Xem Nhiều 3/2023 #️ Chuyện Người Con Gái Núi Đôi # Top 3 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Chuyện Người Con Gái Núi Đôi # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyện Người Con Gái Núi Đôi mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nghiên cứu – Phê bình – Trao đổi

Sóc Sơn, mảnh đất của những câu chuyện mang đầy chất huyền thoại nhưng rất “tình đất, tình người”. Cũng chính nơi này, câu chuyện về một nữ du kích gan dạ đã được nhà thơ Vũ Cao khắc họa thành hình tượng nghệ thuật, đã làm rung động hàng triệu con tim. Người con gái đó chính là nữ Liệt sĩ Trần Thị Bắc (nhân vật nguyên mẫu trong bài thơ “Núi Đôi” của Vũ Cao) mà dòng tên em đã khắc vào vách núi…

Trần Thị Bắc sinh năm 1932 tại thôn Xuân Dục Đoài, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn – TP. Hà Nội (sau hòa bình, Xuân Dục Đoài thuộc xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn). Từ đỉnh núi Sóc, nhìn về quê hương cô đẹp như bức tranh họa đồ với những con ngòi nhỏ uốn lượn chảy qua, ở giữa cánh đồng lúa chín vàng óng ả mọc lên hai ngọn núi xanh biếc, có hình thù kích thước giống hệt nhau, khiến cho mọi người đều có chung cảm nhận, đó là một cặp núi sinh đôi.

Núi Đôi vốn là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, do địa hình nằm ở giữa hai vùng có những con đường huyết mạch chạy qua như quốc lộ 3 (Hà Nội – Thái Nguyên), đường 131, nối liền tỉnh Vĩnh Phúc qua sông Cầu tới Bắc Giang… nên khu vực Núi Đôi bao gồm các xã: Phù Linh, Tiên Dược, Tân Minh của huyện Sóc Sơn đã trở thành một đầu mối rất quan trọng, ví như một “mắt xích” nối liền giữa Chiến khu Việt Bắc với Thủ đô Hà Nội; giữa các tỉnh đồng bằng, trung du và miền ngược… Vì thế, nơi đây thường diễn ra các cuộc giằng co hết sức quyết liệt giữa ta và địch. Cũng tại nơi đây, nhiều cơ sở cách mạng đã được nhen lên từ phong trào quần chúng và là nơi nuôi giấu cán bộ Việt minh hoạt động trong vùng địch hậu. Chỉ trong phạm vi bán kính chưa đầy 3 cây số, bọn lính Pháp và ngụy quyền đã dựng lên gần 20 đồn, bốt kiên cố, riêng ở Núi Đôi có tới hàng chục bốt lớn, nhỏ. Và ngay trên mảnh đất Phù Linh, quân địch đã lập ra “vành đai trắng” nhằm bao vây, chia cắt, cô lập và tiêu diệt các cơ sở cách mạng của ta. 

Vốn sinh trưởng trong một gia đình có bố làm xã đội phó, cậu là xã đội trưởng, các bác, các chú đều là cán bộ Việt minh và bộ đội nên Trần Thị Bắc đã sớm có ý thức giác ngộ cách mạng, nhất là cô được tận mắt chứng kiến bao cảnh càn quét, cướp bóc, đốt phá, bắn giết hết sức dã man của bọn lính Pháp và ngụy quân ngay ở tại quê mình. Năm 1947, lúc đó mới 15 tuổi, nhưng Trần Thị Bắc đã rất tích cực tham gia hoạt động trong các phong trào đoàn thể thanh, thiếu niên. Cuối năm 1949, cô xin gia nhập đội du kích, làm nhiệm vụ giao thông liên lạc, tiếp tế và trực tiếp tham gia chống càn, bảo vệ nhân dân trong lúc tản cư. Sau đó cô được cử ra vùng tự do để theo học lớp y tá. Cũng trong thời gian này, Trần Thị Bắc gặp anh bộ đội Trịnh Khanh, thuộc đại đội Trần Văn Tuấn (là nhân vật “anh đi bộ đội sao trên mũ…” trong bài thơ “Núi Đôi” của Vũ Cao). Sau vài lần gặp gỡ, hẹn hò, họ mới biết rằng cả hai đều là người cùng xã. Chàng trai ở thôn Vệ Linh (dưới chân Núi Sóc), còn cô gái ở thôn Xuân Dục Đoài (dưới chân Núi Đôi). Tình yêu quê hương, đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc đã giúp họ cùng chung một chí hướng cách mạng, vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà đơn vị và đoàn thể giao cho.

Cụ Nguyễn Thị Thân, trên 90 tuổi, là thím ruột của Trần Thị Bắc ở thôn Xuân Dục Đoài kể lại: Cô Bắc là con gái cả trong gia đình, nên sớm biết lo toan công việc, giúp đỡ bố mẹ. Cô vừa nhanh nhẹn tháo vát, lại đẹp người, đẹp nết nên đi đâu hay làm việc gì cũng đều trót lọt. Có một lần, bà Nguyễn Thị Tèo (mẹ của Bắc) bỗng dưng thấy cô sắm đôi quang mới, bà hỏi: “Thế con sắm quang thúng để làm gì…?”. Bắc tươi cười hồn nhiên và nói với mẹ: “Con tập đi buôn đấy mẹ ạ!”. Ai ngờ, chính đôi quang gánh đi buôn ấy vừa là để che mắt địch và cũng là nơi cất giấu tài liệu của cô du kích.

Cũng từ năm 1951, người ta thường thấy ở thôn Đoài có một cô gái trẻ hòa lẫn vào dòng người đi buôn bán ở khắp mọi nơi. Với đôi quang thúng trên vai, cô đi khắp các hang cùng ngõ hẻm. Lúc thì ở trong vùng địch tạm chiếm, khi lại ra vùng tự do. Lúc bán muối, khi bán vải, bán rau… những lần mua bán hàng hóa ấy, chính là lúc cô đang dò la, thu thập tình hình một cách có hiệu quả nhất để kịp thời chuyển những tin tức quan trọng ra vùng tự do. Bọn lính Tây và lính ngụy trong đồn đều quá quen thuộc cô, nên không hề có chút nghi ngờ, ngược lại chúng còn rất quý mến cô. Có những tên chỉ huy khi vào làng càn quét đã tìm đến nhà Trần Thị Bắc và có ý ngỏ lời muốn lấy cô làm vợ bé. Lợi dụng tình thế và cơ hội “ngàn năm có một” ấy, Trần Thị Bắc đã rất linh hoạt, chuyển ngay sang hình thức làm công tác binh, địch vận đối với những tên này. Bằng những lời lẽ khôn khéo đầy tính thuyết phục của mình, Trần Thị Bắc đã thành công trong việc vận động một người cai trong hàng ngũ lính ngụy và một lính Pháp tự động mang súng ra đầu hàng cách mạng. Nhờ có những thông tin rất quan trọng do Trần Thị Bắc cung cấp, mà một số cơ sở của ta không bị lộ. Đặc biệt là tránh được những tổn thất to lớn đối với số cán bộ của ta đang hoạt động ở trong vùng địch hậu.

Đầu năm 1954, thực dân Pháp tăng cường phòng thủ ở Điện Biên Phủ, đồng thời đánh phá quyết liệt, nhằm ngăn chặn chi viện của ta cho chiến trường Điện Biên. Để trấn an tinh thần cho bọn lính Pháp và ngụy quân ở phía sau, chúng ráo riết tổ chức các cuộc vây bắt, lùng sục ở khắp mọi nơi. Vào thời điểm này, Trần Thị Bắc cùng một lúc nhận được hai quyết định của trên: một là về tỉnh để tiếp tục đi học lớp y tá; hai là về làm công tác quân báo tại Huyện đội Đa Phúc (nay là Sóc Sơn) với lý do, khả năng cô đã bị lộ, nên cấp trên có ý định chuyển vị trí công tác của cô. Ông Lê Văn Túc, cán bộ cách mạng thôn Xuân Dục Đoài, xã Phù Linh và là tổ trưởng quân báo của huyện Đa Phúc lúc đó kể lại trận chiến đấu cuối cùng của nữ du kích Trần Thị Bắc:

… Hôm đó là ngày 16-3-1954 (sau 3 ngày quân ta mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ). Vào lúc 10 giờ đêm, sau khi đã bố trí xong lực lượng chuẩn bị cho trận mai phục quân địch ở chùa Táo, Trần Thị Bắc nhận nhiệm vụ đưa đoàn cán bộ khoảng 30 người từ vùng địch hậu Lương Châu ra “vành đai trắng” Phù Linh. Cô đi trước thăm dò, vừa đến chân Núi Đôi, không may rơi vào ổ phục kích của địch. Chúng bắt và bịt miệng cô lại với mưu đồ phục, chờ để bắt sống toàn bộ số người đi sau. Quyết không để cán bộ của ta rơi vào tay giặc. Biết được âm mưu nham hiểm của địch, Bắc đã chống cự quyết liệt. Bất thình lình cô lao vào tên quan Pháp và túm ngay vào chỗ hiểm, dùng hết sức mình bóp chặt lấy bộ hạ của hắn. Bị đòn đau bất ngờ, quên cả việc lớn, tên quan Pháp kêu rống lên như con bò bị chọc tiết. Một tên lính lê dương đứng cạnh đó vội lôi Bắc ra và dùng súng xả trọn một băng vào ngực cô. Thấy động, đoàn cán bộ của ta đã rút lui an toàn tuyệt đối. Còn Trần Thị Bắc đã anh dũng hy sinh, máu chảy loang đỏ và se đọng lại trên vầng ngực tròn căng của cô. Những viên đạn tàn ác của kẻ thù vẫn còn găm nguyên ở đó. Từ trên Núi Đôi, quân địch dùng súng moóc-chi-ê bắn vòng quanh xác Trần Thị Bắc; bất chấp nguy hiểm, anh em trong đội du kích đã vượt qua vòng vây lửa đạn của địch vào đưa thi thể của cô tới nơi Cầu Cốn – Vệ Sơn để làm lễ truy điệu và mai táng cô tại đó trong lòng tiếc thương vô hạn của đồng chí, đồng đội và bà con xã Phù Linh.

Chuyện về người con gái Núi Đôi cách đây đã hơn một nửa thế kỷ, nhưng giờ đây vẫn luôn tỏa sáng về phẩm chất “Anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang” của người phụ nữ Việt Nam. Trần Thị Bắc là một trong những tấm gương tiêu biểu biết hy sinh quên mình vì nền độc lập, tự do của dân tộc khi cô vừa mới bước vào độ tuổi 20…

Ngô Văn Học(Sóc Sơn – Hà Nội)Tuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 484

Cô Gái Trong Bài Thơ “Núi Đôi”

Ông Trịnh Khanh và vợ, bà Phan Thị Khuyến trong ngày mừng thọ 70 tuổi.

Năm ấy, Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 238 (Quân khu Việt Bắc) tổ chức buổi gặp mặt gia đình 81 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ chống Pháp tại Núi Đôi, xã Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội)). Một cụ già gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ, nắm tay một ông lão hơn 70 tuổi, giơ lên cao, rồi dõng dạc tuyên bố: Đây là đồng chí Trịnh Khanh, chồng của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc và cũng là chàng trai nguyên mẫu trong bài thơ “Núi Đôi” nổi tiếng của Vũ Cao…

Năm ấy, Ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 238 (Quân khu Việt Bắc) tổ chức buổi gặp mặt gia đình 81 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong thời kỳ chống Pháp tại Núi Đôi, xã Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội)). Một cụ già gần 90 tuổi, râu tóc bạc phơ, nắm tay một ông lão hơn 70 tuổi, giơ lên cao, rồi dõng dạc tuyên bố: Đây là đồng chí Trịnh Khanh, chồng của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc và cũng là chàng trai nguyên mẫu trong bài thơ “Núi Đôi” nổi tiếng của Vũ Cao…

…Năm 1947, vừa tròn 17 tuổi, Trịnh Khanh xung phong vào bộ đội, trở thành chiến sĩ đại đội Trần Quốc Tuấn, đóng quân tại xã Bắc Sơn (Sóc Sơn). Một hôm, chiến sĩ Trần Nhu (biệt danh là Nhu bẻm mép), quê ở Hà Tây, nét mặt hớn hở đến gặp Khanh, bảo:

– Cậu có một cô gái đồng hương tên là Bắc rất xinh, hiện đang theo học tại lớp y tá. Nếu muốn “cưa” thì bọn mình sẽ giúp.

Nói vui thế nhưng phải đến gần hai năm sau, Khanh mới gặp lại Bắc khi cô tiếp tục theo học lớp y tá của tỉnh Vĩnh Phúc. Họ hẹn ước khi nào thắng trận ở Bắc Hồng (Đông Anh) sẽ về tổ chức đám cưới. Cuối năm 1953, trước lúc bước vào trận đánh tiêu diệt quân địch càn quét ở xã Bắc Hồng (Đông Anh), chính trị viên Nguyễn Viết Bát ghé sát tai Khanh nói: “Đánh xong trận này, tớ sẽ giải quyết cho cậu nghỉ ba ngày ra vùng tự do để cưới vợ”. Vốn đã từng làm công tác văn thư ở đại đội chuyên “nói có sách, mách có chứng”, Khanh liền rút giấy bút ở trong túi ra và tự tay thảo vội bức “công văn” ngắn gọn: “… Đại đội Trần Quốc Tuấn đồng ý giải quyết cho đồng chí Trịnh Khanh về quê tổ chức lễ cưới với cô Trần Thị Bắc, đề nghị gia đình và chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ đồng chí Khanh hoàn thành nhiệm vụ. Ký tên…”. Thảo xong bức thư, Khanh đưa ngay cho chính trị viên duyệt và được anh cầm bút ký liền. Không ngờ, sau trận đánh ấy, anh Bát đã hy sinh.

Ít lâu sau, Khanh xin phép thăm gia đình. Bắc xem lá thư có chữ ký của chính trị viên Nguyễn Viết Bát, cô im lặng không nói, mà hai hàng nước mắt cứ trào ra… Họ quyết định xin phép gia đình làm đám cưới. Nhưng khi bàn công việc cụ thể thì cả hai đứa đều khóc, vì hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, chẳng có điều kiện để mua kẹo bánh, thuốc, nước mời bạn bè. Bắc đành trở lại vùng địch hậu gặp mẹ và thật bất ngờ, ngay hôm sau mẹ Bắc đã quẩy đôi quang gánh nặng, một bên là cậu em út, một bên là bánh kẹo lên vùng tự do Hồng Kỳ để làm lễ cưới cho con. Đêm tân hôn, vợ chồng Khanh được mọi người chuẩn bị cho một ổ rơm lót đệm lá chuối khô trong một túp lều nhỏ trên sườn đồi. Hai ngày sau, hai người lại phải chia tay nhau. Ngờ đâu đó là cuộc chia ly vĩnh viễn…

Ba tháng sau ngày cưới, Khanh nhận được ba lá thư của vợ nhắn đã gửi cho anh chiếc đồng hồ và chiếc áo len. Niềm vui vừa thoảng qua thì anh lại nhận thư của gia đình báo tin vợ đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ đưa đoàn cán bộ từ vùng địch hậu Lương Châu ra “vành đai trắng” Phù Linh. Cô đi trước để thăm dò, vừa đến chân Núi Đôi, không may rơi vào ổ phục kích của địch. Chúng bắt và bịt miệng cô lại với mưu đồ sẽ phục để “cất vó” toàn bộ số cán bộ đi sau. “Quyết không để cán bộ của ta sa vào tay giặc” – nghĩ vậy, Bắc đã chống cự quyết liệt, bất thình lình, cô lao vào tên quan Pháp, dùng hết sức bình sinh đạp vào chỗ hiểm của hắn. Bị đòn đau bất ngờ, tên quan Pháp kêu rống lên như con bò bị chọc tiết. Tên lính đứng cạnh đó vội dùng súng xả trọn một băng vào ngực cô. Thấy động, đoàn cán bộ của ta đã rút lui an toàn…

Một chiều đông năm 1955, một anh bộ đội về bên gò cầu Cồn. Người em họ của liệt sĩ Trần Thị Bắc nhận ra anh rể của mình đã òa lên khóc: “Chị Bắc nát ngực, máu đọng khô, nhiều viên đạn còn nằm trong đó”.

Sau này, mặc dù chỉ được nghe kể về tình yêu đôi lứa của anh bộ đội với nữ liệt sĩ Núi Đôi, nhà thơ Vũ Cao đã viết nên bài thơ “Núi Đôi” nổi tiếng.

Còn một chi tiết cảm động nữa, đó là vào cuối năm 1957, cả ba người mẹ là mẹ đẻ của nữ liệt sĩ Trần Thị Bắc, mẹ đẻ và mẹ nuôi của Trịnh Khanh đã đến thôn Hậu Dưỡng, xã Kim Chung (Đông Anh) để hỏi vợ cho ông là bà Phan Thị Khuyến. Sau này, dù ở xa nhưng hằng năm, cứ đến ngày giỗ, tết, bà Khuyến lại cùng các con về thắp hương cho người nữ liệt sĩ Núi Đôi…

Bài và ảnh: NGÔ VĂN HỌC

Gửi Người Con Gái Tôi Yêu.

Anh cũng không mong chuyện tình chúng ta lại có một kết cục buồn như thế. Nhưng hẳn đã có một thi sĩ nào đó đã nói: Tình yêu đẹp là tình yêu vượt qua nhiều gian lao trắc trở. Và anh mong rằng chính tình yêu anh dành cho em sẽ giúp anh vượt qua tất cả để mãi chờ đợi và yêu em.

Em yêu của anh!

Anh yêu em không phải vì em là một cô gái ăn mặc đúng mốt, không phải vì vẻ đáng yêu của em cũng không phải vì vẻ lý sự trẻ con của em mà là vì anh yêu em. Em yêu! Em đừng hỏi vì sao anh yêu em? Nếu em hỏi anh sẽ trả lời với em rằng Anh cũng không biết nữa. Đơn giản là anh yêu em. Vậy đó, tình yêu anh dành cho em đơn giản nhưng dịu dàng, nồng cháy nhưng không làm em bỏng rát, dữ dội nhưng dịu êm khi có em kề bên.

Em yêu!

Anh không phải là một người đẹp trai, không phải là một người giàu có, cũng như không phải là một người luôn chân thật. Có đôi khi, anh sẽ dối em rằng anh khỏe trong khi thực sự anh rất mệt, Công việc anh tốt trong khi mọi thứ đều xáo trộn, và thậm chí anh sẽ nói anh không còn yêu em trong khi anh không thể đem lại hạnh phúc cho em.

Em yêu!

Em yêu !

Có những mối tình thoáng qua như giọt sương nhưng đọng lại cả một kiếp người. Em yêu của anh, anh biết những người xưa đã đến và đi qua cuộc đời em, để lại trong em những nỗi đau mất mát và cả những hạnh phúc giờ chỉ là kỉ niệm. Cũng như đã để lại trong anh. Anh không mong rằng anh là người đến trước với em, nhưng anh biết rằng Anh chính là một nửa thất lạc cuối cùng mà em cần tìm cho mình. Em yêu! Ngay cả khi em lý sự rằng em mới chính là một nửa anh phải đi tìm thì anh cũng mỉm cười và bảo rằng em đúng, vì có nghĩa lý gì đâu khi anh yêu em và ai đúng ai sai điều đó không còn quan trọng.

Em yêu!

Anh yêu em nhiều như thế, nhưng đôi khi anh cũng thật vô tâm. Anh quên mất hôm nay em diện bộ đồ mới, quên mất rằng mái tóc em có gì lạ, quên cả việc em hờn dỗi nếu như anh không nhận ra. Nhưng anh không hề quên tình cảm anh dành cho em, em yêu! Anh sẽ không quên ngày sinh của em, không quên ngày kỷ niệm của hai đứa, không quên cả những gì mà em bắt anh phải nhớ, vì anh yêu em.

Em yêu!

Hẳn em đã biết anh yêu em nhiều như thế, nhưng anh biết điều đó vẫn chưa bằng tình yêu em dành cho anh. Vẫn chưa bằng nụ cười trên môi em khi anh đón em tan sở về nhà, vẫn chưa bằng cái liếc mắt của em khi ánh mắt anh dừng lại ở một người con gái xa lạ, vẫn chưa bằng một vòng tay ôm anh khi chỉ có hai chúng mình… và vẫn chưa bằng tình yêu em đã dành cho anh.

Em yêu!

Tuankhanhqs st www.vnthutinh.com

Đọc Và Cảm Nhận Bài Thơ Chùm Thơ Tình Hay Viết Đôi Mắt &Amp; Ánh Mắt Của Người Con Gái Mới Nhất

Mời các bạn cùng xem qua những bài thơ tình viết về đôi mắt rất hay và lãng mạn buồn sau đây, gồm những bài thơ tình ánh mắt và những bài thơ viết về đôi mắt của người con gái. Vài bài tôi sưu tầm, vài bài còn lại là sưu tầm của nhiều tác giả. Mời các bạn cùng thưởng thức, chúc mọi người vui vẻ bên những áng thơ tình viết về ánh mắt yêu đương:

1, Đôi Mắt Biển

Tôi đã nhìn thật sâu trong mắt biển

Một thoáng cười như một thoáng bình yên

Nhưng thẳm sâu là nỗi buồn dậy sóng

Sóng xa khơi tít tắp vỗ mạn thuyền

Tôi đã thấy hạt lệ mặn bờ môi

Rơi trong lòng con tim nhỏ em tôi

Như mùi muối nồng nàn đêm khuya lạnh

Em giấu chi một thuở đã xa rồi

Tôi đã nhìn vào em, đôi mắt biển

Và thấy mình chìm đắm giữa đại dương

Đã bao ngày tôi giá buốt hơi sương

Sóng êm ái, cứ ngỡ lòng biển nhẹ

Cuốn dùm tôi niềm nỗi của riêng em

Để giọt sầu thôi ướt gối bao đêm

Để tình xưa trôi dạt miền dĩ vãng…

2, Em Về Phố Ấy Chiều Mưa

Em đi về phố ấy chiều mưa

Trời thu bụi giăng mờ khắp ngõ

Tóc mây hường đưa theo nhịp gió

Trải mù sương lên ánh mắt người

Em đi về phố ấy cùng ai?

Ta bâng khuâng nhớ một dung hài

Lời dối trá chưa trao tròn vẹn

Khúc hẹn thề đã đợi ngày mai

Ta yêu nhau mới ba màu áo

Phút giã từ vàng vọt thu ngâu

Khói thuốc rớt ngã ba đường nọ

Cay lệ nhòa đáy mắt em sâu

Em buồn không sao đã qua cầu

Để ai sầu lạc bước đường câu

Mưa rơi đều đôi vai gầy nhỏ

Bóng hoàng hôn vội khuất ngang đầu

Trời tháng sáu đìu hiu trầm mặc

Mây ráng hồng hiu hắt bơ vơ

Vì hương tóc mãi còn xao xuyến

Nên nỗi buồn còn hóa thành thơ

Rồi hôm nay lang thang phố vắng

Tháng sáu buồn gợi nhớ tình xưa

Chà! Tháng sáu, lòng ta chợt nhớ:

“Em đi về phố ấy chiều mưa”…

(Bằng Lăng Tím)

3, Hạ Về Trong Đáy Mắt Nâu

Cái nắng hè oi bức đổ mồ hôi

Gió mây trôi hững hờ bằng lăng tím

Hạ lại về giục lòng ta tìm kiếm

Em giấu gì đằng sau đáy mắt nâu?

Hạ về rồi em còn lạc nơi đâu?

Sao chẳng nói để ve sầu nức nở

Mưa hạ về nghe như lời than thở

Bụi thời gian bị bôi xóa lạnh lùng

Ta chạnh lòng đơn lẻ vẽ chân dung

Một hồn thơ cho những ngày xa vắng

Gửi tặng em tiếng tự tình sâu lắng

Tiếng yêu đầu thuở mười tám ngây ngô

Giờ qua rồi thời áo trắng vu vơ

Em vẫn thế, thờ ơ nào có biết

Phượng vẫn rơi, và rơi không kể xiết

Ngọn lửa tình còn thổn thức trong ta

Hạ nay về ta nhớ hạ hôm qua

Nhưng hạ hỡi, ta chẳng còn lo sợ

Ngày hạ đi bỏ lại tình dang dở

Nay hạ về, tình vẫn vậy, dở dang…

(Bằng Lăng Tím) ” Và tiếp theo, 7 áng thơ tình về đôi mắt còn lại sưu tầm:

Vò nhàu chéo áo làm vui

Ướt đôi mắt đẹp nhìn tôi nặng tình

Sông đầy lạnh bến dừa xanh

Kể từ ngày cưới xa anh lần đầu

Chiều quê lùi lại sau tàu

Mắt em sáng mãi chòm sao trên trời

Đưa chồng vượt biển ra khơi

Đêm đêm con mắt vì tôi thức ròng…

Miền Nam em đứng trông chồng

Đầu sông ngọn sóng một lòng đinh ninh

Có trong đôi mắt em xinh

Ánh hồ Gươm biếc in hình ảnh tôi

Xóm thưa bằn bặt tiếng cười

Lúa non đổ bãi, trái tươi rụng vườn

Mắt em sực tỉnh lửa hờn

Trái ngon lại chín, lúa thơm lại vàng

Nghiêng đầu hôn tóc con ngoan

Mắt em giếng ngọt mơ màng trăng thanh

Con nhìn mắt mẹ long lanh

Đẹp lời sông núi thắm tình cha con

Mây bay tóc phố đầu thôn

Anh thương đôi mắt vẫn tròn ánh sao

Mây thu thăm thẳm từng cao

Mắt em rót sáng thêm vào mắt anh

Đường về dựng suối treo ghềnh

Chân ta vững bước, mắt mình rối trông

Chiều quê lại ngát hương đồng

Đẹp sao đôi mắt tiễn chồng hôm xưa…

(Nguyễn Bính)

Bao năm đi giữa kinh thành

Bao năm lẻ bóng, lẻ hình, lẻ đôi.

Cả kinh thành có những ai?

Cả kinh thành có một người mắt nhung!

Người ơi cứu vớt tôi cùng

Dành đôi mắt đẹp cho lòng rất đơn

Tôi còn mơ ước gì hơn!

Hai tay người chắp phím đờn cho tôi

Phải chăng tôi đã yêu rồi?

Hồn xin qùi dưới mắt người từ đây

Đêm qua buồn quá tôi say

Đã mơ một giấc mơ đầy mắt nhung!

(Nguyễn Bính)

Có hoa nào qua mùa không héo?

Có tiếng nào giàu đẹp hơn không?

Mắt em là một dòng sông

Thuyền anh bơi lội giữa dòng mắt em.

Đàn “nguyệt dạ” hương đêm bay lạc

Gì buồn hơn tiếng vạc lưng chừng?

Phép gì khỏi nhớ đừng trông

Mắt em bỏ túi, vắng lòng đem soi.

(Lưu Trọng Lư)

Chẳng phải là hoa cũng tiếc xuân

Là trăng lơi lả nét ân cần

Là em đôi mắt xa xăm ấy,

Tình gửi trăm năm đã mấy lần?

Ta lót cung vàng xây điện ngọc

Mang cành nguyệt quế tặng giai nhân

Em đem sóng nước hồ thu thủy

Làm lụt tình ta giữa chốn trần

(Dương Lam)

Ai nhốt mùa thu trong mắt em

Bâng khuâng hồ quạnh nước êm đềm

Khói sương man mác đưa hơi giá

Lạnh cả hồn anh đêm từng đêm

Ôi em diễm kiều tha thướt quá

Sáng cả màu đêm không trăng sao

Mà sao đôi mắt sầu man dại

Dìm đắm đời anh bến bãi nào…

(Vĩnh Hảo)

Mắt nai ngơ ngác tuổi tròn trăng

Bối rối chân đi, ở chẳng đành

Bởi sợ gieo tình hoen ướt lệ

Thêm nặng hành trang khách lữ hành

Mắt huyền vời vợi mờ sương khói

Thăm thẳm chân mây tím nỗi buồn

Làn mi cong vút như tơ kéo

Trói chặt hồn ai vạn nẻo đường!

(Dung Nguyên)

8, Nhớ Đôi Mắt

Mắt buồn nhớ xa xa trông đợi

Nắng hạ về chới với chiều riêng

Mây xanh biêng biếc đồi nghiêng

Hương tình bát ngát dệt triền núi thơ

Mặt hồ lặng mây ngơ ngẩn thẹn

Bốn bề im ắng đến ngại ngùng

Cá buồn cá lượn mông lung

Tiếng gà xao xác cả rừng cây xanh

Trời buông phủ trong xanh màu lá

Cánh diều em vội vã bay cao

Mắt ai hi vọng dạt dào

Giờ đây gió hát hong ngào ngạt hương

Đôi mắt ấy mãi vương âu yếm

Lá biếc xanh đi kiếm vần thơ

Em về vẽ những giấc mơ

Cho màu rực rỡ phất phơ tuổi hồng

Đôi mắt ấy mênh mông thơ mộng

Đôi mắt nhìn mãi lộng nhớ nhung

Thả hồn bay lộng không trung

Vô thường nhớ mãi muôn trùng long lanh

(Hồng Dương)

9, Đôi Mắt Người Xưa

Em buồn đứng cuối sân ga

Nhìn theo chiếc bóng tàu xa xa dần

Đôi con mắt ướt long lanh

Phải chăng là của một lần tiễn đưa

Dường như cơn gió giao mùa

Nhẹ bay của những bụi mưa vào hồn

Chéo khăn có đủ ấm lòng

Người đi kẻ ở buồn không hỡi chiều

Tôi yêu lại chẳng dám yêu

Sân ga tàu khuất tiếng kêu muộn màng

Tôi, em vẫn mãi âm thầm

Trái tim câm nín cũng ngần ấy thôi

Bao năm lặng lẽ dòng đời

Bao năm vận đổi sao dời còn em

Bên lề còn một trái tim

Ngày xưa có hạt bụi chìm qua khe

Sân ga phố cũ tôi về

Chút mùi hương thoảng tóc thề năm nao

Tình cờ ta gặp lại nhau

Nghe rưng rức những niềm đau của lòng

Em trong tay bế tay bồng

Buồn đôi mắt ướt bên chồng nhìn tôi

Tiếng lòng nức nở người ơi

Chào nhau không dám một lời lặng câm

(Lưu Vĩnh Hạ)

Đôi mắt em có những điều chưa nói

Mà tim anh nghe được những lời yêu

Như gió ru trên hàng lá ban chiều

Làm xao xuyến mùa thu trong ngõ vắng

Đôi mắt em có hoàng hôn biển lặng

Nhưng sóng ngầm chờ nổi dậy yêu thương

Khi hàng cây còn ngơ ngẩn bên đường

Anh đứng đó trông thời gian dừng lại

Đôi mắt em có làn mây thân ái

Trôi mơ hồ vào tận cõi mênh mông

Anh lênh đênh trên từng phiến mây bồng

Lòng chợt thấy chút từ bi trong gió

Đôi mắt em có bóng đêm mờ tỏ

Bao nỗi niềm che khuất suốt trăm năm

Mang suy tư về bên gối anh nằm

Tìm cho thấy nửa hồn thơ ngày trước

Đôi mắt em có đường vào mộng ước

Bước chân trần vương vấn lá mùa thu

Anh lang thang trong chiều lạnh sương mù

Rồi ngồi xuống viết bài thơ tình muộn

Theo chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Chuyện Người Con Gái Núi Đôi trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!