Cập nhật thông tin chi tiết về Đi Chợ Tết Nhớ Đoàn Văn Cừ mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyễn Thanh
Đoàn Văn Cừ (1913-2004) là nhà thơ mới tiền phong, thuộc thế hệ của Anh Thơ (1921-2005). Bàng Bá Lân (1912-1988) theo khuynh hướng tả thực (realism). Là nhà giáo, nhà thơ Đoàn Văn Cừ tham gia phong trào Việt Minh từ sau Cách mạng tháng Tám: nhập ngũ vào bộ đội, tham gia Hội đồng Nhân dân và hoạt động văn nghệ. Tác phẩm: Thôn ca I (1944), Thơ lửa (1947), Việt Nam huy hoàng (1948), Quân dân Nam Định anh dũng chiến đấu (1953), Trần Hưng Đạo, anh hùng dân tộc (1958), Thôn ca II (1960), Dọc đường xuân (1979), Đường về quê mẹ (1987), Tuyển tập Đoàn Văn Cừ (1992). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (2001).
Đoàn Văn Cừ – Ảnh: Internet
Tôi nhớ lại, thuở nhỏ khi còn học Sơ đẳng ở trường làng Tân Quới, tôi đã có dịp làm quen và chép kỹ vào tập những bài thơ tả cảnh ngày Tết và lễ hội ở làng quê của thi sĩ Đoàn Văn Cừ trong các sách Tập đọc Tiểu học. Vốn bẩm tính yêu thơ, trong những ngày nghỉ học, tôi thường ra sau vườn nhà có bóng cây mát mẻ, leo lên ngồi vắt võng trên cành măng cụt, và ê a thích thú đọc thuộc lòng những bài thơ hay đã học. Trong không khí trong lành miền quê, hiu hiu cơn gió nhẹ, văng vẳng từ xa tiếng chim rừng véo von lảnh lót, những bài thơ: Trường học làng tôi của Nguyễn Bính, các bài: Chợ Tết, Đám hội… của nhà thơ Đoàn Văn Cừ… tôi nghêu ngao đọc say sưa sảng khoái mà như không còn biết gì đến không gian ngoại vật chung quanh. Những thầy dạy tiểu học tận tụy của tôi thuở ấy như thầy Nguyễn Văn Quế (bút danh Văn Quê – một nhà thơ), cũng như ba tôi, một lão nông mộc mạc suốt năm chân lấm tay bùn, cũng là người yêu thơ ca và làm thơ. Tất cả những người ấy đã cơ hồ đã dọn đường cho tôi lân la, sớm đến với khu vườn văn học. Riêng thơ của Đoàn Văn Cừ đã tạo cho tôi một ấn tượng là nội dung lành mạnh, lạc quan và nghệ thuật điêu luyện, giàu nhạc tính, và lời thơ đầy màu sắc nên người đọc dễ cảm thụ và dễ nhớ.
Khung cảnh phiên chợ quê – Ảnh: Internet
Bằng thái độ và cảm quan của người thưởng ngoạn nghệ thuật, ta dễ nhận ra trước tiên ở bài thơ Chợ Tết là không gian toàn cảnh của bức tranh về phiên chợ ngày xuân là con người – chủ thể trung tâm của xã hội! Trong khổ 1 (câu: 1-15). Tác giả muốn nói lên: Trong cảnh bình minh, từng đoàn người đi chợ Tết, từ các nẻo đường quê, nhộn nhịp đổ về chợ, hiện diện đủ những khuôn mặt tươi vui rạng rỡ: từ những thằng bé lon xon chạy theo mẹ, đến cụ già lom khom với chiếc gậy tre rồi những cô gái áo thắm, lòng phơi phới nở hoa, gánh đủ gà, lợn, và cả con bò, cùng lũ lượt kéo về… phiên chợ mộc cách triền miên. Đón tiếp những con người hăm hở như chứa chan nhựa sống đó là cái không gian bao la của trời mây, hùng vĩ của núi rừng và cảnh nhà cửa nhà san sát thể hiện sự sống mãnh liệt và niềm hy vọng đang vươn tới: Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi? Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh? Trên con đường viền trắng mép đồi xanh/ Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết? Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc/ Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon/ Vài cụ già chống gậy bước lom khom/ Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ/ Thằng em bé ép đầu bên yếm mẹ/ Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu/ Con bò vàng ngộ nghĩnh chạy theo sau/ Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa/ Tia nắng tía nhảy hoài trên ruộng lúa/ Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh/ Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh. Phải là người có bộ óc quan sát kỹ lưỡng, tài dùng chữ ghép giàu âm thanh, từ lóng tượng thanh, tượng hình vô cùng tinh tế, chọn vần thích đáng: tranh-xanh (vần bằng)/ Tết – biếc (vần trắc), cộng với nghệ thuật nhân hóa đặc biệt bén nhạy, Đoàn Văn Cừ mới biến được những sự vật vô tri giác thành những con người sinh động khiến cho bài chợ Tết trở nên một bài thơ tả cảnh giàu tính họa có hồn: bức tranh thơ hiếm có trong khu vườn nghệ thuật nước nhà. Con người và sự vật đã đủ đầy, tập trung cho một sự hoạt động tưng bừng rộn rịp trong phiên chợ truyền thống của năm theo phong tục có từ muôn đời của tổ tiên.
Quang cảnh chợ Tết (khổ 2: câu 16 – 38) thực sự diễn ra. Nhà thơ đã dành trọn 23 câu khoảng giữa bài thơ để tả cảnh họp chợ Tết đông vui, có đủ người mua bán, khách hàng, chú bán tranh, thầy khóa (ông đồ viết câu đối), bà lão, lũ trẻ con lẫn thú vật, gia cầm… Với lòng yêu đời, tinh thần lạc quan, nhà thơ đã vẽ lên cảnh chợ Tết nhộn nhịp rộn ràng, có con trâu hiền lành mà quái quắc, đôi mắt giã vờ lim dim ngủ, để lắng nghe chuyện của con người! Thật là hóm hỉnh. Trong phần chính giữa bài thơ, tác giả dành trọn sự tập trung quan sát để mô tả con người qua cử chỉ, dáng điệu, âm thanh (cười, nói) trong hoạt động chung của họ. Ở khổ 1, số lượng câu mô tả thiên nhiên trước để làm nền chuẩn bị cho sự xuất hiện của con người chủ thể từ trước đến nay luôn được coi là trung tâm vũ trụ, thì sang khổ 2, tứ thơ đều xoay quanh việc mô tả sinh hoạt cảnh chợ Tết với đối tượng chính là con người. Đoạn thơ mang tính thuật sự bằng nhận xét tinh tế và bút pháp tài hoa của một nhà thơ có tài giàu tâm hồn nghệ sĩ. Quan hệ thứ tự không gian rạch ròi được chỉ rõ qua các trạng từ chỉ nơi chốn: trên, dưới, trong, ngoài… giao thoa cùng những từ ngữ phong phú chỉ màu sắc, âm thanh, hình tượng: kĩu- kịt, bô -bô, hí- hoáy, phau- phau, rũ- rượi, đỏ chót, như núi tuyết, như cục tiết…, và bút pháp điêu luyện của nhà thơ không khác nào nghệ thuật phối màu tài tình, lão luyện của một họa sĩ tả cảnh nhà nghề (paysagiste): Người mua bán ra vào đầy cổng chợ / Con trâu đứng vờ dim đôi mắt ngủ? Để lắng nghe người khách nói bô-bô/ Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ/ Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán/ Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản/ Tay mài nghiên, hí hoáy viết thơ xuân/ Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm/ Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ/ Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ/ Nước thời gian gội tóc trắng phau phau/ Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu/ Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu/ Áo cụ lý bị người chen sấn kéo/ Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra/ Lũ trè con mãi ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi/ Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi/ Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa/ Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha/ Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết/ Con gà trống màu thâm như cục tiết/ Một người mua cầm cẳng dốc lên xem. Không gian bức tranh chợ Tết ở thể tĩnh chuyển sang không gian động, thân mật gần gũi với sinh hoạt con người nhờ tác giả khéo dùng từ thích đáng và biện pháp tu từ nhân hoá sinh động: Tia nắng tía nháy hoài…/ Núi uốn mình…/ Đồi thoa son… Đọc kỹ lại phần hai của bài thơ, người đọc nhận ra được là trong sinh hoạt mua bán ở đây, người bán hàng nhiều hơn người mua. Bức tranh chợ Tết với người đi xem tạo ra một giai điệu nhiều cung bậc sum vầy, rực rỡ sắc màu.
Như một định luật tuần hoàn của tự nhiên: có hợp là có tan. Khổ 3 (6 câu cuối cùng) bài thơ diễn tả cảnh chợ tan. Đoạn kết bài thơ trở thành một dấu lặng chấm dứt bản nhạc miền quê trong ngày lễ truyền thống của dân tộc. Trong cảnh ngày tàn khắc lụn, văng vẳng từ xa tiếng chuông chùa, trên những con đường quê quen thuộc vàng vỏ ánh tà dương, lả tả những chiếc lá đa rơi rụng, đoàn người đi chợ Tết thong dong, lũ lượt kéo nhau trở lại nhà để chuẩn bị cho bao nhiêu công việc ngày Tết bận rộn khác khi đêm về: Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm/ Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh/ Trên con đường đi các làng hẻo lánh/ Những người quê lũ lượt trở ra v / Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê/ Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
N.T
Bài Thơ “Chợ Tết” Của Nhà Thơ Đoàn Văn Cừ
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núiSương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranhTrên con đường viền trắng mép đồi xanhNgười các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếcNhững thằng cu áo đỏ chạy lon xon,Vài cụ già chống gậy bước lom khom,Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹHai người thôn gánh lợn chạy đi đầuCon bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sauSương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa.
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúaNúi uốn mình trong chiếc áo the xanhĐồi thoa son nằm dưới ánh bình minhNgười mua bán ra vào đầy cổng chợ
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủĐể lắng nghe người khách nói bô bôAnh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồTìm đến chỗ đông người ngồi dọn bán
Một thày khóa gò lưng trên cánh phảnTay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuânCụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằmMiệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổNước thời gian gội tóc trắng phau phauChú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu
Áo cụ lý bị người chen lấn kéoKhăn trên đầu đương chít cũng bung raLũ trẻ con mải ngắm bức tranh gàQuên cả chị bên đường đang đứng gọi
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượiCạnh anh chàng bán pháo dưới cây đaNhững mẹt cau đỏ chót tựa son phaThúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết
Con gà sống mào thâm như cục tiếtMột người qua cầm cẳng dốc lên xemChợ tưng bừng như thế đến gần đêmKhi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh
Trên con đường đi các làng hẻo lánhNhững người quê lũ lượt trở ra vềÁnh dương vàng trên cỏ kéo lê thêLá đa rụng tơi bời quanh quán chợ
Chợ Tình Sapa / Trần Văn Khang
Chuyện tình của “anh”
Anh 30 tuổi, vẫn còn độc thân. có hai cuộctình lận đận !
Anh là tư chức trung cấp của một Công Ty khá lớn. Nghèo nhưng anh có tâm hồn một nghệ sĩ, làm thơ làm nhạc có đăng trên mạng lưới và một vài tờ báo. Thơ nhạc của anh vẫn chưa được ai đặc biệt chú ý. Một phần vì trên các mạng lưới, bài vở nhiều và nhân tài cũng nhiều.
Cuộc tình đầu, anh quen thân rồi yêu thương một cô thư ký trẻ, đẹp cùng làm tại Công Ty. Cô có tên đẹp là Kim Hương. Cũng như một số cô gái khác, Kim Hương thích mua sắm, ăn mặc thời trang, muốn xe hơi nhà đẹp và đặc biệt thích nữ trang có kim cương hột xoàn. Thân thương được gần 2 năm, Kim Hương chê anh nghèo. Cô lập gia đình với một ông chủ tiệm Kim Hoàn, cũng còn trẻ tuổi, đã tặng cô một nhẫn hột xoàn 9 ly vào ngày cưới.
Cuộc tình thứ hai khởi đầu do một bài nhạc của anh, phổ biến trên mạng lưới và trên một tờ báo Xuân. Một nữ độc giả qua mạng lưới, liên lạc làm quen anh. Cô có tên rất miền Nam là Ngọc Ba. Ngọc Ba mới 20 tuổi, còn mơ mộng, giúp mẹ buôn bán tại một sạp vải tại Chợ Bến Thành. Ngọc Ba có làm vài bài thơ, hy vọng quen anh rồi anh đem thơ cô vào nhạc. Mơ mộng một ngày nào thơ cô cũng thăng hoa nhờ tài âm nhạc của anh, như bài Thuyền Viễn Xứ. Quen nhau được gần một năm, Ngọc Ba nhận ra tài năng của anh cũng chưa “cao cấp”, nói theo tiếng Sàigòn bây giờ. Bà mẹ Ngọc Ba thấy anh hơn nàng cả 10 tuổi, bạn bè nhiều, lại hút thuốc lá uống rượu. Anh nói là để có cảm hứng làm thơ văn. Bà mạnh mẽ ngăn cản cô con gái, không cho tiến xa. Nàng cũng có chút lưu luyến, tội nghiệp khi chia tay anh để lập gia đình với một chủ tiệm may thời trang, vẫn thường mua vải, mua lụa tại sạp vải của nàng. Ngọc Ba thành bà chủ một nhà may đang phát đạt, có nhiều thợ may dưới sự quản lý của nàng.
Thất tình. “Khi anh buồn anh đi lang thang”. Anh hay hát câu“Đời tôi cô đơn nên đi đâu cũng cô đơn”. Nghe nói hàng năm, tại vùng sơn cước Sapa, có Chợ Tình. Anh dành dụm đủ chi phí để lên Sapa 10 ngày, hy vọng nếu hữu duyên sẽ gặp một sơn nữ, ít nhu cầu, ít đòi hỏi hơn một số cô gái Sàigòn chăng. Bên một sườn đồi, anh gặp cô sơn nữ khá xinh. Người miền núi mà cô lại có làn da trắng hồng, khỏe mạnh. Cô đang hái hoa để cài đầu tối ngày hôm đó tại Chợ Tình. Anh dừng lại làm quen, hỏi thăm. Cô chỉ cười vì không biết tiếng của người Sàigòn. Qua cậu bé hướng dẫn viên thông dịch, anh và cô sơn nữ cũng trao đổi được ít câu. Anh thấy có thật nhiều cảm tình với cô sơn nữ. Nhưng rồi chuyến đi Chợ Tình Sapa của anh có kết quả như bài thơ nhạc ghi trên. Người viết chúc“anh” sớm có một cuộc tình thật đẹp, hạnh phúc với“thơ anh làm em hát”.
Top 14 Bài Thơ Hay Viết Về Chợ Quê Ngày Tết
Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong ta như có một sự thôi thúc mãnh liệt tìm về với những giá trị văn hoá cội nguồn, bỗng muốn ghé về với làng quê để được cảm nhận hương vị ngày Tết cổ truyền. Chợ Tết ngày nay đã có nhiều thay đổi để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Chợ Tết không chỉ gói gọn trong các khu chợ, những địa điểm nhất định mà đã tỏa ra mọi ngóc ngách của cuộc sống trong sự phát triển của công nghệ thông tin và các loại hình dịch vụ. Việc chuẩn bị Tết cũng trở nên dễ dàng hơn, cần một tiếng ra chợ hay vào siêu thị là có đủ cho một cái Tết. Dạo quanh chợ Tết lại thấy bồi hồi, xao xuyến. chúng tôi xin giới thiệu những bài thơ hay viết về những phiên chợ tết.
ĐƯỜNG ĐẾN CHỢ TẾT VÙNG CAO
Thơ Hoàng Minh Tuấn
Hà Nội, 28/12/2019
CHỢ TẾT
Thơ Phạm Tân Dân
PHIÊN CHỢ CUỐI NĂM…
Thơ Trần Hải Lộc
Hải Lộc 01.2020
CHỢ QUÊ
Thơ: Đào Mạnh Thạnh
Hải Phòng: 21-1-2020
Chợ nổi Cái Răng
Thơ Phạm Thị Hồng Thu
Vú sữa, măng cụt dịu hiền Bưởi yêu, dừa quý…làm nên miệt vườn
Mâm ngũ quả đẹp tươi hơn Sức ba, công má nhớ ơn tháng ngày
Anh về ở hẳn miền Tây.
CHỢ QUÊ TẾT Ở SÀI GÒN
Thơ Trương Túy Anh
Mừng xuân Canh Tý xuyến xao Xuân sang anh đón em chào Má Ba.
18/1/2020.
NHÀ TÔI, CHỢ TÔI!
Thơ Tự Hàn
Nhà tôi nằm cạnh sông Vu Mây lam Núi Trước Khói mù Núi Sau Chợ Hà Nha cạnh lạch sâu Bên nà xanh thắm Thắm màu tình thơ Tháng chạp lộc vừng đỏ tơ Tiếng đe Tiếng búa Kịp chờ đò đưa
Tôi nhớ chợ tôi ngày xưa Thịt heo xâu ký Mứt dừa buộc khoanh Mai vàng Từng nhánh thanh thanh Gừng cay Bánh nổ Dưa hành phơi khô Bánh tráng nhúng đường Ngọt ngào Vài ly rượu nếp Hồng Đào má hây Tôi nhớ ba đập liền tay Kéo Liềm Dao Rựa Kịp ngày chợ phiên Mẹ đào khoai chạc bên hiên Cõi còm Đào Mót Ít tiền cuối năm Tôi nhớ em tôi mười lăm Chim sâu nhí nhảnh Trăng rằm rạng mi Hai mươi năm phận thiên di Ba tiên Mẹ héo Em thì sang sông
Còn ai Về giữa chơi vơi Núi Sau Núi Trước Chờ người rưng rưng
Bây giờ hoa như mưa tuôn Chợ chiều cũng vãng Ai buồn hơn tôi
Tự Hàn 19/1/2020
CHỢ QUÊ
Thơ Trịnh Thanh Hằng
ĐI CHỢ QUÊ
Thơ Trần Duy Hạnh
Đã hẹn nhau sớm mai
Lúc trời Xuân mát mẻ
Háo hức một bầy trẻ
Hôm nay đi chợ quê. .
Quần áo diện chỉnh tề
Tiếng cười nói háo hức
Ngó nghiêng nhìn thỏa sức
Giục nhau bước vội vàng. .
Lúc chạy, lúc rẽ ngang
Sao hôm nay xa thế
Người đi tranh nhau kể
Chuyện chợ Tết ở quê. .
Ngày năm mới cận kề
Hàng chợ bày đủ thứ
Xung quanh quán tranh chữ
Một dãy bán đồ chơi. .
Rất nhiều người đứng ngồi
Ngắm nghía tay lựa chọn
Mồm nhẩm tính từng món
Thúng cắp nách để bên. .
Ý ới tiếng gọi tên
Kéo áo… đi từng bước
Mấy đứa trẻ như được
Xem chuyện cổ tích xưa.
…
Thoáng cái đã hết trưa
Người vẫn đông nhộn nhạo
Quán bánh canh, hàng cháo
Túm tụm toàn trẻ con… .
Ra về theo lối mòn
Lại ồn ào bàn chuyện
Rủ nhau đi chợ huyện
Vào dịp mở Hội Xuân.
CHỢ TẾT
Thơ Trường Nguyễn
Hà nội ngày 12-1-2020
CHỢ QUÊ NGÀY TẾT
Tác giả: Dương Quốc Nam Chợ quê ngày Tết vui sao, Người mua người bán lao xao ân cần. Làng trên xóm dưới xa gần, Đến nơi sắm Tết tình thân xóm làng
CHỢ TẾT QUÊ TÔI
Thơ Nguyễn Cường
Mệt rồi ta nghỉ lượn vờn Chợ quê họp tết thấy hơn xưa nhiều!
20/01/2020
CHỢ HOA NGÀY TẾT
Thơ Nguyễn Ruyến
Một mình dạo bước chợ hoa Chạm vào nỗi nhớ quê nhà trong tim Cành đào hé nụ lim dim Như là ánh mắt anh tìm năm nao Mai vàng chở những ước ao Đem màu óng ả dát vào chờ mong Đằng kia những đóa hoa hồng Dệt cườm nhung nhớ mênh mông dạt dào Những Giò Lan tỏa khát khao Diễm kiều hư thực cuốn vào mộng mơ Xa xa nàng Cúc lững lờ Óng vàng tạo mát suối thơ trao người Trĩu cành quả quất khoe tươi Lộc chen hoa trắng nhoẻn cười làm duyên Mỗi loài hoa một sắc riêng Tạo nên hương vị thiêng liêng tặng đời Chợ hoa là của mọi người Mà sao ươm gợi riêng tôi nỗi niềm… Ninh Bình, 13. 01.2020
CHỢ LÀNG CHÀI
Thơ Phan Huy Hùng
Có những điều đã rơi vào quên lãng, có những thứ như đang dần mờ phai và cũng có những cái Tết không giống nhau của mỗi thời, mỗi người. Bên cạnh những cái tết online, giữa dòng chảy của cuộc sống xô bồ, hối hả của cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình vẫn cố giữ lại chút gì đó hương vị Tết truyền thống qua việc đi chợ Tết, gói giò, nấu bánh chưng… để con cái họ được trải nghiệm Tết một cách trọn vẹn.
Theo chúng tôi
Bạn đang xem bài viết Đi Chợ Tết Nhớ Đoàn Văn Cừ trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!