Cập nhật thông tin chi tiết về Đôi Điều Chia Sẻ Khi Dạy Và Học Truyện Cổ Tích mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Truyện cổ tích chia thành 3 loại là: cổ tích về loại vật, cổ tích sinh hoạt và cổ tích thần kì. Trong đó cổ tích thần kì thể loại mang đầy đủ những đặc trưng của cổ tích đồng thời cũng là loại truyện chiếm số lượng nhiều nhất. Truyện cổ tích thần kì là những hư cấu kì ảo về một hiện thực chỉ có trong mơ ước. Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện (Tiên, Bụt, sự biến hóa thần kì, những vật có phép màu…). Các yếu tố thần kì được sử dụng như sự trợ giúp cho người tốt có được hạnh phúc và kẻ xấu phải chịu sự trừng phạt. Chính yếu tố thần kì tạo nên sự hấp dẫn của thể loại cổ tích, đặc biệt là đối với trẻ thơ. Đề tựa tập truyện cổ tích “Nghìn lẻ một đêm” nhà xuất bản Viện hàn lâm Nga năm 1929, Macxim Gorki viết: “Công trình đan dệt bằng nghệ thuật ngôn từ này xuất hiện từ thời thượng cổ, những sợi tơ muôn màu của nó lan tỏa khắp bốn phương trời, phủ lên trái đất một tấm thảm ngôn ngữ đẹp lạ lùng.”
Không chỉ là tấm thảm ngôn ngữ đẹp tuyệt vời, cổ tích thần kì còn giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về hiện thực cuộc sống, vẻ đẹp tâm hồn và ước mơ của nhân dân ta trong thời kì xã hội phân chia giai cấp. Từ đó răn dạy chúng ta đạo lí làm người để có thể sống tốt đẹp hơn, nhân ái hơn.
Hiện thực cuộc sống khổ cực và đầy rẫy những bất công trong cổ tích.
Nhân vật chính của cổ tích là những người lao động nghèo khổ, “thấp cổ bé họng” trong xã hội. Họ luôn bị đẩy vào hoàn cảnh éo le phải chống chọi lại biết bao sóng gió của cuộc đời. Vì điều mà họ bị tước đoạt không chỉ là vật chất hay sức lao động mà là quyền dân chủ. Tấm, Thạch Sanh, Chử Đồng Tử đều bị đẩy vào hoàn cảnh tưởng chừng không lối thoát. Họ đều là những con người bị đè nén, áp bức phải chịu nhiều thua thiệt, oan ức. Đọc truyện cổ tích nếu chưa đến hồi kết thì dễ có cảm giác nghẹt thở nhưng kết thúc truyện bao giờ cũng có hậu.
Đời sống tâm hồn người lao động.
Trước hết đó là vẻ đẹp của một tâm hồn đầy bản lĩnh. Do đâu mà Tấm hồi sinh hết lần này đến lần khác? Do đâu mà Thạch Sanh thoát khỏi được hang sâu? Câu trả lời khá rõ ràng, đó là bản lĩnh sống của người lao động. Tấm hồi sinh hết lần này đến lần khác không phải do Bụt hiện lên giúp đỡ mà do sức sống của chính mình, tự mình hồi sinh để bảo vệ hạnh phúc, chống lại cái ác, giành lấy sự sống. Thạch Sanh thoát khỏi hang sâu, giết đại bàng, cứu công chúa đều ở sức mạnh của chính nghĩa và bản lĩnh của mình. Sọ Dừa thật sự là người có bản lĩnh tuyệt vời khi vượt qua những lời dị nghị về ngoại hình kì dị của mình, tự tin vào những phẩm chất mà mình có để cầu hôn con gái phú ông… Những nhân vật ấy luôn khiến ta cảm động vì họ là biểu tượng cho sức sống kiên cường, dẻo dai của người lao động, chịu đựng mọi va đập của cuộc sống, chống chọi lại thiên tai và nhân họa để tồn tại.
Cổ tích cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn lạc quan, luôn khát khao mơ ước của người lao động. Hiện thực cuộc sống trong xã hội xưa quá đen tối, nhìn đâu cũng thấy xấu xa. Nhưng người lao động không bi quan mà vẫn luôn ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp: “Nhưng lạ lùng thay nhân dân ta thông minh/ không tự lừa ta dù ca dao cổ tích/ Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật/ Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời/ Dẫu phải khi cay đắng dập vùi/ Rằng cô Tấm vẫn trở thành hoàng hậu/ Cây khế chua có đại bàng đến đậu/ Chim ăn rồi ngon ngọt trả cho ta” (thơ Nguyễn Khoa Điềm). Khao khát và ước mơ đã giúp cho người lao động vượt qua được những bi quan, hướng tới lẽ sống tốt đẹp, cao thượng.
Cổ tích thể hiện tình cảm yêu ghét rõ ràng của nhân dân. Người lao động luôn sống chân thực, thẳng thắn, yêu ghét rõ ràng: yêu người hiền lành lương thiện; ghét kẻ độc ác, tham lam. Nó hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, dạy con người biết đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.
Truyện cổ tích là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng nó bắt rễ sâu xa từ hiện thực đời sống xã hội có giai cấp và từ đời sống tâm hồn của người lao động.
Triết lí “ở hiền gặp lành”.
Triết lí “ở hiền gặp lành” là cốt lõi trong đạo lí làm người của nhân dân lao động. Triết lí này đã đem đến cho người dân tư tưởng lạc quan, yêu đời, ham sống và thương yêu, quý trọng con người. Biểu hiện rõ nhất của triết lí “ở hiền gặp lành” là kết thúc có hậu của các truyện cổ tích. Cô Tấm trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh lấy được công chúa và lên làm vua, Chử Đồng Tử kết duyên cùng công chúa và đắc đạo thành tiên, Sọ Dừa lấy được nàng Út và có cuộc sống hạnh phúc, anh Khoai lấy được con gái phú ông, người em trong truyện Cây khế có cuộc sống giàu có sung sướng… Với tinh thần đó, truyện cổ tích đã chiếu rọi ánh sáng vào cuộc sống của con người, đem lại cho họ niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tinh thần lạc quan của nhân dân trong truyện cổ tích gắn chặt với niềm tin vào con người, tin vào số mệnh của con người đồng thời dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực dù đó là hiện thực đen tối nhất. Không hiếm truyện cổ tích có kết thúc bi thảm như truyện Sự tích trầu cau, Sự tích đá vọng phu… trong đó nhân vật chính hoặc phải chết, hoặc ra đi biệt tích nhưng không đem lại không khí bi quan mà trái lại càng tăng thêm niềm tin vào phẩm chất cao đẹp của những con người chân chính.
Đạo lí của nhân dân trong cổ tích.
Ước mơ công lí của nhân dân trong truyện cổ tích.
Quan niệm “ở hiền gặp lành”, “ác giả, ác báo” vừa là triết lí sống vừa là đạo lí của nhân dân đồng thời cũng thể hiện ước mơ công lí. Về mặt hình thức của sự việc được phản ánh tuy trùng với thuyết nhân quả của đạo Phật nhưng về nội dung nó có tính nhân dân sâu sắc. Nhân dân hiểu nó theo quan niệm của mình, dù nhất thời “ở hiền chưa gặp lành” và cái ác chưa bị trừng phạt nhưng về lâu dài nhân dân vẫn giữ niềm tin vào chân lí đó.
Nhân vật chính trong truyện cổ tích luôn làm đúng bổn phận, đạo lí nhưng họ càng làm đúng bổn phận bao nhiêu thì càng phải chịu thiệt thòi oan ức bấy nhiêu: Tấm ngoan hiền chịu thương chịu khó nhưng lại bị tước đoạt hầu như tất cả những mình có, từ mảnh yếm đào, cá bống rồi đến cả hạnh phúc và tính mạng của cô; người em trong Cây khế bị anh chiếm đoạt hết tài sản chỉ được chia một cái cối đá và một cây khế chua vô giá trị; Thạch Sanh bị Lí Thông lừa gạt đi canh miếu, bị cướp công đẩy xuống hang sâu; anh Khoai trong Cây tre trăm đốt bị phú ông lừa phải đi làm không công suốt mấy năm trời… Bởi vì những kẻ bề trên trong xã hội luôn dựa vào đạo lí để khống chế kẻ bề dưới nhưng lại không bao giờ tôn trọng đạo lí. Trên thực tế cô Tấm không bao giờ có cơ hội để trở thành hoàng hậu, Thạch Sanh bị chết dưới hang sâu, anh Khoai phải chấp nhận người giàu có hơn cưới con gái phú ông còn mình chịu cảnh cô đơn suốt cuộc đời,… Nhưng nhân dân không chấp nhận hiện thực đen tối đó. Họ đã “chữa lại hiện thực” để nuôi giấc mơ về công bằng trong cuộc sống. Để làm được điều này, tác giả dân gian đã phải huy động đến trí tưởng tượng, sáng tạo ra những yếu tố hoang đường kì ảo như Bụt, Tiên, Phật… để “thưởng thiện phạt ác” và trợ giúp cho người lương thiện.
Trong nhiều truyện cổ tích, nhân vật chính trở thành vua, hoàng hậu vì theo quan niệm của dân gian vua là tượng trưng cho công bằng, lẽ phải, cũng là đỉnh cao mơ ước của mọi người. Trên thực tế, điều đó không bao giờ xảy ra vì nó đi ngược lại với trật tự của xã hội phong kiến. Nhân dân rất hiểu quy luật “Con vua thì lại làm vua/ Con sãi ở chùa lại quét lá đa” nhưng vẫn để cho Thạch Sanh làm vua và cô Tấm làm hoàng hậu vì nó phản ánh ước mơ của nhân dân về một xã hội tốt đẹp, xã hội ấy phải có những con người như Tấm, Thạch Sanh, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử đứng đầu.
Tác giả: Dương Khánh Toàn/THPT Quang Hà
Chia Sẻ Cảm Nghĩ Của Em Về Truyện Cổ Tích Tấm Cám
Là một người Việt Nam ai ai cũng đều biết đến truyện Tấm Cám và nó là một truyện cổ tích có nhiều ý nghĩa nhất định và trở nên vô cùng ý nghĩa, những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ đến mỗi người chúng ta và nó thực sự là câu chuyện có ý nghĩa. Nếu như trong truyện truyền thuyết đó là những câu chuyện lịch sử thì truyện cổ tích là những câu chuyện nói về ý nghĩa và có ý nghĩa giáo dục con người mạnh mẽ và ý nghĩa. Truyện cổ tích Tấm Cám đã để lại nhiều những suy nghĩ cho người đọc bởi ý nghĩa giáo dục của nó.
Trong truyện có nhân vật Tấm và Cám là nhân vật chính, trong đó có nhiều nhân vật phụ khác như nhân vật nhà vua, mụ gì ghẻ… Ở đây đã đề cập tới vấn đề thiện và ác, Tấm sinh ra đã mồ côi mẹ, cha lấy vợ hai, dì ghẻ là mẹ của Cám, mụ ta rất độc ác, Cám thì được chiều chuộng nhưng Tấm bị mụ dì ghẻ bóc lột sức lao động bắt làm rất nhiều việc, trong một đợt đi hội mụ ta đã dùng thóc trộn lẫn với gạo bắt Tấm nhặt, Tấm tủi thân khóc và đàn chim sẻ đã xuống và nhặt giúp Tấm, những hành động của Tấm đã thể hiện được một điều đó là thiện luôn luôn chịu nhiều áp bức nhưng cuối cùng thì thiện vẫn chiến thắng được ác. Tấm là một người rất tốt bụng, trái ngược với mẹ con Cám là những người vô cùng độc ác và thủ đoạn, họ dùng đủ mọi việc để đối phó với Tấm.
Tấm là một người hiền lành và có nhiều đức tính tốt bụng, Tấm nuôi một con bống trên giếng hàng ngày ăn cơm và để phần lại phần thức ăn của mình cho cá, mỗi ngày Tấm đều mang cho nó ăn, nhưng rồi bị mẹ con Cám phát hiện và bị mẹ con hắn bắt và thịt mất, trong khi Tấm đi đồng về gọi bống lên ăn thì không thấy bống lên nữa, lúc đấy Tấm khóc và bụt hiện lên hỏi, Tấm kể lại câu chuyện ông bụt bảo Tấm tìm lấy xương xon bống và chôn trong bếp để khi có việc, Tấm tìm thấy xương xon gà đang bới, Tấm nhặt vào cái lọ và chôn vào bếp. Trong đợt mở hội Tấm đã dùng nó để làm quần áo mới và có những đôi dầy, đi bắt tép thì Tấm bị Cám lừa và bị chút hết tép, Cám đã dùng những lời nói sáo rỗng để lừa Tấm, ” đầu chị lấm chị gội cho sâu kẻo về mẹ mắng” nghe lời Cám Tấm xuống gội đầu ở trên Cám chút hết tép của Tấm.
Còn nhiều những hành động khác của Cám đã thể hiện được một con người xảo trá, ghê tởm tới mức nào, trong câu chuyện đi hội, Tấm đánh rơi chiếc giầy, nhà vua tìm người đeo vừa chiếc giầy đó, thì mẹ con nhà Cám cũng đi thử và chúng đã có rất nhiều những hành động xấu đối với Tấm, có nhiều những tình tiết và lời nói của nhân vật này đã thể hiện được điều đó, những câu chuyện thể hiện được tình huống đó là những lời giễu cợt của mẹ con nhà Cám, chúng đã dùng những lời nói xấu xa để nói về Tấm, nhưng khi Tấm đeo vừa thì chúng lại dùng những lời ngon ngọt để nói với Tấm, Tấm được nhà vua lấy và đưa vào cung nhưng mẹ con nhà Cám vẫn vô cùng ghen ghét Tấm, chúng dùng đủ mọi cách để hại Tấm, trong một đợt về ăn giỗ cha, mẹ con Cám bảo Tấm lên cây cau vặt cau về để giỗ bố, khi chèo lên cây vặt thì mẹ con nhà Cám ở dưới chặt gãy cây và Tấm đã lộn cỗ xuống gao và chết, tất cả những hành động đó đã thể hiện được những bộ mặt xấu xa đê tiện của mẹ con nhà Cám, những hành động đó vô cùng xấu xa và hành động như những kẻ mất nhân tính, chúng đã hành động như những người không có chút nhân tính nào.
Khi Tấm chết Tấm biến thành con chim vàng anh, và khung cửi sau đó hóa thân thành những đồ vật để quay lại bên nhà vua, cái chết của Tấm làm nhà vua vô cùng đau đớn, Tấm chết để lại nhiều những đau đớn và luyến tiếc, và những điều đó làm cho mẹ con Cám càng ghen ghét và căm thù hơn nhiều, những biến hóa của Tấm trong câu chuyện đã để lại nhiều day dứt trong lòng người đọc những lần hóa thân đó đều bị mẹ con nhà Cám hại và có những hành động xấu xa, chúng đã hành động như những kẻ không còn chút nhân tính của con người. Và lần hóa thân cuối cùng của Tấm đó là thành quả thị vào nhà một bà lão, Tấm làm tất cả những điều đó giúp bà lão, những việc nhà Tấm đều phụ giúp hết và những điều đó đã để lại cho người đọc những suy nghĩa sâu sắc và nó đã giúp cho nhân vật này nhiều những lần hóa thân để rồi ngộ ra một chân lý.
Nhân vật Tấm trong câu chuyện phải chịu đựng rất nhiều những đau đớn và những hành động hiền lành tốt bụng của Tấm đã để cho bà lão nghi ngờ khi bà về nhà cửa tinh tươm cơm nước đã chuẩn bị chu đáo, bà ngạc nhiên và bà đã định xem ai thì bà đi thì có một cô gái bước ra từ quả thị, và từ đó hai người sống với nhau, khi nhà vua có đợt đi tuần cha và đi qua đây, thấy trầu tiêm cánh phượng đẹp đã hỏi lả ai, nhà vua thấy giống như cánh phượng của Tấm tiêm ngày trước những hành động đó đã thể hiện được những sự quan tâm đặc biệt sâu sắc trong trái tim của Tấm, nhà vua đã gặp lại Tấm và hai người quay trở lại cung, Tấm ngày càng trở nên sinh đẹp, ghen ghét trước nhan sắc của Tấm Cám đã hỏi và lần này Tấm đã trả thù vì những hành động xấu xa của hai mẹ con này.
Khi Cám hỏi Tấm nói đun nước sôi, Cám nghe theo Tấm và đun nước sôi dội vào người cho trắng khi dội xong Cám chết cứng vì bị bỏng, đau đớn trước cái chết của Cám, mẹ Cám cũng chết theo, cái chế của hai người này như một lần giải thoát cho những lần Tấm bị bọn chúng hãm hại. Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Mẹ con Cám cuối cùng cũng bị trừng phạt và đó là cái kết có hậu khi người tốt cuối cùng cũng quay trở lại với nhau, người xấu cuối cùng cũng bị trừng phạt.
Kết luận: Câu chuyện Tấm Cám đã thể hiện được sự quan tâm sâu sắc của người đọc, câu truyện thể hiện mơ ước cái thiện thắng cái ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam xưa. Cái kết cuối cùng của câu chuyện đó là cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, cái ác bị trừng trị và nó đã trở nên là những bài học dăn đe cho rất nhiều thế hệ hôm nay và mai sau. Chúng ta cần phải quan tâm và có những điều đáng nhớ và những điều đó đã thể hiện được sự quan tâm và những ảnh hưởng đặc biệt trong cuộc sống của chúng ta. truyện đều thể hiện mơ ước thiện thắng ác và mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động Việt Nam xưa.
Điều Khác Biệt Trong Truyện Cổ Tích Của Andersen
Truyện cổ tích của Andersen từng bị giới phê bình cho là thiếu chuẩn mực, không có tính giáo dục với thiếu nhi. Tuy vậy, độc giả lại say mê các câu chuyện mà Andersen viết.
Tôi còn nhớ thuở học tiểu học, tôi được bố mua cho hai tập Truyện cổ Andersen, rất dày và giấy đen xì. Tôi nằm bò trên giường, lấy một cái gối nhỏ kê tay, hướng ra khung cửa sổ có đồng lúa xanh phía bên ngoài và mê mải đọc, có khi mải đọc làm cháy cả nồi cơm.
Nàng Li dơ và bầy chim thiên nga, nàng tiên cá, nữ thần băng giá, những mụ phù thủy… trong thế giới truyện cổ của Andersen đã làm cho tuổi thơ thiếu thốn sách vở của tôi thêm nhiều màu sắc. Đã mấy chục năm qua, tôi vẫn nhớ rõ những câu chuyện đó trong đầu.
Khi nhà văn là “kho báu quốc gia”
Nhã Nam vừa phát hành bộ Truyện cổ Andersen toàn tập, in bìa cứng rất đẹp. Nhưng trước Nhã Nam cũng đã có nhiều đơn vị khác xuất bản rồi, như Kim Đồng, Đông A, Liên Việt, Đinh Tị. Nghĩa là trên thị trường xuất bản hiện nay có nhiều bộ Andersen lưu hành. Điều đó có nghĩa rằng Truyện cổ Andersen vẫn được trẻ em yêu mến và chưa bao giờ mất đi giá trị của nó.
Hans Christian Andersen là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch. Ông sinh năm 1805, mất năm 1875, tác giả của nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ, và đặc biệt là những câu chuyện cổ tích được yêu mến trên toàn thế giới.
Anderen sinh ra trong gia đình nghèo, bố là thợ giày, chỉ học hết tiểu học, mẹ là thợ giặt, mù chữ. Bố của ông thích đọc và những cuốn sách trong nhà đã nuôi dưỡng tình yêu văn chương cho con trai. Năm Andersen 11 tuổi, cha mất, mẹ tái giá, Andersen được gửi vào một trường học cho trẻ em nghèo.
Từ đây, ông bắt đầu phải tự nuôi thân. Ông làm thợ học việc cho một người thợ dệt, rồi thợ may. 14 tuổi, Andersen tới thủ đô Copenhagen kiếm việc. Ông muốn trở thành một ca sĩ, bởi sở hữu chất giọng cao vút hiếm thấy. Ông được nhận vào Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch nhưng đến tuổi vỡ giọng thì giấc mơ âm nhạc đành phải dừng lại, bởi giọng hát không còn như trước. Từ đây, Andersen tập trung việc viết.
Mới đây, năm 2012, người ta tìm thấy một tác phẩm cũng được cho là đầu tay của Andersen có tên Cây nến quý báu, viết trong giai đoạn 1819-1825, khoảng giữa thập niên 1820. Năm 24 tuổi, ông bắt đầu nổi tiếng với các truyện ngắn và thơ.
Từ năm 1835, tức năm 30 tuổi, Andersen bắt đầu viết các câu chuyện cổ tích, một thể loại mới trong sự nghiệp viết của ông. Tuy nhiên, những câu chuyện ban đầu không được giới phê bình đón nhận. Họ không thích phong cách của ông mà họ cho là thiếu chuẩn mực, thậm chí vô đạo đức, vì bấy giờ quan niệm văn học cho trẻ con là để giáo dục chứ không phải để giải trí.
Gặp sự phê bình khắc nghiệt nhưng Andersen không dừng lại và vẫn xuất bản tiếp. Tuy giới phê bình không ca ngợi, độc giả cả người lớn và trẻ em đều thích mê các câu chuyện ông viết. Tác phẩm của ông được đón nhận trong nước, khắp châu Âu và thế giới, khiến Andersen được hưởng vinh quang của nghề viết ngay khi còn sống mà không phải nhà văn nào cũng có được.
Andersen mất năm 1875, chính phủ Đan Mạch tôn vinh ông là “kho báu quốc gia”. Từ năm 1956, Tổ chức quốc tế về sách cho người trẻ IBBY đã thành lập Giải Hans Christian Andersen. Đây được coi là giải thưởng cao nhất dành cho văn học thiếu nhi, thậm chí còn được gọi là giải Nobel cho văn học thiếu nhi. Năm 1967, Tổ chức quốc tế về sách cho người trẻ IBBY đã chọn ngày 2/4 hàng năm – ngày sinh của Andersen – là Ngày Sách Thiếu nhi Quốc tế.
Muôn kiểu viết truyện cổ tích
Cổ tích là sáng tác dân gian, được truyền miệng hoặc ghi chép, có từ rất lâu đời. Đây là truyện hư cấu và có yếu tố thần kỳ. Truyện cổ tích thường mang trong nó một bài học đạo đức nào đấy, răn dạy con người ta sống lương thiện, tử tế, kết thúc câu chuyện thường có hậu, nghĩa là cái ác bị tiêu diệt và người tốt được đền bù và có cuộc sống viên mãn.
Nhưng có nhiều nhà văn cũng viết truyện cổ tích dựa trên một vài đặc trưng của thế loại này. Chúng ta có thể kể đến một vài nhà văn viết cổ tích nổi tiếng như. Charles Perrault người Pháp thế kỷ 17, các truyện nổi tiếng là Người đẹp ngủ trong rừng, Cinderella – Lọ Lem, Cô bé quàng khăn đỏ – kể lại một cách văn chương câu chuyện có từ trong dân gian. Còn có Joseph Jacobs người Australia thế kỷ 19, nổi tiếng với Ba chú heo con, Jack và cây đậu thần …
Ở châu Á, Nhật Bản có Yei Theodora Ozaki, nữ văn sĩ sinh năm 1870, viết bộ Truyện cổ tích Nhật Bản. Trung Quốc có một đại diện, một nhà văn đương thời nổi bật là Trịnh Uyên Khiết, sinh năm 1955, được coi là ông vua của truyện cổ tích hiện đại, và tác phẩm được in ở Việt Nam khá nhiều.
Ở Việt Nam, trước đây, chúng ta có những cuốn như Chuyện ngày xưa – Một trăm cổ tích của Tô Hoài viết lại các truyện cổ tích cũ. Hoặc Những ngọn gió Hua Tát của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, là những truyện mang sắc màu cổ tích rất đậm nét.
Nhưng trong những nhà văn viết truyện cổ tích thì Andersen là đại diện nổi bật. Ông có khối lượng sáng tác bề thế, ít viết lại các câu chuyện dân gian mà viết mới, và lấy cảm hứng từ cả văn học dân gian lẫn đời sống đương thời. Truyện của Andersen rất giàu chất thơ, nhạc, nhưng lại không kém phần duyên dáng, hài hước, giễu nhại. Các nhân vật của ông không giản đơn một chiều như thường thấy trong cổ tích dân gian mà sinh động, đa chiều hơn, người hơn.
Các câu chuyện phiêu lưu ly kỳ thì thực sự ly kỳ, với nhiều tình tiết bất ngờ đầy hồi hộp. Phần kết thúc trong các truyện cổ tích của ông không nhất thiết lúc nào cũng là có hậu, tức là cái thiện thắng cái ác thua, hoặc là phải hiểu sự có hậu đó ở một tầng bậc tinh tế sâu sắc hơn. Đấy là những lý do vì sao mà truyện của Andersen người lớn và trẻ con đều đọc được và thấy thú vị.
Nguồn: https://zingnews.vn/dieu-khac-biet-trong-truyen-co-tich-cua-andersen-post1169801.html
Học Toán Qua Truyện Cổ Tích
Giới thiệu sách Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế – Tác giả Lê Anh Vinh
Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế
Học toán qua truyện cổ tích là bộ sách do PGS, TS. Lê Anh Vinh và đồng sự cùng ấp ủ và dày công biên soạn. Đây là bộ sách đầu tiên được kết hợp giữa yếu tố văn học dân gian và toán học hiện đại. Với sứ mệnh mang đến cộng đồng những cuốn sách hay, Công ty Cổ phần Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu đến quý độc giả cuốn sách “Học toán qua truyện cổ tích: Cây Khế”. Với cuốn sách này, trẻ không chỉ học được những bài học lớn về cuộc sống mà còn tiếp cận với những mảng màu thú vị của toán học.
Cây Khế là sản phẩm nằm trong bộ sản phẩm Học toán qua truyện cổ tích. Đó là câu chuyện kể về hai anh em mồ côi cha mẹ và có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau. Người anh thì tham lam, ích kỷ, chỉ nghĩ cho lợi ích của bản thân. Người em trái lại chăm chỉ, nhân hậu, được chim thần trả công sau khi ăn khế đã trở nên giàu có và chia sẻ với người nghèo. Người anh thấy thế bèn nổi lòng tham, sau đó đã phải trả giá đắt vì sự tham lam vô độ của mình. Câu chuyện Cây Khế đã đem lại những bài học sâu sắc về triết lý ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Cuốn sách cũng bồi dưỡng cho trẻ về giá trị văn hóa truyền thống, giá trị văn học của dân tộc.
1. Thông tin chi tiết
Tên sách: Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế
Mã hàng 8936037799940
Tên Nhà Cung Cấp Thái Hà
Tác giả: Lê Anh Vinh
NXB: NXB Thế Giới
Trọng lượng: (gr) 80
Kích Thước Bao Bì: 20 x 20
Số trang: 33
Hình thức: Bìa Mềm
2. Đánh giá Sách Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế
1 Sách hay và bổ ích.
3 Chất lượng sản phẩm tuyệt vời. Thời gian giao hàng nhanh chóng.
4 Sách như hình. Giấy dày, chữ in tớ rất thích hợp cho các bé vừa đọc truyện vừa giải toán.
5 Sản phẩm tuyệt vời. Đóng gói cẩn thận. Sách đẹp và mới. Hài lòng.
Review sách Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế
“Học toán qua truyện cổ tích: Cây Khế” được PGS. TS Lê Anh Vinh và đồng sự khéo léo lồng ghép các bài toán, tạo nên những thử thách vô cùng thú vị. Mỗi nhân vật, chi tiết trong câu chuyện đều trở thành chất liệu để phát triển thành những bài toán hấp dẫn. Những dạng toán được tăng dần theo cấp độ, từ những bài đơn giản nhất là nhận biết hình ảnh, đếm số cho đến những bài toán đòi hỏi suy luận và phương pháp toán học phức tạp hơn, giúp trẻ làm quen và củng cố những kỹ năng quan trọng:
Nhận biết hình ảnh, màu sắc và đếm số
Làm quen với các phép toán, học cách làm quen với các con số.
Củng cố kỹ năng suy luận
Học cách tính toán thời gian
Tìm đường trong mê cung …
Mua sách Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế ở đâu?
Giá trên thị trường cuốn “Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế” khoảng 35.000đ đến 38.000đ. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo sách trên các trang thương mại điện tử như: Shopee, Newshop, Fahasa, Tiki…
1 Giá khuyến mãi ưu tiên số 1 “Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế Tiki”
2 Giá khuyến mãi ưu tiên số 2 “Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế Shopee”
3 Giá khuyến mãi ưu tiên số 3 “Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế Fahasa”
Đọc sách Học Toán Qua Truyện Cổ Tích – Cây Khế ebook pdf
(Trong nhiều trường hợp vướng mắc về bản quyền hoặc mới xuất bản nên một số link sách sẽ không được cung cấp. Hoặc số lượng fan xin sách quá nhiều Sach86 không thể gửi kịp trong thời gian 15 ngày nên rất mong mọi người thông cảm).
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG: Từ ngày 25/03/2021 Sách 86 tạm thời ngừng cung cấp các bản [Ebook, Pdf] với lý do vướng mắc về bản quyền. Tính năng tải sách sẽ được mở lại khi có thông báo mới. MỘT SỐ SÁCH VẪN ĐƯỢC TẢI
Bạn đang xem bài viết Đôi Điều Chia Sẻ Khi Dạy Và Học Truyện Cổ Tích trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!