Cập nhật thông tin chi tiết về Gã Khổng Lồ Và Người Thợ May mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gã khổng lồ và người thợ may
Câu chuyện
Truyện cổ Grimm
Grimm
8.4
/
10
–
39
phiếu
Gã khổng lồ và người thợ may
Có một anh thợ may nổi tiếng khắp vùng về nói khoác và về tính khất lần mỗi khi mắc nợ. Một hôm anh ta nảy ra ý định đi dạo một chút để ngắm cảnh trời đất. Anh vội vã rời cửa hàng. “Mình đi đường mình Qua cầu lớn nhỏ Thoắt đó, thoắt đây Đi hoài, đi mãi.” Ra khỏi nhà được một đoạn, anh thấy ở tít xa trong đám sương lam có một ngọn núi cao, vách núi dựng đứng. Sau núi là một ngọn tháp vươn lên từ khu rừng già âm u, tháp vươn sát tận trời mây. Anh thợ may reo: – Trời ơi, sao cảnh vật lại hùng vĩ kỳ lạ như vậy! Tính tò mò nổi lên, anh thợ may cứ thể thẳng tiến về phía núi. Khi tới gần, anh ta há hốc mồm, trợn tròn mắt. Cái tháp ấy lại có chân, chỉ nhún mình một cái nó đã nhảy qua một ngọn núi cao vách dựng đứng kia. Và trước mặt anh thợ may giờ đây là một người khổng lồ lực lưỡng, giọng nói vang như sấm đánh từ tứ phía: – Thằng oắt nhỏ xíu bằng cái chân ruồi kia, mày làm gì ở đây hở? Anh thợ may lúng búng trong miệng. – Tôi tính dòm quanh xem liệu có kiếm được mẩu bánh nào ở trong rừng không. – Nếu mày cũng rảnh rỗi như vậy thì mày có thể theo hầu tao được rồi đó. – Nếu không tránh được thì sao lại không làm? Nhưng công xá tôi nhận được có khá không? Gã khổng lồ bảo: – Công xá mày nhận được có khá không hở? Hãy lắng nghe ta nói: Một năm có ba trăm sáu lăm ngày, nếu đó là năm nhuận thì tính thêm một ngày nữa vào đó, tao sẽ trả công mày đầy đủ không sót một ngày. Như thế mày đã thỏa mãn chưa? – Theo tôi, thế cũng được! Trả lời như vậy nhưng trong bụng anh thầm nghĩ: phải tùy cảnh ngộ mà liệu chiều. Tất nhiên phải tìm cách tẩu thoát càng sớm càng tốt. Rồi gã khổng lồ bảo anh thợ may: Anh chàng khoác lác còn hỏi vặn: – Tại sao không lấy luôn cả suối lẫn nguồn, thế có phải tốt hơn không nào? Mồm nói, nhưng anh bước luôn, tay xách bình đi lấy nước. Gã khổng lồ lẩm bẩm: – Nó nói cái gì? Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không à? Gã khổng lồ vốn vụng về, ngốc nghếch, tay chống cằm, gã bắt đầu thấy lo: – Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ! Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu. Anh thợ may vừa mới lấy nước về thì gã khổng lồ lại sai anh vào rừng đốn mấy khúc gỗ lớn mang về làm củi. Nhưng trước khi đi đốn gỗ, anh còn hỏi vặn: Chặt cả cánh rừng? Chặt từng khu một? Chặt tuốt lớn nhỏ? Không kể thẳng cong? Gã khổng lồ vốn cả tin, nghe vậy, mồm hắn lẩm bẩm, dáng lo sợ: Chặt cả cánh rừng? Chặt từng khu một? Chặt tuốt lớn nhỏ? Không kể thẳng cong? Và: – Lấy luôn cả suối lẫn nguồn có hơn không? Thằng này cũng đáng sợ đây! Người nó có chất nhân sâm. Phải coi chừng đó, lão già Hanxơ. Loại người như vậy không thể dùng làm người ở cho mình được đâu. Anh thợ may vừa mới mang củi về tới nhà thì gã khổng lồ lại sai ngay anh vào rừng bắn lấy hai hay ba con heo rừng về làm bữa ăn chiều. Anh chàng khoác lác kênh kiệu kia lại hỏi: Chỉ nã một phát Chết cả ngàn con Thêm cả mày nữa Thế có hơn không? Gã khổng lồ nhát như thỏ đế kia lo sợ vội la: – Mày nói cái gì? Thôi! Thôi! Hôm nay làm như thế là đủ rồi, và giờ mày có thể đi ngủ được đấy. Gã khổng lồ vô cùng lo sợ, suốt đêm không tài nào chợp mắt được. Gã suy đi tính lại xem có cách nào tống khứ được cái thằng phù thủu lắm tà thuật, cái thằng oắt con đang theo hầu mình kia càng sớm càng tốt. Nghĩ mãi rồi cũng phải ra. Sáng sớm hôm sau, gã khổng lồ và anh thợ may đi dạo tới một khu đầm lầy, liễu mọc đầy quanh bờ đầm. Khi đó gã khổng lồ bảo: – Hãy nghe đây, chú thợ may. Chú thử leo lên một cành cây, rồi lấy sức đu uốn cành cây xuống sát mặt đất, tớ được xem như vậy chết cũng đã đời. Thoắt một cái, anh thợ may đã ngồi chót vót trên một cành cây cao, rồi nín hơn dún đu mình ở đầu cành cây làm cành cong xuống. Đến khi lực dún hết tác dụng, rồi do anh không bỏ bàn ủi vào túi cho nặng thêm, cành cây liền bật vút trở lại, anh bị văng tít lên không, không ai nhìn thấy bóng dáng anh nữa. Còn gã khổng lồ thì vui mừng vô hạn. Nếu anh chưa rơi xuống, chắc chắn anh vẫn còn đang bơi lơ lửng trong không trung.
* * * * *
Thợ Săn Và Yêu Quái Núi
Thợ săn và yêu quái núi
Ngày xưa, ở nơi nọ, có một người thợ săn. Một ngày kia, như thường lệ, ông lên núi săn thú nhưng chẳng săn được gì nên ông nhóm lửa sưởi ấm dưới một phiến đá to.
Thế rồi, một con yêu quái từ sâu trong núi xuất hiện. Đó là một gã đàn ông cao lớn, cái răng mẻ dài cỡ một cây đinh năm thốn, lòng bàn chân thì cứng chặt như cái mẹt tre, mỗi bước đi lại nện huỳnh huỵch lên mặt đất. Yêu quái đến bên đám lửa nói:
– Hãy cho ta sưởi ấm.
Rồi hơ người vào lửa và hỏi:
– Ngươi có mang theo bánh giầy chứ?
Người thợ săn vốn rất can đảm nên ung dung trả lời:
– Hôm nay ta không đem theo nhưng ngày mai ta sẽ mang đến. Yêu quái sưởi ấm thêm một lát nữa, đoạn bảo:
– Trời cũng khá tối rồi. Ta đi đây. Rồi bỏ về.
Ngày hôm sau, thay vì bánh giầy, người thợ săn mang theo một tảng đá to bằng cả hai ôm tay và nướng dưới phiến đá ngày hôm qua. Thế rồi, yêu quái tìm đến hỏi:
– Ồ, hôm nay ông lại đến à? Người thợ săn bảo:
– Ừm, hôm nay ta cũng làm việc và đang sưởi ấm đây. Ngươi vào đây xem nào.
Ông gọi yêu quái rồi cả hai cùng vừa sưởi ấm vừa nói chuyện. Rồi yêu quái đề nghị:
– Nào, ông và ta thử cùng la lên xem giọng ai to hơn?
– Được thôi! Ngươi hãy la trước đi, yêu quái.
Thế là yêu quái cất giọng la: “Oooooo…ồ!” nghe như tiếng chuông vỡ. Lập tức, cây cối xung quanh ngả nghiêng xô rạp. Yêu quái lấy làm đắc chí lắm, bèn nói:
– Thế nào? Giọng của ta to chứ? Người thợ săn đáp:
– Ừ, giọng ngươi rất to. Lần này đến lượt ta.
Rồi lắp đạn vào súng, nhắm vào lỗ tai của yêu quái và bắn đùng một phát. Đoạn, người thợ săn hỏi:
Thế nào? Giọng ta to chứ? Yêu quái đáp:
– Giọng ông quả là to thật! Nó xuyên từ tai này sang tai kia của ta đấy. Sau đó, yêu quái hỏi:
– Thế hôm nay ông có mang bánh giầy theo không?
– Có, ta có mang bánh giầy theo đây. Hãy mở miệng ra nào. Ta sẽ cho ngươi ăn.
Nói xong, người thợ săn tống tảng đá bằng cả hai ôm tay đã được nung đỏ vào trong miệng yêu quái đang há sẵn, còn đổ cả một đấu dầu lửa vào đó. Lập tức, yêu quái lộn ngược đầu ngã chúi xuống thung lũng.
Người thợ săn lần theo dấu của yêu quái. Ông trông thấy một hang động bằng đá và nghe tiếng yêu quái vợ:
– Đã sáng mắt ra chưa? Ta đã bảo đừng đi mà ngươi không nghe nên mới ra nông nỗi này đấy.
– Sao cơ? Chỉ lần này thôi. Hắn sẽ không có lần sau đâu. Tối mai, ta sẽ hóa thành nhện, theo đường móc lò nhà hắn vào trả thù.
Người thợ săn nghe yêu quái nói thế, nghĩ thầm: “Được lắm, tối mai ngươi cứ đến xem, ta sẽ cho ngươi biết tay.”
Rồi ông trở về túp lều trên núi của mình.
Tối hôm sau, người thợ săn đã dùng quạt và chổi đập rơi con nhện vào trong đám lửa.
Những Câu Nói Triết Lý Hay Dạy Làm Người Của Khổng Tử
Khổng Tử là nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông. Không chỉ có đóng góp những di sản to lớn cho nhân loại Khổng Tử còn để lại rất nhiều câu nói triết lý hay có giá trị muôn đời.
Những câu nói triết lý đó sẽ giúp bạn hiểu được rất nhiều đạo lý từ nhiều khía cạnh của cuộc sống, răn dạy chúng ta về cách sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế đáng để đọc và suy ngẫm.
Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.
Bất hiếu cha mẹ, thờ cúng vô ích.
Anh em không hòa, bạn bè vô ích.
Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.
Làm việc bất chính, đọc sách vô ích.
Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.
Làm trái lòng người, thông minh vô ích.
Tâm còn chưa thiện, phong thủy vô ích.
Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích.
Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.
Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.
Lỗi thật sự là có lỗi mà không sửa đổi chúng.
Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi với tất cả trái tim.
Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.
Mỗi khi cơn tức giận nổi lên, hãy suy nghĩ về kết quả.
Nếu ghét một người, tức là bạn đang thất bại trước người đó
Đừng bao giờ kết bạn với người không có gì tốt hơn mình.
Khi bạn yêu một điều gì đó có nghĩa là bạn muốn nó sống.
Sự im lặng là người bạn thật sự và không bao giờ phản bội.
Khả năng của con người sẽ không bao giờ bắt kịp được nhu cầu.
Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.
Nhìn vào những lợi thế nhỏ sẽ cản trở hoàn thành những việc lớn.
Mọi thứ đều có vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng nhìn thấy điều đó.
Người không có nhận thức sâu xa sẽ có ngày sẽ gặp phiền muộn, âu lo.
Giống như nước, một người khôn ngoan sẽ biết thích nghi với hoàn cảnh.
Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại.
Nếu họ khạc nhổ sau lưng bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang ở phía trước họ.
Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.
Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người.
Hãy tìm một ngọn nến nhỏ để thắp lên, đừng ngồi đó mà nguyền rủa bóng tối.
Học cho rộng, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.
Chỉ có sự khôn ngoan và ngu ngốc nhất của con người là không bao giờ thay đổi.
Một người không nghĩ và lập kế hoạch lâu dài sẽ gặp rắc rối ngay tại cửa nhà mình.
Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
Người có trí tuệ hành động trước khi nói, và sau đó, họ sẽ nói theo hành động của mình.
Chúng ta nên cảm nhận đau khổ, nhưng chúng ta không nên bị chìm dưới áp lực của nó.
Làm việc đừng mong dễ thành công. Vì nếu dễ thành công thì bản thân thường kiêu ngạo.
Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.
Người quân tử nghiêm khắc với mình kẻ tiểu nhân khắt khe với người
Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kiêu.
Không nhìn điều sai trái, không nghe điều xằng bậy, không nói điều sai, không làm điều càn quấy.
Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường.
Bản chất của kiến thức là, có nó và áp dụng nó. Không có nó, hãy thú nhận sự thiếu hiểu biết của bạn.
Hãy chọn công việc mà bạn yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời của mình.
Sự nghiệp chớ nên cầu mong không có chông gai, trắc trở vì không có chúng thì ý chí sẽ không kiên định.
Hãy đưa hướng dẫn cho những người tìm kiếm kiến thức sau khi họ đã phát hiện ra sự thiếu hiểu biết của mình.
Điều mình không thích thì đừng làm cho người khác. Đối với quê hương, gia đình nên tránh gây thù, chuốc oán.
Những gì người có địa vị cao tìm kiếm là ở bản thân mình; những gì người thấp bé tìm kiếm là ở những người khác.
Khi rõ ràng đó là những mục tiêu không thể đạt được, đừng điều chỉnh mục tiêu mà hãy điều chỉnh từng bước hành động.
Đá quý không thể được đánh bóng mà không có ma sát cũng như con người không thể tốt lên mà không trải qua rèn luyện.
Điều mà người quân tử suy nghĩ và lo âu chính là “đức hạnh”, điều mà kẻ tiểu nhân đăm chiêu lo nghĩ chính là bổng lộc, lợi ích.
Bằng ba phương pháp chúng ta có thể học sự khôn ngoan: Thứ nhất, bởi sự quán chiếu, đó là cao quý; Thứ hai, bằng cách bắt chước, đó là cách dễ nhất; Và thứ ba là bằng kinh nghiệm, đó là cách cay đắng nhất.
Có ba hạng bạn bè ích lợi và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưu chiều chuộng và gian sảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.
Nguồn: Sưu tầm
“May” Của Lê Quốc Hán: Lời Tự Thú
VHSG- PGS-TS Lê Quốc Hán vốn là một thầy giáo dạy toán. Song ông cũng là một nhà thơ giàu nhiệt huyết, nhiều suy tư, trăn trở trước con người và cõi thế. Với tư duy logic mạch lạc, cộng với vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa, triết học; và hơn hết là tấm lòng nhân ái, thơ ông có nét độc đáo riêng. Trong tập thơ thứ năm có tên gọi May vừa trình làng đúng tuổi “thất thập cổ lai hy”, ông thành tâm tự thú: con ngộ nhận trót sinh làm thi sĩ/ nên xem khinh mọi vinh hoa phú quý cuộc đời này (Nguyện cầu mùa thu).
Thơ ông đằm sâu, trí tuệ, giàu ẩn ngữ và mang tính triết lý sâu sắc. Những vần thơ tự nhiên nhưng giàu cảm xúc, hình ảnh thơ mang tính biểu trưng với những liên tưởng bất ngờ, thú vị, khám phá được tận cùng những ngõ ngách trong chiều sâu tâm hồn: cá dữ tranh mồi/ biển trời/ động// hạt mưa rơi xiên/ lòng người khó thẳng// sông suối quanh co/ đường đời/ đánh võng// sen giữa đầm lầy/ hương thơm vạn dặm// mắt đen thăm thẳm/ tầm nhìn/ nửa gang// rừng xanh bạt ngàn/ chỉ toàn/ gỗ tạp// con trai làm ngọc/ từ hạt/ cát vàng// sách viết nghìn trang/ mong còn/ một chữ (Vụn). Chỉ 63 từ trong bài mà ông gọi là những suy nghĩ vụn, nhưng đã khái quát và triết luận biết bao nhiêu điều hay, có ý nghĩa của cuộc đời này.
Đề tài trong thơ ông là những cảnh, người, sự vật, sự việc của đời thường, là tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, là những trăn trở trước sự đổi thay của xã hội, của con người nhưng ám ảnh nhất vẫn là thời gian: chuyến tàu nào siêu tốc/ hơn chuyến tàu thời gian?/ em ơi em đừng sốc/ trước tháng năm phũ phàng// mây trời luôn thay đổi/ nước từng giờ đổi thay/ chỉ tình yêu ở lại/ với hồn người đắm say (Những cánh hoa đêm). Suy cho cùng cái còn lại sau bao biến thiên, bao thăng trầm, được thua, còn mất đó là tình yêu và cái đẹp vĩnh cửu: được/ thua/ còn mất/ câu hỏi quặn thắt/ tượng thần Bayon bốn mặt/ mặt nào rơi nước mắt/ mặt nào trao nụ cười/ sách bí ẩn lão thời gian đánh cắp/ tháp thương tình vung bút chép lên trời// tất cả đã vèo trôi tất cả sẽ vèo trôi/ giấc hồ điệp/ may/ còn sót lại muôn đời/ cái đẹp (May).
Lê Quốc Hán trải lòng mình cảm nhận thấu đáo, sâu sắc hơn về cuộc đời. Những cánh hoa đêm là một bài thơ nhiều ký thác, bộc lộ những suy tư, trải nghiệm, những triết luận sâu sắc về nhân sinh và cuộc đời: thông minh dốt nát/ sai khác vài phân/ tình thương tội ác/ nhân lên vạn lần// sáng sớm thiên thần/ xế chiều quỉ dữ/ mặt người dạ thú/ lệch vài bước chân// xã hội văn minh/ khoảng cách giãn nở/ chính bản thân mình/ không là mình nữa…
Điều đặc biệt dễ nhận thấy ông không bao giờ cao giọng chê bai ai hay oán trách điều gì. Tất cả chỉ là những lời thơ nhẹ nhàng, giàu trắc ẩn, đậm chất nhân văn: núi cao nghiêng đổ/ rừng cây sạch chồi/ đường làng ngập cỏ/ sông quê cát bồi// chim ca lạc giọng/ hoa nở khác màu/ biển im lìm sóng/ mắt huyền trũng sâu// trời xanh nhợt nhạt/ đất nâu cỗi cằn/ trái tim lầm lạc/ trở về ăn năn (Sám hối muộn).
Nhà thơ không dừng lại ở những cảm xúc bề ngoài mà đi vào khám phá bên trong, những ngọn nguồn sâu kín từ tâm cảm. Dù đang sống ở phố thị nhưng lúc nào ông cũng da diết hướng về mảnh đất nơi chôn nhau cắn rốn, nơi đó có những người thân yêu ruột thịt, nơi đó có bạn bè thuở thiếu thời. Tất cả trở thành nỗi nhớ thương vô bờ: trót sinh ra kiếp làm người/ cố đừng khóc để sống đời hồn nhiên/ dẫu đôi lúc có chút phiền/ sóng lòng gắng vỗ bình yên tháng ngày (Vọng quê). Và giờ đây khi đã xế chiều, nhà thơ tự thú: nếu chiều nay chết bất ngờ/ chỉ xin gặp lại tuổi thơ chúng mình/ một mai cải táng thay hình/ được khâm liệm với mối tình đầu tiên (Giả định).
Với Lê Quốc Hán, con người sinh ra trên cõi thế này, chắc hẳn sẽ phải trải qua những cung bậc, thăng trầm: buồn – vui, khổ đau – hạnh phúc. Nhưng quan trọng làm sao vượt qua được, chiến thắng được chính mình trong những bất trắc đó: ngày có gì lạ đâu/ bình minh và chập choạng/ một bài kinh nguyện cầu// tuần có gì lạ đâu/ thứ hai sang chủ nhật/ vẹn nguyên một cái đầu// tháng có gì lạ đâu/ trăng mọc rồi trăng lặn/ niềm vui trộn u sầu// năm có gì lạ đâu/ tháng giêng qua tháng chạp/ vẫn hỏi hoài một câu// bờ bên này khổ đau/ bờ bên kia hạnh phúc/ làm sao qua được cầu (Hỏi).
Lê Quốc Hán rất tài hoa khi biểu hiện những dòng tình cảm chứa đầy tâm trạng qua những liên tưởng tinh tế, sắc sảo tạo nên ấn tượng thẩm mỹ phong phú và độc đáo: mẹ ơi! đêm qua nhìn lên thăm thẳm bầu trời nguyện cầu những vì sao đừng rơi nhưng sáng nay chúng vẫn nhuộm vàng cành cây ngọn cỏ không quay ngược được bánh xe thời gian không cột được mây vào gió con làm sao canh giữ nổi bầu trời// mẹ ơi! lần đầu tiên cất tiếng khóc chào đời con nhầm tưởng đời là mùa xuân mãi mãi giọt mồ hôi cha lăn bên má phải giọt nước mắt mẹ chảy dài bên ngực trái chưa một lần con biết hỏi: vì sao?// đời tặng con bao giây phút ngọt ngào cả trái đắng cũng giàu thêm hương vị con ngộ nhận trót sinh làm thi sĩ nên xem khinh mọi vinh hoa phú quý cuộc đời này// sáng hôm nay nhìn chiếc lá lắt lay mới chợt hiểu ngày thu không dài nữa mới chợt nhớ mai đông về gõ cửa có thể tắt đi ngọn lửa phía quê mình ngẩng mặt lên trời con cầu nguyện/ và tin (Nguyện cầu mùa thu).
Bên cạnh những bài thơ kiệm lời, dồn nén đến mức tối giản Lê Quốc Hán còn có những bài thơ theo kiểu văn xuôi. Ông tạo được ấn tượng cho người đọc về chuỗi dài cảm xúc, biểu đạt trọn vẹn được những nỗi niềm, thổn thức sâu xa trong trái tim nhân vật trữ tình. Những câu thơ văn xuôi nối tiếp nhau diễn tả rất chân xác tâm trạng dằn vặt, lo âu, trăn trở, ngẫm ngợi về sự được – mất, về hạnh phúc và sự khổ đau trong cuộc đời. Những bài thơ hay viết theo kiểu thơ này có thể kể: Trước giờ không, Kỳ ngộ, Bông hoa bên suối, Giao thừa, Dạ khúc, Sinh ra từ ánh sáng và nước, Cánh đồng, Hoa sen, Cõi đêm…
Góp vào nền thơ Việt đương đại tiếng thơ lạ, cô đọng, dồn nén với nhiều tìm tòi, sáng tạo đầy nhân bản và giàu tính triết lý. Nhà thơ quan sát kỹ lưỡng từng hình ảnh, lắng nghe từng âm thanh trong đời thực và cả trong vô thức để đưa vào thơ. Vì thế, thơ ông ám ảnh, tạo nên ấn tượng. Tiếng thơ ấy chạm được trái tim của nhiều người yêu thơ và thành tâm với thơ. Bởi hơn ai hết, nhà thơ ý thức rất rõ rằng: “Khi trí tuệ hòa quyện với tình cảm, hồn tan vào xác, thực lồng với ảo thì mới tạo được môi trường cho thơ cất cánh. Nhưng cánh thơ bay được xa, được cao hay không không chỉ phụ thuộc vào tâm vào tài của người làm thơ mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa” (Thơ).
NGUYỄN VĂN HÒA
Bạn đang xem bài viết Gã Khổng Lồ Và Người Thợ May trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!