Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Hoạt Động: Tạo Hình Đề Tài: Nặn Quả Cam mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
I. Mục tiêu:
– Trẻ biết nặn quả cam, ích lợi của quả cam.
– Trẻ có kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt để nặn quả cam.
– Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và bạn
II. Chuẩn bị:1. Đồ dùng của cô:
– Quả cam thật, giỏ quà
– Quả cam mẫu.
– Đất nặn, bảng con.
– Bàn để mẫu
– Xắc xô, que chỉ
2. Đồ dùng của trẻ:
– Bảng con, đất nặn
– Bàn để trưng bày sản phẩm
III. Tổ chức thực hiện:Sờ và đoán quả
– Hôm qua cô có ra vườn hái được rất nhiều quả để tặng cho lớp chúng ta, các con hãy đoán xem cô mang đến quả gì nhe!
– Cô cho trẻ sờ và đoán quả cam.
– Con có được uống nước cam bao giờ chưa?
– Nước cam cung cấp vitamin gì cho cơ thể chúng ta vậy các con?
– Con thường thấy quả cam có những màu gì?
– Cô cho trẻ biết quả cam có rất nhiều màu: Có quả màu xanh, vàng, cam…
– Hôm nay, cô sẽ cho các con nặn quả cam!
Quan sát vật mẫu:
– Cô cho trẻ xem vật mẫu
– Cô đưa mẫu lên cho trẻ quan sát và đàm thoại:
+ Qủa cam cô nặn có màu gì?
+ Quả cam có dạng gì?
+ Cuống của quả cam có dạng gì?
+ Lá của quả cam có màu gì vậy con?
Cô làm mẫu:
– Cô vừa làm mẫu vừa giải thích cách nặn:
+ Đầu tiên cô nặn hình quả cam trước, cô chọn 1 mẫu đất màu vàng nhào đất cho mềm, sau đó cô đặt mẫu đất trên bảng, cô làm động tác xoay tròn để nặn phần quả
+ Cô lấy 1 mẫu đất nhỏ màu xanh để nặn cuống. Cô làm động tác lăn dọc để nặn phần cuống.
+ Cô lấy tiếp 1 mẫu đất nhỏ để nặn lá, cô dùng 2 ngón tay vuốt mẫu đất lại, rồi dùng ngón tay cái ấn dẹt mẫu đất này ra và dính chặt 1 đầu vào cuống để làm lá.
– Cho trẻ làm động tác xoay tròn và lăn dọc trên không.
Cho trẻ thực hiện
– Cho trẻ thực hiện.
– Cô hướng dẫn cho những bạn chưa làm được, gợi ý sáng tạo cho những trẻ thực hiện tốt.
Nhận xét sản phẩm
– Cô động viên, hướng dẫn lần nữa những trẻ làm chưa hoàn thiện để lần sau trẻ cố gắng hơn.
– Cho trẻ trưng bày những sản phẩm đẹp.
Thư giãn:
-Cô và trẻ cùng vận động: “Ồ! Sao bé không lắc”
– Giáo dục: Sau khi nặn xong cô giáo nhắc nhở trẻ rửa tay sạch bằng xà phòng, khoá vòi nước cẩn thận để tiết kiệm nước sạch.
– Kết thúc hoạt động
Giáo Án Mầm Non Chủ Đề Động Vật, Đề Tài: Thơ “Đàn Gà Con” Mới Nhất 2022
– Các con ơi! Hôm nay lớp chúng ta rất là vinh dự được đón các cô trong trường đến dự giờ lớp chúng mình xem các con có học giỏi, học ngoan không đấy, chúng mình nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào?
– Vậy cô trò mình sẽ chơi trò chơi: Bắt trước tiếng kêu của các con vật.
Bây giờ cô sẽ nói tên từng con vật, nhiệm vụ của chúng mình giả làm tiếng kêu của các con vật đó nhé! Chúng mình đã rõ chưa?
– Bây giờ chúng mình cùng chơi nào?
– Các con vừa được chơi trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật, các con thấy trong trò chơi nhắc đến con vật nào? – Những con vật đó thường được nuôi ở đâu nhỉ?
– Đúng rồi những con vật đó thường được nuôi trong ra đình đấy các con ạ, những con vật nuôi này rất gần gũi quen thuộc.
* Hoạt động 1: Đọc thơ diễn cảm
– Cô đọc lần 1: diễn cảm kết hợp trên nền nhạc
+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ “Đàn gà con” do tác giả Phạm Hổ sáng tác đấy.
* Giảng giải nội dung bài thơ: Các con ạ! Từ những quả trứng tròn nhờ sự yêu thương ấp ủ và chở che của gà mẹ đã nở thành những chú gà con xinh xắn và đáng yêu đấy.
– Cô đọc lần 2: qua hình ảnh powerpoint
Hoạt động 2: Trích dẫn, đàm thoại:
– Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
– Trong bài thơ có tất cả bao nhiêu quả trứng?
– Những quả trứng đó được mẹ gà làm gì?( Ấp ủ)
Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ
– Các con ơi! Các con có biết “Âp ủ” có nghĩa là gì không? Ấp ủ có nghĩa là gà mẹ giang rộng đôi cánh để ủ trứng, sưởi ấm cho những quả trứng để trứng nở ra gà con đấy.
– Được mẹ gà ấp ủ từ những lòng trắng lòng đỏ đã thành cái gì các con?
Lòng trắng lòng đỏ
Thành mỏ thành chân
– Các con thấy những chú gà con có đáng yêu không?
– Vẻ đẹp của những chú gà được miêu tả như thế nào?
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời
– Vẽ đẹp của những chú gà con đã được tác giả thể hiện qua những câu thơ rất hay và sinh động phải không các con?
– Tình cảm của tác giả đối với những chú gà được thể hiện qua câu thơ nào?
Ơi chú gà ơi
Ta yêu chú lắm
– Giáo dục trẻ: Nhà thơ rất yêu mến chú gà đấy! Vậy chúng mình có yêu quý những chú gà không?
+ Yêu quý những chú gà các con phải làm gì?
* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
– Cho cả lớp đọc 2 lần
– Cô xin giới thiệu với lớp mình lần đọc thơ thứ nhất do các chú gà con đến từ đôi Chim non trình bày. Xin mời các con nào.
– Lần đọc thơ thứ hai do các bạn gà con đến từ đội Thỏ trắng trình bày. Xin mời
– Tương tự với đội Hoa hồng
(Sau mỗi lần đọc thơ cô chú ý sửa sai, cho trẻ nhận xét, cô nhận xét)
– Cho nhóm nam nữ thi đua
– Cá nhân trẻ đọc
– Cho trẻ đọc theo tín hiệu của cô
* Trò chơi: “Ghép tranh tương ứng”
Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi cô khen cả lớp.
* Cách chơi:
– Cô sẽ chia lớp mình ra 3 nhóm theo 3 tổ. Ở mỗi nhóm sẽ có một bước tranh về đàn gà con đã bị cắt rời. Nhiệm vụ của các nhóm sẽ tìn những mảnh ghép rời đó gắn lại với nhau tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh.
* Luật chơi :
Đội nào hoàn thiện bức tranh nhanh nhất và đúng nhất thì đội đó giành chiến thắng.
– Tổ chức cho trẻ chơi.
– Cô nhận xét kết quả của hai đội chơi
+ Kết thúc: Hát bài hát: Đàn gà con
Giáo Án: Tổ Chức Hoạt Động Khám Phá
1, Ổn định, gây hứng thú – Bỗng có tiếng gõ cửa. Cốc! Cốc!Cốc! – Ô! Không biết ai thế nhỉ? – Cô mời 1 bạn ra mở cửa đón khách nào. – À! thì ra là Bác Gấu đấy chúng mình ạ. Chúng mình cháo bác Gấu đi nào? – Bác Gấu: Bác chào các bạn nhỏ lớp K1B.Các bạn lớp K1B ngoan quá! Hôm nay Bác đến lớp mình để tặng chúng mình 1 món quà dành tặng đấy! Chúng mình thử đoán xem đó là món quà gì nào? -Cô chính: Hồi hộp quá! Không biết bác Gấu tặng chúng mình món quà gì nhỉ? Chúng mình thử đoán xem nào. 2, Tìm hiểu về quả Dứa a, Tri giác bên ngoài – Hít hà! hình như có mùi gì ý các bạn nhỉ? Chúng mình hãy ngửi đi nào. – Không biết là gì mà có mùi thơm thế nhỉ? – Bây giờ – Con thấy vật này như thế nào? – Con đã đoán được vật đó là gì chưa? – Không biết món quà gì mà bí mật thế nhỉ?Sờ thì sần sùi ngửi thì thấy mùi thơm. – Bây giờ – Ồ!!!!Quả gì đây các con?( quả Dứa) – Cô giới thiệu thẻ chữ “quả dứa”.Chúng mình cùng đọc to nào. – Quả dứa có màu gì đây các con?( màu vàng) – Quả dứa còn có quả có màu xanh nữa đấy các con ạ!( Cô giới thiệu thêm quả dứa màu xanh) – Quả dứa có hình dạng giống khối gì đây các con?( khối trụ) – Bây giờ thấy vỏ dứa rất sần sùi đấy, không biết dưới đôi bàn tay mềm mịn của chúng mình sẽ cảm nhận như thế nào đây. – Chúng mình thấy vỏ quả dứa như thế nào nhỉ?(sần sùi) – Chúng mình thử ngửi mùi của quả Dứa nào!1..2..3!!! Hít vào – Chúng mình ngửi thấy mùi gì?( mùi thơm) – À! quả dứa có vỏ sần sùi này, có mùi thơm nữa – Đây là cái gì?( lá dứa) – Lá dứa có gì đấy nhỉ? ( gai) – Cô kết luận lại các đặc điểm bên ngoài của quả dứa: quả dứa có dạng hình trụ, có loại dứa màu xanh cũng có loại dứa màu vàng, quả dứa sần sùi và có mùi thơm, lá dứa dạng dài và viền lá có gai… b, Tìm hiểu bên trong: – Bây – Để bổ được quả Dứa này cô cần có gì nhỉ?(dao) – Đầu tiên cô sẽ gọt vỏ quả dứa.Đây là vỏ dứa đấy các con ạ. – Bên trong vỏ dứa là phần thịt đấy! – Cô chỉ vào mắt dứa và hỏi trẻ: Chúng mình có biết những phần đen đen này là gì không?( Mắt dứa) – Cô giới thiệu thẻ từ: quả dứa, vỏ dứa, mắt dứa, thịt dứa – Chúng mình đoán xem phần nào ăn được (thịt dứa), phần nào không ăn được (vỏ, mắt dứa). – Cô lấy 1 quả khác đã bổ sẵn và cô thái nhỏ miếng dứa. Cô mời một bạn lên nếm dứa, nói cảm nhận về vị ngon của thịt dứa. – Con thấy quả dứa có vị gì? – Hôm nay chúng mình được khám phá quả dứa đấy. Bây giờ bạn nào có thể nhắc lại cho cô biết quả dứa có đặc điểm gì nào?( quả dứa có vỏ sần sùi,vị chua và ngọt, có màu vàng hoặc màu xanh) – Bây giờ mình cầm dao bằng tay phải, tay trái giữ miếng dứa và đưa nhẹ nhàng để cắt – Trước c,Trẻ thái và nếm dứa: – Cô mời các bạn đi rửa tay và về bàn nào. – Cô hướng dẫn lại cách thái dứa và ăn dứa. Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của quả dứa. 3, Kết thúc – Bây giờ
– Trẻ lắng nghe – Trẻ chào bác Gấu – Trẻ trả lời – Trẻ ngửi và trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ sờ – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ thổi -Trẻ trả lời – Trẻ đọc – Trẻ trả lời – Trẻ quan sát – Trẻ trả lời – Trẻ sờ – Trẻ trả lời – Trẻ ngửi – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ đoán – Trẻ lên nếm – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ trả lời – Trẻ nếm dứa – Trẻ trả lời. – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe – Trẻ đi rửa tay – Trẻ thái dứa – Trẻ tô màu
Giáo Án Mầm Non Đề Tài: Kĩ Năng Rửa Mặt Mới Nhất 2022
* Ổn định tổ chức.
*Trò chuyện với trẻ.
– Trẻ xem kịch: “ Mèo con lười rửa mặt”
– Chúng mình vừa được xem vở kịch gì?
– Vở kịch nói về ai?
– Bạn Mèo và bạn Thỏ trong vở kịch như thế nào?
– Sáng nay trước khi đi học các bạn đã rửa mặt ở nhà chưa?
– Cho cả lớp cùng thực hiện rửa mặt.
* Hướng dẫn trẻ rửa mặt
– Trước tiên cô xắn tay áo lên( nếu tay áo dài) còn nếu chúng mình mặc áo cộc tay rồi thì không phải xắn.
+ Bước 1: Cô trải khăn lên lòng 2 bàn tay, đỡ khăn bằng 2 lòng bàn tay và cổ tay.
+ Bước 2: Dùng hai ngón tay trỏ lau hai mắt.
+ Bước 3: Dịch khăn lau xuống mũi.
+ Bước 4: Dịch khăn lau miệng.
+ Bước 5: Gấp khăn lau trán, má trái, má phải.
+ Bước 6: Gấp khăn lau cổ, cằm.
+ Bước 7: Lau tai.
+ Bước 8: Giặt khăn và phơi lên giá.
– Lưu ý: Luôn để da mặt được tiếp xúc với khăn sạch.
– Cô hướng dẫn trẻ rửa mặt lần 2.
– Cô đố các bạn rửa mặt gồm mấy bước?
– Các bước rửa mặt là những bước nào?
* Trẻ thực hành rửa mặt:
– Mời trẻ thực hiện.
– Trẻ vận động theo bài bé tập rửa mặt.
– Cho trẻ thực hiện rửa mặt.
– Các bạn thực hiện rửa mặt rất là giỏi rồi bây giờ cô thưởng cho chúng mình một trò chơi chúng mình đã sẵn sàng để chơi chưa?
– Cho trẻ chơi.
– Cô khen tất cả các bạn nào?
– Cho trẻ thực hành rửa mặt với nước.
*Giáo dục:
– Để giữ được khuân mặt sạch sẽ thì hằng ngày chúng mình phải rửa mặt thật sạch ít nhất là 2 lần một ngày và khi mặt bị bẩn.
* Kết thúc.
– Củng cố bài học
– Cho trẻ tưới hoa và rau.
Bạn đang xem bài viết Giáo Án Hoạt Động: Tạo Hình Đề Tài: Nặn Quả Cam trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!