Cập nhật thông tin chi tiết về Chùm Chuyện Vui Xứ Nghệ mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chen chắc mại toát mồ hôi mới kiếm được ghế ngồi. Nhét cấy bị xuống khu ghế cho chắc ăn khỏi bị chen lấn chết mất vịt.
Một bà tra mắt kèm nhèm khung có ghế, ngồi vầy trước mặt ôông nớ. Bà đặt cấy bị trên có bó rau muống trước mặt. Xe chạy một lúc bà chộ dới háng ôông ló ra cấy trôốc dài dài mổ rau muống của bà ăn. Bà lẩm bẩm:
– Gớm, cấy thứ ni mềnh chộ đã nhiều mà dừ mới biết hắn cụng ăn rau muống!
10 nháy
Hai enh ả nhiêu nớ đi tham quan một trang trại nuôi ga. Ngài chủ trại giới thiệu một con ga trôống rất đẹp và nói: – Từ sáng đến giừ hắn đạ nháy 10 nháy rồi đó.
Ả gấy bẹo vô hôông nhôông, nguýt một cấy rồi mỉa mai:
– Chộ chưa….!
Enh nhôông liền kéo gấy lại lộ ôông chủ trại ga rồi hỏi:
– Hắn mần chuyện nớ với một hay 10 con mái?
Ông chủ trại điềm nhiên trả lời:
– Dĩ nhiên là với 10 ả mái mơ.
Enh nhông quay sang gấy nháy mắt một cấy rồi nói:
– Chộ chưa? Có 10 “mái mơ” thì tui cụng…
Khải lầm khu
Hồi nớ, nghe loa kêu túi có phim về xạ là rủ chắc lùa tru bò về sớm. Cơm mẹ nấu mới chín tới, xúc nửa đọi vừa thổi vừa ăn. Ménh đầu tiên nót vội, hắn nóng ran từ mồm xuống tận rọt non. Xong rồi, hú cả bầy trenh chắc chạy.
Vé vô cựa kẻ nậy một hào, con nít năm xu. Một ngài nậy được kèm một đứa con nít. Xin mại nỏ ai dắc vô, bọn tui rủ chắc chui rào.
Xung qoenh bại rào mắt cáo bằng tre chẻ tư, buộc nẹp bằng lạt tre. Tui có sáng kiến là khoét bôộng, chui khu vô trước để lợ cenh bại bắt được thì nói chui ra. Vì chộ chui vô họ quất roi mót vô khu đau lắm.
Vô troong bại, bọn con nít thì đòi chắc, mấy enh ả thanh niên thì chen chắc.
Đèn túi thui, trăng sáng lờ mờ, chộ một enh thò tay rờ khu o bên cạnh. O nớ quay sang hỏi:
– Enh mần cấy chi rứa?
– Khu tui ngá, tui khải – Enh nớ trả lời tỉnh queo.
– Răng enh khung khải khu enh mà khải khu tui – o nớ quạu lại.
Enh nớ thụt tay rồi nói:
– Ờ, rứa đây khu o hả, tui tưởng khu tui. Khung trách chi khải mại nỏ đạ ngá…
Chùm Thơ Thương Yêu Về Xứ Nghệ
Tháng Sáu, nắng như đổ lửa, với “gió Lào thổi rạc bờ tre” là những nhọc nhằn trong đời sống mưu sinh. Nhưng ai đi xa sẽ nhớ, người ở ngay đây có khi vẫn thấy nhớ, và yêu thương vô cùng mảnh đất xứ Nghệ này. Tạp chí Sông Lam trân trọng gửi đến bạn đọc những vần thơ xứ sở. Đó là một bài thơ dài như một trường ca về xứ Nghệ với biết bao yêu thương, tự hào lẫn trở trăn, bâng khuâng của nhà thơ Vân Anh, đó là là những câu thơ trĩu nặng tâm tư với ”ký ức quê mẹ” của tác giả Nguyễn Hồng Cương, hay đó chỉ đơn giản là ”Một bài thơ viết ở Vinh” như bài thơ cùng tên của Trần Nhương… Mời bạn đọc cùng đọc thơ!
******
Vân Anh XỨ NGHỆ Xứ nghệ… Gió Lào hất tung bãi cát sang bờ Bắc sông Lam Sông Lam dải lụa xanh đọng sữa thái âm mát lành Địa Linh thắt ngang dòng đời trong đục lở bồi Con thuyền ví giặm đầy vơi Chở mai sau cập nơi cội nguồn . Dãy Hồng Lĩnh nén linh khí thái dương miên viễn mùa xanh hiên ngang Nhân Kiệt .
Xứ Nghệ .. Đại thi hào Nguyễn Du Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương Nơi hai dòng chảy Văn Chương dân dã, bác học hợp lưu
Nơi chưng cất tinh túy cốt cách Cụ Đồ …thẳng ngay thuở khai thiên thông reo Ngàn Hống Miên miết hiếu học miên miết mạch ngầm hiếu học xưa xửa dòng Rum. chuộng nghĩa, bộc trực, thẳng ngay … thuở khai thiên thông reo Ngàn Hống Xứ Nghệ … Cho tôi câu thơ quăng quật kiếp người . Những đứa trẻ đẻ rơi Co ro trên luống cày vừa xới hình hài cong dấu hỏi òa nỗi đau chào đời . Những người đàn bà góa Cô đơn thiêu đốt thịt da đổ lúa ra xay đổ trấu ra xay Xay cạn đêm … Cháy dọc mùa đông trằn trọc lửa củi sim Sưởi ấm giấc mơ người đàn ông lực điền thèm bát cơm không độn sắn, ngô. Xứ Nghệ Nơi di chỉ cất bảo tàng chiếc muôi múc canh bằng đá Vá nhọc nhằn, tằn tiện của Tiền Nhân.
Xứ Nghệ Đứa con nghèo của Người Mẹ Thiên Nhiên Đất phên dậu che chắn Đông biển Tây rừng, ra Bắc vào Nam Dẻo dai như đòn gánh gánh hai đầu Đất Nước . Giọng nặng chịch, nết ăn ở mặn mòi vị muối Trái tim nồng … gừng năm tháng lại thêm cay Thuở dân Việt loay hoay trong ngôi nhà hình chữ S Những Phan Sào Nam Những Nguyễn Tất Thành đã cồn cào cơn khát lái con thuyền dân tộc vượt khơi xa … Năm tháng bồi phù sa một nền Văn Hóa Vỏ thời gian cất giữ trầm hương. Giữa bầu trời giông bão vô thường Người Xứ Nghệ – chim Phượng Hoàng bốn phương sải cánh . Nếu có kiếp sau Ta lại về xứ Nghệ đầu thai.
***
NGUYỄN HỒNG CƯƠNG Ký ức quê mẹ
Tôi lại về với mẹ chiều nay Dòng sông quê con nước hao gầy Chiếc cầu cong vắt gánh hai đầu bồi lở Tuổi mình mất tự bao giờ không nhớ Tìm mé sông xưa cây chắn bão mọc um tùm.
Cái chảo rang trời mẹ cõng sau lưng Cánh đồng muối gặm mòn sức cha quá nửa Làm một ngày ăn một năm là rứa Chỉ nếm thôi cũng chết khát cả đời.
Có ai lạ gì khắc nghiệt xứ quê tôi Nắng đốt thiêu cây cỏ lên mầm nỏ được Sông oằn lưng nghén thai từng con nước Củ khoai nửa chiều nuốt vội chạy cơn giông.
Chỉ trận mưa rào tất cả hoá hư không Muối thành nước ra biển Đông bát ngát Cơm bữa đó sẽ vơi chừng lưng nữa bát Mẹ lợp khoai vào… dàn trải kín mùa mưa.
Bụi tre già gió Lào thổi xác xơ Muối vẽ bản đồ, lưng áo chị tôi bạc trắng Nỗi khổ của diêm dân là phải làm dưới nắng Những móc đơn lồng móc kép trên mặt mẹ sâu hằn.
Tôi chạy về qua vừng trán cha nhăn Đêm trở giấc quảy vó ra sông đánh cá Mùa bão lũ sống dựa vào cây rau má Năm tháng nhọc nhằn lần lượt rủ nhau đi.
Tôi lại quay về bến bãi sông quê Nằm sóng xoài trên triền đê nghe dòng sông kể lể Đổi mới lắm duy một điều không thể Dữ dội tuổi thơ nhờ quê gói cất giùm.
Khói lam chiều canh hến mẹ nấu cơm Tôi luống cuống vấp ngã ngay trước ngõ Cái cuống rốn mẹ từng chôn ở đó Bỗng giật mình thảng thốt gọi quê ơi!
***
TRẦN NHƯƠNG
Bài thơ viết ở Vinh
Thành Vinh gặp lại người năm cũ Dằng dặc mà nay vẫn… bấy giờ Núi Hồng trăng đậu nghiêng bên mái Bến Thủy giữa chiều bất chợt mưa.
Em kể bố em cũng tuổi Tỵ Con Rắn bao dung trụ cột nhà Ông đi cõi Phật dăm năm trước Mẹ em thương nhớ mãi chưa già !.
Lạ nhỉ sao anh cũng tuổi ấy Hao hao năm tháng tuổi thơ đầy Hay em giới thiệu anh… cho mẹ Như nối dây diều thêm cánh bay.
Em nói rồi nhìn như ướm hỏi Anh ngước trời xanh mấy đám mây Vô thường nào biết đâu bờ cõi Mía đợi heo may ngọt suốt cây…..
BBT
(Thơ đã đăng trên Tạp chí Sông Lam/Số 5/Bộ mới/2020)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chuyện Cổ Tích Về Xứ Schlauraffen
Thời thượng cổ tôi có tới vùng này, tôi thấy thành Rom và cung điện giáo hoàng treo lơ lửng trong không trung bằng một sợi lụa nhỏ xíu, và một người không chân chạy vượt một con ngựa đang phi nước đại, rồi một lưỡi kiếm cùn đâm xuyên suốt qua một chiếc cầu. Hồi đó tôi còn thấy một con lừa mũi bạc chạy sau hai con thỏ, và những chiếc bánh ga tô tròn nóng hổi mọc từ thân một cây bồ đề cổ thụ. Chính mắt tôi nhìn thấy một con dê cái già gầy giơ xương có khối mỡ một vạn cân và khối muối ăn chứa trong thịt nặng sáu nghìn cân. Bạn thấy chuyện có bịa không? Chính mắt tôi nhìn thấy lưỡi cày cày ruộng băng băng mà chẳng có bò ngựa nào kéo cả, và một em bé tròn một tuổi ném bốn cái cối xay bay từ vùng Regenburg về tận Trier rơi xuống thành phố Strassburg, và một con chim kền kền bơi qua sông Rhein một cách ngon lành. Hồi đó tôi nghe thấy cá nói chuyện với nhau nghe vang khắp trời đất, mật ong thơm ngon chảy như nước lã, chảy từ trong thung lũng sâu dưới núi chảy ngược lên ngọn núi cao. Bạn có thấy những câu chuyện ấy lạ kỳ chưa? Chỉ có hai con quạ mà cắt hết một cánh đồng cỏ, và tôi thấy hai con muỗi đang xây một chiếc cầu, lại có hai con bồ câu đang làm lông một con chó sói, có hai em bé lấy dê con ném nhau, lại có hai con ếch đứng thi nhau đập lúa, có hai con chuột đang ngồi cầu kinh, hai con mèo cào lôi lưỡi một con gấu. Lúc đó có con sên chạy vội tới đánh chết hai con sư tử hung dữ, có một người thợ cạo đang cạo râu cho một người phụ nữ, có hai đứa bé đang bú nói mẹ ngồi im, có hai con chó săn khiêng một cái cối xay từ dưới nước lên và con ngựa già đứng đó nom thấy thế nói rằng: “Hai con chó săn khỏe thật”; ở trong sân có bốn con ngựa to khỏe ráng sức đập lúa sót ở rơm, và hai con dê cái đang lụi hụi đốt lò, và con bò màu đỏ đút bánh vào lò nướng. Giữa lúc đó có con gà trống cất tiếng gáy: – Ki-kơ-ri-ki, chuyện kể đến đây là hết, ki-kơ-ri-ki.
Chuyện Ít Biết Về Cây Rau Má Xứ Thanh
Ông Trịnh Anh Đạt (đội mũ phớt) với bà con tham gia dự án trồng rau má tại thành đá Tây Đô
1. Nhiều người biết đến Trịnh Anh Đạt bởi bài thơ “Rau má”. Bài thơ được người ta đọc, ngâm, phổ nhạc, lồng điệu thành hát xẩm, chầu văn, ca trù và thậm chí cả… cải lương! Trịnh Anh Đạt là một doanh nhân ngành du lịch. “Hò hẹn” mãi, cuối cùng chúng tôi mới được lang thang cùng nhà thơ suốt mấy ngày nắng hạ trên miền quê xứ Thanh.
Nắng nóng là thế, nhưng Trịnh Anh Đạt cứ như trai trẻ đang yêu, lao theo các lời hẹn không ngừng nghỉ, ông tranh thủ đi một vòng để “xem dấu vết kinh thành xa xưa”, với những thành Nhà Hồ, Phủ Trịnh, Gia Miêu Triệu Tường, Đền Bà Triệu, Lam Kinh… rồi Trịnh Anh Đạt đi tìm rau má, hái hoa sen, thả diều, chơi chọi gà… đủ cả!
Nhờ thế mà khui ra được nhiều chuyện hay. Ở cái phố Ga Đò Lèn thuộc thị trấn Hà Trung, ngày nay vẫn còn truyền tụng câu ca: “Trời mưa trời gió đùng đùng/ Cha con ông Sùng đi bán lạc rang”.
Cụ Chu Văn Phong ở thôn Tương Lạc, xã Hà Phong vừa đọc cho chúng tôi nghe vừa cười vang nhà và giải thích: Không phải là người ta khịa ra cho trẻ con hát như kiểu các bài vè, đồng dao, mà chuyện ông Sùng là có thật. Đó chính là người cha của nhà thơ Trịnh Anh Đạt.
Thuở ấy, gia đình ông Đạt cũng như nhiều người dân ở phố Ga Đò Lèn phải bám vào đường tàu để sống. Nhà đông con lại còn “nghèo nổi tiếng”, cha con ông Sùng hàng ngày kiếm sống bằng nghề bán lạc rang ở bến tàu. Trịnh Anh Đạt cũng thành thật “khai” tiếp câu chuyện: Hồi nhỏ chỉ vì câu trêu đùa ấy mà ông đánh nhau với bạn, bỏ học mất một năm, sau mới đi học lại.
Thời ấy đói kém, Trịnh Anh Đạt cùng bầy trẻ đi dọc đường tàu kiếm rau má về ăn thay cơm.
Cụ Phong kể, những năm tiêu thổ kháng chiến, đường sắt bị bỏ hoang, rau má mọc um tùm, cứ ra bươi đá, lật cả tà vẹt, thanh ray lên để hái về ăn chống đói. Đó chính là năm Trịnh Anh Đạt sinh ra. Sau này đường sắt được khôi phục, cậu bé Đạt lớn lên cùng bầy trẻ con ở phố Ga, ngoài những giờ học và phụ cha bán lạc rang, thì theo chúng bạn lên đường tàu tìm rau má. Trẻ con tinh nghịch, đâu có ý thức về an toàn đường sắt, nên cứ mải lật đá hái rau, khiến các chú tuần đường và công nhân duy tu đường sắt rất bực mình.
Câu nói “dân Thanh Hóa ăn rau má, phá đường tàu” ban đầu mang ý nghĩa miêu tả công cuộc tiêu thổ kháng chiến, dù dân đói phải ăn rau má thay cơm nhưng vẫn đi kháng chiến, phá đường, phá cầu để ngăn bước quân thù.
2….Về Hà Trung, quê hương của Trịnh Anh Đạt, chúng tôi cùng ông lang thang ra cánh đồng làng đang vào vụ gặt. Những thửa ruộng vàng rực lên dưới nắng chiều. Nhìn những bờ xôi ruộng mật thế này, thật là khó khăn để tìm ra một vồng rau má tươi tốt. Cuối cùng, chúng tôi dừng chân bên một đầm sen bát ngát, hương thơm ngào ngạt. Không tìm được rau má thì đi hái sen vậy. Thế là câu chuyện lại quay sang “ước mơ của người Thanh Hóa: lá rau má to bằng lá sen”.
Trịnh Anh Đạt bảo: Uớc mơ ấy là có thật đấy, bởi thời đói kém cơ hàn, đến cả rau má cũng hiếm hoi, người ta chả dám mơ đến cơm gạo vì nó xa vời quá, chỉ mơ tìm được đủ rau má để ăn. Vì vậy, ước lá rau má to bằng lá sen, chỉ cần kiếm được một vài lá thôi là cũng đủ no rồi. Không ai đánh thuế ước mơ, vậy mà trong khốn khó, ước mơ cũng phải dè sẻn, tiết kiệm.
Ngược lên thăm thành Nhà Hồ, chúng tôi đề nghị các nghệ sỹ của CLB nghệ thuật quần chúng nơi đây hát bài “Rau má” theo làn điệu xẩm. Một cách ngẫu nhiên, họ cứ say sưa đàn hát mà không hề biết vị khách ngồi ngay trước mặt họ chính là tác giả của bài thơ “Rau má”. Khi được giới thiệu, ông Nguyễn Văn Hùng, người hát bài xẩm rất bất ngờ. Họ bắt tay nhau và trò chuyện hồi lâu.
Bước vào khu dịch vụ dành cho khách tham quan, khi thấy chúng tôi quan tâm đến quầy bán trà rau má mang thương hiệu Tây Đô, chị nhân viên vui vẻ giới thiệu về tác dụng của nó và còn đọc luôn cả bài thơ “Rau má” của Trịnh Anh Đạt, trong đó có hai câu thơ được in trên bao bì của những gói trà: “Vĩ nhân và các đời vua/ Cũng từ rau má ốc cua nên người”.
Rồi chúng tôi được một trận cười nổ bụng khi chị nhân viên đọc nhầm một câu thơ trong bài. Hóa ra, bài thơ “Rau má” khi lưu truyền ra dân gian có rất nhiều dị bản khác nhau. Trịnh Anh Đạt liền đem giấy bút ra chép lại nguyên bản bài thơ, giúp chị nhân viên đọc đúng, hiểu đúng để giới thiệu cho khách.
Nghe tin nhà thơ “Rau má” về thành Nhà Hồ, anh Vũ Đình Viên- Chủ tịch xã Vĩnh Long đã đón tiếp, dẫn nhà thơ đi thăm cánh đồng rau má nằm ngay trong lòng thành đá Tây Đô. Dù vùng trồng rau má chưa được nhiều, nhưng bà con đã có ý thức trồng rau sạch, vì vậy vừa qua có một đơn vị tìm đến mua rau má tươi đưa về Sầm Sơn phục vụ khách du lịch, với giá thu mua khá cao.
Bà con cũng hi vọng sẽ có nhiều khách hàng như thế, nhất là có những hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài, số lượng lớn để có thể mở rộng diện tích. Và xứ Thanh cũng thật kỳ lạ, có những cây lá đơn thuần, mộc mạc như cây rau má, nhưng qua bàn tay con người, có khi thay cơm gạo cứu đói, lúc được dùng làm món bánh đặc sản, món trà mát gan, lợi tiểu thơm ngon hấp dẫn.
Xưa, cây rau má là thức ăn chống đói trong quãng thời gian giáp hạt “tháng ba ngày tám”, nay nó là món ăn đặc sản trên những bàn tiệc, trở thành sản phẩm hàng hóa phục vụ du lịch. Trịnh Anh Đạt nói vui: Mơ ước “lá rau má to bằng lá sen” của người Thanh Hóa đã thành sự thực khi cây rau má được nâng cao giá trị trong đời sống.
Theo anh, không ngẫu nhiên mà cha ông ví rau má tựa đồng tiền, là bởi người ta nhìn thấy giá trị to lớn nhiều mặt của nó chứ không hẳn chỉ thấy hình hài của chiếc lá tròn giống đồng tiền chinh mà ví như vậy. Rau má không còn là thứ cây cỏ dại trên cánh đồng làng, món ăn “qua ngày đoạn tháng” của người nghèo, mà đã mang lại giá trị kinh tế khi con người nhìn ra nó trong đời sống.
Bạn đang xem bài viết Chùm Chuyện Vui Xứ Nghệ trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!