Xem Nhiều 3/2023 #️ Giáo Án Tham Khảo Bài Thơ: Đàn Gà Con # Top 6 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Giáo Án Tham Khảo Bài Thơ: Đàn Gà Con # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Giáo Án Tham Khảo Bài Thơ: Đàn Gà Con mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trẻ cảm nhận được bài thơ hay, thể hiện cảm xúc qua giọng đọc thơ.

Trẻ đọc rõ lời, ngắt đúng nhịp, diễn cảm.

Qua bài thơ trẻ biết yêu quý con vật nuôi.

Phim Video về đàn gà, ổ gà giả đang ấp trứng, rối bao tay gắn hình gà con.

Tranh vẽ theo bài thơ:

Gà mẹ đang ấp trứng.

Gà mẹ và 10 chú gà con ( con bên cạnh, con trên lưng xung quanh gà mẹ)

Hoạt động 1:

Mở nhạc ” Đàn gà trong sân “

Mở phim Video về đàn gà. Hỏi trẻ về nội dung phim:

– Các con thấy gì trong phim?

– Các con có biết bài thơ nào về đàn con không?

– Ông Phạm Hổ có bài thơ ” Đàn gà con ” rất hay. Các con chú ý nghe cô đọc.

– Trẻ cùng cô đi theo nhạc trong phòng học

– Trẻ kể về những gì trẻ thấy trong phim: gà trống, gà mái, gà con…

” Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ…”

+ Cô đưa rối tay có gắn 10 chú gà con đọc tiếp:

” Mười chú gà con

Ta yêu chú lắm”

– Trẻ đọc và trả lời của cô.

Trẻ cảm nhận sự mượt mà của lông gà mẹ, gà con khi sờ.

Hoạt động 3

Đàm thoại xen kẽ khi cho trẻ đọc ( cả lớp 2-3 lần, các tổ đọc 2-3 trẻ đọc cá nhân)

+ Các con đọc bài thơ tên gì?

+ Trong bài thơ các con thấy gà mẹ làm gì?

+ Có mấy chú gà con?

+ Gà con như thế nào?

Cô kết hợp cho trẻ xem ổ gà, gà con, sờ tay vào lông gà mẹ, gà con.

Lưu ý cho trẻ đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp của bài thơ Hoạt động 4:

Trò chơi mô phỏng:

+ Gà trống gáy, gà mái gọi con, gà con tìm mẹ.

+ Trẻ có thể tự bắt chước theo cách của mình. Cô không làm mẫu.

+ Mở nhạc bài ” Đàn gà trong sân”

– Trẻ đọc những câu thơ theo nội dung tranh.

– Trẻ bắt chước các động tác và tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con.

– Trẻ và cô vận động theo nhạc đi vòng quanh phòng 2-3 lần nhạc.

Bài Thơ Đàn Gà Con

Bài thơ Đàn gà con – Phạm Hổ

Bài thơ Đàn gà con mà nhiều người vẫn quen gọi là bài thơ mười quả trứng tròn, nói về những chú gà con lông vàng xin xắn rất được các bé mầm non yêu thích.

Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Mười chú gà con Hôm nay ra đủ.

Lòng trắng, lòng đỏ, Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu.

Lông vàng mát dịu Mắt sáng đen ngời Ơi chú gà ơi Ta yêu chú lắm!

Trong bàn tay ấm Chú đứng chú kêu Mẹ gà tục tục Chú ngoái nhìn theo.

Ta thả chú ra Chạy ăn cùng mẹ Chạy biến cả chân! Chạy sao nhanh thế!

Các chú gà con: Có diều, có chồn Phần gà mẹ đánh Các chú phải lánh Kêu cứu dưới, trên!

Gà là của bé Các chú đừng quên Ăn khoẻ, lớn khoẻ Đẻ rõ nhiều lên!

Bài thơ Đàn gà con [hay bài thơ Mười quả trứng tròn] Tác giả: Phạm Hổ

Bài hát Đàn gà con

Bài hát đàn gà con nổi tiếng của Pháp đã trở nên vô cùng quen thuộc với các bạn thiếu nhi Việt Nam bởi những giai điệu đáng yêu, vui tươi và ngộ nghĩnh.

Trông kìa đàn gà con lông vàng Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn Cùng tìm mồi ăn ngon ngon Đàn gà con đi lon ton.

Thóc vãi rồi nhặt ăn cho nhiều Uống nước vào là no căng diều Rồi cùng nhau ta đi chơi Đàn gà con xinh kia ơi.

Bài hát Đàn gà trong sân

Một ca khúc vui nhộn khác viết về đàn gà nữa của Pháp là bài hát Đàn gà trong sân, miêu tả về đặc điểm của gia đình nhà gà, gồm có: gà mẹ, gà cha và gà con.

Gà chưa biết gáy là con gà con Gà mà gáy sáng là con gà cha Đi lang thang trong sân giống con gà giống con gà Đi lang thang trong sân có con gà có con gà.

Gà mà cục tác là mẹ gà con Gà mà cục tác gà bố gà cha Đi lang thang trong sân có con gà có con gà Đi lang thang trong sân có con gà có con gà.

Giáo Án Mầm Non Chủ Đề Động Vật, Đề Tài: Thơ “Đàn Gà Con” Mới Nhất 2022

– Các con ơi! Hôm nay lớp chúng ta rất là vinh dự được đón các cô trong trường đến dự giờ lớp chúng mình xem các con có học giỏi, học ngoan không đấy, chúng mình nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào?

– Vậy cô trò mình sẽ chơi trò chơi: Bắt trước tiếng kêu của các con vật.

Bây giờ cô sẽ nói tên từng con vật, nhiệm vụ của chúng mình giả làm tiếng kêu của các con vật đó nhé! Chúng mình đã rõ chưa?

– Bây giờ chúng mình cùng chơi nào?

– Các con vừa được chơi trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật, các con thấy trong trò chơi nhắc đến con vật nào? – Những con vật đó thường được nuôi ở đâu nhỉ?

– Đúng rồi những con vật đó thường được nuôi trong ra đình đấy các con ạ, những con vật nuôi này rất gần gũi quen thuộc.

* Hoạt động 1: Đọc thơ diễn cảm

– Cô đọc lần 1: diễn cảm kết hợp trên nền nhạc

+ Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ  “Đàn gà con” do tác giả Phạm Hổ sáng tác đấy.

* Giảng giải nội dung bài thơ: Các con ạ! Từ những quả trứng tròn nhờ sự yêu thương ấp ủ và chở che của gà mẹ đã nở thành những chú gà con xinh xắn và đáng yêu đấy.

– Cô đọc lần 2: qua hình ảnh powerpoint

Hoạt động 2: Trích dẫn, đàm thoại:

– Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?

– Trong bài thơ có tất cả bao nhiêu quả trứng?

– Những quả trứng đó được mẹ gà làm gì?( Ấp ủ)

Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ

Mười chú gà con

Hôm nay ra đủ

– Các con ơi! Các con có biết “Âp ủ” có nghĩa là gì không? Ấp ủ có nghĩa là gà mẹ giang rộng đôi cánh để ủ trứng, sưởi ấm cho những quả trứng để trứng nở ra gà con đấy.

– Được mẹ gà ấp ủ từ những lòng trắng lòng đỏ đã thành cái gì các con?

Lòng trắng lòng đỏ

Thành mỏ thành chân

– Các con thấy những chú gà con có đáng yêu không?

– Vẻ đẹp của những chú gà được miêu tả như thế nào?

Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu

Lông vàng mát dịu

Mắt đen sáng ngời

– Vẽ đẹp của những chú gà con đã được tác giả thể hiện qua những câu thơ rất hay và sinh động phải không các con?

– Tình cảm của tác giả đối với những chú gà được thể hiện qua câu thơ nào?

Ơi chú gà ơi

Ta yêu chú lắm

– Giáo dục trẻ: Nhà thơ rất yêu mến chú gà đấy! Vậy chúng mình có yêu quý những chú gà không?

+ Yêu quý những chú gà các con phải làm gì?

* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ

– Cho cả lớp đọc 2 lần

– Cô xin giới thiệu với lớp mình lần đọc thơ thứ nhất do các chú gà con đến từ đôi Chim non trình bày. Xin mời các con nào.

– Lần đọc thơ thứ hai do các bạn  gà con đến từ đội Thỏ trắng trình bày. Xin mời

– Tương tự với đội Hoa hồng

(Sau mỗi lần đọc thơ cô chú ý sửa sai, cho trẻ nhận xét, cô nhận xét)

– Cho nhóm nam nữ thi đua

– Cá nhân trẻ đọc

– Cho trẻ đọc theo tín hiệu của cô

* Trò chơi: “Ghép tranh tương ứng”

Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi cô khen cả lớp.

* Cách chơi:

– Cô sẽ chia lớp mình ra 3 nhóm theo 3 tổ. Ở mỗi nhóm sẽ có một bước tranh về đàn gà con đã bị cắt rời. Nhiệm vụ của các nhóm sẽ tìn những mảnh ghép rời đó gắn lại với nhau tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh.

* Luật chơi :

Đội nào hoàn thiện bức tranh nhanh nhất và đúng nhất thì đội đó giành chiến thắng.

– Tổ chức cho trẻ chơi.

– Cô nhận xét kết quả của hai đội chơi

+ Kết thúc: Hát bài hát: Đàn gà con

Đề Thi Bán Kì Ngữ Văn Lớp 10 Có Đáp Án Tham Khảo

Tuyển tập đề thi Ngữ văn lớp 10 soạn theo cấu trúc mới, có đáp án tham khảo.

ĐỀ THI BÁN KỲ II MÔN : Ngữ văn 10

Thời gian : 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản qua một bài thơ ngoài chương trình Sgk Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội Bồi đắp tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sự đồng cảm, sẻ chia, tình thương giữa người với người.   HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

Kiểm tra tự luận

Thời gian 90 phút

  III. THIẾT LẬP MA TRẬN:  

    Mức độ   Chủ đề Nhận biết   Thông hiểu Vận dụng thấp   Vận dụng cao Tổng số

 I. Đọc- hiểu Văn bản “Mẹ” (Trần Quốc Minh)   – Nhận ra chủ thể trữ tình của bài thơ – Các biện pháp tu từ được sử dụng – Tái hiện lại những câu thơ, câu ca dao khác có cùng đề tài – Hiểu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và ý nghĩa của các hình ảnh thơ     – Cảm nhận được cái hay của câu thơ.

Số câu Số điểm Tỉ lệ   2 1.0 10% 1 1,0 10% 1 1,0 10% 0   4 3,0 30 %

II. Làm văn Nghị luận văn học kết hợp với nghị luận xã hội  

– Vận dụng những tri thức về tác phẩm để tạo lập một bài nghị luận văn học. Từ đó rút ra những vấn đề của có ý nghĩa với bản thân và  cuộc sống

Số câu Số điểm Tỉ lệ

1 7,0 70% 1       7,0 70%

Tổng chung: Số câu Số điểm Tỉ lệ   2 1,0 10%              1 1,0 10%   1 1,0 10%   1 7,0 70%   5 10,0 100%

                             ĐỀ THI BÁN KỲ II MÔN : Ngữ văn 10 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)   PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

            MẸ

Lặng rồi cả tiếng con ve

Con ve cũng mệt vì hè nắng oi  Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa Thu 

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về  Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn 

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

(Trần Quốc Minh)

  Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? Câu 2: Câu thơ “Lặng rồi cả tiếng con ve” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của biện pháp đó? Câu 3: Hãy phân tích cái hay của hình ảnh so sánh “Mẹ là ngọn gió” trong câu thơ cuối. Câu 4: Ngoài bài thơ trên, em đã từng đọc những câu ca dao, câu thơ nào về mẹ? Hãy ghi lại một số câu thơ mà em yêu thích nói về người mẹ.   PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Khách trong tác phẩm “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM   Hướng dẫn chung – Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. – Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích những bài viết thể hiện được quan điểm riêng một cách hợp lí, thuyết phục. Những bài viết chưa thật đủ ý, toàn diện nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải hợp lý cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.   Hướng dẫn cụ thể và thang điểm   PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0điểm) Câu 1 (0.5 điểm): Nhân vật trữ tình của bài thơ là một người con đang bày tỏ tình cảm biết ơn với người mẹ của mình. Câu 2 (1.0 điểm): Nghệ thuật đảo ngữ (đưa tính từ lặng rồi lên đầu câu) nhằm nhấn mạnh cái khắc nghiệt của trưa hè, đến cả con ve cũng “lặng” tiếng rồi vì cái nóng quá oi ả. Câu 3 (1.0 điểm): Đây là câu hỏi kiểm tra năng lực cảm thụ của học sinh về tác phẩm. Có thể chấp nhận nhiều cách bày tỏ khác nhau nhưng phải làm nổi bật được đây là một hình ảnh so sánh đặc sắc về mẹ: “Mẹ là ngọn gió” – ngọn gió mát lành làm dịu êm những vất vả trên đường, ngọn gió bền bỉ theo con suốt cuộc đời. Hình ảnh thơ giản dị nhưng giúp ta thấy được tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng, bền bỉ suốt cuộc đời mẹ đối với con. Câu 4 (0.5 điểm): Chỉ cho điểm tối đa nếu học sinh ghi lại được chính xác từ hai câu thơ hoặc ca dao trở lên, nếu ghi được 1 câu thì cho 0,25 điểm – Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (Ca dao) –       Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương (Ca dao) – Chỉ mẹ là nguồn vui, ánh sáng diệu kì   Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước (Thư gửi mẹ – Êxênin) –          Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy) PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm) Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách viết một văn bản nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; lập luận thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Yêu cầu về kiến thức: Chấp nhận nhiều cách giải quyết đề bài nếu hợp lí và thuyết phục. Học sinh có những cách viết khác nhau. Có thể tham khảo các ý sau: Nêu vấn đề cần nghị luận Giải quyết vấn đề: * Khách xuất hiện trong bài phú với tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn lao – Hành động và tư thế của nhân vật Khách – Các địa danh nhân vật Khách đi qua * Trước cảnh sắc sông núi vừa hùng vĩ, thơ mộng  vừa hoang vu hiu hắt, khách bộc lộ cảm xúc vừa vui sướng, tự hào, vừa buồn đau nuối tiếc, như một nốt nhạc trầm trong bản hùng ca về con sông Bạch Đằng linh thiêng. – Vui sướng, tự hào trước cảnh sắc sông núi vừa hùng vĩ, thơ mộng – Buồn đau nuối tiếc trước cảnh sắc sông núi hoang vu hiu hắt * Nghệ thuật Kết thúc vấn đề:     Thang điểm:

Điểm 6 – 7: Phân tích được hình tượng nhân vật Khách một cách sâu sắc, có năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào làm văn một cách thuyết phục. Lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có thể còn vài sai sót không đáng kể về chính tả dùng từ.

Điểm 4 – 5: Cơ bản phân tích được hình tượng nhân vật Khách . Lập luận tương đối chặt chẽ; còn mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

Điểm 2 – 3: Chưa phân tích được hình tượng nhân vật Khách; mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

Điểm 1: Chưa hiểu đề, sai lạc kiến thức; mắc rất nhiều lỗi về diễn đạt.

Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.

Bạn đang xem bài viết Giáo Án Tham Khảo Bài Thơ: Đàn Gà Con trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!