Xem Nhiều 3/2023 #️ Con Nhím Và Bầy Rắn # Top 11 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Con Nhím Và Bầy Rắn # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Con Nhím Và Bầy Rắn mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Một ngày nọ, một con nhím lang thang đi tìm nơi trú ngụ. Nó tìm thấy gia đình nhà rắn đang sống trong một cái hang ấm áp và đã đề nghị được cho vào ở cùng. Bầy rắn miễn cưỡng đồng ý, thế là nhím ta chui vào nhà của rắn. Nhưng bầy rắn nhanh chóng nhận thấy rằng những cái lông nhọn như gai của nhím thường đâm vào chúng và làm chúng đau đớn. Bầy rắn ước sao mình đã không cho nhím vào ở chung.

Bầy rắn nói:

– Nhím yêu quý ơi, làm ơn hãy đi đi, bạn to và nhiều gai nhọn quá.

Nhưng con nhím nọ rất xấu tính, nó trả lời:

– Ồ không. Nếu các anh không thích ở đây thì các anh có thể đi chỗ khác. Riêng tôi thì thấy nơi này thật dễ chịu.

Giữ một vị khách không mời ở ngoài cửa dễ hơn là cho anh ta vào nhà rồi bắt anh ta đi…

Quay về trang chủ:

Truyện cổ tích,

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:

Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời

Truyện xem nhiều nhất

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Truyện Cổ Tích Người Nuôi Rắn Và Con Rắn

Câu chuyện Người nuôi rắn và con rắn

Truyện cổ tích Người nuôi rắn và con rắn giải thích gốc tích biểu tượng hạc, rùa, quạ, rắn thường thấy trên chùa và quan niệm về đạo nghĩa của người xưa.

1. Con rắn vô ơn

Xưa có một người nuôi một con rắn, từ lúc nó còn nhỏ cho đến lúc lớn.

Ngày ngày, người ấy thường đi kiếm các giống như nhái, ngóe về cho rắn ăn.

Phải một hôm, người ấy không kiếm được cái gì. Rắn lấy làm giận, bảo rằng:

– Không có gì cho tôi ăn thì tôi phải cắn chết.

Người kia tức bảo:

– Ừ, muốn cắn chết thì cắn. Nhưng phải đi hỏi vài nơi xem có nên cắn, thì ta cũng cho cắn, không muộn.

Con rắng bằng lòng, đi với người.

Trước tiên, hai bên đi đến hỏi con hạc [1] thì hạc bảo rắn rằng:

– Nhờ ai nuôi cho ngươi lớn mà nay ngươi lại muốn cắn người ta? Còn đạo nghĩa [2] gì nữa không!

Sau, hai bên đi đến hỏi con rùa, thì rùa bảo người kia rằng:

– Nuôi nó mà không cho nó ăn, thì nó cắn chết cũng không oan.

Sau cùng, đi hỏi con quạ, thì con quạ tức giận con rắn, chẳng thèm nói gì, liền mổ luôn mấy cái, con rắn chết tươi.

2. Sự tích các biểu tượng trên chùa

Rắn chết, đem đầu đuôi việc mình lên kiện với Phật. Phật xử rằng:

– Hạc nói có nghĩa, thì cho đứng trên cao. Rùa nói vô lí, thì cho bò ở dưới thấp. Còn con rắn đã nhờ người, lại bội ơn người, thì cho quạ được phép tha xác nó lên đầu ngọn tre cao để nêu gương cho thiên hạ biết.

Bởi vậy mà bây giờ hạc được ngất ngưởng đứng trên hương án [3] cao, rùa phải ép mình chẹt dưới bia đá, còn quạ thì được chót vót trên đầu cây phướn [4], dưới buông tấm vải trắng tượng con rắn trước bị quạ tha.

Theo truyện cổ nước Nam, tập II – Muông chim của Nguyễn Văn Ngọc – chúng tôi –

Chú giải trong truyện Người nuôi rắn và con rắn

[1]: Hạc: loài chim lông trắng phau (bạch hạc) hoặc phơn phớt vàng (hoàng hạc), chân đỏ, hình giống con ngỗng trống nhưng cao hơn. Người ta nói chim hạc là chim sống lâu, vì các tiên hay cưỡi (hạc được coi như ngựa của thần tiên, thường dùng một cặp).

[2] Đạo nghĩa: thường được dùng với nghĩa: nhân nghĩa, đạo lí (lẽ phải).

[3] Hương án: bàn để thắp hương (nhang).

[4] Phướn: chéo cờ, lá cờ hình đuôi chim phướn (một thứ chim dài đuôi, có nhiều sắc) thường dùng ở chùa.

Mụ Yêu Tinh Và Bầy Trẻ

Ngày xưa, ở một khu rừng nọ, có một mụ yêu tinh hung ác chuyên ăn thịt người. Ngày nào, mụ cũng rình rập chờ đợi xem có ai vào rừng săn bắn, đốn củi hoặc hái nấm.

 Ngày xưa, ở một khu rừng nọ, có một mụ yêu tinh hung ác chuyên ăn thịt người. Ngày nào, mụ cũng rình rập chờ đợi xem có ai vào rừng săn bắn, đốn củi hoặc hái nấm. Kẻ xấu số nào vô tình lọt vào lãnh địa của mụ thì sẽ bị mụ bắt ăn thịt ngay. Rồi một ngày nọ, có đám trẻ rủ nhau vào rừng hái nấm nhưng chẳng may chúng bị lạc hướng đi nhầm vào lãnh địa của mụ yêu tinh. Mụ yêu tinh phát hiện thấy có lũ trẻ bị lạc nên đã đuổi bắt định tóm chúng để ăn thịt dần. Lũ trẻ đã nhanh trí leo hết lên cây cao để trốn mụ. Vì không trèo được cây nên mụ đành bất lực ở dưới chờ đợi lũ trẻ đói khát phải tụt xuống. Vì biết cứ ở mãi trên cây cũng không xong, lũ trẻ nghĩ cách lừa mụ yêu tinh để có thể chạy thoát thân. Vì sự ngu ngốc của mình, mụ đã bị lũ trẻ lừa trói lên cây.

Lũ trẻ đã thoát khỏi mụ yêu tinh, nhưng không ngờ rằng, không ít phút sau mụ thoát ra được khỏi sợi dây trói và đuổi bắt lũ trẻ. Lần này thì lũ trẻ đã bị mụ quăng lưới bắt được, duy chỉ có một đứa trẻ là thoát được vì đang nấp sau phiến đá gần đó. Bằng sự mưu trí của mình, đứa trẻ đã quay lại và giải cứu thành công những đứa trẻ còn lại. Không những thế lũ trẻ đã cho mụ yêu tinh bị dòng nước siết của con suối cuốn đi. Truyện cổ tích mụ yêu tinh và bầy trẻ cho các em thấy rằng, chỉ cần thông minh nhanh trí thì hoàn toàn có thể chiến thắng được kẻ gian ác hung tàn.  

Bầy Chim Thiên Nga

[alert style=”success”]

Bầy chim thiên nga là câu chuyện đề cao tình cảm anh em trong gia đình. Nàng Li-dơ tội nghiệp phải chịu bao cực hình, làm việc nhiều, lo lắng nhiều, đau khổ nhiều để giải thoát cho mười một hoàng tử anh nàng thoát khỏi tà thuật của mụ dì ghẻ phù thủy độc ác.

Câu chuyện này được lược kể theo truyện của Andersen, in trong SGK Kể chuyện lớp 4 (năm 1984).

[/alert]

Ngày xưa có một nhà vua sinh được mười một người con trai và một người con gái tên là Li-dơ. Họ sống rất sung sướng. Nhưng chẳng được bao lâu khi hoàng hậu mất đi, nhà vua lấy một hoàng hậu mới vô cùng độc ác. Bà ta chính là một mụ phù thủy[1]. Một hôm mụ nói với mười một hoàng tử:

– Chúng mày hãy cút khỏi nơi đây, hãy bay đi mà kiếm ăn như những con chim.

Lập tức, mười một hoàng tử biến thành mười một con thiên nga[2] bay về phía khu rừng âm u dọc bờ biển.

Cô bé Li-dơ tội nghiệp phải ở lại trong một túp lều tranh.

Lên mười lăm tuổi, Li-dơ được trở về hoàng cung. Hoàng hậu thấy nàng muôn phần xinh đẹp, lại tức giận muốn biến nàng thành thiên nga. Nhưng mụ không dám vì đức vua muốn gặp công chúa.

Mụ liền lấy nhựa vỏ trái bồ đào sát vào người Li-dơ làm cho nàng đen thủi, xoa thuốc mỡ thối vào mặt nàng, làm rối bù bộ tóc dài và đẹp của nàng. KHông ai còn có thể nhận ra nàng Li-dơ xinh đẹp nữa. Khi vua cha nhìn thấy nàng, ngài khiếp sợ và tuyên bố rằng nàng không phải là con gái mình.

Nàng Li-dơ buồn bã trốn khỏi cung vua và đi lang thang tìm các anh nàng. Nàng đi đến một bờ đầm và lội xuống nước tắm thỏa thuê. Da dẻ nàng trở lại trắng trẻo như xưa.

Sau đó nàng tiếp tục đi. Nàng gặp một bà lão tay mang giỏ đầy mận. Bà cho Li-dơ mấy quả. Nàng hỏi bà có thấy mười một hoàng tử bay qua cánh rừng không.

– Không – bà lão trả lời – Nhưng hôm qua ta trông thấy mười một con thiên nga, mỗi con đội một cái mũ miện bằng vàng, đỗ xuống bơi lội trên dòng suối gần đấy.

Li-dơ chia tay bà cụ và đi men suối tới tận bờ biển. Khi mặt trời lặn, Li-dơ nhìn thấy ở chân trời hiện ra mười một con thiên nga lớn, lông trắng, đầu đội mũ miện vàng, đang bay về phía đất liền. Chúng bay nối đuôi nhau thành hình một dải trắng dài.

Nàng chạy lên một quãng bờ cao và nấp sau một bụi cây. Đàn thiên nga sà xuống gần nơi nàng. Khi mặt trời vừa lặn bỗng lông chim rụng hết và Li-dơ vui mừng thấy hiện ra mười một hoàng tử xinh đẹp, các anh trai yêu quý của nàng. Nàng reo to lên, chạy lại ôm chầm lấy các anh và tíu tít gọi tên từng người. Khi nhận ra cô em út, mười một hoàng tử mừng quýnh lên. Họ vừa cười vừa khóc gọi tên cô gái. Sáng ra họ lại biến thành chim và bay đi xa. Đến chiều các anh bay về và khi mặt trời vừa lặn họ lại trở thành người.

Người anh cả nói:

– Ngày mai các anh phải đi và một năm mới quay lại đây. Nhưng các anh không thể để em ở lại đây được. Em có can đảm đi theo các anh không?

Nàng công chúa nói:

– Vâng, các anh đem em đi với.

Suốt đêm họ tết được một tấm lưới chắc chắn bằng cói và dây liễu. Li-dơ ngủ trên tấm lưới ấy. Khi mặt trời vừa hiện ra, các anh nàng biến thành thiên nga dùng mỏ kéo lưới bay lên mây, mang theo em gái đang ngủ. Khi Li-dơ tỉnh giấc thì họ đã bay rất xa đất liền. Cuối cùng họ đã đến dải đất mà họ mơ ước. Nơi đó sừng sững những ngon núi xanh lam cao ngất với những khu rừng cây bá hương, những tòa lâu đài và nhiều thành phố. Li-dơ đã được đặt xuống một tảng đa, ngay một cái hang, nền đất phủ đầy dây leo như một tấm thảm tuyệt đẹp.

Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm ma[3] ngoài nghĩa địa và con sẽ bị phồng tay, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân dẫm nát cây ra và được một loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng áo lên mười một con thiên nga và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng đây mới là điều cấm nặng nề nhất là từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con không được nói một câu. Nếu con chỉ nói một tiếng thôi thì tiếng nói đó sẽ là nhát dao đâm xuyên tim các anh con”.

Nàng bừng tỉnh và bắt đầu làm việc ngay để giải thoát cho các anh nàng.

Qua hai ngày làm việc cật lực, hai bàn tay nàng bị phồng cả lên, đau đớn vô cùng. Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.

Nàng dệt xong một cái áo và bắt đầu dệt sang tấm thứ hai.

Bỗng có tiếng tù và của người đi săn vang lên. Một lát sau tất cả những người đi săn đã tụ tập ở cửa hang. Đây là một cuộc săn bắn của nhà vua trị vì xứ này. Nhà vua tiến thẳng về phía nàng Li-dơ. Chưa bao giờ ngài thấy một thiếu nữ xinh đẹp như thế. Ngài hỏi nàng:

– Làm sao mà nàng lại tới chốn này, hỡi cô bé kiều diễm kia.

Li-dơ chỉ lắc đầu.

– Nàng hãy đi theo ta – nhà vua phán – Nàng sẽ ở lại trong cung điện của ta.

Nhà vua đặt nàng lên yên ngựa về cùng rồi tổ chức tiệc tùng hết sức linh đình. Lễ cưới được cử hành. Tuy nhiên trước sau nàng vẫn không nói một lười. Nhưng nhà vua vẫn cứ quyết cưới nàng làm vợ. Thế là cô gái câm nghiễm nhiên trở thành hoàng hậu.

Nàng vẫn câm và đêm nàng vẫn ra nghĩa địa bứt cây tầm ma về lặng lẽ dệt áo cho các anh. Nhân cơ hội này lão giáo chủ[4] lại càng khẳng định với nhà vua: Chính nàng là một mụ phù thủy đã làm mê hoặc[5] nhà vua và toàn thể nhân dân. Nhà vua lúc đầu không tin nhưng dần dần cũng theo dõi nhưng bước đi của nàng. Cho đến khi công việc của nàng sắp xong, nàng chỉ còn phải dệt một chiếc áo cuối cùng thì bị ngài phán truyền phải hạ ngục[6]. Ở trong ngục, nàng vẫn tiếp tục dệt nốt chiếc áo cuối cùng.

Bây giờ đàn thiên nga của anh nàng đã biết tin nàng bị bắt giam và họ cũng biết sắp đến ngày nàng phải lên giàn hỏa thiêu[7]. Một đêm trời chưa sáng họ kéo đến đập cửa nhà vua xin tiếp kiến. Vừa lúc đó mặt trời ló lên và mười một con thiên nga bay lượn trên giàn hỏ thiêu, nơi xử tử hình nàng Li-dơ vô tội. Dân chúng đi xem rất đông. Nàng Li-dơ bước tới giàn hỏa thiêu, vừa đi nàng vừa dệt tiếp. Nàng vẫn ôm bọc áo đã dệt xong bên mình.

Dân chúng xô đẩy nhau nhau và sắp sửa giằng lấy bọc quần áo từ tay nàng. Nhưng cũng đúng lúc ấy mười một con thiên nga bay tới. Nàng vội vã tung mười một chiếc áo lên đàn thiên nga. Lập tức chúng biến thành mười một hoàng tử trẻ măng. Riêng hoàng tử út còn lại một cánh thiên nga thay cánh tay, vì một chiếc áo chưa xong, còn thiếu một tay.

– Giờ thì tôi nói được rồi – Li-dơ reo lên – Tôi vô tội.

Nhân dân thấy thế vội quỳ xống trước mặt nàng như một bậc nữ thánh. Nhưng nàng ngã lăn ra, ngất đi trong tay các anh nàng vì nàng làm việc quá nhiều, lo lắng nhiều và đau đớn nhiều. Nàng đã bị kiệt sức.

Trước đám đông dân chúng, hoàng tử cả tuyên bố:

– Đúng thế, em gái chúng tôi không có tội nào cả.

Rồi hoàng tử kể lại đầu đuôi câu chuyện. Nhà vua nghe ra vô cùng cảm động. Ngài hai một bông hoa cài vào ngực Li-dơ. Nàng tỉnh dậy, lòng tràn đầy vui sướng và hạnh phúc. Bỗng nhiên tất cả các chuông nhà thờ không ai giật đều rung lên chuông lên. Chim chóc kéo tới từng đàn và trong cung vua mở ngày hội lớn. Một ngày hội lớn chưa từng có từ trước đến nay ở đất nước này.

Lược kể theo truyện của Andersen (Kể chuyện 4, NXBGD – 1984)

[alert style=”success”]Đừng quên kể cho bé nghe những câu chuyện hấp dẫn về các nàng công chúa

Chú thích trong truyện Bầy chim thiên nga

Phù thủy: kẻ có ma thuật sai khiến được quỷ thần (theo nhận thức của người xưa)

Thiên nga: ngỗng trời

Tầm ma: một loại cây có sợi, giống cây gai ở nước ta.

Giáo chủ: người đứng đầu nhà thờ tôn giáo

Mê hoặc: làm cho người ta nhầm lẫn như bị mất tri giác.

Hạ ngục: giam vào nhà ngục, nhà tù.

Giàn hỏa thiêu: giàn để thiêu chết người có tội

[alert style=”success”]Đừng bỏ lỡ những câu chuyện nổi tiếng của Andersen!

Bạn đang xem bài viết Con Nhím Và Bầy Rắn trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!