiếu đó trong nền văn hóa đa dạng, nhịp độ nhanh và phụ thuộc vào smartphone. Các tiến bộ công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và các mô hình kinh doanh mới khiến con người phải làm việc nhiều hơn trên các thiết bị của mình, và đồng thời cũng khiến họ trở nên xa cách hơn.

Kết luận

Dù giao dịch là doanh nghiệp – doanh nghiệp (Business-to-business , B2B) hay doanh nghiệp – khách hàng (Business-to-customer, B2C), dù bạn đang giao dịch trực tiếp hay gián tiếp thì nụ cười là một trong những nhân tố dễ thể hiện nhất.

Mỗi Ngày Một Cuốn Sách Hay Ru Bé Ngủ Ngon Cả Tuần

Với mỗi em nhỏ, nghe kể truyện trước giờ đi ngủ là một điều hạnh phúc, không thể bỏ qua. Chính vì thế mà các phụ huynh luôn tìm kiếm những câu chuyện hay để ru bé ngủ ngon. Với những cuốn sách hay ru bé ngủ ngon sau đây, các bạn sẽ giúp con em mình có cả tuần vui vẻ và nhận được nhiều điều thú vị.

Cổ tích Việt Nam – Vietnamese fairy tales – Thạch Sanh

Hẳn là những người cha, người mẹ Việt Nam đều lớn lên với câu chuyện Cổ tích Việt Nam Thạch Sanh. Và bây giờ chính là lúc để bạn dành câu chuyện hấp dẫn này cho con cái của mình.

Cuốn Cổ tích Việt Nam – Vietnamese fairy tales – Thạch Sanh chắc chắn sẽ là cuốn sách hay rủ bé ngủ ngon mỗi ngày.

Cổ tích Việt Nam- Hoàng tử ếch – cuốn sách hay ru bé ngủ ngon

Nội dung cuốn truyện Cổ tích Việt Nam- Hoàng tử ếch cực kỳ đơn giản nhưng hấp dẫn với trẻ em. Hơn nữa giúp các bé đi vào giấc ngủ ngon hơn.

Đây là cuốn truyện cổ tích thích hợp cho những cô bé con thích sự lãng mạn và mộng mơ. Đồng thời là cuốn truyện phù hợp cho những cậu bé con yêu thích sự mạnh mẽ.

Cả cuốn truyện sẽ giúp các bé bồi dưỡng tâm hồn trở nên ấm áp và tình cảm hơn. Ngoài ra, cuốn truyện này chắc chắn sẽ là món quà tuyệt vời để các bé chuẩn bị có một giấc ngủ ngon mỗi tối.

Truyện kể trước giờ đi ngủ cho bé – Ehon Nhật Bản : Bé Mèo Nontan

Bộ sách Ehon Nhật Bản : Bé Mèo Nontan là những câu chuyện giản dị, đời thường thích hợp cho các bé độ tuổi 0 – 3. Truyện giúp các bé khám phá cuộc sống dưới những góc độ khác nhau, khiến cho thế giới trở nên muôn màu, muôn vẻ hơn. Bộ sách này bao gồm các cuốn là:

Tập 1: Cùng chơi xích đu

Tập 2: Chúc ngủ ngon

Tập 3: Thổi bong bóng kẹo cao su

Tập 4: Tè dầm

Tập 5: Nontan bừa bộn

Tập 6: Nấc cụt

Mỗi cuốn là một câu chuyện kể về bé mèo Nontan tới từ Nhật Bản. Thông qua câu chuyện, các bé có thể học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, những giá trị nhân văn sâu sắc thông qua những lời kể đơn giản, không khó hiểu.

Bộ sách Học tiếng Anh cùng truyện ngụ ngôn Aesop

Các cha mẹ đã bao giờ nghĩ đến việc sẽ đọc tiếng Anh cho bé trước giờ đi ngủ chưa? Nếu chưa thì hãy mua ngay bộ sách Học tiếng Anh cùng truyện ngụ ngôn Aesop và bắt đầu đọc cho những thiên thần nhỏ nhà mình đi thôi.

Đây là cuốn sách dành cho những bé từ 3 tuổi trở lên. Bộ sách gồm nhiều cuốn là:

Cậu bé chăn cừu và con sói – The Shepherd Boy and the Wolf

Chú Chó và cái bóng – The Dog and the Shadow

Con Quạ và những chiếc lông – The Crow and the Feathers

Thỏ và Rùa – The Rabbit and the Turtle

Truyện Cổ Tích Cậu Bé Thông Minh

– Này ông lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy tám tuổi hỏi vặn lại quan:

– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.

Nghe vậy, vua mừng lắm. Nhưng để biết chính xác hơn nữa, vua bèn sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp vài ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Dân làng nhận được lệnh vua ban, ai ấy cũng vừa mừng vừa và lo lắng, không biết làm sao trâu đực đẻ được bây giờ? Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không nghĩ ra được cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới mọi người đều coi là một tai vạ.

Nghe thấy tin này, cậu bé con người thợ cày liền bảo cha:

– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng ngả thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa thật lớn. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.

– Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Con đừng có làm dại mà bay đầu đi đó con ạ!

Nhưng cậu bé quả quyết:

– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi.

Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu.

Mấy hôm sau, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình thì nhân lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân khóc um lên. Vua sai lính điệu vào phán hỏi:

– Thằng bé kia mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?

– Tâu đức vua. Mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ. – Cậu bé vờ vĩnh tâu vua.

Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

– Cháu muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố cháu, chứ bố cháu là giống đực làm sao mà đẻ được!

Cấu bé bỗng tươi tỉnh:

– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!

Vua cười bảo:

– Ta thử đấy thôi mà? Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra ngả thịt mà ăn với nhau à?

– Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc, nhưng đức vua vẫn còn muốn thử cho đến cùng. Hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ và lệnh chỉ bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé lấy một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

– Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

Lập tức vua cho gọi cả cha con vào ban thưởng hậu hĩnh.

***

Lúc bấy giờ, nước láng giềng nhăm nhe muốn chiếm bờ cõi của nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ mới sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút mong cho sợi chỉ lọt qua, có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu… nhưng tất cả mọi cách đều vô hiệu. Bao nhiêu các ông trạng, các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành tìm cách mời sứ thần tạm nghỉ ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh ngày nọ.

Tang tính tang! Tính tình tang! Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng, Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang…

Rồi bảo: – Không cần tôi phải về triều làm gì. Cứ theo cách đó là xâu được ngay!”.

Rồi đó, vua phong cho cậu bé làm trạng nguyên. Vua sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han.

Bạn đang xem bài viết Cảm Phục Cậu Bé Bại Liệt Sáng Tác Cả Tập Thơ Bằng Một Ngón Tay trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!