Cập nhật thông tin chi tiết về Em Hãy Trình Bày Suy Nghĩ Của Mình Về Việc Cho Và Nhận Thông Qua Câu Chuyện Cười “Cứu Người Chết Đuối” mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đề bài: Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc cho và nhận: Cứu người chết đuối
Hướng dẫn
Mở bài: Giới thiệu về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”
Trong cuộc sống của con người sẽ xảy đến rất nhiều những biến cố, những điều không may khiến cho con người cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là ngã gục, những lúc như vậy chúng ta rất cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh, đó có thể là sự giúp đỡ về vật chất, đôi khi cũng chỉ là một lời động viên thăm hỏi cũng khiến cho chúng ta có thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống. Nhắc đến việc giúp đỡ, ta có thể bàn luận thêm về vấn đề cho và nhận, ta nên hiểu như thế nào, ứng xử ra sao trước việc cho đi và nhận lại.
Thân bài: Trình bày suy nghĩ của mình về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”
Nói về việc “cho” và “nhận” trong cuộc sống cũng đã có rất nhiều câu truyện thể hiện bằng những nội dung, hình thức đặc biệt. Một trong số đó có thể kể đến, đó chính là câu chuyện “Cứu người chết đuối”. Câu chuyện có nội dung như sau: Ngày xưa có một anh chàng nhà giàu nhưng tính tình keo kẹt, chi li, một hôm anh ta đi trên một chuyến đò không may trượt chân mà ngã xuống nước. Thấy vậy, người lái đò vội đưa tay cho anh ta và nói:
“Đưa tay cho tôi”, tuy nghe thấy nhưng chàng trai hà tiện kiên quyết không chịu đưa tay lên. Thấy vậy người lái đò lấy làm lạ lắm, lúc chưa biết phải làm sao thì có một người đàn ông quen biết chàng trai hà tiện kia, anh ta vội vã đưa tay và nói:
“Nắm lấy tay tôi”, chấp chới giữa dòng nước, nghe được từ nắm lấy thì anh ta vội vàng đưa tay lên và được kéo lên bờ. Người lái đò nói ra những thắc mắc của mình thì được người đàn ông đáp lại rằng, chàng trai hà tiện kia vốn không muốn đưa cái gì của mình cho ai, bởi vậy mà khi người lái đò đề nghị thì sống chết anh ta cũng không chịu đưa. Còn người đàn ông vì đã quá hiểu tính tình kẹt xỉn, hà tiện nên mới nói nắm lấy tay tôi. Khi được đề nghị nắm lấy tức là được nhận, xác định mình không bị mất cái gì thì anh ta mới yên tâm nhận sự giúp đỡ.
Câu chuyện cười phê phán thói hà tiện một cách thái quá của chàng trai, dù đang chơi vơi giữa dòng nước nhưng chỉ vì sợ mất đi thứ gì đó của mình thì anh dù chấp nhận cái chết chứ không chịu đưa. Câu chuyện phê phán thói hà tiện, ham vật chất một cách nực cười, nó khiến cho con người trở nên tính toán, thực dụng, từ một lời đề nghị giúp đỡ đầy chân thành, nhưng vào tai của một người hà tiện thì nó lại trở thành một cuộc giao dịch gây bất lợi cho anh ta.
Sự mù quáng của anh chàng đã gây tiếng cười cho câu chuyện. Cái hay của các truyện cười, đó chính là sau những tiếng cười là một bài học triết lí cần phải suy ngẫm, đó là cho đi và nhận lại. Con người chúng ta đôi khi cũng bị trăn trở bởi những lợi ích, đắn đo, tính toán khi cho đi và dự đoán những thứ được nhận lại nếu như đồng ý làm một điều gì đó cho người khác. Về bản chất, việc ham những thứ vật chất, sống thực dụng là không xấu, bởi nó là một trong những nhu cầu chính đáng của con người, nhưng khi nó biểu hiện ra bên ngoài một cách thái quá thì cần phải phê phán.
Cho đi và nhận lại là hai phạm trù chỉ thái độ và hành động của con người. “Cho đi” là hành động ta cho đi một thứ gì đó thuộc quyền sở hữu của chúng ta cho người khác. Hiểu một cách rộng hơn, cho đi còn là những hành động giúp đỡ, chia sẻ cho người khác, đây có thể là những hành động mang ý nghĩa tinh thần. Khi biết cho đi là khi ta có tấm lòng rộng lượng, có tình thương đối với những người xung quanh ta. Và điều kiện để ta có thể cho đi, đó chính là ta phải có vốn vật chất, tinh thần hơn người cần chúng ta giúp đỡ.
Chẳng hạn, ta giúp đỡ những người nghèo khó vùng sâu vùng xa bằng cách quyên góp những đồ dùng, vật dụng cũ không dùng đến nữa. Vậy điều khiến cho chúng ta quyết định quyên góp, trước hết phải xuất phát từ tấm lòng yêu thương, cảm thông với những người có cuộc sống khó khăn hơn mình. Và một điều kiện nữa, đó chính là ta có thứ để cho đi, ta không thể cho đi nếu như chính bản thân của mình cũng không có.
“Cho đi” chỉ thực sự giá trị khi nó xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện của ta, bởi nếu như ta cho đi mà không xuất phát từ sự tự nguyện thì nó lại mang nghĩa cưỡng ép, hành động giúp đỡ cũng trở thành sự thương hại, bố thí đối với những người cần giúp đỡ. Điều mà những người cần giúp đỡ ở đây là những tấm lòng chân thành, tự nguyện, mọi sự cưỡng ép đều mang lại hiệu quả trái ngược, họ sẽ thêm tổn thương và mặc cảm về mình, thành thử sự giúp đỡ lại là làm cho họ đáng thương hơn.
“Nhận lại” là sự đón nhận một thứ gì đó mà người khác mang lại cho mình. Nhận lại tức là trước đó ta đã mang thứ thuộc sở hữu của mình cho người khác, nhận lại ở đây là sự hoàn lại, là sự báo đáp của người được nhận trước đó cho người từng cho đi, là chúng ta. Ta cũng có thể hiểu từ nhận lại ở đây với nhiều hàm nghĩa khác nhau. Đó chính là thành quả mà chúng ta xứng đáng nhận lại sau khi đã nhiệt tình giúp đỡ một ai đó trong quá khứ, điều này đúng với câu nói “Ở hiền thì gặp lành”.
Tuy nhiên, nhận lại ở đây sẽ mang ý nghĩa thực dụng nếu người nhận đã từng giúp đỡ người trả trong quá khứ với mục đích vụ lợi chứ không phải xuất phát từ tấm lòng chân thành, tự nguyện. Tùy từng hoàn cảnh khác nhau mà “nhận lại” mang những ý nghĩa khác nhau. Giữa cho đi và nhận lại có mối quan hệ bổ sung cho nhau, đó có thể là quan hệ nhân quả, học cách cho đi ắt sẽ nhận lại những sự giúp đỡ từ người đó. Tuy nhiên, sự nhận lại này không phải nhanh chóng, tức thời mà nó có thể xảy đến bất kì lúc nào.
Cho đi và nhận lại cũng có thể là quan hệ lợi dụng, cho đi để nhận lại, cho đi vì muốn nhận lại những điều mà mình mong muốn. Chẳng hạn, một người không có tài đức nhưng muốn thăng tiến nhanh trên đường công danh đã dùng tiền bạc và những lời ngon ngọt để dụ dỗ, mua chuộc cấp trên, mong có được một chức vụ mà mình mong muốn. Người cấp trên vì ham tiền bạc, vật chất mà đáp ứng lời đề nghị của người “cho”. Bởi vậy mà sự cho đi ở đây chính là sự thực dụng, lợi dụng lẫn nhau. Cho đi và nhận lại ở đây mang tính chất của một cuộc trao đổi không hơn.
Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn, hãy mở rộng tấm lòng để giúp đỡ họ, dù không giúp được gì nhiều thì cũng hãy cho đi một cách chân thành, tự nguyện. Bởi những hành động nhỏ ấy cũng đã tiếp thêm sức mạnh để họ vươn lên trong cuộc sống. Khi ta giúp đỡ người khác thì ắt sẽ có người giúp đỡ chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn, đây là quy luật của nhân quả, vì vậy hãy cho đi một cách chân thành, cho đi mà không cần nhận lại như trong những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu:
“Nếu là con chim chiếc lá
Chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là để cho đây chỉ nhận riêng mình”
Kết bài: Bài văn trình bày suy nghĩ của mình về việc cho và nhận thông qua câu chuyện cười “Cứu người chết đuối”
Cuộc sống của con người sẽ trở nên tốt đẹp hơn khi con người trong xã hội biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Sự giúp đỡ sẽ tạo ra sợi dây liên kết giữa con người với con người. Nếu ta chân thành giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại tấm lòng yêu thương của người giúp đỡ, và một lúc nào đấy ta gặp khó khăn thì họ cũng sẵn sàng giúp đỡ lại.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
CHO VÀ NHẬN
CHO VA NHAN
CHO ĐI
NHẬN LẠI
CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI
Câu Chuyện Cứu Người Chết Đuối. Anh (Chị) Suy Nghĩ Gì Về Ý Nghĩa Được Gợi Ra Từ Câu Chuyện Trên?
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I. Hướng dẫn chung
Đây là câu nghị luận xã hội, yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ từ câu chuyện Cứu người chết đuối.
– Trước hết học sinh phải hiểu đúng ý nghĩa câu chuyện, từ đó bàn luận về việc “cho” và “nhận”, “hưởng thụ” và “cống hiến” trong cuộc sống, đồng thời nêu được bài học cho bản thân.
II. Hướng dẫn cụ thể
1. Giải thích
– Truyện cười dân gian rất thú vị, đằng sau tiếng cười là những bài học sâu sắc về lẽ sống. Câu chuyện một người sắp chết đuôi, cơ hội được sống rất ít nhưng lại từ chối đưa tay ra cho người khác nắm lấy để cứu vì vẫn không từ bỏ thói quen chỉ nhận (“cầm lấy”) chứ không quen cho (“đưa… cho”) người khác, khiến ta suy nghĩ về “cho” và “nhận” (hưởng thụ và cống hiến) trong cuộc sống.
2. Bàn luận
– “Cho” (cống hiến) và “nhận” (hưởng thụ) xứng đáng được ngợi ca với tinh thần sống vì mọi người. Khi đó “cho” là hạnh phúc.
– Chỉ biết “nhận” (hưởng thụ) mà không muôn “cho” (công hiến) là đáng phê phán.
– Khi đã công hiến, đã “cho” đi thì ta có quyền hưởng thụ xứng đáng với những gì ta đã nỗ lực hỉ sinh, vì đó là sự công bằng. Nhưng không “cho” (cống hiến) mà cứ “nhận” (hưởng thụ) hoặc chỉ “cho” (công hiến) mà không “nhận” (hưởng thụ) thì cũng đều là bất công, sẽ phải trả giá đắt.
– Trong cuộc sống, nếu chỉ “cho” (công hiến) mà không “nhận” (hưởng thụ) thì khó duy trì được lâu dài, không tạo ra động lực phấn đấu. Nhưng nếu như “cho” mà lại đòi hỏi đền đáp thì sự “cho” cũng mất đi giá trị đích thực.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Phải biết sống sẻ chia với bạn bè, đồng loại thì cuộc sống mới có ý nghĩa.
– Phải có sự hài hòa giữa “cho” (cống hiến) và “nhận” (hưởng thụ) thì cuộc sống mới trọn vẹn.
Viết Bài Văn Nghị Luận Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Ý Nghĩa Câu Chuyện: Nhớ Và Quên
Home ” Lớp 9 ” Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện: Nhớ và quên
Nhớ và quên
Một người hỏi nhà hiền triết:
-Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? Nhà hiền triết đáp: -Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới, NXB thanh niên) Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên. DÀN Ý
Mở bài: Giới thiệu vấn đề: Ghi nhớ những gì người khác đã làm cho mình. Còn những gì mình làm cho người khác nên quên đi. Trích dẫn lại đoạn truyện trên để làm đi đến thân bài; phân tích vấn đề
Thân bài:
-Con người trong cuộc sống thường ngày thường gặp nhiều chuyện vui vì được người khác giúp đỡ cũng có mà buồn vì đi làm trễ cũng có.
– Những lần được người khác giúp, ai trong chúng ta cũng cảm thấy vui, ng cảm ơn nhưng có những ng chẳng nói câu nào mà lẳng lặng bỏ đi trước sự giúp đỡ của người khác, điều đó là không nên thể hiện sự bất lịch sự
– Những điều mình đã giúp đỡ không nên ghi sâu trong lòng, nó chỉ khiến cho bản thân mỗi người trở nên ích kỉ hơn thôi, nếu một ng chỉ nghĩ đến việc mình giúp đỡ cho người khác thì họ chỉ mong nhận lại được gì từ người kia, nếu người kia không giúp đỡ hoặc cho họ cái gì họ lại ghét.
– Đời người có bao nhiêu lần được giúp đỡ cho một ai đó đâu. Sống hôm nay nhưng chẳng biết ngày mai thế nào, vậy thì hãy giúp đỡ những người gặp khó khăn hơn mình để họ phần nào sống tốt hơn. Những điều mình giúp đỡ chính là đem lại niềm vui cho bản thân, còn mong chờ điều gì nữa.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, trích dẫn lại đoạn truyện và nêu ra bài học từ bạn.
Qua 4 Văn Bản: Trong Lòng Mẹ, Lão Hạc, Cô Bé Bán Diêm, Chiếc Lá Cuối Cùng Đã Gợi Cho Em Những Suy Nghĩ Gì Về Sự Thông Cảm, Tình Yêu Thương Đối Với Những Người Nghèo Khổ. Hãy Viết Đoạn Văn Trình Bày Suy Nghĩ Của Em
Home ” Lớp 8 ” Qua 4 văn bản: Trong lòng mẹ, Lão Hạc, cô bé bán diêm, chiếc lá cuối cùng đã gợi cho em những suy nghĩ gì về sự thông cảm, tình yêu thương đối với những người nghèo khổ. Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em
Bài tham khảo 1
Tình yêu thương là sự cho đi và cho đi tới khi cho đi tiếp nữa.Bởi đó là điều miễn phí mà con người cho nhau.Đó là sự thương cảm thầm kín hay bộc trực trước bạn và cho bạn một thứ cảm xúc co đọng và quý mến. Cụ henri cho ta tình thương của một người sắp ra đi, cô bé bán diêm gợi cho ta lòng xót đối với những đúa trẻ bất hạnh đáng thương như muốn nói với chúng ta rằng họ cần yêu thương cần quan tâm và cần thấu hiểu .giá trị của tình yêu sẽ giúp những con người bất hạnh ấy vượt qua khó khăn và có niềm tin trong cuộc sống. Trong câu chuyện: ”cô bé bán diêm” nỗi buồn tủi cũng sự cô đơn với hoàn cảnh éo lẽ khắc nghiệt đã dẫn họ đi đến những nới tốt đẹp và hạnh phúc hơn là sự chết nhưng cái chết ấy rất đẹp và an nhàn. Cô bé ra đi trên khuôn mặt tươi sáng với đôi môi mỉm cười trong hạnh phúc hay sự hi sinh của cụ bơ mơn là chìa khóa thay đổi cuộc sống của một ai đó nghiêng đậm trên một kiệt tác hoàn hảo , một vật vô tri vô giác nhưng chứa đựng một tình cảm sống. Quy ý nghia của chiếc lá đó cô như thoát khỏi màn đêm trong những mỡ hỗn độn tối đen và nở ra tia sáng làm con người ta tìm thấy kì diệu của cuộc sống, đó là sự thiêng liêng của cuộc sống và có vô cơ hội đang chờ đón bn.hãy nói với mỗi chúng ta răng con người cần yêu thương và con người xứng đáng với tình yêu thương đó
Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương, sự cảm thông có ý nghĩa vô cũng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Lòng yêu thương không phân biệt màu da, ngôn ngữ, khoảng cách giàu nghèo sẽ tạo điều kiện làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Qua tác phẩm “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh phần nào phản ánh được tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Ta vẫn còn nhớ mãi hình ảnh người mẹ nhân hậu, âu yếm đưa con đến trường “cho ta thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của người con và tình yêu thương con hết mực của người mẹ.Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng cho hay hoàn cảnh đáng thương của gia đình bé Hồng những xen lẫn trong đó là niềm khao khát cháy bỏng, dữ dội của tình mẫu tử. Cũng gần như vậy, tình phụ tử thiêng liêng của lão Hạc trong tác phẩm cùng tên cũng được thể hiện rõ. Nam Cao đã nhìn thấu rõ trái tim nồng ấm mà lão Hạc dành tặng cho con, hi sinh vì con để giữ đạo làm cha. Rồi nói đến tình cảm vợ chồng chị Dậu, chị luôn ân cần, chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng trước bọn quan lại gian trá. Hình tượng người phụ nữ đẹp đẽ đã được thể hiện qua ngòi bút của Ngô Tất Tố. Tóm lại, văn học đã làm nên một thứ tình cảm thiêng liêng qua nét vẽ tài tình của các nhà văn. Và đối với những con người bình thường qua ngòi bút đầy sắc sảo mà mượt mà đó biến họ thành những người bình thường về vật chất nhưng giàu có về tình cảm. Họ có những trái tim chứa đầy tình thương và khát khao sống mãnh liệt.
Bạn đang xem bài viết Em Hãy Trình Bày Suy Nghĩ Của Mình Về Việc Cho Và Nhận Thông Qua Câu Chuyện Cười “Cứu Người Chết Đuối” trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!