Xem Nhiều 3/2023 #️ Combo Truyện Cổ Tích Viêt Nam Ebook Pdf # Top 3 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Combo Truyện Cổ Tích Viêt Nam Ebook Pdf # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Combo Truyện Cổ Tích Viêt Nam Ebook Pdf mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sách ebook Combo Truyện Cổ Tích Viêt Nam PDF EPUB PRC AZW miễn phí về máy tính – điện thoại – máy đọc sách hoặc bạn có thể đọc trực tiếp trên web. Sách Combo Truyện Cổ Tích Viêt Nam thuộc thể loại Truyện cổ tích, được viết bởi tác giả: Kim Khánh.

ĐỌC SÁCH

1. NHẬN XÉT

Chưa có nhận xét

2. GIỚI THIỆU SÁCH

Combo Truyện Cổ Tích Viêt Nam (Gồm 15 Tập Truyện Tranh) Việt Nam có một kho tàng truyện cổ tích vô cùng đa dạng và phong phú. Mỗi truyện cổ tích không đơn thuần mang giá trị giải trí mà ẩn chứa trong đó là những bài học bổ ích mang tính giáo dục cao. Do đó, hầu hết các bé thiếu nhi đều được ông bà, cha mẹ, thầy cô kể cho nghe những câu chuyện cổ tích. Combo Truyện Cổ Tích Viêt Nam (Gồm 15 Tập Truyện Tranh) gồm 5 câu chuyện đặc sắc nhất được tuyển chọn kỹ lưỡng từ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Với những minh họa sống động đầy ắp sắc màu, các em sẽ được thỏa sức bay bổng trong thế giới thần tiên, từ đó nuôi dưỡng tâm hồn, chắp cánh cho những ước mơ để đi đến thành công trong tương lai. Combo 15 cuốn sách gồm: 1. Thạch Sanh Lý Thông 2. Cây tre trăm đốt 3. Sự tích dưa hấu 4. Sự tích Tích Chu 5. Tấm Cám 6. Cây nêu ngày tết 7. Cậu bé thông minh 8. Sự tích con dã tràng 9. Ăn khế trả vàng 10. Sự tích Trầu Cau 11. Nàng Bạch Tuyết 12. Thánh Gióng 13. Cô bé quàng khăn đỏ 14. Cô bé lọ lem 15. Nàng tiên cá

3. THÔNG TIN SÁCH

Công ty phát hành Công Ty TNHH TM – DV Chính Thông Tác giả Kim Khánh Ngày xuất bản 07-2017 Loại bìa Bìa mềm SKU 2523731023257 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Đồng Nai

100 Truyện Cổ Tích Việt Nam Ebook Pdf/Epub/Prc/Mobi

Sách ebook 100 Truyện Cổ Tích Việt Nam PDF/EPUB/PRC/AZW/MOBI miễn phí về máy tính – điện thoại – máy đọc sách hoặc bạn có thể đọc trực tiếp trên web. Sách 100 Truyện Cổ Tích Việt Nam thuộc thể loại 100 Truyện Cổ Tích Việt Nam, được viết bởi tác giả: Lữ Huy Nguyên.

Đang chờ nhận xét

2. GIỚI THIỆU SÁCH

100 Truyện Cổ Tích Việt Nam

Từ xưa đến nay, đã có biết bao thế hệ người Việt lớn lên cùng cổ tích. Những câu chuyện diệu kì, thấm đẫm tâm hồn dân tộc ấy cứ tự nhiên đi vào tuổi thơ, lớn lên cùng năm tháng và trở thành hành trang trong suốt cuộc đời.

Điểm đặc biệt của tập truyện này là ngoài những câu chuyện gần gũi, thân quen như Bánh chưng, bánh dày; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Tấm Cám hay Cây khế, 100 truyện cổ tích Việt Nam còn giới thiệu đến các em những truyện cổ đặc sắc của các dân tộc ở mọi miền đất nước, từ các dân tộc vùng núi phía Bắc như Tày, Nùng, Dao, Thái cho đến các dân tộc Ba-na, Ê-đê, Gia-rai ở rừng núi Tây Nguyên, từ các dân tộc vùng đồng bằng sông Cửu Long như Khơ-me cho đến các dân tộc vùng Nam Trung Bộ như Chăm, Cor. Mỗi câu chuyện lại đưa các em đến một vùng đất mới, phiêu lưu cùng các nhân vật mới. Lúc là chàng dũng sĩ K’Chơi của dân tộc Cơ-ho dùng sức người thắng voi rừng, rắn dữ, khi là cô gái xinh đẹp, nhân hậu người Xơ-đăng vì cứu mẹ nên chấp nhận làm vợ của trăn. Lúc là cậu bé người Tày Cẩu Khây tài ba, giỏi võ giúp dân làng diệt trừ yêu tinh, khi là cô bé chăn vịt người Nùng thông minh, dũng cảm ra trận dẹp giặc. Rồi cùng tìm hiểu tại sao gà có mào đỏ còn mỏ vịt lại bẹp; tại sao loài cá thác lác mình lại dẹp như thế; rồi nguồn gốc của mưa, gió, mặt trăng, mặt trời… Và các em cũng được làm quen với những phong tục hay, những tập quán lạ cùng những tính cách, nét sinh hoạt độc đáo của đồng bào mình ở những vùng đất khác nhau. Qua những điều ấy, những quan niệm đầu tiên về cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu, lẽ sống và sự công bằng sẽ tự nhiên lớn lên, bồi đắp và định hình.

3. THÔNG TIN SÁCH

Công ty phát hành Công Ty Cổ Phần Văn Hóa Đông A Tác giả Lữ Huy Nguyên Ngày xuất bản 04-2013 Kích thước 16 x 24 cm Loại bìa Bìa mềm Số trang 496 SKU 2520875829516 Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học

Bài Giảng Y Học Cổ Truyền Tập 1 Ebook, Pdf, Dowload

Sách bài giảng y học cổ truyền

Dân tộc Việt Nam đã có trên 4.000 năm lịch sử, có nhiều truyền thông xây dựng đất nước, đánh giặc giữ nước, phát triển văn hoá. Nhân dân ta có nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ và đã có một nền y học cổ truyền không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử.

Mục đích yêu cầu đào tạo là đào tạo các bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền: công tác tại các viện nghiên cứu y học, khoa y học cổ truyền các bệnh viện trung ương và tỉnh, bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố, nắm được lịch sử nền y học cổ truyền của dân tộc, xây dựng nền y học Việt Nam của Đảng và Chính phủ, nắm được có hệ thống nền y học cổ truyền về các môn lý luận cơ bản, châm cứu học, thuốc, các bài thuốc, khí công, xoa bóp, bệnh học,

V.V.. để có thể thừa kế những kinh nghiệm tốt, khám và chữa các bệnh thuộc các khoa lâm sàng.

Nội dung tài liệu chia làm 2 phần: Phần cơ sở và phần bệnh học.

PHẦN CƠ SỞ GỒM:

Sơ lược lịch sử nền y học cổ truyền của dân tộc, chủ trương ý nghĩa, biện pháp kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc, xây dựng nền y học Việt Nam của Đảng và Chính phủ; lý luận cơ bản của nền y học cổ truyền; châm cứu học; khí công, xoa bóp, dưỡng sinh; thuốc y học cổ truyền, các bài thuốc y học cổ truyền.

PHẦN BỆNH HỌC GỒM:

Bệnh học nội khoa; bệnh học nhi khoa; bệnh học phụ khoa; bệnh học ngoại khoa.

Để sử dụng tốt tài liệu, xin giới thiệu yêu cầu của từng phần như sau

1. Nắm được lịch sử nền y học cổ truyền của dân tộc, chủ trương đường lối kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền của dân tộc, xây dựng nền y học Việt Nam của Đảng và Chính phủ, ý nghĩa và các biện pháp thực hiện; trên cơ sở này xây dựng lòng tự hào dán tộc, tin tưởng vững chắc vào đường lối sáng suốt của Đảng, quyết tâm học tập lý luận, sử dụng các phương pháp chữa bệnh của nền y học cổ truyền làm nòng cốt cho công tác thừa kế, nghiên cứu, phát huy vốn quý của dân tộc.

3. Về châm cứu, cần nắm được cấu tạo chung, tác dụng của hệ kinh lạc; 14 đường kinh thường dùng; vị trí và tác dụng các loại huyệt trên từng đường kinh; phương pháp châm cứu, đặc biệt là các thủ pháp quan trọng (như đắc khí, bổ tả) biết cách vận dụng linh hoạt các huyệt, các loại huyệt để chữa các chứng bệnh thuộc các khoa nội, nhi. phụ, ngoại…

Ngoài ra sinh viên cần nắm vững cơ chế tác dụng của phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu theo y học hiện đại và biết cách sử dụng các phương pháp chữa bệnh khác như điện châm, thuỷ châm, nhĩ châm, V.V..

4′. Cần nắm được cơ chế tác dụng và cách tiến hành các phương pháp vệ sinh tập luyện giữ gìn sức khoẻ, phương pháp tự chữa bệnh nhất là các bệnh mạn tính, phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, v.v… như dưỡng sinh, khí công, xoa bóp, v.v…

5. Về thuốc y học cổ truyền, sinh viên cần nắm được tính năng và tác dụng chung của các vị thuốc, phương pháp bào chế đơn giản và quy chế thuốc y học cổ truyền. Nhớ được tên, tác dụng, ứng dụng lâm sàng các vị thuốc chia theo từng loại tác dụng, đặc biệt là các vị thuốc có trong nước, các vị thuốc có tác dụng chữa bệnh tốt và thường dùng nhất (gọi là đầu vị), để làm cơ sở cho viện kê đơn thuốc chữa bệnh sau này.

6. Về các bài thuốc y học cổ truyền, sinh viên cần nắm được cách cấu tạo và biến hoá của một bài thuốc; các dạng thuốc hay gặp; tác dụng chung và cách cấu tạo từng loại thuốc. Nhớ được một số bài thuốc gồm các vị thuốc có trong nước và một số cổ phương có tác dụng tương ứng với các hội chứng bệnh tật đã học ồ chương chẩn đoán học thuộc phần lý luận cơ bản.

7. Về bệnh học: cần nắm được nguyên nhân, cơ chế phát bệnh, phân loại theo triệu chứng, phương pháp chữa, bằng cách sử dụng châm cứu, thuốc có trong nước và các cổ phương để chữa các bệnh hay gặp, lấy bệnh danh theo y học hiện đại thuộc các khoa nội, nhi, phụ, ngoại.

Quyển bài giảng y học cổ truyền này gồm nhiều phần khác nhau, để cho việc sử dụng và viện ấn loát được thuận tiện, tài liệu được xuất bản làm 2 tập:

Tập I. GỒM CÁC PHẦN CƠ SỞ

1. Lý luận cơ bản về y học cơ truyền.

2. Tám điều cần tránh của người thầy thuốc. Mẫu bệnh án kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền.

3. Bảng tóm tắt các vị thuốc Nam dùng ở xã.

4. Thuốc y học cổ truyền.

5. Các bài thuốc y học cổ truyền.

Bản xem trước và link tải sách

Truyện Cổ Tích Việt Nam

Ngày xưa có một ông vua đi săn ở một khu rừng lớn, vì vua đuổi theo một con thú hăng quá nên quân hầu không ai theo kịp. Tối đến, vua đứng lặng nhìn quanh, thấy mình đã bị lạc đường, không tìm được lối ra. Bỗng vua thấy có một mụ già, đầu lắc lư đi tới: đó là một mụ phù thủy. Vua bảo mụ:

– Này cụ, cụ có thể làm ơn chỉ cho tôi lối ra khỏi rừng được không?

Mụ đáp:

– Tâu bệ hạ, được chứ. Cái đó già làm được, nhưng với một điều kiện mà nếu bệ hạ không chấp nhận thì bệ hạ không bao giờ ra được khỏi rừng này và sẽ chết đói ở đây.

Vua hỏi:

– Điều kiện gì hở cụ?

– Già có một đứa con gái đẹp nhất đời. Bệ hạ chưa từng thấy ai đẹp đến thế đâu, thật xứng đáng làm vợ vua. Nếu bệ hạ đồng ý lấy nó làm hoàng hậu thì già sẽ chỉ đường cho bệ hạ ra khỏi rừng.

Trong lúc hoảng sợ, vua bằng lòng ngay. Mụ già dẫn vua đến ngôi nhà nhỏ của mụ. Con gái mụ ngồi bên lửa. Cô đứng dậy ra đón vua ngay, như đã sẵn sàng chờ vua đến. Vua thấy cô tuyệt đẹp nhưng không thích, nhìn cô, vua cảm thấy rờn rợn. Sau khi vua đặt cô lên mình ngựa thì mụ chỉ đường cho vua. Vua về đến cung điện làm lễ cưới.

Nguyên vua đã lấy vợ một lần và hoàng hậu sinh được bảy con, sáu trai một gái, vua yêu quí vô cùng. Sợ người dì ghẻ đối với con mình không tốt mà còn có thể làm khổ chúng nữa vua đưa chúng đến ở một tòa lâu đài hiu quạnh giữa rừng sâu. Lâu đài rất kín, đường đi đến khó mà tìm được, chính vua cũng không tìm ra đường nếu không được một bà lão cho một cuộn chỉ có phép lạ. Khi vua ném cuộn chỉ về phía trước, nó sẽ tự gỡ ra và chỉ đường cho vua.

Nhà vua luôn luôn đi thăm các con yêu dấu, nên hoàng hậu để ý đến sự vắng mặt của vua. Mụ dì ghẻ tò mò muốn biết vua đi vào rừng một mình làm gì. Mụ bèn cho thị vệ của vua nhiều tiền, chúng nói lộ bí mật cho mụ biết và nói cả đến cuộn chỉ biết đưa đường. Mụ bứt rứt không yên tâm, mãi cho đến lúc mụ tìm ra được chỗ vua để cuộn chỉ. Mụ bèn may một số áo lót bằng lụa trắng và khâu bùa vào vì mụ học được ít phép của mẹ.

Một hôm, vua ruổi ngựa đi săn vắng, mụ mang áo đi theo cuộn chỉ dẫn đường vào rừng. Bọn trẻ thấy từ xa có bóng người đến tưởng là cha yêu dấu, vội vui mừng chạy lại đón. Mụ bèn tung trùm lên mỗi đứa một cái áo, áo vừa đụng vào người thì chúng biến ra thiên nga bay vượt qua rừng biến mất. Mụ hớn hở về nhà, tưởng là đã trừ được lũ con chồng. Nhưng mụ không ngờ là còn cô con gái không chạy ra đón cha cùng các anh.

Một hôm, vua đến thăm các con thì chỉ thấy con gái thôi. Vua hỏi:

– Các anh con đâu?

Cô đáp:

– Trời ơi, cha yêu dấu! Các anh con đi mất rồi, bỏ lại mình con.

Rồi cô kể cho vua nghe cô đứng ở cửa sổ nhìn thấy những gì, các anh cô hóa thiên nga bay qua rừng thế nào, và đưa cho vua xem những lông chim cô nhặt được ở ngoài sân. Vua rất buồn bã nhưng không ngờ là hoàng hậu làm việc độc ác ấy. Vua sợ cô gái cũng bị mất nốt nên định mang cô đi cùng. Nhưng cô sợ dì ghẻ nên xin vua hãy để cô ở lại tòa lâu đài trong rừng đêm ấy nữa. Cô gái đáng thương nghĩ bụng:

– Mình không thể ở đây lâu được nữa, mình phải tìm các anh mới được.

Truyện cổ tích Việt Nam – Sáu con Thiên Nga

Nhưng tới lúc mặt trời sắp lặn cô nghe có tiếng lào xào và thấy sáu con thiên nga bay qua cửa sổ chui vào. Chúng ngồi xuống đất, thổi lẫn cho nhau, cho bay hết lông; bộ lông thiên nga trút ra như một chiếc áo lót. Cô gái nhận ra các anh mình, mừng lắm, chui ở gầm giường ra. Các anh trông thấy em cũng mừng rỡ chẳng kém. Nhưng vui chẳng được bao lâu, các anh bảo em:

– Em không ở đây được đâu. Đây là sào huyệt của bọn cướp, chúng về thấy em sẽ giết em mất.

Em hỏi:

– Thế các anh có cách nào che chở em không?

Các anh nói:

– Không, vì mỗi tối, các anh chỉ có thể trút bộ lông thiên nga, hiện nguyên hình người trong một khắc đồng hồ, sau đó lại phải biến thành thiên nga.

Em khóc hỏi:

– Thế không có cách nào giải thoát các anh à?

Các anh đáp:

– Không được đâu! Khó lắm. Trong sáu năm, em không được nói được cười. Trong thời gian ấy, em phải may cho các anh sáu chiếc áo lót nhỏ bằng hoa thúy cúc. Nếu em nói nửa lời là công toi hết.

Các anh vừa nói xong thì một khắc đồng hồ đã qua, các anh lại biến thành thiên nga bay qua cửa sổ mất. Cô gái nhất định giải thoát cho các anh, dù có phải hy sinh tính mạng. Cô rời bỏ chiếc lều hoang, vào giữa rừng, leo lên cây ngủ đêm. Sáng hôm sau, cô đi hái hoa thúy cúc và bắt đầu khâu áo. Cô chẳng nói năng được với ai mà cũng chẳng buồn hé miệng cười. Cô chỉ ngồi một chỗ chăm chú làm.

Một thời gian đã qua. Vua xứ ấy cùng thợ săn vào rừng tìm thú, đến cây cô ngồi. Họ gọi cô:

– Cô hãy xuống đây với chúng tôi, chúng tôi không hại gì cô đâu.

Cô chỉ lắc đầu. Họ hỏi dồn mãi, cô liền ném xuống cho họ chiếc dây chuyền đeo cổ bằng vàng, tưởng làm như thế cho họ yên đi. Nhưng họ vẫn không chịu thôi, cô liền vứt chiếc thắt lưng của cô xuống. Thấy vẫn chưa ổn cô vứt thêm nịt bít tất, rồi dần dần vứt tất cả các thứ mặc trên người có thể vứt được, đến nỗi cô chỉ còn chiếc áo lót. Những người thợ săn không vì thế mà chịu lùi. Họ trèo lên cây, bế cô xuống đưa đến trước mặt vua. Vua hỏi:

– Nàng là ai? Nàng ngồi trên cây làm gì?

Cô không đáp. Vua dùng đủ các thứ tiếng vua biết mà cô vẫn câm như hến. Nhưng cô đẹp quá khiến lòng vua rung động. Vua yêu cô tha thiết. Vua khoác áo ngực cho cô, đặt cô lên kiệu ngồi trước mình đưa về cung điện. Vua cho cô mặc quần áo sang trọng, cô đẹp lộng lẫy như một ngày nắng đẹp, nhưng cô vẫn không nói nửa lời. Vua đưa cô lại ngồi ở bàn ăn, cho ngồi bên mình. Dáng điệu nhu mì và e lệ của cô khiến vua rất hài lòng. Vua nói:

– Ta thiết tha muốn lấy cô này, ta không lấy một ai khác trong thiên hạ đâu.

Mấy hôm sau, vua lấy nàng. Vua có một bà mẹ ghẻ độc ác, không bằng lòng với đám cưới này, và nói xấu hoàng hậu trẻ tuổi. Bà bảo:

– Không biết cái con này ở đâu ra mà nó không nói năng gì được. Nó không xứng đáng làm vợ vua.

Hơn một năm sau, khi hoàng hậu sinh con đầu lòng. Mụ bắt trộm đi và lừa khi nàng ngủ bôi máu vào mồm nàng. Rồi mụ tâu vua là nàng ăn thịt người. Vua không tin, không để ai làm hại nàng. Lúc nào nàng cũng ngồi khâu áo lót, ngoài ra không để ý đến cái gì khác. Lần sau, nàng lại sinh một đứa con trai kháu khỉnh. Mẹ ghẻ quỉ quyệt lại lừa vua như lần trước. Vua vẫn nhất định không tin lời mụ. Vua bảo:

– Nàng trong sạch và tốt bụng, không thể làm việc ấy đâu. Nếu nàng nói được và có thể tự bênh vực được thì sẽ minh oan được. Nhưng đến lần thứ ba, mụ già lại ăn trộm đứa bé mới đẻ và lại tố cáo hoàng hậu. Nàng vẫn không nói nửa lời để minh oan. Vua không làm khác được phải đưa nàng ra tòa xử. Nàng bị kết tội chết thiêu.

Đã đến ngày hành hình, cũng là ngày cuối cùng của thời gian sáu năm không được nói, cười, ngày nàng sẽ giải thoát được các anh khỏi yêu thuật. Sáu chiếc áo lót đã khâu xong chỉ còn thiếu cánh tay áo chiếc cuối cùng. Khi nàng bị dẫn đến đống củi, ở dưới sắp châm lửa, nàng nhìn quanh thì thấy sáu con thiên nga bay trên không lại. Nàng cảm thấy mình sắp được cứu thoát, lòng mừng khôn xiết.

Thiên nga bay rào rào tới chỗ nàng, sà xuống thấp để nàng có thể ném áo lót lên tới được. Áo vừa đụng chim thì lông thiên nga rơi xuống liền, các anh nàng hiện lên hình người đứng trước nàng, vui vẻ, đẹp đẽ. Chỉ có người em cuối cùng là chiếc áo còn thiếu cánh tay trái vì vậy ở lưng còn có một cánh thiên nga. Anh em ôm nhau hôn trìu mến; hoàng hậu đến tìm vua, vua rất đỗi ngạc nhiên. Nàng nói:

– Tâu bệ hạ, giờ thiếp mới được phép nói và bộc lộ là thiếp đã bị oan.

Nàng kể lại âm mưu mụ già đã lấy trộm ba đứa con đem giấu đi. Vua tìm được con mừng rỡ lắm, còn mụ dì ghẻ cay nghiệt kia phải đền tội. Mụ bị trói trên đống lửa và bị thiêu ra tro. Vua và hoàng hậu cùng sáu anh hưởng hạnh phúc dài lâu.

Bạn đang xem bài viết Combo Truyện Cổ Tích Viêt Nam Ebook Pdf trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!