Xem Nhiều 3/2023 #️ Cuốn Sách Những Câu Chuyện Vui Về Nghề Giáo # Top 9 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Cuốn Sách Những Câu Chuyện Vui Về Nghề Giáo # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cuốn Sách Những Câu Chuyện Vui Về Nghề Giáo mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cuốn sách bao gồm các truyện tranh hài hước tái hiện cuộc sống thường nhật của một người giáo viên điển hình: yêu nghề, hết lòng vì trẻ. Bên cạnh những phút giây được hưởng trái ngọt  khi học trò ngoan, đáng yêu, hiếu học…, là những câu hỏi trái khoáy rất đỗi hồn nhiên, nhưng người thầy chỉ biết “câm nín” với nét mặt khiến ai nhìn vào cũng phải bật cười (đặc biệt là khi nhìn vào đôi mắt của thầy).

Tác giả cuốn sách là Colm Cuffe, người Ireland. Anh hiện vừa là một giáo viên tiểu học trẻ tuổi đầy nhiệt huyết, vừa là một họa sĩ với phong cách vẽ hóm hỉnh, đáng yêu và rất thông minh. Hai đam mê song song đó đã khiến anh trở thành tâm điểm thu hút chú ý ở Ireland những năm gần đây. Tác giả hiện sở hữu trang fanpage với hơn 20.000 lượt theo dõi (follow).

Cuốn sách có những hình vẽ từ đơn giản đến tinh tế thể hiện nội dung về đời giáo “dở khóc dở cười”. Đồng thời, phác họa được trọn vẹn các sự kiện diễn ra quanh một người thầy. 

Là những chuỗi ngày thường, thầy thì hào hứng còn trò thì làm thầy tưng hửng:

Là những khoảnh khắc hỏi xoáy đáp xoay giữa thầy và đám nhóc tì chưa biết buộc dây giày, chưa biết bóc sữa chua, chưa biết đọc, biết viết…:

Là suy nghĩ chỉ trẻ con mới có, rằng thầy cô không phải người thường:

Cuốn “Đời giáo dở khóc dở cười” của Colm Cuffe được NXB Phụ nữ xuất bản đúng dịp 20/11 như một lời tri ân của NXB đối với những người làm trong ngành giáo dục.

Cuốn sách được biên dịch bởi dịch giả Ngô Hà Thu, tốt nghiệp thạc sĩ về Nghiên cứu Văn hóa, Đại học Sydney, Australia; từng là giảng viên chuyên ngành Dịch, khoa Sư phạm tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Dịch giả hiện sở hữu rất nhiều bản dịch được đánh giá cao, đặc biệt là những tác phẩm hài hước, dành cho thanh thiếu niên. Trong đó phải kể đến tác phẩm: Bên kia đường có đứa dở hơi, Eleano & Park, Phơ rin đồ, …

Sưa Tầm Một Số Câu Chuyện Vui Về Nghề Kế Toán

CS1 : Lê Trọng Tấn – Thanh Xuân – Hà Nội CS2 : Nguyễn Cơ Thạch – Từ Liêm – Hà Nội CS3 : KĐT Sài Đồng – Long Biên – Hà Nội CS4 : Đường Ngô Thì Nhậm – Hà Đông – Hà Nội CS5 : 71 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa -Hà Nội CS6 : 124 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội

CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình – HCM CS9 : 35 Lê Văn Chí – Q. Thủ Đức – TP HCM CS10 : Lê Văn Thịnh – P. Suối Hoa – Tp. Bắc Ninh CS11 : Lạch Tray – Q. Ngô Quyền – Tp. Hải Phòng CS12 : Hoàng Hoa Thám – Thủ Dầu 1 – Bình Dương CS13 : Nguyễn Văn Cừ – Q Ninh Kiều – Tp Cần Thơ

CS14 : Kim Đồng – Trần Hưng Đạo – Tp Thái Bình CS15 : Chu Văn An – Tp.Thái Nguyên CS16 : Đoàn Nhữ Hài – TP Hải Dương CS17 : Quy Lưu – Minh Khai – Phủ Lý – Hà Nam CS18 : Đường Giải Phóng – Tp. Nam Định CS19 : Nguyễn Văn Cừ – TP Hạ Long – Quảng Ninh CS20 : Chu Văn An – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc CS21 : Trần Nguyên Hãn – Tp.Bắc Giang CS22 : Tràng An – p Tân Thành – TP. Ninh Bình CS23 : Phong Định Cảng – TP Vinh – Nghệ An CS24 : Trần Cao Vân – Q Thanh Khê – Tp Đà Nẵng CS25 : Đường Ngô Quyền – TP Huế CS26 : Đường Hà Huy Tập – TP Hà Tĩnh

 CS27: Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu

Câu Chuyện Cảm Động Về Nghề Kế Toán

Câu chuyện đầu tiên nói về một người kế toán đầy tài năng, ông chính là vị chủ tịch thành phố trẻ nhất của nước Nga. 1. Câu chuyện về “ước mơ của Xa-sa”

Xa-sa là con út trong một gia đình công chức bình thường ở thị trấn cảng tuyệt đẹp của nước Nga. Bố cậu là nhân viên kế toán giỏi nghiệp vụ, cẩn thận và trung thực.

Xa-sa chỉ thấy ngày nào bố cũng phải thức rất khuya và tính toán, ghi chép những mớ giấy tờ hỗn độn mà không hiểu thực chất công việc của bố là gì? Xa-sa giỏi toán nên thỉnh thoảng được bố nhờ làm hộ những con tính đơn giản.

Mùa đông nước Nga rất khắc nghiệt. Cuối năm, công việc rất bận, bố phải thức khuya hơn để làm việc. Đêm đến, chờ lúc bố đi ngủ, cậu bé Xa-sa 15 tuổi lén vào phòng làm việc của bố và âm thầm giúp ông cộng trừ những dãy số dài dằng dặc. Vốn thông minh nên Xa-sa làm rất nhanh. Một lần, cậu đang cắm cúi tính toán thì bỗng cửa phòng bật mở. Bố Xa-sa đứng lặng ở cửa nhìn con, lòng tràn đầy xúc động. Ông ôm con vào lòng và bật khóc. Từ đấy, học bài xong, Xa-sa được phép giúp bố. Ông dạy cậu cách phân loại chứng từ kế toán, giải thích cho cậu hiểu thế nào là Tài khoản kế toán, cách ghi chứng từ vào sổ kế toán,…

Các dãy số dài không còn quá khó hiểu với Xa-sa nữa. Cậu nhận ra rằng, chúng đều có ý nghĩa đặc biệt: đó là số tiền lương mà những người làm công như bố mẹ Xa-sa nhận về hàng tháng, là số lãi của các cửa hiệu, tiền thuế phải nộp cho nhà nước để xây dựng đường xá.

Không biết từ lúc nào, Xa-sa đã yêu những con số và mong được làm nghề kế toán như người cha thân yêu của mình. Năm 18 tuổi, Xa-sa đỗ thủ khoa vào một trường đại học danh tiếng ở thủ đô Matxcơva và theo học ngành kế toán. Tốt nghiệp đại học hạng xuất sắc, anh được nhiều công ty lớn mời làm việc. Nhưng Xa-sa quyết định trở về góp phần xây dựng quê hương Tám năm sau, Xa-sa trở thành Kế toán trưởng và ít lâu sau đó là chủ tịch thành phố trẻ nhất của nước Nga

2. Chuyện về “Chiếc máy tính của Pascal”

Những Câu Chuyện Cười Hay Nhất Về Thầy Cô Giáo

Hôm nay cuối tuần, thầy giáo trẻ hẹn người yêu. Khi hai người thân mật nói chuyện, thầy chủ động:

Cô gái nhẹ nhàng:

– Dạ, “thưa… thầy”, em hiểu ạ!

– !?!

Từ trái nghĩa

Giờ học tại chức, thầy giáo giảng bài và nói với các em học sinh:

Học sinh lễ phép:

– Dạ vâng, thưa thầy!

– Đen.

Học sinh đồng thanh:

– Không đen.

Thầy giáo tiếp:

– Nóng.

– Không nóng.

Thầy giáo đỏ mặt:

– Không đúng!

– Đúng!

Thầy giáo cáu tiết:

– Im lặng!

Học sinh vẫn khí thế:

– Không im lặng!

Thầy giáo không thể chịu nổi:

– Hả?!

– Không hả!

Thầy giáo pro

Thầy giáo bước vào lớp. Quần áo xộc xệch. Mặt hằm hằm. Cả lớp lo lắng. Vào cửa lớp, thầy rút chiếc dép phải ném bay vù xuống góc trái cuối lớp.

Cả lớp sợ. Thầy rút tiếp chiếc dép trái ra ném. Dép bay vèo xuống góc phải của lớp.

Cả lớp run. Tiến lại gần bảng, thầy hỏi:

– Thế nào, các cô, các cậu có sợ không, hả?

– Thưa thầy… sợ, sợ lắm ạ.

– Cả lớp đồng thanh.

– Thế vẫn chưa sợ bằng đại chiến thế giới lần thứ hai. Các em lấy bút, vở ra học bài mới: “Đại chiến Thế Giới lần thứ 2”

Gọi Tên Sự Vật

Giờ kiểm tra, thầy giáo dạy sinh vật đem đến một cái lồng, bên trong đựng đủ loại chim. Thầy lôi ra một con và giấu sau lưng, chỉ để cho học sinh thấy cái đuôi, và hỏi học sinh:

Đây là chim gì?

Thưa thầy, chim sáo ạ!

Không đúng. Đây là chim gõ kiến. Cho em đoán một lần nữa…

Thầy giáo lại lôi ra một con khác và hỏi:

Con này tên gì?

Dạ…!

Học sinh nọ lúng túng.

Em nghĩ đó là con chào mào ạ!

Không phải, đây là chim hoạ mi. Em không học bài! Tôi thật buồn phiền phải cho em điểm “Không”! Tên em là gì nhỉ?

Em đố thầy biết đấy.

Thầy !!!

Không thể cho

Thầy giáo sau khi dạy cho học trò một bài học về lòng hiếu thảo liền hỏi trò Bi:

Nếu em có hai cái nhà, ba em không có cái nào, em sẽ làm gì?

Em sẽ cho ba một cái nhà.

Giỏi lắm. Nếu em có hai cái xe, ba em không có cái xe nào, em sẽ làm gì?

Em sẽ cho ba một chiếc.

Giỏi lắm. Em hiểu rất rõ bài thầy giảng. Một câu hỏi chót: Nếu em để dành được 20.000 đồng, ba em lại không có đồng nào. Vậy em sẽ làm gì?

Em sẽ không cho ba đồng nào.

Ủa sao kỳ vậy. Em cho ba cái nhà, cho ba chiếc xe, sao em lại không cho ba đồng nào?

Thưa thầy, tại vì thật sự em có để dành 20.000 đ.

Ai là người tìm ra châu Mỹ?

Trong giờ địa lý, cô giáo gọi Hà lên hỏi.

– Em hãy chỉ cô biết đâu là châu Mỹ?

Hà chỉ trên bản đồ.

– Thưa cô, đây ạ!

Cô giáo gật đầu:

– Tốt lắm! Nào, thế bây giờ trò Tí hãy nói cho cô biết ai đã có công tìm ra châu Mỹ?

– Thưa cô, bạn Hà ạ.

– !?

Cách vào đề bá đạo của thầy giáo

Đầu giờ toán, thầy giáo ra câu đố dành cho cả lớp.

– Thầy hỏi các em, ăn cắp nhạc thì gọi là gì?.

– Thưa thầy là đạo nhạc ạ!

– Thế ăn cắp ý tưởng là gì?

– Là đạo ý tưởng ạ!

– Ăn cắp thơ gọi là gì?

– Là đạo thơ ạ!

– Vậy còn ăn cắp răng?

Cả lớp ngơ ngác nhìn nhau…

– Các em mở sách, hôm nay chúng ta sẽ học… ”đạo hàm”.

Lý do con tới trường

Mẹ: Con trai, dậy thôi, con phải tới trường rồi!

Con: Con không muốn tới trường đâu!

Mẹ: Con có thể đưa ra 2 lý do tại sao con không muốn tới trường không?

Con: Được ạ, đó là bọn trẻ ghét con và thầy cô giáo cũng ghét con

Mẹ: Nhưng mẹ cũng có thể đưa ra 2 lý do mà con phải tới trường.

Con: Vâng, mẹ nói đi.

Mẹ: Thứ nhất, con đã 52 tuổi rồi, và thứ 2 con là hiệu trưởng.

Bài văn tủ

Cô giáo cho học sinh tả về con vật mình yêu thích nhất. Cu Bin 7 tuổi về bắt một con rận nghiên cứu và tả rất chi tiết. Tất nhiên là cô giáo không hài lòng, cô bắt cu Bin làm lại bài văn là hãy tả con chó nhà em.

Cu Bin làm bài văn như sau: “Nhà em có một con chó, con chó có nhiều lông, đã nhiều lông thì ắt phải có rận, sau đây em xin tả con rận: ….”, và cậu bắt đầu tả con rận.

Cô giáo đọc bài văn, rất bực mình, liền bắt cu Bin làm lại lần nữa, lần này là tả con cá.

Hôm sau cu Bin nộp bài như sau: “Nhà em có một con cá, con cá sống dưới nước nên nó có nhiều vảy. Nếu nó sống trên cạn chắc hẳn nó sẽ có nhiều lông, đã nhiều lông thì phải có rận, sau đây em xin tả con rận:….”.

Bạn đang xem bài viết Cuốn Sách Những Câu Chuyện Vui Về Nghề Giáo trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!