Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Ngữ Văn Lớp 6 Tiết 99: Lượm (Tố Hữu) mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
LƯỢM ( Tố Hữu ) I, Mục đích – yêu cầu :Giúp HS. – Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi trong sáng của h/ả Lượm. – Thấy được ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật. – Nắm được thể thơ 4 chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tố tự sự. II, Chuẩn bị : GV : Gá, D8DDH,TLTK. HS : ĐDHT, bài soạn. III, Lên lớp : 1, Ổn định lớp : 2, Bài củ : 3, Bài mới : ? ? ? ? ? ? ? ? ? Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung về tgiả, tphẩm : – GV cho HS đọc chú thích (*). Hoạt động 2 :ĐỌC & TÌM HIỂU BÀI THƠ. – Gv nêu cách đọc. – Cho HS đọc bài. Bài thơ kể & tả về Lượm qua những sự việc nào và bằng lời kể của ai ? – Qua sự hồi tưởng, tưởng tượng. – Bộc lộ bằng cảm xúc của tgiả. Dựa vào trình tự lời kể ấy. Em hãy tìm bố cục bài thơ ? + 3 đoạn. * Hoạt dộng 3 : Tìm hiểu h/ả lượm trong đoạn thơ đầu . Hình ảnh lượm được mtả ntn qua cái nhìn của người kể trong đoạn thơ đầu? + Trang phục : – Cái xắc xinh xinh – Ca lô đội lệch – Dáng vẻ hiên ngang , hiếu động. + Dáng điệu : – Cái chân thoăn thoắt – cái đầu nghênh nghênh. + Cử chỉ : – như con chim chích – huýt sáo, cười híp mí. Hồn nhiên, yêu đời. + Lời nói : – cháu đi liên lạc – Thích hơn ở nhà. Sự mtả đã làm nổi bật ở h/ả Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến ? – Em bé liên lạc : – Hồn nhiên. – vui tươi. – Say mê tham gia kháng chiến. Các yếu tố nghệ thuật như từ láy vần, nhịp, SS trong đoạn thơ có tác dụng Ntn trong việc thể hiện h/ả Lượm ? – Tô thêm vẻ đẹp tính cách nhân vật . * Hoạt động 4 : hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng . Tác giả đã hình dung & mtả chuyến đi liên lạc cuối cùng & sự hy sinh của Lượm ntn ? – Khi nghe tin Lượm hy sinh tác giả đau đớn thốt lên : “ Ra thế – Nhà thơ hình dung sự hy sinh : + Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái, quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm. Hình ảnh lượm gợi cho em cảm xúc gì ? – Đau đớn, xót xa, trân trọng -. Sự hy sinh dũng cảm của lượm. Tìm những câu thơ có cấu tạo đặc biệt ? Có tác dụng gì ? – Ra thế Lượm ơi. – Thôi rồi Lượm ơi. Bộc lộ cảm xúc nghẹn ngào. Hoạt động 5 : Tìm hiểu đoạn cuối bài thơ. – Hính ảnh Lượm vẫn còn sống mãi. Vì sao tác giả đặt câu hỏi đầy đau xót ở cuối bài trước sự hy sinh của lượm ? -Vì tác giả không muốn tin rằng lượm không còn nữa. * Hoạt động 6 : Cảm nhận chung về hình ảnh Lượm. Nêu giá trị nội dung & nghệ thuật của bài thơ ? * HS trả lời. Gv nhận xét, đúc rút ra phần ghi nhớ. I, tác giả, tác phẩm : – Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành . Oâng là nhà CM, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN. – Bài thơ được sáng tác 1949. II, Đọc : III, phân tích : 1, Hình ảnh lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu : Bằng nghệ thuật mtả,SS, nhân hoá… tác giả xây dựng thành công nhân vật Lượm. 1 chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên, vui tính. 2, Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng : Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái, quyết hoàn thành nhiệm vụ, không nề nguy hiểm. Lượm đã hy sinh anh dũng giữa tuổi niên thiếu hồn nhiên đầy hứa hẹn . 3, Lượm sống mãi trong lòng tác giả & mọi người : Tuy lượm đã mất nhưng Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng tác giả, với quê hương, đát nước & bao bạn đọc. IV, Tổng kết : Ghi nhớ sgk. IV, Củng cố – dặn dò : * Vẻ đẹp của lượm trong hai lhổ thơ 2 & 3 là vẻ đẹp : A, lhoẻ mạnh. * B, Hoạt bát, hồn nhiên. C, Hiền lành, dễ thương. D, Rắn rỏi. * HS học thuộc lòng bài thơ, làm những bài tập sgk. * Chuẩn bị bài cho tiết sau : ( MƯA ).
Giáo Án Ngữ Văn Lớp 6
– Khái niệm truyện cười.
– Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong truyện “Treo biển” và truyện “Lợn cưới áo mới”.
2. Kĩ năng: – Đọc – hiểu các văn bản truyện cười và phân tích ngụ ý của các truyện.
3. Thái độ: Tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.
III. CHUẨN BỊ.
– Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
2. Học sinh: SG K, Vở soạn, Vở ghi.
Ngày soạn:........ Lớp 6B Tiết (TKB): Ngày dạy: Sĩ số: Vắng: Tiết 51: Văn bản Treo biển (Truyện cười) I. Mục tiêu. Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Khái niệm truyện cười. - Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong truyện "Treo biển" và truyện "Lợn cưới áo mới". 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu các văn bản truyện cười và phân tích ngụ ý của các truyện. 3. Thái độ: Tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục. III. Chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 2. Học sinh: SG K, Vở soạn, Vở ghi. IV. Tiến trình dạy học. 1. Kiểm tra: - Thế nào là truyện ngụ ngôn? Gọi tên các truyện ngụ ngôn mà em thích? - Nêu bài học rút ra từ một câu chuyện ngụ ngôn mà em thích? 2. Bài mới. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò. Nội dung cần đạt * Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích. - Hướng dẫn HS đọc các văn bản. - Cho HS tìm hiểu Chú thích. - Em hiểu như thế nào về truyện cười? - Cho HS giải thích từ. - Đọc theo hướng dẫn. - Tìm hiểu Chú thích. - Theo dõi, trả lời. - Giải thích từ. I. Đọc và tìm hiểu Chú thích. 1. Đọc. 2. Tìm hiểu Chú thích. a. Khái niệm truyện cười. - Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống. - Tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong XH. b.Giải thích từ. * Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản. - Câu chuyện được bắt đầu bằng sự việc nào? - Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố? + ở đây: Thông báo địa điểm của cửa hàng. + có bán: Thông báo hoạt động. + cá: Thông báo mặt hàng bán. + tươi: Thông báo chất lượng hàng. - Theo em, biển ghi như vậy hợp lý chưa? Vì sao? - Cái đáng cười nảy sinh khi nào? - Có mấy người góp ý? Góp ý như thế nào? - Nhà hàng tiếp thu ra sao? - Đọc truyện này những chi tiết nào làm em cười? - Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao? - ý nghĩa cái cười trong truyện? - Từ truyện này em có thể rút ra bài học gì? - Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ làm như thế nào? - Qua câu truyện, em rút ra bài học gì về cách dùng từ? - Theo dõi văn bản, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Suy nghĩ, trả lời. - Theo dõi, trả lời. - Theo dõi, trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Phát biểu. -Suy nghĩ, phát biểu. II. Đọc hiểu văn bản. A. "Treo biển". - "ở đây có bán cá tươi". - Biển có bốn yếu tố, thông báo bốn nội dung - Biển ghi hợp lí, các thông tin đầy đủ, chính xác, không cần thêm bớt chữ nào. 2. Những góp ý về cái biển. - Có bốn người góp ý về cái biển. 3. Sự tiếp thu của nhà hàng. - Mỗi lần nghe góp ý nhà hàng làm theo ngay không cần suy nghĩ. - Cái biển được cất đi. * Ghi nhớ: SGK. - Anh thứ nhất có gì để khoe? - Theo em, một cái áo mới may có đáng để khoe thiên hạ không? - Anh thứ hai có gì để khoe? - Có đáng khoe thiên hạ một con lợn làm cỗ cưới không? - Hai anh kia đã đem những cái rất bình thường để khoe mình có của. Điều đó có đáng cười không? Vì sao? - Qua sự việc này, nhân dân muốn cười diễu tính xấu gì của người đời? - Anh có lợn khoe trong tình trạng nào? - Em hiểu như thế nào là "tất tưởi"? - Đó có phải là hoàn cảnh để khoe lợn không? Vì sao? - Cái cách khoe lợn của anh ta như thế nào? - Lẽ ra anh phải hỏi người ta ra sao? - Như thế, trong câu hỏi của anh có lợn bị thừa ra những chữ nào? - Vì sao anh có lợn lại cố tình hỏi thừa ra như thế? - Anh áo mới thích khoa của đến mức độ nào? - Cái cách đợi để khoe áo ấy đáng cười ở chỗ nào? - Điều bất ngờ gì xảy ra đối với anh áo mới? - Nhận xét về điệu bộ và câu trả lời của anh ta? - Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gây cười ở chỗ nào? * GV: đó là sự gặp gỡ của 2 "kì phùng địch thủ" trong cách khoe của. - Hãy nêu ý nghĩa của truyện? - Theo dõi văn bản, trả lời. - Trả lời. - Theo dõi, trả lời. - Trả lời. - Suy nghĩ, trả lời. - Suy nghĩ, phát biểu. - Theo dõi, trả lời. - Suy nghĩ. - Trả lời. B. "Lợn cưới áo mới". 1. Những của được đem khoe. - Một cái áo mới may. - Một con lợn để cưới. 2. Cách khoe của: * Anh lợn cưới: - Đang tất tưởi chạy tìm lợn sổng. - Hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? - Mục đích: Khoe lợn, khoe của. * Anh áo mới: - Đứng hóng ở cửa để đợi người ta khen. - Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều. - Giơ vạt áo, bảo: "Từ lúc tôi...". * Ghi nhớ: SGK * Hoạt động 3 - Luyện tập. - Hướng dẫn HS Luyện tập. - Làm các Bài tập. III. Luyện tập. 3. Củng cố. - Qua các văn bản trên, chúng ta rút ra được những bài học gì? 4. Dặn dò. - Học bài, thuộc Ghi nhớ. - Xem lại các thể loại văn học dân gian đã học. - Soạn bài: Số từ và lượng từGiáo Án Ngữ Văn 6
– Ổn định lớp- Ổn định nề nếp – kiểm tra sỉ số.
– Kiểm tra bài cũ.
Hỏi : Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” như thế nào ? Qua đó em cảm nhận được gì về tình cảm của Bác đối với bộ đội và dân công ?
Hỏi : Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác như thế nào qua bài thơ ?
– Giới thiệu bài mới- GV giới thiệu bài mới.
Tuần : 25 Ngày soạn : .././200 LƯỢM Văn bản Tiết : 99 Ngày dạy : .././200 I. YÊU CẦU : Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật. - Nắm được thể thơ bốn chữ, nghệ thuật tả và kể trong bài thơ có yếu tồ tự sự. II. CHUẨN BỊ : - GV : Soạn giáo án, tham khảo tài liệu SGK, SGV, sách tự học. - HS : Soạn bài ở nhà theo gợi ý SGK. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động + Hoạt động 1 : Khởi động ( 5 phút) - Ổn định lớp- Ổn định nề nếp - kiểm tra sỉ số. - Kiểm tra bài cũ. Hỏi : Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" như thế nào ? Qua đó em cảm nhận được gì về tình cảm của Bác đối với bộ đội và dân công ? Hỏi : Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác như thế nào qua bài thơ ? - Giới thiệu bài mới- GV giới thiệu bài mới. - Báo cáo sỉ số. - HS trả lời cá nhân. - Nghe, ghi tựa bài. + Hoạt động 2: Tìm hiểu chung - Phân tích văn bản.(30 phút) - Gọi HS đọc chú thích dấu sao. Đọc bài thơ. - Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm - GV giảng thêm về tác giả, tác phẩm. Hỏi: Tác phẩm viết vào thời gian nào ? Kể về ai ? Hỏi : Hãy tìm bố cục bài thơ ? - Gọi HS đọc lại đoạn đầu bài thơ Hỏi: Hình ảnh Lượm được miêu tả như thế nào qua cách nhìn của tác giả : + Về trang phục. + Vóc dáng. + Lời nói, cử chỉ, nét mặt ? Hỏi: Qua các chi tiết trên, đã hiện lên hình ảnh một chú bé Lượm như thế nào? - GV nhận xét. Hỏi Nhà thơ đã hình dung và miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm như thế nào? Hỏi Cái chết của Lượm được miêu tả qua các chi tiết nào? Hỏi Cái chết ấy gợi cho em những suy nghĩ và tình cảm gì? Hỏi Trong bài thơ, quan hệ giữa tác giả vàLượm là quan hệ gì? Hỏi Khi được tin Lượm làm nhiệm vụ và hy sinh, tác giả đã thay đổi cách gọi Lượm như thế nào? Cách gọi ấy bộc lộ tình cảm và thái độ gì? - GV chốt lại. Hỏi Câu thơ nào trực tiếp nói lên tâm trạng đau xót của nhà thơ về sự hy sinh của Lượm? Hỏi Những lời thơ cuối cùng lặp lại những lời thơ mở đầu miêu tả Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn. Theo em điều đó có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện cảm nghĩ của nhà thơ ? - Cho HS đọc lại ghi nhớ. - Đọc bài thơ với giọng vui, nhịp nhanh, nhấn mạnh vào các từ láy. - HS trả lời cá nhân: trong thời kì kháng chiến chống Pháp . - HS trả lời cá nhân : 3 đoạn + Đ1 : Từ đầu đến " đi xa dần " : Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của 2 chú cháu. + Đ2 : Tiếp theo đến "giữa đồng" : Chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm. + Đ3 : Phần còn lại : Hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi. - Đọc. - HS trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân: hồn nhiên, vui tươi, yêu đời, say mê công tác kháng chiến. - HS trả lời cá nhân: Lượm gan dạ, dũng cảm. -HS trả lời cá nhân: " Ra thế Lượm ơi !" " Thôi rồi Lượm ơi Lượm ơi còn không ? " - Cảm xúc nghẹn ngào, đau xót như 1 tiếng nức nở. - HS trả lời cá nhân : tác giả nhân danh người chú có quan hệ thân tình gắn bó với Lượm. - HS trả lời cá nhân : 2 lần gọi Lượm là đồng chí thể hiện tình cảm vừa chân tình, vừa trân trọng, coi Lượm như người bạn chiến đấu. - Trả lời cá nhân. - HS trả lời cá nhân. - Đọc ghi nhớ. I. Tìm hiểu chung: - Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành , sinh năm 1920, quê ở Huế. - Bài thơ được sáng tác vào năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm kể và tả về Lượm qua hồi tưởng và tưởng tuợng của tác giả II. Phân tích : 1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của 2 chú cháu : - Trang phục giống như một vệ quốc : cái sắc xinh xinh, ca lô đội lệch. - Dáng điệu : nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. - Lời nói : tự nhiên, chân thật. 2. Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng : "Vụt qua hiểm nghèo" "Bỗng loè giữa đồng" 3. Hình ảnh Lượm trong tâm trí nhà thơ : " Ra thế Lượm ơi !" " Thôi rồi Lượm ơi Lượm ơi còn không ? " " Chú bé đường vàng" - Lượm sống mãi trong tâm trí nhà thơ, Lượm còn mãi với cuộc đời. + Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hiện ghi nhớ. (5 phút) Hỏi : Em hiểu và cảm nhận được những nội dung, ý nghĩa sâu sắc nào qua bài thơ ? + Em nhận thức được gì về nghệ thuật của bài thơ ? (Thể thơ, cách xưng hô, dùng từ, ) - Trả lời nhóm (2 HS) : Khắc hoạ hình ảnh cao đẹp của chú bé liên lạc, biểu hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả. -Thể thơ 4 tiếng, dùng nhiều từ láy. III.Tổng kết: Ghi nhớ SGK + Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (5 phút) - Củng cố: Cho HS đọc lại ghi nhớ Hỏi : Qua bài thơ, em có cảm nghĩ gì về nhân vật Lượm ? - Dặn dò: + Học bài. + Chuẩn bị : Mưa - Đọc. - Yêu mến, xót thương, khâm phục, tự hào về Lượm.Giáo Án Ngữ Văn Lớp 10 Tiết 40 Đọc Văn: Nhàn
Ngày soạn: 17/11/2009 Tiết 40: Đọc văn: nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm. A. Mục tiêu bài học: Giúp Hs: – Cảm nhận được vẻ đẹp cuộc sống thanh cao, đạm bạc, nhân cách đẹp và trí tuệ sáng suốt, uyên thâm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. – Hiểu được quan niệm sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. – Thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt: mộc mạc, tự nhiên, ý vị; cách nói ẩn ý, ngược nghĩa thâm trầm. – Có lòng yêu mến, kính trọng tài năng và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm. B. Sự chuẩn bị của thầy và trò: – Sgk, sgv. – Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk. – Gv soạn thiết kế dạy- học. C. Cách thức tiến hành: D. Tiến trình dạy- học: 1. ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính? Nêu các bước? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của VHTĐVN giai đoạn từ thế kỉ XV-XVII. Ông nổi tiếng với những vần thơ triết lí, phê phán chiến tranhPK và thói đời suy đạo. Nhiều vần thơ nói về thói đời đen bạc của ông còn ám ảnh trong lòng bạn đọc: – Đời nay nhân nghĩa tựa vàng mười Có của thời hơn hết mọi lời. – Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi… Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Gv yêu cầu Hs đọc tiểu dẫn Hs đọc. ? Nêu vài nét chính về tiểu sửvà sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Hs trả lời. ? Kể tên các tác phẩm chính và nêu đặc sắc của thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm? Hs trả lời. ? Nhan đề bài thơ có phải do tác giả đặt? Nó thuộc tập thơ nào? Hs trả lời. Gv hướng dẫn cách đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng; hóm hỉnh (câu 3-4); thanh thản, thoải mái (4 câu cuối). ? Hãy xác định thể loại của bài thơ? Bố cục của nó? Gv nhận xét, định hướng tìm hiểu bài thơ theo các ý. ? Đọc câu 1-2, em có nhận xét gì về cuộc sống khi cáo quan về quê ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm? Gợi mở: Cuộc sống đó giống với cuộc sống, cách sinh hoạt của ai? Nhận xét về nhịp thơ, giọng thơ? Chúng cho thấy thái độ của tác giả ntn? Số từ “một” lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì? Hs trả lời. ? Em hiểu trạng thái “thơ thẩn” như thế nào? Nó cho thấy lối sống của tác giả ntn? Đại từ phiếm chỉ “ai” có thể chỉ đối tượng nào? Hs trả lời. ? Nhận xét về cuộc sống sinh hoạt của tác giả ở 2 câu 5-6? Nhịp thơ và ý nghĩa của nó? Gợi mở: Cuộc sống ở đây có phải là khắc khổ, ép xác?… Hs trả lời. Gv so sánh bổ sung: Cũng gói gọn bốn mùa trong 2 câu, Nguyễn Du viết: “Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” ” sử dụng hình ảnh ước lệ trang trọng, đài các.hai câu thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng các hình ảnh dung dị, mộc mạc, thấy gì kể vậy, đầm ấm, chân thành… ? Tác giả quan niệm ntn về lẽ sống và ông đã chọn lối sống nào ở câu 3- 4? Gợi mở: Từ vốn hiểu biết về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm, em hiểu các từ “dại”, “khôn” trong bài thơ theo nghĩa nào? Nghĩa hàm ẩn của các cụm từ “nơi vắng vẻ”, “chốn lao xao”?… Hs trả lời. ? Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn điển tích về giấc mộng của Thuần Vu Phần nhằm mục đích gì? Hs trả lời. ? Từ quá trình tìm hiểu bài thơ trên, em hiểu bản chất chữ “nhàn” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì? Hs trả lời. ? Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ trên? Hs trả lời. I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm: a. Tiểu sử: – Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên huý là Văn Đạt, hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ. – Quê quán: làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. – Gia đình: cha Nguyễn Bỉnh Khiêm là người tài cao, học rộng. Mẹ là con gái quan thượng thư, là người thông tuệ, giỏi văn chương, biết lí số. – Cuộc đời: + Đỗ trạng nguyên năm 1535, làm quan dưới triều Mạc. + Khi làm quan, ông đã dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần. Vua ko nghe, ông bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lánh đời, dạy học. + Vua Mạc và các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều đến hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc. + Vẫn đóng vai trò tham vấn cho triều đình nhà Mạc khi đã ở ẩn nên được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên dân gian gọi là trạng Trình. – Con người: + Thẳng thắn, cương trực. + Là người thầy có học vấn uyên thâm, hiểu lí số, được học trò suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (người thầy sông Tuyết). + Có tấm lòng ưu thời mẫn thế, yêu nước, thương dân. b. Sự nghiệp: – Các tác phẩm: Bạch Vân am thi tập- gồm 700 bài thơ chữ Hán; Bạch Vân quốc ngữ thi- khoảng trên 170 bài thơ chữ Nôm. – Đặc sắc thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm: + Mang đậm chất triết lí, giáo huấn. + Ca ngợi chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. + Phê phán chiến tranh PK, sự mục nát của giai cấp thống trị và thói đời suy đạo. 2. Bài thơ Nhàn: – Nhan đề trên do người đời sau đặt. – Thuộc tập Bạch Vân quốc ngữ thi. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc. 2. Thể loại và bố cục: – Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật. – Bố cục:2 phần. + Câu 1-2 và câu 5-6: Vẻ đẹp cuộc sống ở Bạch Vân am của Nguyễn Bỉnh Khiêm. + Câu 3-4 và câu 7-8: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm. 3. Tìm hiểu văn bản: a. Vẻ đẹp cuộc sống ở am Bạch Vân của Nguyễn Bỉnh Khiêm: * Câu 1-2: – Cuộc sống thuần hậu, giản dị giữa thôn quê như của một “lão nông tri điền”: + Mai, cuốc” dụng cụ của nhà nông để đào, xới đất. + Cần câu để câu cá ” nếp sống thanh bần của nhà nho khi ở ẩn. + Số từ “một” điệp lại ba lần: ” Mọi thứ đều đã sẵn sàng, chu đáo. ” Cực tả cái riêng, lối sống riêng của tác giả, đối lập với lối sống của những kẻ xô bồ, chen chúc tìm lạc thú, vinh hoa ở chốn lợi danh. ” Câu 1: Cuộc sống chất phác, nguyên sơ của thời tự cung tự cấp, có chút ngông ngạo so với thói đời nhưng ko ngang tàng. – “Thơ thẩn”- trạng thái mơ màng, mông lung, nghĩ ngợi ko tập trung vào một cái gì rõ rệt, cứ thoáng gần- xa, mơ- tỉnh. ” lối sống riêng của tác giả: thư thái, thanh nhàn. – Đại từ phiếm chỉ “ai” ” người đời. ” những kẻ bon chen trong vòng danh lợi. ” Sự đối lập: Lối sống thư thái, ợớ Lối sống bon chen, xô bồ thanh nhàn, ko của những kẻ bon chen màng danh lợi của trong vòng danh lợi. tác giả. – Nhịp thơ: 2/2/3″ sự ung dung, thanh thản của tác giả. * Câu 5-6: – Cuộc sống đạm bạc mà thanh cao của tác giả: + Măng trúc, giá đỗ” thức ăn đạm bạc, thanh sạch, là sản phẩm cây nhà lá vườn, kết quả công sức lao động gieo trồng, chăm bón của bậc ẩn sĩ. + Xuân- tắm hồ sen, hạ – tắm ao” cách sinh hoạt dân dã. Hồ sen” nước trong “gợi sự thanh ” hương thơm thanh quý cao. “Cuộc sống hoà hợp với tự nhiên, mùa nào thức nấy, xa lánh lợi danh, vinh hoa phú quý. – Nhịp thơ: 1/3/1/2″ nhấn mạnh vào 4 mùa” gợi bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với 4 mùa xuân- hạ- thu- đông, có hương sắc, mùi vị giản dị mà thanh cao. b. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Bỉnh Khiêm: * Câu 3-4: – Cách nói đối lập, ngược nghĩa: Ta ợớ Người “dại”- tìm đến “khôn”- tìm đến “nơi vắng vẻ” “chốn lao xao” – Từ sự thực về con người Nguyễn Bỉnh Khiêm- một người vừa thông tuệvừa tỉnh táo trong thái độ xuất-xử và trong cách chọn lẽ sống, việc dùng từ “dại”, “khôn” ko mang nghĩa gốc từ điển (dại- trí tuệ thấp kém ợớ khôn- trí tuệ mẫn tiệp) ” là cách nói ngược nghĩa, hàm ý mỉa mai, thâm trầm, sâu sắc. – “Nơi vắng vẻ”: + Là nơi ít người, ko có ai cầu cạnh ta và ta cũng ko cần cầu cạnh ai. + Là nơi tĩnh lặng, hoà hợp với thiên nhiên trong sạch, tâm hồn con người thư thái. ” Là hình ảnh ẩn dụ chỉ lối sống thanh bạch, ko màng danh lợi, hòa hợp với tự nhiên. – “Chốn lao xao”: + Là nơi ồn ào. + Là nơi có cuộc sống sang trọng, quyền thế, con người sống bon chen, đua danh đoạt lợi, thủ đoạn hiểm độc. * Câu 7- 8: – Điển tích về Thuần Vu Phần” phú quý chỉ là một giấc chiêm bao. – Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng điển tích để thể hiện thái độ coi thường phú quý, danh lợi: phú quý, danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc hòe, thoảng qua, chẳng có ý nghĩa gì. ” Ông tìm đến rượu, uống say để chiêm bao nhưng tìm đến “say” như vậy lại là để “tỉnh”, để bừng thức trí tuệ, khẳng định lẽ sống đẹp của mình. Quan niệm sống: phủ nhận phú quý, danh lợi, khẳng định cái tồn tại vĩnh hằng là thiên nhiên và nhân cách con người. III. Tổng kết bài học: 1.Nội dung: a. Bản chất lẽ sống “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm: – Sống hòa hợp với tự nhiên. – Phủ nhận danh lợi, giữ cốt cách thanh cao. b. Vẻ đẹp cuộc sống và nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm: – Vẻ đẹp cuộc sống: đạm bạc, giản dị mà thanh cao. – Vẻ đẹp nhân cách: vượt lên trên danh lợi, coi trọng lối sống thanh bạch, hòa hợp với tự nhiên. 2. Nghệ thuật: – Ngôn ngữ: giản dị, hàm súc, giàu chất triết lí. – Cách nói đối lập, ngược nghĩa thâm trầm, giàu chất triết lí. 4. Củng cố – Nhận xét: – Hệ thống nội dung: Theo yêu câu bài học. – Nhận xét chung. 5. Dặn dò: Yêu cầu Hs: – Soạn bài: Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).
Bạn đang xem bài viết Giáo Án Ngữ Văn Lớp 6 Tiết 99: Lượm (Tố Hữu) trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!