Xem Nhiều 3/2023 #️ Có Ý Kiến Cho Rằng: Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Là Hành Động Của Nó. Anh (Chị) Hiểu Ý Kiến Trên Như Thế Nào? Chứng Minh Bằng Các Tác Phẩm Mà Anh (Chị) Đã Học # Top 9 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Có Ý Kiến Cho Rằng: Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Là Hành Động Của Nó. Anh (Chị) Hiểu Ý Kiến Trên Như Thế Nào? Chứng Minh Bằng Các Tác Phẩm Mà Anh (Chị) Đã Học # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Có Ý Kiến Cho Rằng: Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Là Hành Động Của Nó. Anh (Chị) Hiểu Ý Kiến Trên Như Thế Nào? Chứng Minh Bằng Các Tác Phẩm Mà Anh (Chị) Đã Học mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nếu như các nhân vật trong thần thoại và truyền thuyết chủ yếu được khắc họa bằng những chiến công thì các nhân vật trong cổ tích luôn được khắc hoạ bằng hành động. Vậy nên có ý kiến đã cho rằng: Nhân vật trong truyện cổ tích chính là hành động của nó

Thật vậy, từ những câu chuyện Bầy chìm thiên Nga, Chú lính chỉ dũng cảm, Chú bé Tí Hon ở nước ngoài đến những câu chuyện cổ tích Việt Nam như Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây khế, Tấm Cám… ta đều thấy sự hiện diện của các nhân vật đều được đánh dấu bằng hành động. Chính hành động là hoạt động ghi nhớ sự tồn tại của các nhân vật trong mỗi câu chuyện của mình. Trong câu chuyện cổ tích cùng tên, chân dung nhân vật Thạch Sanh được khắc hoạ bằng các hành động bắn đại bàng, giết xà tinh, chằn tinh, cứu công chúa Quỳnh Nga và con vua Thuỷ tề. Hình tượng nhân vật Sọ Dừa (cục thịt) được thể hiện bằng các hành động lạ thường: đi chăn trâu, thổi sáo… Các nhân vật cổ tích thể hiện sự tồn tại của mình bằng các hành động và ngược lại chính các hành động đó làm nên sức sông cho các nhân vật.

Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra.

Ngược lại với các hành động thể hiện sức sống mãnh liệt của Tấm là các hành động huỷ diệt, triệt tiêu sự sống của mẹ con Cám. Mẹ con Cám liên tiếp hãm hại Tấm bằng những hành động dã man nhất: chặt gốc cau khiến nàng ngã chết, giết chim vàng anh để ăn thịt, chặt hai cây xoan đào làm khung cửi, đốt khung cửi. Những hành động đó khắc hoạ một cách sâu sắc tâm địa độc ác, thủ đoạn tàn bạo của mẹ con Cám. Đồng thời, chúng cũng thể hiện sự áp đảo của cái ác trong sự đốì đầu với cái thiện.

Từ hành động của các nhân vật trong truyện cổ tích Tấm Cám, chúng ta có thể ít nhiều hình dung được vai trò, tầm quan trọng của chúng trong việc thể hiện, khắc hoạ hình tượng các nhân vật. Đối với người đọc, trước mỗi câu chuyện cổ tích, để nhận diện chính xác chân dung các nhân vật trọng đó, chúng ta nên chú ý tới hành động mà các nhân vật đó đã thực hiện. Có như thế, bản chất nhân vật mới được nắm bắt một cách chính xác.

Sau này, trong các sáng tác văn học viết, các nhà văn cũng đã xây dựng nhân vật của mình bằng các hành động. Nhưng có lẽ chỉ ở truyện cổ tích, nhân vật mới đích thực là hành động của nó.

Mỗi Câu Chuyện Cổ Tích Là Giấc Mơ Đẹp Của Người Lao Động Xưa. Bằng Truyện Cổ Tích Tấm Cám, Anh/ Chị Hãy Làm Sáng Tỏ Ý Kiến Trên

I. Mở bài

(Học sinh tự làm)

II. Thân Bài

1. Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm:

– Mồ côi, bị mẹ ghẻ và cô em gái cùng cha hắt hủi, đày đọc, làm lụng suốt ngày.

– Bản chất của mâu thuẫn giữa Tấm và Cám:

+ Mâu thuẫn gia đình:

→ Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn Tấm – Cám là chủ yếu xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng quyết liệt. Mâu thuẫn dì ghẻ con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, không liên tục.

→ Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và dẫn đến thiện thắng ác, ác bị trừng trị đích đáng, thiện thỏa nguyện ước mơ.

b. Con đường đến với hạnh phúc của Tấm:

* Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử độc ác:

– Đi bắt tép :

Tấm chăm chỉ bắt được giỏ tép đầy, bị Cám lười biếng lừa chị đổ tép sang giỏ mình → về nhận thưởng (yếm đỏ).

– Đi chăn trâu :

Gạt Tấm đi chăn đồng xa, Cám giết cá bống (người bạn an ủi của Tấm) ăn thịt.

– Đi xem hội :

Mẹ con Cám trắng trợn trộn thóc với gạo bắt Tấm nhặt → dập tắt niềm vui được đi hội của Tấm

Được Bụt giúp, Tấm được đi hội và trở thành vợ vua.

Mẹ con Cám căm tức, tìm mọi cách hãm hại Tấm khi cô trở thành vợ vua.

– Tấm là người bất hạnh, ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng, yếu đuối thụ động, nhường nhịn và khóc.

– Mẹ con Cám: độc ác, nhẫn tâm, nhỏ nhen, lừa dối và hãm hại Tấm.

– Tấm luôn được sự trợ giúp của thần: Bụt xuất hiện an ủi, ban tặng vật thần kỳ:

+ Tấm mất yếm → Bụt cho cá bống

+ Tấm mất cá bống → Bụt chỉ cho hi vọng đổi đời

+ Tấm không được đi hội → chim sẻ đến giúp

+ Tấm bị chà đạp → Bụt đưa Tấm trở thành vợ vua.

( Hình ảnh con bống, con gà, đàn chim sẻ, chiếc giày có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt hình ảnh chiếc giày đánh rơi là một trong những chi tiết, hình ảnh độc đáo bởi nó không chỉ là sự tưởng đẹp mà là còn cầu nối, cái cớ để so sánh với cám, dẫn đến Tấm gặp Vua, trở thành Hoàng hậu,mở màn hoàng loạt tội ác của mẹ con Cám.)

– Ý nghĩa, vai trò của các thế lực thần linh:

Bênh vực kẻ yếu, đem lại công bằng, dân chủ, hạnh phúc của những người lao động nghèo khổ trong xã hội

Tấm đạt được hạnh phúc thể hiện triết lý dân gian : “ở hiền gặp lành”.

2. Cuộc đấu tranh quyết liệt giành lại hạnh phúc của Tấm:

– Mẹ con Cám: chặt gốc cau giết Tấm → đưa thế Cám vào thế chị vào làm hoàng hậu →giết chim vàng anh (hóa thân lần 1 của Tấm) vướt lông ra vườn → chặt cây xoan đào (hóa thân lần 2 của Tấm) → đốt khung cửi (hóa thân lần 3 của Tấm) → sợ hãi khi Tấm trở về → muốn xinh đẹp như Tấm.

– Khi bị mẹ con Cám tiêu diệt đến cùng (giế tTấm), Tấm đã quyết liệt phản kháng.

(Tấm về lo dỗ bố → trèo cau → ngã chết → hóa thành vàng anh → hót mắng Cám → bị giết → hóa cây xoan đào → bị chặt đóng khung cửi → khung cửi nguyền rủa tội cướp chồng của Cám → bị đốt → mọc thành cây thị → có một quả vàng thơm → về ở với bà lão → từ quả thị bước ra thành cô Tấm xinh đẹp → trở lại làm hoàng hậu.)

– Bị giết, Tấm vùng lên giành hạnh phúc, cô hoá thân thành: vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, cây thị (quả vàng thơm)

+ Bốn lần bị giết, bốn lần hóa thân của Tấm chứng minh sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Cái thiện không chịu chết oan ức trong im lặng, vùng dậy huỷ diệt cái ác.

→ Cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái Thiện và cái Ác.

→ Quan niệm thiện thắng ác và tinh thần lạc quan,niềm tin vào chân lí, công bằng xã hội của người Việt xưa.

3. Ý nghĩa kết thúc truyện:

– Kết thúc truyện có hậu thể hiện triết lý: ” gieo gió gặp bão”, “ở hiền gặp lành”, “ở ác gặp dữ” và bài học cảnh báo: Đừng gây mâu thuẫn, thù oán.

– Con người phải tự mình bảo vệ hạnh phúc của mình, không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm hạnh phúc thực sự ngay ở cõi đời này.

– Hành động trả thù của Tấm là đích đáng vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống. Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội. Mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữa người bóc lột và người bị bóc lột. Tóm lại, Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống, quyền làm người.

III. Tổng kết

– Đằng sau xung đột dì ghẻ con chồng, truyện cổ tích Tấm Cám phản ánh mâu thuẫn sâu sắc giữa cái Thiện và cái Aùc, giữa nhân dân lao động và giai cấp bóc lột. Qua cách giải quyết xung đột, truyện nêu cao khát vọng, ước mơ được sống tự do, hạnh phúc, công bằng và tinh thần lạc quan của nhân dân lao động về cuộc sống.

– Đặc sắc nghệ thuật của truyện thể hiện ở sự chuyển biến của của hình tượng nhân vật: từ yếu đuối thụ động đế kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống, hạnh phúc cho mình

Bằng Việc Cảm Nhận Bài Thơ Sóng Của Xuân Quỳnh, Anh (Chị) Hãy Bàn Luận Về Những Ý Kiến Trên

Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời. Ý kiến khác lại cho ràng: Tình yêu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay. Bằng việc cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, anh (chị) hãy bàn luận về những ý kiến trên.

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Không biết từ bao giờ những con sóng ào ạt từ sông, từ biển đã tròn lăn chạm vào trái tim của người nghệ sĩ. Neu sóng trong thơ của Nguyễn Khuyến thổi vào ao thu: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí; Huy Cận vẽ sóng Tràng giang bằng những dòng thơ hiu hắt của một kẻ sĩ bất lực trước thời cuộc: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp; thì nữ sĩ Xuân Quỳnh đã khoác lên những con sóng bạc đầu tấm áo tình yêu nồng nàn, vĩnh cửu bằng một hồn thơ đắm say, cháy bỏng. Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang nước sôi lửa bỏng, vẻ đẹp dịu dàng, chung thủy trong tình yêu của người con gái được Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ Sóng ngời sáng như một hòn ngọc báu của văn chương.

+ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác trong một chuyến đi thực tế ờ vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập {Hoa học chiến hào – 1968).

– Dàn ý kiến.

+ Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bời: Sóng đã thể hiện được một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời và Tinh yếu mà Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ mang tính chất hiện đại như tình yêu hôm nay.

2.Thân bài

a. Giải thích hai ý kiến và sự thống nhất của hai ý kiến

– Người xưa quan niệm Thơ là tiếng lòng. Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu (Tô Hữu). Nhà thơ Nguyễn Đinh Thi đặt câu hỏi khi giãi bày mấy ý nghĩ về thơ: Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?… bài thơ là sợi dãy truyền tình cảm cho người đọc. Thơ là sự thê hiện tâm hồn một cách mãnh liệt nhất. Sóng của Xuân Quỳnh là bài thơ có sức sống bền bỉ theo thời gian bởi bài thơ đã tìm được sự đồng điệu từ trái tim độc giả nhất là tuổi trẻ.

– Ý kiến thứ nhất: Ở bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc có tính truyền thống, có tính phổ biến, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu.

– Ý kiến thứ hai: Sự mới mẻ, hiện đại của cách cảm nhận, trong quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh.

* Sóng thể hiện một tình yêu có tính chất truyền thống như tình yêu muôn đời.

– Mượn hình tượng sóng trong tự nhiên, nhà thơ đã diễn tả được những cung bậc cảm xúc phô biên, những quy luật tình cảm muôn đời của con người trong tình yêu: hình tượng sóng.

+ Hình tượng như: Thuyền – bến, sóng – biển … trong văn chương thường được sử dụng với ý nghĩa biểu tượng cho các cung bậc cảm xúc trong tình yêu: Vui – buồn, hợp – tan, gần – xa … trong tình yêu.

+ Xuân Quỳnh có lẽ là người đầu tiên dùng biểu tượng động “sớttg” để phát biểu tình yêu từ phía tâm hồn người phụ nữ. Sóng còn là một biểu tượng gợi những liên tường sâu sắc từ phía người đọc. Sóng là sự tổng hoà trong đó nhiều sắc màu, những trạng thái đối cực: Dữ đội – dịu êm; ổn ào – lặng lẽ…

+ Sóng và em được đặt trong thế đối sánh, soi chiếu vào nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Tất cả tạo khả năng biểu cảm và gợi khà năng liên tưởng sâu sắc bất ngờ.

– Đó là những trạng thái cảm xúc đối lập mà thống nhất trong lòng người đang yêu: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ. Người con gái khi yêu. tâm lí biến động phức tạp, khi sôi nổi, lúc lại kín đáo trầm tư, lúc buồn lúc vui, khi hạnh phúc, khi đau khổ.

– Đó là khát vọng vươn tới cái cao cả, lớn lao trong tình yêu: Sóng không hìêu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bế. Người phụ nữ khi yêu cũng mang những khát khao mãnh liệt hòa hợp đồng điệu, muốn vươn tới những điều cao cả tốt đẹp nhất.

+ Tình yêu đồng hành với khát vọng, sóng ngày xưa, ngày sau vẫn thế, không thay đổi theo thời gian.

+ Nồi khát vọng tình yêu là của nhân loại. Trong cảm nhận của Xuân Quỳnh những khát vọng tình yêu bồi hồi rạo rực trong trái tim tuổi trẻ.

– Những bí ẩn về cội nguồn của “‘sóng” cũng như bí ẩn của tình yêu. Trước biển, người phụ nữ nghĩ về biển và nghĩ về tình yêu đặt ra nhiều câu hỏi khám phá những bí ẩn của tự nhiên.

+ Con người làm chủ tự nhiên, song đôi khi vẫn không khám phá hết những bí ân của tự nhiên.

+ Tình yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường đầy ắp những điều bí ẩn, nếu câu hỏi tình yêu khởi nguồn từ khi nào thì chỉ có một câu trả lời thành thật, rất nữ tính:

Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau.

– Tình yêu luôn song hành cùng nỗi nhớ. Tình yêu gan với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ của người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện một cách mãnh liệt qua hình tượng sóng.

+ Nhịp sóng là nhịp cảm xúc:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ.

+ Nỗi nhớ có tầng sâu bề rộng, trải dài theo thời gian, trải rộng giữa không gian như lời tỏ bày của người con gái trong ca dao.

– Muốn tình yêu bền vững, con người cần biết vượt qua những thách thức, giới hạn và biết hoà nhập, hiến dâng, hi sinh.

* Sóng mang tính chất hiện đại cùa tình yêu hôm nay.

– Qua hình tượng “sóng”, ta cảm nhận được tư thế và tâm thế của nhân vật trữ tình. Đó là người con gái chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực của lòng mình.

+ Không còn sự thụ động, cam chịu, yên phận của người phụ nữ truyền thống, nhân vật nữ trong bài thơ rất táo bạo chủ động trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình: Neu sông không hiểu noi mình thì sóng tìm ra tận bể. Nghĩa là dứt khoát từ bỏ cái nhỏ bé, tâm thường để tìm đến với cái bao la khoáng đạt đủ sức bao dung và mang chứa.

+ Cũng rất mãnh liệt và hiện đại là lời thú nhận chân thành: tình yêu đã phá vỡ mọi giới hạn không gian, thời gian, chiếm lĩnh trọn vẹn tâm hồn người con gái thậm chí lặn sâu cả vào tiềm thức. Đó còn là một tình yêu được cảm nhận toàn diện với mọi cung bậc cảm xúc có khi đối lập nhưng vẫn thống nhất.

c. Bàn luận chung

– Hai ý kiến tưởng trái chiều nhưng góp phần bổ sung cho nhau để làm nổi bật nét độc đáo của hồn thơ Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng.

– Mang trong mình vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của tình yêu khiến Sóng trở nên bất tử trong lòng độc giả bao thế hệ, trở thành lời “tự hát” của biết bao trái tim tha thiết yêu đương.

3. Kết bài

– Bài thơ là lời tự hát tình yêu hồn nhiên, chân thành mãnh liệt của người phụ nữ đang yêu: một tình yêu hiện đại mới mẻ nhưng vẫn không tách rời truyền thống.

Câu Có Ý Kiến 4 Cho Tdfrac An Rằng …

Con cò từ lâu đã được biết đến là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Chế Lan Viên. Con cò – hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru. Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người. Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu “con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng” gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá. Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống… Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca. Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống. Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ: “Cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nơi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi” Đến tuổi tới trường: “Con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”. Và khi con trưởng thành: “Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà Và trong hơi mát câu văn…”. Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời: “Dù ở gần con Dù ờ xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con” Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con” Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở. “Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh qua nôi” Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng me.Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện. Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm. “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.

Bạn đang xem bài viết Có Ý Kiến Cho Rằng: Nhân Vật Trong Truyện Cổ Tích Là Hành Động Của Nó. Anh (Chị) Hiểu Ý Kiến Trên Như Thế Nào? Chứng Minh Bằng Các Tác Phẩm Mà Anh (Chị) Đã Học trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!