Xem Nhiều 3/2023 #️ Chuyên Đề Ngữ Văn Lớp 6: Dạy Học Truyện Dân Gian Qua Hình Thức Sân Khấu Hoá # Top 4 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chuyên Đề Ngữ Văn Lớp 6: Dạy Học Truyện Dân Gian Qua Hình Thức Sân Khấu Hoá # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyên Đề Ngữ Văn Lớp 6: Dạy Học Truyện Dân Gian Qua Hình Thức Sân Khấu Hoá mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Học văn là gì? Học văn là cảm thụ và tiếp nhận cái hay, cái đẹp cả về giá trị nội dung lẫn hình thức của một tác phẩm văn chương. Cốt lõi của việc học văn là rèn luyện con người biết yêu cái đẹp, có lối sống nhân văn, trở thành một con người có ích cho xã hội.

Chuyên đề môn Ngữ văn lớp 6 được cô giáo Phan Thị Ngọc Lệ thực hiện ngày 20/10/2020 đã giúp HS hiểu thế nào là học văn, thế nào là học văn học dân gian.

Văn học dân gian -món ăn tinh thần của người dân lao động – là tâm tư tình cảm của con người. Nó bao gồm nhiều thể loại, trong đó truyện cổ tích là một trong những thể loại lớn tạo nên những giá trị vượ thời gian; đó là những câu chuyện đêm khuya bà và mẹ vẫn kể, đó là những giấc mơ huyền diệu của tuổi thơ về những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh, anh dũng, những vị vua anh minh, nhân hậu, những trạng nguyên thông thái, lỗi lạc…

Hôm nay các em học sinh khối 6 trường THCS Đồng Mai được trải nghiệm một tiết học truyện cổ tích theo một cách rất tự nhiên. Các em được hóa thân vào các nhân vật trong truyện, thỏa sức sáng tao cho nhân vật của mình. Các em đã chọn nhiều hình thức kể chuyện: đóng kịch, kể chuyện theo tranh, kể diễn cảm…

Bằng ngôn ngữ hình ảnh của mình, các em đã khiến nội dung câu chuyện trở nên đơn giản, gần gũi và sinh động. Tự nhiên như thế, các em đã thấm, hiểu nội dung và yêu thích truyện cổ tích.

Một giờ học văn vui vẻ và bổ ích.

Sân Khấu Hóa Tác Phẩm Văn Học Dân Gian

Tạo niềm say mê, hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong việc học và sự năng động, tự tin khi tham gia các hoạt động tập thể là nhu cầu và cũng là mục đích của hoạt động giáo dục nói chung và việc học tập các tác phẩm Văn học dân gian nói riêng.

Nói đến Văn học dân gian không thể không tính nguyên hợp như một đặc trưng cơ bản. Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát… Biểu hiện rõ nét nhất của tính nguyên hợp là tính diễn xướng. Diễn xướng là trình bày, biểu diễn tác phẩm. Tính diễn xướng gắn liền với Văn học dân gian như điều kiện sống còn, nhờ diễn xướng mà tác phẩm được truyền đến đông đảo quần chúng nhân dân. Chính trong biểu diễn, các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp.

So với Văn học viết, Văn học dân gian luôn được diễn xướng bằng nhiều hình thức khác nhau ở những môi trường sinh hoạt dân gian khác nhau (nghi lễ, lao động, sinh hoạt). Để làm sống lại tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng ấy thì hình thức sân khấu hóa tác phẩm dân gian là một hoạt động trải nghiệm thú vị, bổ ích, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Kịch Tấm Cám – Lớp 11 Anh

Trong Chương trình Ngữ văn 10, các em được tiếp xúc với 4 thể loại tự sự dân gian là sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười. Với những tác phẩm này, ngoài việc học kiến thức trên lớp, giáo viên có thể hướng dẫn các em đọc kỹ văn bản sau đó chọn lựa một số trích đoạn hay chuyển thể thành kịch bản văn học và nhập vai các nhân vật để biểu diễn trên sân khấu. Trên cơ sở nền tảng của cốt truyện dân gian, bằng trí tượng và khả năng sáng tạo của mình các em có thể chuyển thể thành các trích đoạn kịch nói, ca kịch vừa mang hơi thở dân gian vừa mang nét trẻ trung mới mẻ, sự hài hước, dí dỏm, đáng yêu mà không phá vỡ ý nghĩa của cốt truyện, những bài học về nhân sinh, đạo lý làm người của dân tộc. Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu trang phục, ngôn ngữ, lối sống của người Việt thời đại mà tác phẩm hình thành thông qua sách báo, Internet, và các nguồn khác để có thể phục chế lại một cách sống động nhất bối cảnh xã hội, văn hóa cũng như cách trang phục, ngôn ngữ của các nhân vật.

Hầu hết các tác phẩm tự sự dân gian đều có thể chuyển thể thành kịch bản dưới dạng các trích đoạn để trình diễn trên sân khấu như: Nghêu sò ốc hến, Quan âm Thị Kính, xã trưởng mẹ Đốp, Thị Mầu lên chùa… tuy nhiên để bám sát chương trình Ngữ văn lớp 10, giáo viên nên hướng dẫn các em xây dựng kịch bản từ các tác phẩm được học như thi Đam San, truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”, truyện cổ tích “Tấm Cám”, truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”… Xây dựng kịch bản đòi hỏi các em phải đọc, nghiên cứu kỹ tác phẩm, nắm bắt được ý nghĩa nhân sinh, những bài học triết lý đạo đức mà tác giả dân gian gửi gắm nên đây là cơ hội để các em khắc sâu hơn những kiến thức được học trong giờ chính khóa. Đồng thời qua trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các em, tác phẩm dân gian sẽ có thêm màu sắc mới đầy vui tươi dí dỏm, gần gũi hơn cách cảm, cách nghĩ của giới trẻ hôm nay. Từ đó các em sẽ thấy yêu hơn, hứng thú hơn khi tiếp nhận văn học dân gian.

Kịch Sơn Tinh Thủy Tinh – Lớp 6A

Với hình thức sân khấu hóa tác phẩm dân gian bên cạnh hoạt động diễn kịch, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài hát dân ca ba miền và luyện tập để trình diễn trên sân . Ca dao dân ca là những câu hát thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động. Ca dao là lời thơ dân gian còn dân ca là những câu hát kết hợp lời thơ và âm nhạc. Vì thế để ca dao dân ca thực sự sống trong lòng người thì hoạt động diễn xướng ca dao là hết sức cần thiết. Với khả năng diễn xuất, trang phục, sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng, màu sắc trên sân khấu những bài ca dao dân ca sẽ trở nên duyên dáng, lung linh hơn. Các em sẽ có cảm nhận khác hơn khi các em học trên không gian lớp học và chỉ tiếp xúc với văn bản ngôn từ của tác phẩm.

Múa Hồn quê – Lớp 10 A

Có thể nói sân khấu hóa tác phẩm dân gian là một hình thức trải nghiệm bổ ích, hấp dẫn, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua việc các em tự chọn lựa tác phẩm, tự sáng tác kịch bản, tự thiết kế sân khấu phù hợp với không gian của tác phẩm dân gian xưa. Hình thức này cũng rèn luyện nhiều kĩ năng mà trong chương trình học khó có thể thực hiện được như: làm việc nhóm, đóng vai, viết kịch bản, thiết kế sân khấu…

Sân khấu hóa tác phẩm dân gian giúp học sinh và giáo viên được đặt mình vào “trường sáng tạo” và “trường thưởng thức” các tác phẩm dân gian của nhân dân lao động, từ đó có cách cảm nhận, đánh giá tốt hơn về những giá trị của Văn học dân gian.

Sân Khấu Hóa Tác Phẩm Dân Gian

Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động. Văn học dân gian nằm trong tổng thể văn hóa dân gian, là một bộ phận của sáng tác dân gian. Tồn tại qua ngàn năm lịch sử, Văn học dân gian đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn học dân tộc. Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn dân tộc Việt Nam. Đến với Văn học dân gian chúng ta không chỉ được khám phá cái hay, cái đẹp của những sáng tác nghệ thuật ngôn từ mà còn được trang bị một vốn hiểu biết vô cùng phong phú về đời sống, văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt của cha ông ta từ nghìn xưa. Trong dòng chảy của văn học dân tộc và trong Chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, Văn học dân gian có một vị trí hết sức quan trọng. Bộ phận văn học này được đưa vào giảng dạy từ cấp Tiểu học đến cấpTHPT. Ở cấp Tiểu học, học sinh được biết đến Văn học dân gian thông qua phân môn kể chuyện và tập đọc. Đến cấp THCS các em được tiếp nhận các tác phẩm dân gian qua một số thể loại ngắn gọn, dễ hiểu như ca dao, tục ngữ, câu đố,… Bước sang bậc THPT Văn học dân gian được giới thiệu một cách có hệ thống và nâng cao hơn với sự phong phú đa dạng về thể loại như: truyền thuyết, cổ tích, sử thi, truyện cười, ca dao…

Nói đến Văn học dân gian không thể không tính nguyên hợp như một đặc trưng cơ bản. Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm hình thành. Một bài dân ca trong đời sống thực của nó, không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát… Biểu hiện rõ nét nhất của tính nguyên hợp là tính diễn xướng. Diễn xướng là trình bày, biểu diễn tác phẩm. Tính diễn xướng gắn liền với Văn học dân gian như – điều kiện sống còn, nhờ diễn xướng mà tác phẩm được truyền đến đông đảo quần chúng nhân dân. Chính trong biểu diễn, các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp.

So với Văn học viết, Văn học dân gian luôn được diễn xướng bằng nhiều hình thức khác nhau ở những môi trường sinh hoạt dân gian khác nhau (nghi lễ, lao động, sinh hoạt). Để làm sống lại tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng ấy thì hình thức sân khấu hóa tác phẩm dân gian là một hoạt động trải nghiệm thú vị, bổ ích, phù hợp với đặc trưng thể loại.

Trong Chương trình Ngữ văn 10, các em được tiếp xúc với 4 thể loại tự sự dân gian là sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười. Với những tác phẩm này, ngoài việc học kiến thức trên lớp, giáo viên có thể hướng dẫn các em đọc kỹ văn bản sau đó chọn lựa một số trích đoạn hay chuyển thể thành kịch bản văn học và nhập vai các nhân vật để biểu diễn trên sân khấu. Trên cơ sở nền tảng của cốt truyện dân gian, bằng trí tượng và khả năng sáng tạo của mình các em có thể chuyển thể thành các trích đoạn kịch nói, ca kịch vừa mang hơi thở dân gian vừa mang nét trẻ trung mới mẻ, sự hài hước, dí dỏm, đáng yêu mà không phá vỡ ý nghĩa của cốt truyện, những bài học về nhân sinh, đạo lý làm người của dân tộc. Ngoài ra giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu trang phục, ngôn ngữ, lối sống của người Việt thời đại mà tác phẩm hình thành thông qua sách báo, Internet, và các nguồn khác để có thể phục chế lại một cách sống động nhất bối cảnh xã hội, văn hóa cũng như cách trang phục, ngôn ngữ của các nhân vật.

Hầu hết các tác phẩm tự sự dân gian đều có thể chuyển thể thành kịch bản dưới dạng các trích đoạn để trình diễn trên sân khấu như: Nghêu sò ốc hến, Quan âm Thị Kính, xã trưởng mẹ Đốp, Thị Mầu lên chùa… tuy nhiên để bám sát chương trình Ngữ văn lớp 10, giáo viên nên hướng dẫn các em xây dựng kịch bản từ các tác phẩm được học như thi Đam San, truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy”, truyện cổ tích “Tấm Cám”, truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”… Xây dựng kịch bản đòi hỏi các em phải đọc, nghiên cứu kỹ tác phẩm, nắm bắt được ý nghĩa nhân sinh, những bài học triết lý đạo đức mà tác giả dân gian gửi gắm nên đây là cơ hội để các em khắc sâu hơn những kiến thức được học trong giờ chính khóa. Đồng thời qua trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của các em, tác phẩm dân gian sẽ có thêm màu sắc mới đầy vui tươi dí dỏm, gần gũi hơn cách cảm, cách nghĩ của giới trẻ hôm nay. Từ đó các em sẽ thấy yêu hơn, hứng thú hơn khi tiếp nhận văn học dân gian.

Với hình thức sân khấu hóa tác phẩm dân gian bên cạnh hoạt động diễn kịch, giáo viên cần hướng dẫn học sinh sưu tầm các bài hát dân ca ba miền và luyện tập để trình diễn trên sân . Ca dao dân ca là những câu hát thể hiện tâm tư, tình cảm của người lao động. Ca dao là lời thơ dân gian còn dân ca là những câu hát kết hợp lời thơ và âm nhạc. Vì thế để ca dao dân ca thực sự sống trong lòng người thì hoạt động diễn xướng ca dao là hết sức cần thiết. Với khả năng diễn xuất, trang phục, sự hỗ trợ của âm thanh, ánh sáng, màu sắc trên sân khấu những bài ca dao dân ca sẽ trở nên duyên dáng, lung linh hơn. Các em sẽ có cảm nhận khác hơn khi các em học trên không gian lớp học và chỉ tiếp xúc với văn bản ngôn từ của tác phẩm.

Có thể nói sân khấu hóa tác phẩm dân gian là một hình thức trải nghiệm bổ ích, hấp dẫn, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh thông qua việc các em tự chọn lựa tác phẩm, tự sáng tác kịch bản, tự thiết kế sân khấu phù hợp với không gian của tác phẩm dân gian xưa. Hình thức này cũng rèn luyện nhiều kĩ năng mà trong chương trình học khó có thể thực hiện được như: làm việc nhóm, đóng vai, viết kịch bản, thiết kế sân khấu… Sân khấu hóa tác phẩm dân gian giúp học sinh và giáo viên được đặt mình vào “trường sáng tạo” và “trường thưởng thức” các tác phẩm dân gian của nhân dân lao động, từ đó có cách cảm nhận, đánh giá tốt hơn về những giá trị của Văn học dân gian.

Chuyên Đề Ngữ Văn Luyện Thi Vào Lớp 10

             Năm 1970, trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai, Nguyễn Thành Long đã cho ra đời truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Truyện đưa chúng ta đến với những con người lao động nhiệt thành, đáng mến giữa mảnh đất Sa Pa âm thầm, lặng lẽ. Họ chính là hình ảnh của cuộc sống mới, con người mới, cho những tấm lòng luôn toả sáng, cống hiến hết sức mình cho quê hương, đất nước.

             Nhan đề truyện ngắn đã để lại ấn tượng thú vị trong lòng người đọc về một mảnh đất Sa Pa hoang sơ, lặng lẽ. Nhưng thật bất ngờ khi từng giây, từng phút, sự sống vẫn tuôn trào trong cái lặng lẽ ấy.

             Trước hết, nhắc tới Lặng lẽ Sa Pa, người đọc nghĩ ngay tới nhân vật anh thanh niên – nhân vật nổi bật của truyện. Anh thanh niên không có tên đã gây được sự chú ý của người đọc. Là một chàng trai còn rất trẻ, mới có hai mươi bảy tuổi đời nhưng theo tiếng gọi của lí tưởng anh đã sẵn sàng có mặt nơi gian khó của cuộc sống để làm việc và cống hiến: “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Anh đã có mặt nơi địa đầu Tổ quốc, chấp nhận cuộc sống đơn độc một mình trên đỉnh Yên Sơn 2600m để thực hiện tốt công việc của mình: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc của anh không chỉ đòi hỏi chính xác mà còn cần tinh thần trách nhiệm cao. Công việc ấy tưởng chừng rất bình thường, đơn giản nhưng phải nhờ có ý chí, sức mạnh mới có thể thực hiện tốt được. Anh chia sẻ thành thực với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư trẻ: “Nửa đêm, nằm trong chăn nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão bật to hết cỡ mà vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chờ mình ra là ào ào tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ. Nó như bị gió chặt ra từng khúc mà gió như nhát chổi lớn quét đi tất cả, ném đi lung tung”. Thế mới biết niềm say mê, nhiệt thành của anh với công việc thế nào. Với anh, sống có nghĩa là dâng hiến “mình sinh ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Chính lẽ sống đẹp đã đem đến cho anh bản lĩnh, nghị lực để vượt qua tất cả khó khăn làm tròn nhiệm vụ đất nước giao phó. Anh chính là nốt nhạc ngân rung trong bản đàn của âm vang Sa Pa lặng lẽ.

             Không chỉ là một chàng trai giàu ước mơ hoài bão, nhiệt tình, tận tuỵ với công việc, anh thanh niên còn làm rung động trái tim người đọc bởi một tâm hồn mơ mộng giàu tình cảm. Nhìn vào cuộc sống mà anh tạo cho chính mình ta có thể hiểu được điều đó. Từ căn nhà bé nhỏ đơn sơ với mọi đồ vật ngăn nắp, sạch sẽ đến những bông hoa tươi đẹp trước nhà do chính tay anh trồng đều nói lên vẻ đẹp trong tâm hồn anh. Tất cả đã tạo nên sự hài hoà trong con người anh một tình yêu công việc, say mê lí tưởng và một cuộc sống tinh thần phong phú. Vẻ đẹp con người anh cứ lặng lẽ toả sáng và người đọc thấy anh thật đáng yêu, đáng mến.

             Đến với Lặng lẽ Sa Pa, người đọc lưu lại những ấn tượng rất đẹp về nhân vật của Nguyễn Thành Long. Dù nhân vật chính hay phụ, xuất hiện trong tác phẩm nhiều hay ít thì mỗi nhân vật của nhà văn là một tâm hồn, trong sáng, cao đẹp. Họ làm nên những đốm sáng lung linh giữa đại ngàn Sa Pa lặng lẽ khiến ta khâm phục và thật ngưỡng mộ. Người kĩ sư trồng rau miệt mài kiên nhẫn ngày đêm tìm giống cây mới, tạo năng suất cây trồng. Người kĩ sư bản đồ địa chất, thầm lặng và say mê tìm nguồn khoáng sản cho Tổ quốc. Những con người ấy sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng tư, cống hiến cho đất nước và lí tưởng cách mạng. Với họ, sống đâu chỉ cho riêng mình.

             Đọc Lặng lẽ Sa Pa, người đọc càng không thể không biết tới nhân vật “ông hoạ sĩ” – người kể chuyện cũng là một gương mặt đẹp của truyện ngắn. Là người lúc nào cũng trăn trở “phải vẽ được một cái gì suốt đời mình”, ông có mặt ở Sa Pa – mảnh đất thơ mộng để đi tìm cảm hứng sáng tác, hoàn thành tác phẩm nghệ thuật để đời mà ông mơ ước. Thiên nhiên, cảnh vật và con người Sa Pa đã thực sự rung động tâm hồn ông, khơi nguồn sáng tạo để cây cọ của người hoạ sĩ vẽ nên trang thơ cho đời. Bắt gặp một con người cao đẹp như anh thanh niên, ông hoạ sĩ khao khát được truyền tình yêu mến và sự ngưỡng mộ với những con người trẻ tuổi giàu nhiệt huyết vào bức tranh của mình. Ông muốn mọi người hiểu rằng họ không phải những ngôi sao xa, họ gần gũi, bình dị, thân thuộc ngay giữa cuộc đời. Có thể nói, nhân vật ông hoạ sĩ già chính là sự hoá thân của nhà văn, gián tiếp thể hiện cái nhìn của Nguyễn Thành Long về con người mới, cuộc sống mới.

             Chúng ta cũng không thể quên được nhân vật “cô kĩ sư nông nghiệp” – nhân vật nữ duy nhất của truyện. Chính cô đã góp một phần không nhỏ trong việc thể hiện chất thơ của truyện. Là một thanh niên mới ra trường, cô cũng như bao chàng trai, cô gái khác, đầy ắp ước mơ và hoài bão, trong sáng và lãng mạn. Không đắn đo suy nghĩ, cô đã có mặt nơi đèo cao heo hút để nhận công tác mới. Được gặp chàng trai làm nhà khí tượng kiêm vật lí địa đầu đối với cô là một kỉ niệm đẹp, cho cô thêm niềm tin và sức mạnh. Nhận được bó hoa rực rỡ, tươi thắm từ chàng trai, cô gái như được nhận thêm niềm tin yêu cuộc sống, niềm hạnh phúc được cống hiến cho đời. Bó hoa là tiếng lòng chàng trai muốn khích lệ, động viên cô vững bước trên đường đời, là bó hoa của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, say mê lí tưởng. Có thể nói nếu vắng bóng cô gái, truyện ngắn sẽ rất tẻ nhạt. Sự xuất hiện của cô làm truyện ngắn man mát chất thơ và trữ tình.

             Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đơn giản về cốt truyện nhưng có chiều sâu tư tưởng. Văn ông giàu chất tự sự và trữ tình khiến người đọc cảm nhận một cách mềm mại, nhẹ nhàng nhưng lại rất ngân vang, sâu lắng. Nhà văn đã truyền đến người đọc những xúc cảm tươi mát về cuộc sống và con người mới. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn hay về đề tài cuộc sống mới, con người mới. Nhắc tới Nguyễn Thành Long, là người ta nhắc tới khoảng trời xanh của ông, trong đó có Lặng lẽ Sa Pa.

Bạn đang xem bài viết Chuyên Đề Ngữ Văn Lớp 6: Dạy Học Truyện Dân Gian Qua Hình Thức Sân Khấu Hoá trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!