Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyện Cổ Tích Có Thật Hay Không? Minh Chứng Từ Khoa Học mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Những câu chuyện cổ tích thú vị, đậm chất nhân văn luôn là một phần trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Khi còn nhỏ chúng ta tin rằng chuyện cổ tích có thật. Theo thời gian, thực tế phũ phàng của cuộc sống khiến những người trưởng thành mất đi niềm tin vào thế giới thần thoại. Nhưng trong quá trình phát triển của nhân loại, một số chuyện cổ tích đã được giới khoa học xác nhận rằng chúng không quá xa vời thực tế.
Bạn có thể đã từng đọc Nàng bạch tuyết và Bảy chú lùn. Vậy thế giới của những chú lùn có thật sự tồn tại?
Nàng tiên cá có nửa trên là người, nửa dưới là cá. Liệu có thế giới của người cá dưới đại dương sâu thẳm kia?
Trước cái chết trong đêm đông giá lạnh, bé gái trong truyện Cô bé bán diêm đã không hề sợ hãi. Trái lại, em cảm thấy ấm áp, vui tươi, và còn được gặp người bà thân yêu của mình. Đó có thật là những cảm xúc diễn ra trong tình huống cận tử hay chỉ là trí tưởng tượng của tác giả?
Hay câu chuyện Những bông hoa của cô bé Ida miêu tả những bông hoa biết nói, cười và khiêu vũ. Vậy thực vật có cảm xúc không?
Chuyện cổ tích ‘Bảy chú lùn‘ có dấu ấn từ tiền sử
Theo tạp chí Nature, các nhà khoa học đã phát hiện một chủng người lùn – gọi là “người Flore”. Họ sống ở đảo Flores (Indonesia) 18.000 năm về trước.
Di vật khảo cổ được tìm thấy là bộ xương của một phụ nữ trưởng thành, cao khoảng 1m. Thêm vào đó là một số mảnh xương, ước đoán thuộc về 7 cá thể khác nhau. Não của chủng người lùn này chỉ bằng khoảng 1/4 não người hiện nay. Họ biết chế tạo công cụ bằng đá, dùng lửa, săn bắn tập thể…
Điều thú vị là cư dân hiện nay của đảo Flores vẫn còn kể lại không ít truyền thuyết về chủng người lùn này.
Có bằng chứng của ngành địa chất học cho thấy, 12.000 năm trước một trận núi lửa dữ dội đã chôn vùi người Flores vào lịch sử. Các động vật đặc thù trên đảo cũng chịu số phận tương tự.
Câu chuyện cổ tích ‘Nàng tiên cá‘
Tượng nàng tiên cá nằm trên đá tại cảng Copenhagen, Đan Mạch là biểu tượng cho thành phố du lịch Copenhagen. Kích thước bé nhỏ của bức tượng làm những du khách đến xem lần đầu rất ngạc nhiên. Bức tượng Nàng tiên cá chỉ cao 1.25 m nhưng nặng khoảng 175 kg.
Năm 1738, Nhật báo London đã đăng tải bức hình chứng minh người cá là có thật. Sự kiện này khiến người dân xứ sương mù bàng hoàng. Bức hình chụp sinh vật đó dạt vào bờ biển Hebrides phía tây của Scotland, trong tình trạng đã chết.
Sau đó, nàng được mai táng cẩn thận. Người dân trong làng cũng ra sức bảo vệ sự tích người cá này. Bất cứ ai tỏ ý ngờ vực, họ sẵn sàng thề độc để minh chứng rằng đó là câu chuyện hoàn toàn có thật.
Và người cá thật sự
Tại vùng biển ngoài khơi Cuba, trong một lần tìm kiếm xác tàu, các chuyên gia thuộc Liên Xô cũ đã bắt được một người cá nhỏ. Đó là một bé trai, trên người mọc đầy vẩy cá, thở bằng mang và có màng chân.
Các nhà khoa học Liên Xô đã nhốt người cá này trong một cơ sở nghiên cứu bí mật ở Biển Đen. Từ đó trở đi không có thêm thông tin gì về cậu bé người cá đó nữa. Nhưng những suy luận, phỏng đoán về các cá thể khác cùng giống nòi với cậu bé kia vẫn còn sôi nổi trên các diễn đàn khoa học.
Bằng chứng được coi là thuyết phục nhất về người cá là bộ hài cốt của một “nàng tiên cá”. Bộ hài cốt này bị dạt vào bờ biển năm 1222 và được lưu giữ tại ngôi đền ở Kukuoka, Nhật Bản. Bộ hài cốt được ngâm trong nước biển gần 800 năm qua, đến nay chỉ còn một ít xương sót lại.
‘Cô bé bán diêm’ và câu chuyện trải nghiệm cận tử
Tạp chí Popular Medicine (ấn bản số 5, 1993) đã công bố kết quả điều tra về trận động đất kinh hoàng tại Đường Sơn (Trung Quốc) năm 1976. Trận động đất mạnh dữ dỗi khiến 24.000 người chết, và 160.000 người bị thương. Theo đó, hơn một nửa số người trải qua tình huống cận tử. Họ đã mô tả cảm xúc phức tạp lúc ấy. Phần lớn trong số họ cảm thấy bình tĩnh, không hề sợ hãi. Cũng như ‘Cô bé bán diêm’ đã không hề sợ khi nhìn thấy bà của mình.
Bé Lý lúc đó 12 tuổi, chia sẻ: “Dường như tôi đang ở nhà xác của bệnh viện. Ở đó có rất nhiều ma quỷ và cả những người không quen biết. Cơ thể hình như đã không thuộc về bản thân tôi nữa. Nửa thân dưới dường như không có. Còn các bộ phận khác thì rơi lả tả trong không gian. Sau đó dường như tôi rơi vào một vực sâu vạn trượng bốn bề tối om.
Tôi nghe thấy những âm thanh kỳ lạ. Cảm giác này kéo dài tới nửa giờ, tôi nghĩ lần này chắc mình xong rồi. Chưa kịp trưởng thành đền đáp công ơn cha mẹ đã phải rời xa họ. Lúc này bỗng nhiên bản thân hồi tưởng lại những ký ức ngắn ngủi trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên đó chỉ đơn thuần là “một luồng ý thức”, nghĩ tới đâu thì xuất hiện ở đó, dường như không bị não chi phối nữa”.
‘Những bông hoa của bé Ida’ và thí nghiệm thực vật
Năm 1966, Cleve Baxter – chuyên gia phát hiện nói dối người Mỹ đã làm thí nghiệm với một số đối tượng thực vật. Ông gắn máy dò nối dối lên lá một cây hoa ngưu thiệt lan và tưới nước để xem phản ứng thế nào. Khi đó bút điện tử của máy dò nói dối ghi lại đồ hình giống như khi con người vui mừng.
Ông kinh ngạc và nghĩ “Hay mình thử đốt lá nó xem sao?”. Ngay khi ý nghĩ đó hình thành, bút điện tử đã vẽ ra một đường cong giống như kết quả kiểm tra đối với một người đang sợ hãi. Phát hiện của ông gây chấn động thế giới. Câu chuyện này cũng được đề cập đến trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, một cuốn sách được cả trăm triệu người đọc.
Còn có giáo sư Jack Schultz – Đại học Missouri (Columbia, Hoa Kỳ). Ông cùng đồng nghiệp dành 40 năm để nghiên cứu tương tác giữa côn trùng và thực vật. Trong quá trình thí nghiệm, ông cho một con sâu đang đói ăn lá cây. Tiếng gặm lá của sâu đã kích thích cái cây bên cạnh tiết ra một lượng lớn hoạt chất hóa học để xua đuổi côn trùng. Thực vật không có tai, vì sao chúng có thể phòng thủ trước những âm thanh đe dọa mình?
Không gian chúng ta sống có vạn điều bí ẩn, giống như chuyện cổ tích nhưng lại hiện hữu
Đến ngày nay, các nhà khoa học không thể đưa ra giải thích hoàn chỉnh cho những hiện tượng này. Có hàng vạn điều bí ẩn và kỳ diệu ta không nhìn thấy. Nhưng vẫn hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Giống như bạn không nhìn thấy sóng âm. Nhưng những ca khúc vẫn đi trong không gian và đến chiếc radio, hay những bộ phim hành động được chiếu trên TV qua sóng VHF…Tôi tin các câu chuyện cổ tích. Tôi hiểu chúng không đơn thuần là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng. Mà chúng thực sự có thật và đã đồng hành với lịch sử nhân loại. Còn bạn thì sao?
Chuyện Cổ Tích Có Thật Hay Không?
Những câu chuyện cổ tích thú vị, đậm chất nhân văn luôn là một phần trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. Khi còn nhỏ chúng ta tin rằng chuyện cổ tích có thật. Theo thời gian, thực tế phũ phàng của cuộc sống khiến những người trưởng thành mất đi niềm tin vào thế giới thần thoại. Nhưng trong quá trình phát triển của nhân loại, một số chuyện cổ tích đã được giới khoa học xác nhận rằng chúng không quá xa vời thực tế.
Bạn có thể đã từng đọc Nàng bạch tuyết và Bảy chú lùn. Vậy thế giới của những chú lùn có thật sự tồn tại?
Nàng tiên cá có nửa trên là người, nửa dưới là cá. Liệu có thế giới của người cá dưới đại dương sâu thẳm kia?
Trước cái chết trong đêm đông giá lạnh, bé gái trong truyện Cô bé bán diêm đã không hề sợ hãi. Trái lại, em cảm thấy ấm áp, vui tươi, và còn được gặp người bà thân yêu của mình. Đó có thật là những cảm xúc diễn ra trong tình huống cận tử hay chỉ là trí tưởng tượng của tác giả?
Hay câu chuyện Những bông hoa của cô bé Ida miêu tả những bông hoa biết nói, cười và khiêu vũ. Vậy thực vật có cảm xúc không?
Chuyện cổ tích ‘Bảy chú lùn‘ có dấu ấn từ tiền sử
Theo tạp chí Nature, các nhà khoa học đã phát hiện một chủng người lùn – gọi là “người Flore”. Họ sống ở đảo Flores (Indonesia) 18.000 năm về trước.
Di vật khảo cổ được tìm thấy là bộ xương của một phụ nữ trưởng thành, cao khoảng 1m. Thêm vào đó là một số mảnh xương, ước đoán thuộc về 7 cá thể khác nhau. Não của chủng người lùn này chỉ bằng khoảng 1/4 não người hiện nay. Họ biết chế tạo công cụ bằng đá, dùng lửa, săn bắn tập thể…
Điều thú vị là cư dân hiện nay của đảo Flores vẫn còn kể lại không ít truyền thuyết về chủng người lùn này.
Có bằng chứng của ngành địa chất học cho thấy, 12.000 năm trước một trận núi lửa dữ dội đã chôn vùi người Flores vào lịch sử. Các động vật đặc thù trên đảo cũng chịu số phận tương tự.
Câu chuyện cổ tích ‘Nàng tiên cá‘
Tượng nàng tiên cá nằm trên đá tại cảng Copenhagen, Đan Mạch là biểu tượng cho thành phố du lịch Copenhagen. Kích thước bé nhỏ của bức tượng làm những du khách đến xem lần đầu rất ngạc nhiên. Bức tượng Nàng tiên cá chỉ cao 1.25 m nhưng nặng khoảng 175 kg.
Năm 1738, Nhật báo London đã đăng tải bức hình chứng minh người cá là có thật. Sự kiện này khiến người dân xứ sương mù bàng hoàng. Bức hình chụp sinh vật đó dạt vào bờ biển Hebrides phía tây của Scotland, trong tình trạng đã chết.
Sau đó, nàng được mai táng cẩn thận. Người dân trong làng cũng ra sức bảo vệ sự tích người cá này. Bất cứ ai tỏ ý ngờ vực, họ sẵn sàng thề độc để minh chứng rằng đó là câu chuyện hoàn toàn có thật.
Và người cá thật sự
Tại vùng biển ngoài khơi Cuba, trong một lần tìm kiếm xác tàu, các chuyên gia thuộc Liên Xô cũ đã bắt được một người cá nhỏ. Đó là một bé trai, trên người mọc đầy vẩy cá, thở bằng mang và có màng chân.
Các nhà khoa học Liên Xô đã nhốt người cá này trong một cơ sở nghiên cứu bí mật ở Biển Đen. Từ đó trở đi không có thêm thông tin gì về cậu bé người cá đó nữa. Nhưng những suy luận, phỏng đoán về các cá thể khác cùng giống nòi với cậu bé kia vẫn còn sôi nổi trên các diễn đàn khoa học.
Bằng chứng được coi là thuyết phục nhất về người cá là bộ hài cốt của một “nàng tiên cá”. Bộ hài cốt này bị dạt vào bờ biển năm 1222 và được lưu giữ tại ngôi đền ở Kukuoka, Nhật Bản. Bộ hài cốt được ngâm trong nước biển gần 800 năm qua, đến nay chỉ còn một ít xương sót lại.
‘Cô bé bán diêm’ và câu chuyện trải nghiệm cận tử
Tạp chí Popular Medicine (ấn bản số 5, 1993) đã công bố kết quả điều tra về trận động đất kinh hoàng tại Đường Sơn (Trung Quốc) năm 1976. Trận động đất mạnh dữ dỗi khiến 24.000 người chết, và 160.000 người bị thương. Theo đó, hơn một nửa số người trải qua tình huống cận tử. Họ đã mô tả cảm xúc phức tạp lúc ấy. Phần lớn trong số họ cảm thấy bình tĩnh, không hề sợ hãi. Cũng như ‘Cô bé bán diêm’ đã không hề sợ khi nhìn thấy bà của mình.
Bé Lý lúc đó 12 tuổi, chia sẻ: “Dường như tôi đang ở nhà xác của bệnh viện. Ở đó có rất nhiều ma quỷ và cả những người không quen biết. Cơ thể hình như đã không thuộc về bản thân tôi nữa. Nửa thân dưới dường như không có. Còn các bộ phận khác thì rơi lả tả trong không gian. Sau đó dường như tôi rơi vào một vực sâu vạn trượng bốn bề tối om.
Tôi nghe thấy những âm thanh kỳ lạ. Cảm giác này kéo dài tới nửa giờ, tôi nghĩ lần này chắc mình xong rồi. Chưa kịp trưởng thành đền đáp công ơn cha mẹ đã phải rời xa họ. Lúc này bỗng nhiên bản thân hồi tưởng lại những ký ức ngắn ngủi trong cuộc đời của mình. Tuy nhiên đó chỉ đơn thuần là “một luồng ý thức”, nghĩ tới đâu thì xuất hiện ở đó, dường như không bị não chi phối nữa”.
‘Những bông hoa của bé Ida’ và thí nghiệm thực vật
Năm 1966, Cleve Baxter- chuyên gia phát hiện nói dối người Mỹ đã làm thí nghiệm với một số đối tượng thực vật. Ông gắn máy dò nối dối lên lá một cây hoa ngưu thiệt lan và tưới nước để xem phản ứng thế nào.Khi đó bút điện tử của máy dò nói dối ghi lại đồ hình giống như khi con người vui mừng.
Ông kinh ngạc và nghĩ “Hay mình thử đốt lá nó xem sao?”. Ngay khi ý nghĩ đó hình thành, bút điện tử đã vẽ ra một đường cong giống như kết quả kiểm tra đối với một người đang sợ hãi. Phát hiện của ông gây chấn động thế giới. Câu chuyện này cũng được đề cập đến trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, một cuốn sách được cả trăm triệu người đọc.
Còn có giáo sư Jack Schultz – Đại học Missouri (Columbia, Hoa Kỳ). Ông cùng đồng nghiệp dành 40 năm để nghiên cứu tương tác giữa côn trùng và thực vật. Trong quá trình thí nghiệm, ông cho một con sâu đang đói ăn lá cây. Tiếng gặm lá của sâu đã kích thích cái cây bên cạnh tiết ra một lượng lớn hoạt chất hóa học để xua đuổi côn trùng. Thực vật không có tai, vì sao chúng có thể phòng thủ trước những âm thanh đe dọa mình?
Không gian chúng ta sống có vạn điều bí ẩn, giống như chuyện cổ tích nhưng lại hiện hữu
Đến ngày nay, các nhà khoa học không thể đưa ra giải thích hoàn chỉnh cho những hiện tượng này. Có hàng vạn điều bí ẩn và kỳ diệu ta không nhìn thấy. Nhưng vẫn hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Giống như bạn không nhìn thấy sóng âm. Nhưng những ca khúc vẫn đi trong không gian và đến chiếc radio, hay những bộ phim hành động được chiếu trên TV qua sóng VHF…Tôi tin các câu chuyện cổ tích. Tôi hiểu chúng không đơn thuần là sản phẩm sáng tạo của trí tưởng tượng. Mà chúng thực sự có thật và đã đồng hành với lịch sử nhân loại. Còn bạn thì sao?
Chuyện “Cổ Tích Xám” Của Khoa Lê
CHUYỆN “CỔ TÍCH XÁM” CỦA KHOA LÊ
20/09/2016
Sau khi làm ấm người với vài ngụm cappuccino, Khoa bắt đầu chia sẻ với chúng tôi về những kỷ niệm nghệ thuật đầu đời. Cô nhớ lại bức tranh đầu tiên vẽ lúc 3 tuổi về một em bé gái chỉ huy tàu vũ trụ, nhưng bị mẹ lạnh lùng ném đi. Có lẽ câu chuyện này là hạt giống nảy mầm cho cảm hứng của Khoa về những câu chuyện cổ tích không có hậu. Sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, cô gái trẻ này là nhà minh họa truyện thiếu nhi vào ban ngày và về đêm, Khoa tìm sự ẩn náu trong thế giới cổ tích của riêng mình mà trong đó, các nhân vật ít khi có kết thúc có hậu. Ngập tràn hình ảnh các cô gái trong trạng thái hôn mê và xác thịt động vật, tác phẩm của cô như lần tìm lại về những câu chuyện dân gian đã khơi gợi nguồn cảm hứng cho Khoa.
(Trái) Tác phẩm Formerly ‘Memory,’ Now ‘Mementos’; (Phải) Deep Sleep
.
Các tác phẩm của bạn rất dồi dào về mặt sáng tạo và trí tưởng tượng. Bạn thường lấy cảm hứng từ đâu? Cảm hứng của tôi có thể đến từ bất kỳ nơi nào. Tôi hay ghi chú lại mỗi khi có ý tưởng vì sợ rằng nếu phác họa lại, hình ảnh sẽ tức khắc bị đóng khung. Qua việc ghi chú, ý tưởng sẽ có cơ hội được phát triển hơn, như là việc bạn kéo sợi từ một cuộn chỉ vậy.
Chuyện cổ tích yêu thích của bạn là gì? “Nàng tiên cá” của Hans Christian Andersen, vì tôi có cảm giác liên kết rất mạnh đến biển cả. “Cô bé Lọ lem” cũng là chuyện tôi thích, nhưng mà là dị bản có một trong hai cô chị cắt đi gót chân để đi vừa giày thủy tinh.
Tác phẩm của bạn pha trộn khéo léo giữa nét thần tiên và ma quái. Do đâu mà bạn có hứng thú với các nhân vật đen tối nhưng không kém phần tinh nghịch? Tôi nghĩ nó đến từ tính cách của bản thân là chính. Từ sâu thẳm bên trong, tôi tự xem mình là một người đen tối (cười), nên việc sáng tác là cách để tôi giải tỏa những điều ấy. Vì tôi là nghệ sĩ vẽ minh họa cho sách thiếu nhi, tác phẩm của tôi cần vui tươi và đầy màu sắc. Nhưng trong các tác phẩm cá nhân, tôi rất thích việc mình có thể lồng ghép con người mình vào chúng.
Đa phần nhân vật nữ trong tác phẩm của bạn đều đang lâm vào cảnh gặp nạn, hơn là chiến thắng nó. Điều đó có phản ảnh phần nào suy nghĩ phi nữ quyền? Góc nhìn của tôi không phân định rõ ràng những điều ấy. Bạn có thể nhìn thấy nhân vật nữ đang gặp nạn, nhưng không hề có bóng dáng hoàng tử đến giải cứu họ. Họ vẫn đang một mình đấu tranh vì mạng sống, chứ không chờ ai đến cả. Nhưng đương nhiên tôi không phải là người theo chủ nghĩa nữ quyền một cách cực đoan. Tôi vẫn thích khi một chàng trai trả tiền trong mỗi cuộc hẹn. Tôi khá là nữ tính trong khoản này, nhưng không phải lúc nào cũng tìm kiếm một bờ vai để dựa dẫm.
Chân dung Khoa Lê
.
Bạn thích nhất điều gì về cộng đồng nghệ sĩ ở đây? Khi lớn lên tôi luôn cảm thấy mình lạc lõng, đó là quãng thời gian khá là khó khăn. Nhưng giới nghệ thuật tạo cho tôi cảm giác mình thuộc về nơi ấy, ai ai cũng “điên” và đặc biệt dù có khác nhau ra sao.
Bạn ngưỡng mộ ai trong số những nghệ sĩ đã mất?
Bạn hay nghe nhạc gì khi sáng tác? Radiohead, ban nhạc yêu thích nhất của tôi.
(Trái) ‘Lost’; (Phải) ‘The Fairest’
Tác phẩm ‘Plastic’
(Trái) The Anatomy of Sadness; (Phải) Plants Fin
Tác phẩm ‘Secret Mind’
.
Tiệc khai mạc triển lãm “Cổ tích xám” sẽ diễn ra vào thứ sáu, ngày 24/6, từ 18:00 đến 21:00 tại Craig Thomas Gallery (165 Calmette, Q.1)
Hình ảnh: Craig Thomas Gallery và Ivan Kamensky Bài viết: Quyên Hoàng Đồ họa: Thanh Dương
.
nguồn : anyarena.com
Giải Thích Chứng Minh Truyện Cổ Tích Là Những Giấc Mơ Đẹp
Giải thích chứng minh Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp – Bài làm 1
Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam vô cùng phong phú, mang vẻ đẹp nhân văn kỳ diệu. Là thần thoại, truyền thuyết hay cổ tích, tuy ra đời trong nhừng điều kiện xã hội khác nhau, nhưng tất cả đều phản ánh một cách đậm đà đời sống tinh thần và vật chất của cộng đồng, giải thích một cách hồn nhiên, chất phác các hiện tượng, nguồn gốc các sự việc quanh ta, ghi lại những thăng trầm, những biến cố lịch sử dân tộc qua bao huyền thoại bi hùng, tráng lệ. Có nhiều truyện cổ dân gian đã nói lên những khát vọng của nhân dân từ những thuở xa xưa về sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù, ước mơ về ấm no, hạnh phúc. Đúng như có ý kiến cho rằng: Truyện cổ dân gian đem đến cho ta những giấc mơ đẹp.
Đọc truyện cổ dân gian, có lúc ta tưởng mình đang nằm mơ, gặp Thần Tiên, Bụt, Phật… Những giấc mơ đẹp ấy đối với tuổi thơ chúng ta thật là diệu kỳ, hạnh phúc. Truyện cổ dân gian như đã chắp cánh cho tâm hồn thơ bé chúng ta bay lên, để chúng ta được sống trong những khoảnh khắc thần tiên.
Thế giới các vị thần trong thần thoại đáng yêu. Ai đã một lần đến thăm núi Kinh Thiên ở tỉnh Hải Dương, dấu tích của thần Trụ Trời thuở hỗn độn mang lại đều có một cảm giác lâng lâng khó tả. Mỗi độ thu về, ngắm bầu trời xanh mênh mông, tôi lại mơ, lại nhớ, lại xôn xao trong lòng câu hát: Ông tát bể – Ông kể sao – Ông đào sông – Ông trồng cây – Ông xây rú – Ông trụ trời.
Và câu đồng dao:
Núi cao sông cũng còn dài
Năm… năm báo oán, đời đời đánh ghen?
Lễ vật Sơn Tinh dâng lên vua Hùng sao nhiều và quý hiếm thế? Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao… là những báu vật đâu dễ tìm, đâu dễ có? Núi Tản Viên cao chót vót ở phía tây kinh thành Thăng Long là dấu tích, là chiến công hoá phép “nâng núi lên” của Sơn Tinh bảo vệ người đẹp, đánh thắng Thuỷ Tinh. Sơn Tinh là ước mơ của người xưa muốn có sức mạnh và phép lạ để chiến thắng lũ lụt thiên tai. Sơn Tinh … cũng là giấc mơ đẹp cho em, cho bạn, cho tuổi thơ gần xa:
Núi Tản như con gà cổ đại
Khổng lồ, mào đỏ thắp bình minh Mênh mông gọi nắng cho mùa chín
Từ buổi Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.
Sẽ bất hạnh biết bao, nếu không được đọc, được nghe kể chuyện cổ? Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe bà kể chuyện cổ tích? Vì đó là ngọn nguồn những giấc mơ đẹp tuổi thơ:
Chuyện con cóc, nàng tiên Chuyện cô tấm ở hiền Thằng Lý thông ở ác…
Mái tóc bà bị bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến muôn đời
Củng không sao hết chuyện…
(Xuân Quỳnh)
Chú Sọ Dừa chỉ có mắt, mũi…, không chân tay, chỉ biết lăn lông lốc mà không biết đi. Chú lại biết chăn bò giỏi. Chú tìm đâu ra mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm và một chĩnh vàng cốm để làm sính lễ cưới cô út xinh đẹp con gái phú ông? Sọ Dừa… chàng trai lịch sự,… quan trạng nguyên…, một sự hoá thân nhiệm mầu đã trở thành giấc mơ đẹp của nhân dân, của những con người nhỏ bé” bất hạnh trong cõi đời.
Con chim phượng hoàng biết nói, rất tình nghĩa với lời hứa: Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng; ông tiên râu tóc bạc phơ đã ban cho anh Khoai câu thần chú Khắc nhập! Khắc xuất!; ông Bụt và đàn chim sẻ, chiếc giày thêu với hình ảnh cô Tấm xinh tươi gặp Hoàng tử trong ngày hội…, tất cả đều trở thành mơ ước tuyệt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay về ấm no hạnh phúc, về một sự đổi đời, cổ tích thần kỳ đã nuôi lớn tâm hồn ta bằng bao nhiêu niềm tin, bao ước mơ đẹp:
Ta Lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải khi cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bằng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta….
( Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Truyện cổ dân gian, nhất là truyền thuyết, với các yếu tố kỳ diệu, bao sự tích và hình tượng thần kỳ đã trở thành những bài ca yêu nước tráng lệ đem đến cho ta nhiều giấc mơ đẹp. Cái vươn vai của Thánh Gióng, từ một chú bé lên ba bỗng trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Ngựa sắt phun lửa, Gióng vung roi sắt đánh cho lũ giậc Ân tơi bời. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre làm vũ khí quật cho lũ giặc chết như ngả rạ. Đánh tan giặc,
Gióng đã bay về trời. Gióng là mơ ước của tuổi thơ Việt Nam ngàn đời:
Mỗi chủ bé đều nằm mơ ngựa sắt
Mỗi con sông đều muốn hoá Đại Bàng
(“Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?” – Chế Lan Viên)
Sự tích trăm trứng đã nhập hồn ta từ thuở trong nôi theo lời ru của mẹ. Lưỡi gươm khắc hai chữ “Thuận Thiên” là vật báu của Long Quân cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh. Cái lẫy nỏ thần Kim Quy bắn một phát giết hàng van giặc. Triệu Quang Phục chống giặc Lương ở đầm Dạ Trạch được Rồng vàng tháo móng chân đem cho, và dặn: Cắm lên mủ đầu mâu, sẽ đánh đâu thắng đấy! Nhờ thế mà Triệu Quang Phục chém được đầu tướng giặc Dương Sằn, thu phục lại giang sơn.
Truyền thuyết lịch sử tuy mang yếu tố hoang đường nhưng nó đã diễn ra một cách bay bổng thần kỳ sức mạnh con người Việt Nam qua những chặng đường lịch sử vẻ vang. Ta lớn lên cùng truyền thuyết. Ta tự hào và yêu đất nước. Một đất nước có “nghìn núi trăm sông diễm lệ…”. Một đất nước có Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên… oai hùng.
Chúng ta sinh ra và lớn lên -dưới trời xanh và hương lúa được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha, bằng sữa mẹ, bằng sự dạy bảo của thầy giáo. Tiếng đàn bầu, khúc dân ca, câu thơ Kiều của Nguyễn Du.. đã trở thành mảnh tâm hồn mỗi chúng ta. Bạn có nghe tiếng gà gáy trên hoang đảo:
ò… ó … o…
Phải thuyền quan trạng rước cô về?
Bạn còn có nhớ câu hát dân gian trong ngày hội Gióng:
Đứa thì sứt mủi, sứt tai
Đứa thì chết nhóc bởi gai tre ngà!
Thật vậy, truyện cổ dân gian đã đem đến cho ta những giấc mơ đẹp. Ta như nghe tiếng thầm thì của ông cha từ ngàn xưavọng nói về. Và ta càng yêu thêm truyện cổ. Một quyển sách ước. Một cây bút thần. Cái đàn thần và cái niêu cơm thần… của Thạch Sanh… đã trở thành mơ ước và hành trang trong tâm hồn mỗi em thơ.
Một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh và tài hoa mới có một kho tàng truyện cổ dân gian đậm đà hấp dẫn thế.
Giải thích chứng minh Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp – Bài làm 2
I. Yêu cầu:
– Truyện cổ tích tồn tại qua nhiều thế kỉ. Cho đến ngày nay, truyện cổ tích vẫn là người bạn của mọi người nhất là của tuổi thơ. Vì sao truyện cổ tích có sức sống lâu bền như vậy? Có nhiều lí do nhưng trong đó có lí do: “truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp” của người xưa.
– Truyện Chử Đồng Tử đã phản ánh ước mơ về cuộc hôn nhân vượt ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến, phản ánh truyền thống nhân đạo và khát vọng dân chủ của nhân dân ta.
II. Giải quyết vấn đề
1. Giải thích nhận xét: “Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp”.
a. Truyện cổ tích là truyện kể về con người trong những mối quan hệ xã hội và sinh hoạt gia đình thời cổ. Không phải lúc nào những mối quan hệ xã hội, những cảnh sống… cũng được như mong muốn của mọi người. Những lúc ấy, người ta thấy cần phải giãi bày, phản ánh những ước mơ đó. Họ tìm đến truyện cổ tích. Do đó có người đã nói: truyện cổ tích là những truyện có hư cấu kì ảo về một hiện tượng trong giấc mơ.
b. Người xưa gởi gắm trong truyện cổ tích những ước mơ về một cuộc sống sung túc, đầy đủ no ấm qua những hình tượng niêu cơm Thạch Sanh ăn hết lại đầy, chiếc hài có thể bước một bước bảy dặm, chiếc thảm bay… Họ còn gởi gắm trong truyện cổ tích về một cuộc sống tự do, hạnh phúc, công bằng ở đó thiện luôn thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, những người tốt, giỏi, hiền đều được sung sướng (giàu có, lên ngôi vua, lấy công chúa, hoàng tử…) như Tấm dù chết đi sống lại vẫn gặp vua và trở thành hoàng hậu. Sọ Dừa sẽ cởi bỏ lốt xấu xí, tìm được vợ và hưởng cuộc sống sung sướng…
Những ước mơ đó rất đẹp, rất cao quý.
c. Những ước mơ trên không thể thực hiện được trong đời sống hàng ngày, nó chỉ có thể thực hiện được trong các truyện cổ tích nhờ các lực lượng siêu nhiên, như thẫn, tiền, bụt., điều đó có nghĩa là ở thời trước, thời xưa những điều ấy bao giờ cũng chỉ là một giấc mơ, không bao giờ biến thành sự thật, tuy nhiên, chính nhờ có những giấc mơ đẹp mà chuyện cỗ tích trở thành niềm an ủi, thành nguồn động viên, thành người bạn đường tin cậy của nhân dân, từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Đó là một trong những lí do để nó trường tồn.
2. Giấc mơ đẹp trong truyện “Chử Đồng Tử”
a. Truyện Chử Đồng Tử kể lại cuộc hôn nhân giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử, đây là mối tình đẹp.
– Đẹp vì nó là mối tình thật sự của hai trái tim bất chấp mọi luật lệ khắc nghiệt của xã hội phong kiến về đẳng cấp, về địa vị xã hội. Tiên Dung khi lấy Chử Đồng Tử không có một băn khoăn nào vì mình là công chúa đã lấy anh chàng thuyền chài nghèo rớt mồng tơi. Nàng bất chấp sự ngăn trở của vua cha, đó là một thiếu nữ có bản lĩnh.
– Đẹp vì nó là mối tình phóng khoáng diễn ra trong khung cảnh thiên nhiên rộng rãi, tươi đẹp, tình và cảnh hòa làm một. Tiên Dung gặp Chử Đồng Tử một cách bất ngờ tại một vùng trời nước bao la. Mối tình của họ đến cũng đột ngột và phóng khoáng như thiên nhiên nơi ấy.
” Đẹp vì nó hợp lòng người nên được từ người đến tiên giúp đỡ. Nhờ vậy vợ chồng Tiên Dung đã sống những ngày hạnh phúc, rồi lại cùng đắc đạo và trở về với cõi vĩnh hằng (bay lên trời).
b. Mối tình,Tiên Dung và Chử Đồng Tử tuy đẹp nhưng không thể trở thành truyện thật trong xã hội xưa. Nó bị tư tưởng phong kiến môn đăng hộ đối ngăn cản. Trong chuyện vua cha tỏ ra rất giận dữ Tiên Dung. Ông ta lập tức thi hành những biện pháp trừng phạt: gọi binh lính và người hầu về, rồi lại sai quân đến đánh. Đại diện cho quyền lực, sự từ chối của vua cha có nghĩa là sự từ chối của xã hội đối với mối tình Tiên Dung – Chử Đồng Tử.
– Mối tình Tiên Dung và Chử Đồng Tử chỉ có thể trở thành hiện thực trong câu chuyện cổ tích trên. Vì thế trải qua nhiều thế kỉ nó vẫn là giấc mơ đẹp. Mối tình ấy là lời phản kháng, lên án gay gắt lễ giáo phong kiến, là tiếng nói khao khát tự do yêu thương, đặt tình yêu lên trên tất cả (lễ giáo, quyền lực, tiền tài, danh vọng…). Nó trở thành tiếng nói của khát vọng nhân đạo, dân chủ của nhân dân ta.
III. Kết thúc vấn đề
– Truyện cổ tích xuất hiện từ thời xa xưa và tồn tại đến ngày nay vì nhiều lí do, trong đó có lí do truyện đã phản ánh những ước mơ đẹp của nhân dân.
– Truyện Chử Đồng Tử đã nêu lên giấc mơ của người xưa về những mối tình vượt lên trên mọi lễ giáo, quyền lực.
Bạn đang xem bài viết Chuyện Cổ Tích Có Thật Hay Không? Minh Chứng Từ Khoa Học trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!