Cập nhật thông tin chi tiết về Gọi Thơ Trần Hưu Việt (162) mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
DẠO ĐẦU TTTB@ No162
TMCS
– LAN MAN-
CHÚT TƯ LIỆU THAM KHẢO: ABC – từ a bê xê đến a bờ cờ, i tờ, ti – .
XIN ĐỪNG LÃNG QUÊN:
Cụ
Nguyễn Văn Tố
(1889-1947) , cụ
Hoàng Xuân Hãn
( 1908-1996), từ năm 1937
cùng nhiều nhà trí thức VN yêu nước trong phong trào Hội Truyền bá quốc ngữ
, đã trở thành những bậc công thần ĐÍCH THỰC “khai sơn phá thạch” của sự nghiệp dạy chữ cho quảng đại người dân VN không biết chữ thời tiền CM tháng 8-1945 theo
phương pháp i-tờ = ti
,
thay thế a bê xê,
kết hợp hài hoà, khoa học CHỮ, ÂM và NGHĨA trong quá trình soạn thảo tài liệu dạy tiếng Việt theo lề lối, phong cách bình dân- chứ không gò ép học viên ngay từ buổi đầu học chữ bằng các khái niệm – ngôn ngữ học “cao siêu, bác học “, xa rời quần chúng . Từ đó, phương pháp i-tờ (đánh vần theo âm của chữ) đã trở thành phương pháp chính thức trong nền giáo dục của nước ta, bỗng dưng sinh chuyện “Công nghệ GD…” !!!
(
LỜI ĐÁP THẲNG THẮN – CÔ ĐỌNG của
TMCS – TTTB@
theo yêu cầu
bạn đọc:
Tác giả “
Công nghệ (?)
” Giáo dục Tiếng Việt lớp 1 – chỉ là Người đi sau, “
VẼ RẮN THÊM CHÂN
”
đáng chê và trách (thậm chí PHẠT) chí ít về hai mặt
: Uống nước quên nguồn ! Thêm đâu sai đấy !
–
Chưa thấy “môn sinh đệ tử” nào thuộc môn phái tôn sùng “
CN
“GD Tiếng Việt lớp 1 nhắc đến các tên tuổi lừng lẫy như Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, chắc là
họ bị bưng bít hoặc cố tình tảng lờ, LẦM coi Gs HNĐ như người mở đường dạy đánh vần tiếng Việt bằng ÂM của chữ cái ! từ đó coi Gs HNĐ là một người khởi xướng phương pháp” kết hợp ngữ âm với dạy chữ cho trẻ” và khoác áo “Công nghệ” GD loè loẹt cho phương pháp này !
“
Bởi vậy, TMCS xin cung cấp một vài tư liệu tham khảo trong Dạo đầu kì này.
-Từ “
Công nghệ
“
giáo dục –
tương đương Technology of education
– dùng vào trường hợp dậy chữ cho lớp 1
(trang bìa ): là
một sự phô trương quá rỗng tuếch – vô nghĩa và lố bịch
! (Đáng lí : SGK Tiếng Việt lớp 1 – có sửa đổi ( hoặc “đang thử nghiệm” – thậm chí chưa nên dùng từ cải tiến vì chắc gì đã “tiến” bộ hơn ! …)
-Tách việc trẻ lớp một học chữ ra khỏi điều kiện và khả năng quan tâm, theo rõi của phụ huynh là trái nguyên tắc ba kết hợp (Nhà trường, học sinh, gia đình)-
-Cố nhồi ép các khái niệm ngôn ngữ học cho trẻ lớp một ngay từ bài học đầu tiên là việc làm trái tự nhiên, thừa thãi và phản khoa học. Ngoài ra còn khá nhiều “hạt sạn”: ckq, rd gi…
CHÚ: (TMCS)
Mời quý vị dù quá mệt với văn viết “lê thê “của TMCS cũng ráng đọc và suy ngẫm bức thư đăng lại ở cuối bài Dạo đầu kì này )
Mời quý vị dù quá mệt với văn viết “lê thê “của TMCS cũng ráng đọc và suy ngẫm bức thư đăng lại ở cuối bài Dạo đầu kì này ) .
Tháng 8 năm 2011, Trường Đại học Ponts et Chaussées (Trường ĐH Cầu đường Paris), một trong những đại học có uy tín hàng đầu của Pháp đã chọn tên giáo sư Hoàng Xuân Hãn đặt cho giảng đường chính của trường. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống Trường Cầu đường Paris, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà trường vinh danh là một trong 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong lịch sử của Trường. TMCS đã có vinh dự được đặt chân tới ngôi trường này, thăm lại dấu tích của một nhân tài VN xuất chúng – HXH – và gặp riêng vị Hiệu trưởng cùng một số G/s của trường.
– Năm 2000, giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn với cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam: 1.Lý Thường Kiệt; 2. La Sơn Phu Tử; 3.Lịch và Lịch Việt Nam.
Ôi! Từ 1996, cụ đã thấp thỏm lo kẻ “kẻ ngoại bang” dã tâm có ngày dùng vũ khí hạt nhân, nguyên tử hăm doạ ta mà nhắn cụ Đồng, cụ Giáp phải chú ý đề phòng, liên kết với cường quốc khác để tự vệ, cụ còn lo cần có hạm đội để giữ vùng biển Hạ long, lo cán bộ bị mua chuộc sa ngã… TMCS đọc đi đọc lại mà lòng rưng rưng cảm phục … TMCS từng đến Paris trong các dịp có đôi ba kẻ bất mãn chạy sang Paris quỵ luỵ , xin xỏ nhà cầm quyền Pháp cho tị nạn, càng cảm phục nhà chí sĩ HXH một lòng đau đáu lo lắng vận mệnh nước nhà… Bởi vậy, trong những lần đi Pháp, cứ mỗi khi có điều kiện là TMCS lại đến xin hầu chuyện Cụ HXH và lần nào cũng được toại nguyện…Được cụ ân cần, yêu mến tiếp đón, chỉ bảo… là vinh dự suốt đời của TMCS !
Bức thư này nói lên lòng yêu nước nồng nàn và tình bạn sâu đậm của cụ với các nhà lãnh đạo nhà nước ta, xuyên suốt từ thời trước CM 8-1945, khi ta còn là thuộc địa của Pháp, từ khi cụ làm công việc của hội TBQN (i-tờ ti), soạn thảo bộ thuật ngữ Khoa học tự nhiên bằng tiếng Việt… Ôi! Từ 1996, cụ đã thấp thỏm lo kẻ “kẻ ngoại bang” dã tâm có ngày dùng vũ khí hạt nhân, nguyên tử hăm doạ ta mà nhắn cụ Đồng, cụ Giáp phải chú ý đề phòng, liên kết với cường quốc khác để tự vệ, cụ còn lo cần có hạm đội để giữ vùng biển Hạ long, lo cán bộ bị mua chuộc sa ngã… TMCS đọc đi đọc lại mà lòng rưng rưng cảm phục … TMCS từng đến Paris trong các dịp có đôi ba kẻ bất mãn chạy sang Paris quỵ luỵ , xin xỏ nhà cầm quyền Pháp cho tị nạn, càng cảm phục nhà chí sĩ HXH một lòng đau đáu lo lắng vận mệnh nước nhà… Bởi vậy, trong những lần đi Pháp, cứ mỗi khi có điều kiện là TMCS lại đến xin hầu chuyện Cụ HXH và lần nào cũng được toại nguyện…Được cụ ân cần, yêu mến tiếp đón, chỉ bảo… là vinh dự suốt đời của TMCS !
TMCS vốn rất kính trọng các bậc chí sĩ yêu nước, còn lưu trong kho tư liệu riêng của mình bức thư cuối cùng của cụ Hoàng Xuân Hãn gửi các vị lãnh đạo Phạm văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, do Cụ đích thân đem đến trao tận tay Đại sứ ta ở Pháp vào năm 1996, ít ngày trước khi Cụ tạ thế
– TMCS vốn rất kính trọng các bậc chí sĩ yêu nước, còn lưu trong kho tư liệu riêng của mình bức thư cuối cùng của cụ Hoàng Xuân Hãn gửi các vị lãnh đạo Phạm văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, do Cụ đích thân đem đến trao tận tay Đại sứ ta ở Pháp vào năm 1996, ít ngày trước khi Cụ tạ thế . ..
– ĐÔI NÉT VỀ TRẦN HỮU VIỆT- TÁC GIẢ BÀI THƠ GỌI
– PHỤ LỤC ĐẶC BIỆT: THƯ Gs HXH GỬI HAI VỊ LÃNH ĐẠO PVĐ và VNG.
– LAN MAN:
TMCS định chấm rứt vấn đề “Công nghệ” giáo dục tiếng Việt lớp một ngay sau Dạo đầu số trước, nhưng vẫn còn khá nhiều bạn đọc cả trong ngoài nước gửi email phản hồi tới TTTB@ muốn biết thêm ý kiến khách quan và tổng quát của TMCS…
Trong đó có một email khiến TMCS rất xúc động, ấy là email của một cặp vợ chồng bạn đọc Việt kiều gửi tới xin lỗi TMCS vì đã sơ ý gửi TMCS U90 một video trong đó mở đầu bằng câu nói nhắc đi nhắc lại tới ba lần với ngữ điệu như quát tháo mắng mỏ: “ …
biết gì mà thắc mắc
!”
. Hai bạn đó cho rằng đó là “impolite words” – những lời hỗn hào – vô lễ” – dù là của một Gs TS (sinh 1936) với người cao tuổi hơn mình như TMCS. Xin chân thành cám ơn hai bạn, đây không phải là lời lẽ của hai bạn mà của vị Gs Tấn sĩ – người cũng chả còn trẻ trung gì nữa, chỉ kém TMCS có mấy tuổi đời ! – Gs nói chung cho mọi người cùng nghe, lại nói trong trạng thái thiếu bình tĩnh và chín chắn, chẳng những TMCS mà ngay cả nhiều người già khác cũng chả ai chấp nê…Chỉ buồn thay là nội dung phản bác của vị Gs – Ts đó có khá nhiều điểm chưa thoả đáng chút nào, nghe như có vẻ “chày cối” và chủ quan – !
Ý kiến khái quát và hết sức vô tư của TMCS:
Dạy trẻ lớp một học chữ có thể theo nhiều phương pháp. Nếu phương pháp đang áp dụng ở nước ta không có v/đ gì lớn, không gây trở ngại hạn chế sự tiếp thu của trẻ, vẫn đang có tác dụng tốt từ nhiều năm nay, trải qua thử thách áp dụng cho nhiều thế hệ, được cả học sinh và gia đình vui vẻ chấp nhận thì chưa cần quá vội vàng thay bằng phương pháp khác chưa có gì thật nổi trội, lại còn nhiều cấn cộm, gây ra rất nhiều sự hiểu lầm, bất an…trong xã hội. Đằng sau mỗi em học sinh còn có ông, bà, cha, mẹ ,anh chị em trong gia đình cùng quan tâm theo rõi việc học hành của con em mình ….đó là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc VN ta, rất đáng trân trọng, không một nhà sư phạm, thày cô giáo nào….được quyền xúc phạm phũ phàng… Đây chỉ là một trong nhiều cách dạy chữ cho trẻ nhỏ mà tác giả HNĐ có tham vọng kết hợp với mấy khái niệm ngôn ngữ học (đem lại những khái niệm quan hệ sơ khai về tiếng, từ, âm…cho trẻ qua mấy hình vuông, tròn…ngay từ bài học số 1 ! Điều này là kì cục nhất thế giới, không có nước nào làm như vậy…) và khắc phục sự chưa hợp lý như c,k,q… v.v…Nhưng xem ra, còn khá nhiều bất cập, chỉ có vài chuyên gia, hội đồng làm việc trong phạm vi hẹp, … chưa lấy ý kiến đông đảo các nhà ngôn ngữ học và quảng đại phụ huynh học sinh, nên đã có nhiều tồn tại khá nghiêm trọng…Cũng xin chớ lấy nê đổi mới và không ngừng đổi mới mà tiến hành ồ ạt, chả có trọng tâm trọng điểm chi cả…
Có nhiều bạn đọc hỏi về abc (a bê xê) và a bờ cờ có gì quan hệ với nhau? Sao ta vẫn nói tam giác abc (a bê xê) chứ không “a bờ cờ” hoăc lớp một B (bê) chứ không lớp một “bờ” ?…
Xin thưa: Đây là v/đ có bối cảnh “lịch sử”, nhiều bạn trẻ VN, nhiều nhà Việt nam học người nước ngoài- nhất là các bạn VN sinh trưởng ở nước ngoài có thể chưa biết.
Số là :
Trong thời gian từ năm 1937 -1945,
ở nước ta có sự ra đời và hoạt động của Hội Truyền bá chữ quốc ngữ do nhà trí thức, chí sĩ yêu nước Nguyễn văn Tố sáng lập
.
(Sơ lược – trích BKTT :
Nguyễn Văn Tố (1889–1947), bút hiệu Ứng Hoè, sinh ngày 5 tháng 6 năm 1889, quê ở Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Thuở nhỏ ông học chữ Hán, sau sang Pháp học đỗ bằng Thành chung (Trung học). Về nước ông làm việc tại trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội, chuyên về văn học cổ Việt Nam. Ông từng làm Hội trưởng hội Trí Tri, Hội truyền bá chữ Quốc ngữ trước năm 1945.
Chân dung cụ Nguyễn Văn Tố
Người sáng lập Hội Truyền bá quốc ngữ (dạy chữ i tờ)
Những năm đầu (tính từ 1937…) cụ Nguyễn Văn Tố đã mời nhiều nhà trí thức nổi tiếng tham gia hội Truyền bá quốc ngữ và bị mật thám Pháp nghi ngờ là một tổ chức chính trị…Sau đó, cụ đã uỷ nhiệm các ông Trần văn Giáp, Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Hữu Đang làm công việc soạn tài liệu dạy học (hồi đó gọi là ban tu thư). Cụ Hoàng Xuân Hãn được phân công chấp bút. TMCS trong những lần đi Pháp có đôi lần gặp cụ HXH, hầu chuyện cụ, học được nhiều điều nhưng chưa lần nào hỏi Cụ về hội TBQN, sau này tìm được bài cụ đăng ở báo Đoàn kết về dạy chữ quốc ngữ, xin trích dẫn như sau :
“…Tôi (
HXH
) bèn tự đặt một số nguyên tắc giản dị trong nghề dạy: là dạy từ dễ đến khó, từ đơn đến tạp, dùng đủ các cơ quan tai, mắt, tay để tri thức dễ hấp thụ và giữ bền. Những nguyên tắc ấy như sau :
Chân dung cụ Hoàng Xuân Hãn
Người
đầu tiên miệt mài, lặng lẽ, khiêm tốn
soạn ra tài liệu dạy chữ Việt bằng âm chữ cái i, tờ
(thay thế a bê xê)
đã được áp dụng thành công từ khoảng tám chục năm nay
ở nước ta ! Một thành quả vĩ đại hiếm có của VN và cả thế giới ! Đây là nhà trí thức Vn hải ngoại, tài cao đức lớn mà TMCS hằng kính trọng, lần nào tới Paris TMCS cũng xin được hội kiến và lần nào cũng được ưu ái chấp thuận…
1) Không tách rẽ sự dạy các chữ cái rồi mới dạy đánh vần.
2) Khi dạy chữ cái, thì dạy lẫn lộn chữ vần bằng* (phụ âm) và chữ vần trắc* (nguyên âm), vì nếu dạy như vậy, thì khi mới học một chữ vần bằng và một chữ vần trắc, học trò đã có thể ghép lại thành vần, và phân tích để hiểu cơ cấu và cơ động của vần.
3) Gọi các chữ cái vần bằng B, C, D … là Bờ, Cờ, Dờ… thay Bê, Xê, Dê… theo xưa. Làm như vậy thì đánh vần mới hợp lí cho các chữ C, G, H, X; kẻo ví dụ đánh vần « XÊ A là CA» là không thuận, vì nó phải là « XA » Gọi thẳng các vần bằng kép : Gi là Giờ, KH là Khờ, NG là Ngờ, NH là Nhờ, PH là Phờ, GU là Quờ, TH là Thờ, TR là Trờ.
4) Khi đánh những vần gồm hai phần (phụ âm đơn hay kép trước một nguyên âm, hoặc hai hoặc ba nguyên âm hỗn hợp thành một nguyên âm kép, nguyên âm đơn hay kép trước phụ âm đơn hay kép) thì bắt đầu đọc hai hoặc ba phần rời và mạnh như nhau, rồi dần dần vừa đọc díu lại, vừa đọc bé phần sau đi, vừa lắng tai nghe đã thành tiếng gì.
5) Về dạy viết, thì bắt đầu chọn những chữ dễ viết cho những ngón tay chưa từng cầm bút ; và có thể chỉ dùng ngón tay vẽ hình chữ nhiều lần cho nhớ. Hoặc dùng bút chì viết trước khi dùng bút sắt. Vì lẽ ấy tôi đã bắt đầu sách bằng hai chữ I, Tờ, vốn là hai chữ gọn gàng nhất trong vần. Tôi lại muốn, lúc mới vào học, học trò không nản lòng. Cho nên tôi đã đặt một ít câu vè, phần để làm vui, phần để làm cho dễ nhớ mấy chữ học vỡ lòng. Ví như :
I Tờ hai móc cả hai I ngắn có chấm, Tờ dài có ngang.
O tròn như quả trứng gà Ô thì đội mũ, Ơ là thêm râu.
6) Không đợi học hết những chữ cái mới học các dấu biến thanh. Học như vậy thì mới học ba buổi, mà đã ghép thành nhiều tiếng với I, T, O, Ô, Ơ và năm dấu. Tôi cũng đã đặt hai vế lục bát để dễ nhớ các dấu biến thanh ấy :
Huyền ngang, Sắc dọc, Nặng tròn Hỏi lom khom đứng, Ngã… buồn nằm ngang !
Đó là luật âm thanh thuận miệng thuận tai. Cứ đọc đi đọc lại nhiều lần thì thấy luật đọc dấu.
7) Để dành lại cuối cùng những vần ngoại lệ đơn và kép K, GH, NGH trước những nguyên âm E, Ê, I thì chỉ cần học : K đọc Cờ như C, GH đọc Gờ như G, NGH đọc Ngờ như NG. Chữ GI đọc Gi. Lại giảng thêm rằng hễ có sự ngoại lệ rắc rối ấy, là bởi vần quốc ngữ được đặt ra bởi những giáo sĩ Bồ Đào Nha dựa theo vần của họ. Sau này, khi ta có dịp, ta sẽ cải cách cho nhập lệ hơn.
Với những nguyên tắc trên, tôi đã thảo quyển vần ” Truyền bá quốc ngữ “. Các người trong ban tu thư chấp thuận rồi đem in, và phát cho các hội viên giảng dạy. Tôi còn nhớ bấy giờ cần nhiều tiền, phần để in sách, phần để mua bút giấy phát không cho thầy giáo và học trò
Ban tài chính rải khắp Hà Nội, lạc quyên những người hằng sản hằng tâm, hoặc tiền, hoặc đồ vật. Một nhóm phụ nữ hăng hái (các bà Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Đức Thụ, Trần Bảo Sơn, Phạm Thị Huệ, Trịnh Thị Vân, Nguyễn Thị Tuyên, Nguyễn Thị Bính…) đã mấy lần tổ chức buổi ” đấu giá ” ở hội quán Hội Khai Trí Tiến Đức tại bờ Hồ. Nhiều thanh niên, thanh nữ tình nguyện dạy những lớp tối cho trẻ em nghèo, những lao động nam nữ thất học, tụ họp tại một vài nơi, như hội quán Trí Tri, chợ Đồng Xuân, trường Sinh Từ và một số đình chùa. Nhờ vậy, phong trào truyền bá quốc ngữ rất sôi nổi mấy năm đầu và đã có thể lập chi nhánh ở một vài nơi mà chính quyền cho phép lập.
Tôi đã kết thúc quyển vần bằng một bài tập đọc có tính cách tổng quát. Tôi đã cố ý trừ sự nghi kị của sở mật thám mà chọn một bài gia huấn của ông tôi ( ”Xuân đình gia huấn ” của Lê Kinh Thạp), bắt đầu như sau :
Sinh con trai gái đôi hàng Mẹ nuôi cha dạy chăm thương đủ bề Chữ rằng ” Hữu phúc khán nhi ” Có con không dạy bởi gì mà nên …
Hồi bấy giờ có kẻ làm việc kiểm duyệt chính trị đã nói đến tai tôi rằng : « Họ đã biết tác giả quyển sách vần là ông. Họ thấy sách lạ, họ ngạc nhiên. Họ đã xét kĩ càng, nhưng không thấy dấu gì là tuyên truyền chính trị. Tuy vậy, họ vẫn nghi ngờ và theo dõi nhân viên hội.».
Sự thử thách tổ chức hội và phương pháp dạy ở Hà Nội có kết quả lớn, nhưng chính quyền không để bành trướng cụ thể nhiều. Tuy nhiên, phương pháp ” I Tờ ” được nhiều nơi biết đến. Thậm chí có những kẻ không thức thời chế những người ít học là kẻ ” i tờ ”.
Sau ngày chính quyền Pháp bị Nhật quân triệt hạ, nhất là sau khi nhân dân ta tự chủ nắm trách nhiệm xóa nạn mù chữ cho toàn quốc thì phong trào mở lớp học bình dân, dạy vần quốc ngữ theo phép ” I Tờ ” bùng nổ từ thành thị cho đến thôn quê.
Có người phụ nữ, quê ở miền trong, nghe nói tôi là tác giả những câu vè ” I Tờ ” cô ta nhắc lại những câu hát của trai gái ghẹo đùa nhau, nghe khi cô còn bé :
Trai : « Ai về Chợ Viễn, Khánh Vân
« Hỏi thăm cô Tú đánh vần được chưa.»
Gái : « Đánh vần năm ngoái năm xưa
« Năm nay quên hết như chưa học vần. »
Trai : « Bây giờ có lớp bình dân
« I Tờ ghép lại đánh vần như chơi ! »
Gái : « Bình dân ! Khổ lắm anh ơi !
« Không đi thì dốt, đi thời… bụng… T… O…» *
( * TMCS- Chú: có thể có chút khác biệt về thuật ngữ. Thời trước, hay gọi phụ âm: vần bằng, nguyên âm : vần trắc. Song về tổng thể, ta vẫn có thể hiểu được chủ ý của tiền nhân)
(Bài đã đăng Đoàn Kết tháng 9-10-1988 số 405-406) – TMCS sưu tầm.
Quá rõ ràng : Bài báo về Phương Pháp dạy i tờ (âm của chữ cái) của cụ HXH như MẶT TRỜI CHÂN LÍ – “CNGD Tiếng Việt lớp Một” chỉ là “sáo mượn lông công”, “đom đóm” giả làm vầng dương! Nếu gạt bỏ đi mấy cái mô hình ngớ ngẩn (vuông, tròn, tam giác) và những hạt sạn c,k,q,d,r,gi, cùng một số chi tiết khác… thì
phần còn lại là gì nếu không phải là TANG VẬT CHÍNH của một
vụ…
!!!
PHẢI CHĂNG ĐÂY MỚI LÀ CỐT LÕI của sự kiện này ?
Sau CM tháng tám 1945, Phong trào Bình dân học vụ cũng dùng phương pháp trên của hội TBQN trong việc “xoá nạn mù chữ”, rất nhanh chóng dạy cho đa số dân chúng cơ bản biết đọc, biết viết. Đó là một thành tựu rất to lớn trong ba công cuộc đấu tranh do cụ Hồ Chí Minh khởi xướng và lãnh đạo : chống giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt .
TMCS hồi đó ở tuổi thiếu niên, cũng tham gia phong trào BDHV, được gọi đi tập huấn về cách dạy học i tờ — tờ i = ti, đi vận động trong dân chúng qua mấy câu vè:
Lấy chồng biết chữ là tiên,
Lấy chồng mù chữ là duyên con bò ! v.v…
…
Theo nhận xét cá nhân của TMCS:
Có thể coi phương pháp của Hội Truyền bá quốc ngữ do cụ Hoàng Xuân Hãn chấp bút soạn ra tài liệu dạy “đánh vần” chữ quốc ngữ VN bằng các “âm “ của chữ cái thay cho cách đánh vần bằng tên chữ cái
là
một cuộc “cách mạng lớn ” độc nhất vô nhị, không những chỉ ở VN mà trên phạm vi toàn thế giới
.
Cái gọi là phương pháp trong “Công nghệ” giáo dục tiếng Việt lớp một – do Gs Ts HNĐ chủ biên –
chẳng qua chỉ cơ bản (
coi như 100%
) SAO CHÉP cách thức của các bậc tiền nhân đã dày công nghiên cứu sáng tạo ra,
rồi vẽ rắn thêm chân, lồng ghép mấy cái hình vuông, tròn tam giác làm mô hình cho tiếng, âm , thay ckq bằng cờ, hoặc trộn nháo nhào d,r,gi…
tạo thành nhiều rắc rối, bất hợp lí , không đáng có, gây hậu quả bất bình và bất an …trong xã hội,
chả đóng góp được gì lại bỗng dưng “
THẤT NHÂN TÂM
“, gây ra sóng gió, có nhiều phản tác dụng bởi sự chủ quan, có phần cao ngạo của tác giả…
Cụ Nguyễn văn Tố – nhà sáng lập TBQN và cụ Hoàng Xuân Hãn người chấp bút viết tài liệu Truyền bá Quốc ngữ (i-tờ – ti) là hai nhân vật tiêu biểu nhất, rất xứng đáng được vinh danh trong lịch sử giáo dục VN. Phương pháp này có kết quả rất tốt, được cả nước áp dụng, đã “bén rễ” sâu rộng vào đời sống nhân dân cả nước, thay thế hẳn cho cách học a bê xê trước đó, sâu rộng đến mức “i-tờ” trở thành một tính từ chỉ sự mới võ vẽ chưa thành thạo ! TMCS thường đua đòi theo các đàn anh, đàn chị mà nói “i-tờ rít : i-te-riste” tương tự như nói se-ta-ni-ser (sơ-ta-ni-dê : đi sơ tán thời chiến tranh phá hoại những năm 60, 71,72 thế kỉ trước…). Thời ấy, cố tình nói tiếng Pháp kiểu “cà cộ” như TMCS chỉ là một cách nghịch ngợm cho “vui”, chứ không có ý khoe khoang…vì chung quanh còn vô số các vị tài ba lỗi lạc, tài cao học rộng…”sành ” tiếng Pháp như và hơn cả Tây !
TMCS xin giải thích về sự khác nhau trong khái niệm “đánh vần” ở VN và các nước dùng ngôn ngữ đa âm:
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, mỗi từ chỉ là một âm tiết (trừ một số trường hợp như hạnh phúc, tự do, lênh láng, mênh mông… là các từ hai âm tiết viết rời nhau ).
Nhưng với các ngôn ngữ đa âm thì không phải đánh vần là làm như vậy. Các từ “to spell” (Anh) hoặc “épeler” (Pháp) không hàm ý như từ “đánh vần” của ta. Trong từ điển , và cả trong ứng dụng hàng ngày của họ, từ spell hoặc épeler chỉ có nghĩa là lần lượt đọc hết tên các chữ cái của từ lên. Thí dụ thường khi nghe chưa rõ, người nghe đề nghị người nói “to spell” (épeler), nghĩa là người nói sẽ đọc tên các chữ cái của từ mà người nghe yêu cầu, thường là vào khi hỏi tên, họ hoặc những từ ít dùng. ( Từ điển Larousse : Épeler un mot – (épellation) : le décomposer et en nommer les lettres une à une ).
Thí dụ: William Shakespear, “đánh vần” từ Shakespear nghĩa là đọc lên tên từng chữ cái: s,h,a,k,e,s,p.e,a.r chứ không phải “ đánh vần” kiểu Vn là lần lượt xướng lên tên chữ cái hoặc âm của mỗi chữ cái rồi cuối cùng đi đến kết quả là phát ra âm của từ luôn.
Đánh vần kiểu đa âm :
– trois chi là t,r,o,i,s ! Mục đích duy nhất chỉ là gọi ra tên các chữ cái thôi, đọc đến chứ cái cuối cùng là XONG!
– three chỉ là t,h,r,e,e ! Mục đích duy nhất cũng như trên, đọc hết chữ cái e cuối cùng, coi như XONG !
Như vậy cách đánh vần của VN là một lợi thế để dạy chữ cho người chưa biết chữ, cách đánh vần của tiếng đa âm không có ưu việt này- nhất là cách đánh vần ĐỘC ĐÁO do cụ HXH chấp bút dùng âm chữ cái (td: b- bờ) thay cho tên chữ cái (td: b – bê) đã tận dụng triệt để ưu việt của ngôn ngữ đơn âm VN.
Thí dụ : Anh ngữ – monkey: con khỉ ; Không ai có thể đánh vần: m+ on= mơn, rồi tiếp theo: k + ey = ki (ey đọc là i), rồi ghép lại để đi tới kết quả là từ monkey !, Lại còn rắc rối : only: chỉ, duy nhất – y cũng là i, bee: con ong – ee cũng là i…v.v…
Pháp ngữ: ceci: c đọc x ( xơ xi ), comme ci : từ trước c đọc như cờ, nhưng từ sau lại như xờ… (
K
om-mờ
x
i )… So với tiếng Việt, quả là một quy ước khiên cưỡng, kì lạ !
Ấy là chưa kể những trường hợp đặc biệt trong Anh ngữ, như
hiện tượng “âm lướt” – elision- chỉ viết ra các chữ cái theo qui ước nhưng không phát âm- bỏ qua cả âm tiết
!. Thí dụ:
temperature
– nhiệt độ – chỉ đọc là “
tem-pri-trơ
“, không ai đọc đủ các âm tiết là “tem-pe-ra-trơ-r ” ! v.v…Có như vậy mới
thực sự là chính tả và phát âm tiếng Anh
!
Trong nhiều từ Anh lại có chữ bắt buộc phải viết cho đúng quy ước chính tả, nhưng chẳng để phát ra âm gì ! Td :
k
now là biết – chữ cái
k
vô dụng vì chỉ đọc là “nâu” ! (không ai đọc là cờ-nâu), hoặc dum
b
found là chết lặng – chữ
cái
b
là vô dụng vì chỉ đọc là ” đơm-phauđ” – (chẳng ai đọc là đơm-b-phauđ), thum
b
là ngón tay cái, chỉ đọc là “thơm” – chữ cái b chỉ viết cho đúng chính tả quy ước, ai đọc “thơm
bờ
” thì chắc hắn
không phải là người Anh
hoặc đang còn là …
người nước ngoài chưa “sạch nước cản” tiếng Anh
! v.v…
Hèn chi,
mớ lí luận về chính tả và ngữ âm của CNGD (HNĐ) bị hàng triệu kiều bào và người nước ngoài biết tiếng Việt chê bai, bài bác ở khắp nơi trên thế giới ! Có nhiều người đã nổi đoá và quá lời…
Có lẽ trong nước
chưa hoặc rất ít biết “phản ứng dữ dội” về việc này
, vì đài báo chính thống của ta chưa thông báo và đôi khi còn…nghe ngóng, thậm chí có nơi, có lúc còn “bao che” gượng gạo cho “CNGD” tiếng Việt lớp 1!
Dư luận TRONG và NGOÀI NƯỚC xôn xao, “dị ứng” nhất là về mấy cái hình vuông, tròn, tam giác dùng làm mô hình để nói lên khái niệm tiếng, âm, chữ…v.v vì nó hoàn toàn vô ích với tiếng đơn âm của ta,
và
cũng vô nghĩa với các từ có âm lướt trong tiếng đa âm
. Có một nhà ngôn ngữ học VN hải ngoại đã thốt lên rằng:
“Ngốc nhếch” quá (
nguyên văn : NGU XUẨN quá
) ! Thứ này thiên hạ bỏ lâu rồi…
Giáo viên chỉ cần chỉ vào bất kì từ nào trên bảng mà bảo học trò :
Đây là
chữ
, gồm các
chữ cái
. Khi biết chữ , các trò có thể dùng
CHỮ CÁI
viết ra
CHỮ
hoặc
TỪ
, đọc thành
TIẾNG
(phát ra
âm
, ra
thanh
)! Vả chăng, câu này trong cả năm học, thày cô giáo nói lúc nào chả được ! Có lẽ tất cả chỉ vẻn vẹn mất một vài phút !
Như vậy là tránh được cuộc dậy sóng trong dân chúng như một phản ứng dây chuyền domino ! ( Nhiều vị phụ huynh học sinh ngơ ngác thấy con mình đi học về, cứ nhìn mấy ô vuông, tròn, tam giác mà ê a : Tháp Mười…, Nhong nhong…, Bống bống… Có vị nóng nảy đã xé toang SGK CNGD và doạ bắt con thôi học… Ôi, tội nghiệp… )
Thiết nghĩ các vị nên tiếp thu, đừng “cãi chày cãi cối” nữa, cả thế gian này còn vô số nhà ngôn ngữ học khác nữa, dân chúng bình thường đa phần “
hết
” tin các vị rồi !!!
Ở các nước có ngôn ngữ đa âm dùng chữ cái abc, nếu
không biết nghĩa, chắc chắn sẽ đọc sai và viết chính tả sai
!…Thảo nào, thiên hạ bỏ cách dạy trẻ theo cách đánh vần cổ điển !
Điều kiện của ta thuận tiện, dễ dàng hơn họ ngàn vạn lần…
Ngoài ra,
nước nào cũng có v/đ phương ngữ
, họ không phát âm thống nhất cả nước, nhưng viết đúng “chính tả” theo quy ước thống nhất.
Td: người vùng New Castle (Anh) phát âm J là H. June (tháng 6), July (tháng 7), họ nói là “hun”, “hiulai” những vẫn viết đúng. Có vùng lại không phân biệt nổi “sh” và “s” , tất cả phát âm như “x” của ta. Thí dụ : She sell fish on the sea shore : Bà ấy bán cá trên bãi biển. Họ đọc cả loạt là :”
X
i
x
eo phit
x
on đơ
x
i
x
or “. Nghe rất buồn cười ( như pà pa Péo pánh pèo pên pãi piển : bà Ba béo bán bánh bèo bên bãi biển ), nhưng họ vẫn viết đúng chinh tả. Nhiều người Australia vẫn nói :”Tha” thay cho thank (thanh-cờ) là cám ơn, nhưng cũng vẫn viết đúng chính tả.
TMCS
toàn học lỏm
– chả được như các “NHÀ” thiên kinh vạn quyển, cao siêu uyên bác như thánh thần, TMCS sống đời “lãng tử” lao đao, dân dã nhưng cũng gom góp được khá nhiều điều thú vị trong môn
“ngôn ngữ học ” thực hành
!!! Nếu không thế, thân phận bèo dạt mây trôi này “sao tồn tại được đến nay !!!
Bởi vậy, không có chuyện chỉ cần dạy chữ kết hợp âm vị học, ngữ âm học… là sẽ viết được đúng chính tả như tác giả ” CNGD ” tiếng Việt đặt ra vấn đề…hoang tưởng này, rồi mấy “môn sinh đệ tử ” cứ ra rả thuyết minh như vẹt mà chả ai nghe lọt tai !!!
TMCS là dân HN “cựu trào” – không lạ lẫm gì trường Thực nghiệm Giảng võ, cũng “suýt” cho con theo học trường này, may các cháu nhà TMCS đều được chọn vào lớp chuyên của Tp từ rất sớm. Phải rành mạch, tách bạch: k
hông phải cái gì của trường Thực nghiệm GVõ cũng hay hoặc cũng dở, cũng đâu phải ai học trường TN cũng thành Gs NGô B Châu, Nguyễn Lân Hiếu ( con NL Dũng)
, có rất nhiều người thành đạt do học ở nơi khác… Sách CNGD tiếng Việt lớp 1 không tốt thì bị phê phán là lẽ tất nhiên…còn Trường TN Giảng võ là chuyện riêng biệt, chớ lẫn lộn !
Tiếng Việt không “nhiễu sự” như các ngôn ngữ đa âm,
hà cớ có ai đó đang rập rình muốn thử “bắt chước” các nước sử dụng ngôn ngữ đa âm
đem con trẻ ra làm “chuột bạch”
mà từ chối cách đánh vần kiểu truyền thống, hiện hành xuất phát từ công trình do cụ HXHãn biên soạn hồi nửa đầu thế kỉ trước đã qua thử thách bao thế hệ , đang ổn định và có kết quả cơ bản tốt,
các nhược điểm là vô cùng bé nhỏ- chỉ như viên sỏi so với trái núi-
,
rất không đáng kể so hầu hết các ngôn ngữ sử dụng chữ cái abc khác
. Họ đã đành chấp nhận từ lâu, còn ta đang yên lành , thuận lợi và “logich” hơn họ nhiều lại vô công rồi nghề, bỗng dưng đào xới “tanh bành”, ầm ĩ từ nam chí bắc, vang đội ra khắp thế giới ! Nhiều đài báo, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài phải đưa tin, đôi khi với lời lẽ thiếu nhã nhặn…
TMCS đã lần lượt theo rõi bốn cháu nội ngoại học chữ với trẻ con Australia ở xứ Chuột túi theo cách học thẳng không đánh vần, chỉ khi cô giáo kiểm tra mới dùng cách spelling (đọc tên các chữ cái trong từ, chứ không đánh vần phát ra từng âm tiết như ta). Cách làm như vậy phải bắt đầu từ lớp Vỡ lòng- bên này gọi là Prep. (dự bị)- kéo dài sang lớp 1,2…kèm nhiều theo bài hát, tranh, truyện…khá rườm rà và công phu để lôi cuốn con trẻ. Giáo viên phải trải qua rèn rũa rất bài bản, kĩ lưỡng, mất công… hơn so với đào tạo g/v ở ta rất nhiều, trước hết về kĩ năng sư phạm ! Đây không phải là chuyện đơn giản, thiên hạ không đánh vần, ta cũng cố đuổi theo họ luôn !
TMCS cho rằng ta nên duy trì cách dạy theo phương pháp hiện hành, cơ bản như tài liệu sẵn có là hợp lí hơn, nếu chưa có cách nào được cả thày cô, học trò và gia đình đồng thuận như hiện nay . Đừng thấy thiên hạ không đánh vần rồi ta cũng “nhăm nhe” không đánh vần… Càng không cần
vẽ rắn thêm chân ( dùng vuông, tròn, tam giác để hình tượng hoá từ, tiếng, âm…, chân không tiếng, ngữ âm, âm vị …, cả sự hợp nhất c,k,q thành “cờ”…cũng nên nên xếp tất cả lại,
hãy giữ gìn “
BẢO BỐI” – cách đơn giản nhất
, như những gì ta đang có, đang làm xuôi xẻ hiện nay ! Ta nên lưu ý rằng ngôn ngữ và chữ viết có rất nhiều ngoại lệ, phải chấp nhận, khi đã thành tập quán cả trăm năm rồi thì chớ nên đảo lộn, các nước phát triển, thậm chí siêu cường còn tồn tại vô số v/đ chung quanh chữ cái abc, cả trong sử dụng và dạy chữ…họ chấp nhận và chả đào bới kĩ lưỡng quá mức, tranh cãi om sòm…như ở ta. Có nước còn cấm chuyện xáo trộn chữ viết và cách dạy vì họ coi đó là một phần của tiếng nói dân tộc. Không nên có chuyện tách rời Ngôn ngữ và Văn tự…
Cuối cùng , TMCS xin mạnh dạn khoanh tay mà lễ phép đọc mấy câu vè trước các đại “ gia: nhà ” học thật và học “giả”:
“Chưa nên thay dạy đánh vần,
Chớ “vuông, tròn, tiếng, ngữ âm…”lằng nhằng,
Trẻ em như những búp măng,
Chớ đem thí nghiệm lăng nhăng, hại nhiều ! “
Trận “ bão mạng” đang sôi sục là bằng chứng cụ thể…của việc làm vội vã, hại nhiều hơn lợi…
Xin được mạo muội tâm sự đôi lời với các “Nhà”:
…
Nếu
quả thật dân VN ta hiểu biết quá kém, không tiếp thu nổi “Công nghệ GD dạy Tiếng Việt lớp 1” của các Nhà, thì sao trước đây lại nô nức cắp sách đi học các lớp Truyền bá Quốc ngữ từ trước 1945? Ai đã làm cuộc CM tháng 8 lừng lẫy sử sách, sau đó tiếp tục học BDHV vừa quét sạch giặc dốt, vừa chống ngoại xâm ?
Từ cổ chí kim có nước nào trên thế giới làm được việc này,
nếu vô tình hay cố ý không biết điều này thì quý vị nghiên cứu KHGD để làm gì ? Sau những phát ngôn “phũ phàng” (
…biết gì mà thắc mắc?
), quý vị có thấy ăn năn không?
hãy cúi đầu tạ lỗi nhân dân
,
trước hết là các bậc phụ huynh học sinh
. Nếu còn chưa nói nói nổi lời xin lỗi này tức là các vị còn “sĩ diện “, còn thiếu cái TÂM, bao nhiêu TÀI -nếu quả quí vị có- cũng bằng thừa, đáng cho “thả bè trôi sông ” hết , sẽ là vô dụng, một khi kẻ “sĩ” vô Tâm, bưng tai bịt mắt trước quần chúng, nhân dân của chính mình !
Hãy ngẫm cho kĩ : tại sao phương pháp “
của
” mình chưa “
đắc nhân Tâm
” (cũng lại chữ Tâm)- chứ đừng “khinh” nhân dân quần chúng – những người đã sáng tạo ra tất cả : giang sơn gấm vóc, văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ tiếng nói, cơm ăn áo mặc… là dốt !
Kính mong lãnh đạo cao cấp của NN ta quan tâm xem xét lại đội ngũ các Nhà kiểu này, trước khi cho họ tiếp tục nhiệm vụ
!
(
Thư giãn chút xíu
:
Có nhẽ quý bạn đọc đã thấm mệt, TMCS xin phép ngắt quãng giữa chừng để được hầu quý vị vài thí dụ nhỏ đặng thư giãn chút xíu.
Các cụ từ ngàn xưa để lại cho hôm nay và cả mai sau từ “CHỮ NGHĨA” là có dụng ý sâu xa lắm : Chữ không tách rời nghĩa, nghĩa phải nằm trong chữ !
Không thể nói rằng dậy chữ cho trẻ biết gắn với Ngữ âm, Âm vựng học (Phonology) …v.v… mới là hiện đại, mới viết chính tả đúng , không tái mù chữ! Tuyệt đỉnh của sự hoang đường! Khỏi phải lấy thêm thí dụ: người miền Bắc đa số phát âm
ch và tr
như nhau, nhưng viết đúng
CH
a mẹ,
TR
a tấn,
CH
ống đỡ,
TR
ống mái. Có hàng chục triệu người VN vẫn nói “uống diệu”, “hiêu lai”, “liu chú”, “hiu chí “, “xẵn xàng”… nhưng vẫn viết đúng chính tả là “uống rượu”, “hươu nai”, “lưu trú”, “hưu trí”, “sẵn sàng” vì họ viết theo nghĩa của từ, còn “âm” thì họ vẫn theo phương ngữ, đã di truyền ngàn đời, khó và có lẽ chả cần sửa. Bảo một người
bình dân Hà nội chính gốc
từ bỏ cách nói “uống
diệu
” để nói “uống
rượu
” là
chuyện khôi hài
! …Người miền Nam thường nói “day dốn” nhưng viết đúng
V
ay
V
ốn ngân hàng, Cộng “
g
oà” nhưng vẫn viết đúng “cộng
h
oà” … Đó là họ
dựa vào nghĩa của từ mà viết đúng , chứ không hề dựa vào mớ khái niệm ngữ âm, âm vực, âm tiết, tiếng, chân không nghĩa của từ với mấy hình vuông, tròn , tam giác…lộn xộn, mới gượng ghép đưa vào trong SGK CNGD tiếng Việt lớp 1 mà viết đúng chính tả
!
Việc đưa vào dạy trẻ những tiếng vô nghĩa (
chân không nghĩa của từ
!) như khuỳm, khuỵp,…là
phản giáo dục, làm hỏng nhiều thứ, trong đó phá phách “thẩm mỹ âm học” của tiếng Việt!
Cổ nhân ta trong việc “thai giáo” – dạy phụ nữ có bầu chẳng những kiêng nói tục mà kiêng cả những từ ‘khó nghe- khó phát âm” – thậm chí không ngồi chiếu trải lệch -sợ thai nhi sinh ra chậm biết nói, nói ngọng, ăn nói , tính nết thiên thẹo… Theo các cụ, Thuý Kiều”hoa cười ngọc thốt đoan trang” là bắt nguồn từ thai giáo. Can chi mà SGK lớp một dạy trẻ thơ những tiếng vô nghĩa đến kì cục “dở hơi”, thậm chí nghe khó chịu hơn cả tiếng chim kêu , vượn hú trong rừng thẳm non cao…làm méo mó vẻ đẹp của âm thanh tiếng Việt !
Một vài ngoại lệ trong sử dụng và dạy abc tiếng Việt chính thống, hiện hành ở ta là quá ít so với các nước khác, lại đã ổn định hàng thế kỉ, qua nhiều thế hệ , xin đừng đào bới nếu chưa có gì đáng làm
! TMCS tin rằng ta cứ xếp lại vài thế kỉ nữa hoặc vĩnh viễn cũng chả trở ngại gì…Người Nga sau không biết bao nhiêu năm cải cách “a be ve ” (
A
,
Б, B)
và cách dạy, hì hục cả trăm năm cũng chỉ được miễn cưỡng chấp nhận có vẻn vẹn đúng 3 ( ba) chữ cái ! rồi cũng chính thức ngưng và cấm kị chuyện đào bới này, có lẽ cơ quan lãnh đạo cao nhất của nhà nước ta cũng nên xem xét có biện pháp tương tự…Đừng lấy nê Đổi mới, rồi cái gì cũng kiếm chuyện “đổi” vì nhiều mục đích chưa rõ ràng…
Xin điểm chút
thiên hạ sự
cho vui:
Nếu viết “Pari” đúng như phát âm mà tách chữ khỏi nghĩa thì người Pháp sẽ không nhận ra tên thủ đô Pari
s
của họ. Tương tự nếu viết “mai
z
on” thay cho “mai
s
on”, 100% người Pháp cũng “chạy mất dép”, không kịp nhận ra từ “Nhà” (house) nữa ! Bởi vậy dạy viết, đọc không thể chỉ có dựa vào “âm”, mà “nghĩa” mới là quan trọng và quyết định hơn !
Quên,
TMCS cứ mải lấy thí dụ Anh, Pháp mãi- xin đảm bảo xuất khẩu thành chương, khỏi cần sách vở… chỉ vỗ trán giây lát, TMCS có thể kể ra hằng hà sa số những trường hợp tương tự trong ngôn ngữ , văn tự của Anh, Pháp, Nga, Tàu …
Ở xứ xở Bạch Dương (
anh Cả LX
khi xưa) cũng vậy:
(Xin quý vị cứ tin tưởng TMCS , TMCS vẫn thường xuyên xem TV, nghe đài vào mạng Nga – nhất là qua đợt World Cup bóng đá vừa qua, tuy quên nhiều nhưng chưa đến mức …”nhẵn nhụi – thùi lụi” !)
Người Nga cứ viết : Pu
t
in
Пy
T
йн mà
đọc Pu
ch
in, đọc khác đi là Pu-
t
in (như
tin
tức) thì họ chả nhận ra tên Tổng thống của nước mình nữa. Tương tự : viết lãnh tụ Le-
n
in
Лe
н
йн
đọc “Lie-
nh
in” , thủ đô M
ô
-xcơ- va, M
o
ck
ba,
nhưng đọc M
a
-xcơ-va…khác đi là không ổn, họ dựa vào ngữ nghĩa của từ ! Muốn đúng chính tả phải biết nghĩa mới viết được !!!
Lại còn :
д
a : ( phát âm là
đ
a) nghĩa là vâng (oui, yes) nhưng г
д
e
( đọc: gờ
z
ie) – ở đâu (où, where), cùng là
д nhưng thay đổi theo nghĩa của từ !
không biết nghĩa thì viết cũng sai mà đọc cũng sai !
Xin nhấn mạnh :
không có chuyện phát âm đúng là viết đúng chính tả ! phải hiểu đúng nghĩa mới viết đúng – tiếng nước nào cũng vậy !!!
Ngó sang nhà hàng xóm – từng có một thời ta hay gọi là
chị “hiền” chúng tôi ôi! thê thảm làm sao
! vẫn chữ Hán tượng hình (
hiéroglyphique ,
heiroglyphic
)
, phồn thể, giản thể !
phiên âm ra chỉ để làm vì,
chữ abc phiên âm vẫn phải kèm chữ tượng hình thì bàn dân mới hiểu!
Nếu viết một câu thôi, chứ chưa nói đến một bài báo, một bức thư….bằng toàn chữ abc, chả ai hiểu là viết gì…
vì ngôn ngữ và phương ngữ Tàu quá đa dạng, phức tạp, khiến từ phiên âm không tải nổi nghĩa ! khác nào …vô nghĩa ! Kì cục và lạc lõng thế mà cả hơn tỉ người vẫn bó tay, họ đành thở dài thườn thượt, im re, chả buồn “ngo ngoe” nữa,
ta được như thế này lại bỗng dưng “đất bằng dậy sóng” mà chi
! Đúng là bỗng dưng đi chẻ sợi tóc làm tư, làm tám rồi tranh cãi, phân tích lấy cớ đổi mới, làm rối tung, rối mù.
Đứng núi này trông núi nọ, e có ngày rớt xuống vực thẳm !!!
Xin quý vị hãy tin tưởng TMCS là kẻ mang dòng máu “phiêu lưu”, không nhớ nổi đã bao lần lênh đênh, bôn tẩu ba đào suốt nam bắc, tây đông, in dấu chân muôn nẻo , giẫm nát cả đất Tàu rồi!
Chuyện dùng abc thay thế hẳn chữ Hán tượng hình cho dân Tàu coi như chỉ mãi mãi là …MƠ MỘNG, VIỂN VÔNG
! TMCS dám đem mạng sống của mình ra mà đảm bảo điều này … Cả tỉ dân Tàu thiếu gì nhà nọ, nhà kia, họ thừa biết – ít nhất là không thua ta- về ngữ âm, âm vị học, âm tiết,… nói chung là về chuyên ngành ngôn ngữ, văn tự học, xá chi mấy cái mô hình vuông, tròn, tam giác…
Họ chấp nhận ngưng lại mới là khôn khéo, biết điều, biết thân, biết phận và thế mới là khôn là ngoan !!!…
( Ý kiến của tiến sĩ Vật lí NV Khải – ông già Ô-zôn – về v/đ này là “siêu” chuẩn :
Phụ huynh học sinh không chấp thuận, không hợp tác, lại phản đối kịch liệt… thì có mà Trời cũng chịu ! Phải
BỎ NGAY, CÀNG SỚM CÀNG TỐT
! Ở đây không phải là v/đ tuyên truyền giáo dục tư tưởng quần chúng, dân trí VN sang đầu thế kỉ 21 đâu có thấp – nôm na : có ai đó cho là kém hiểu biết, ngu dốt – đến mức cần các vị Gs, TS khai hoá đến thế, mà là phải thay đổi “cái đầu – cách nghĩ” của chính một số “nhà” nghiên cứu trước
! thử hỏi sao các vị không nhớ đến cụm từ “học tập nhân dân, quần chúng” mà chi lăm le đòi dạy tất cả con em lẫn bố mẹ … v.v…?
TMCS đã nhận được Video lời phát biểu của Ts NV Khải do bạn đọc gửi tới hỏi ý kiến
– Xin rất cám ơn quý bạn ! )
Quả thực
, TMCS
vẫn thấy abc và cách dạy hiện hành của VN mình hay “nhứt” !!! ít v/đ “nhứt” !!!.
..tồn tại có chăng chỉ là tí xíu. chưa đến lúc phải bận tâm mà hãy lo chuyện khác…
(chuyện dạy các bậc học trên, lớp trên, dạy thanh thiếu niên biết làm người, xây trường sở, làm đủ nhà vệ sinh, cầu đường cho con trẻ tới trường an toàn , lo bữa ăn bán trú no đủ …cho con em đỡ khốn khổ).
Đừng chi ti tỉ tiền in sách lớp một , lớp hai… mỗi năm…
trong khoản CCGD từng dự toán gồm số 7 kèm 13 con số không VNĐ !
(Chính tai TMCS nghe lời GS HTĐ qua video bạn đọc gửi về TTTB@ mà choáng hồn, chưa kịp suy ra cụ thể là bao nhiêu chục, trăm ngàn tỉ VNĐ,
than ôi, não lòng xót ruột kẻ tha hương quá, nghe cứ như thấy ai đó chân còn lê dép lốp mà đầu toàn tính chuyện làm tên lửa đi sao Kim, sao Hoả, thực tình người VN yêu nước xa xứ thấy lạ:
Sao mãi họ chưa bị cách chức
!
)
CHỮ NGHĨA, Chữ và Nghĩa… sao tổ tiên ta cao kiến, uyên bác quá chừng, không biết từ thời nào… Xin ai đó chớ vội coi thường CHA ÔNG, TÔ TIÊN chúng ta, không biết gì về NGỮ ÂM. Có đấy, rất giỏi nữa là khác. Các cụ để lại các cụm từ ” Lời ăn, TIẾNG nói” – Tiếng ở đây chính là NGỮ ÂM, NGỮ ĐIỆU ” chửi cha không bằng pha TIẾNG – tiếng ở đây chính là ngữ âm của tiếng địa phương !!! Xin “ai” chớ vội vỗ ngực, muốn giỏi giang hãy học tiền nhân, tiền bối…ta !
Sao ta nỡ phủ nhận điều này, toan tính làm CHÂN KHÔNG nghĩa của từ mà đòi viết chính tả đúng thì còn trời, còn đất gì nữa !!!
… … …
Thư giãn xong !
)
Thôi, TMCS xin khép lại chuyện này…Cầu mong mọi chuyện sẽ nhanh chóng, lắng xuống…
( TMCS hỏi dò một số người VN ở xứ Chuột túi, họ trả lời: Câu thành ngữ TMCS hỏi họ gắn vào trường hợp CN GD tiếng Việt lớp1,
không phải là ” Có VOI đòi Tiên” mà là “có Voi đòi HEO”, có người bảo là đòi CÚ
! – – Ôi, sao mà cái gọi là “CNGD…” lại “
thất nhân tâm
” không chỉ trong nước mà ở khắp thế giới ( chủ yếu với người VN) đến mức độ ghê gớm vậy !
Lần nữa,
TMCS xin cám ơn tất cả quý vị, bà con đã yêu mến, tín nhiệm gửi về TTTB@ vô số video quanh chuyện này –
thú thực TMCS chưa xem hết !!!
Đây quả thật với TMCS là một tín hiệu vui, chứng tỏ TTTB@ đang rất THỰC SỰ “ĐẮC NHÂN TÂM” trên quy mô rộng lớn bất ngờ
.)
Tên các âm như bờ, cờ, dờ… chỉ dùng chủ yếu trong việc dạy chữ. Các trường hợp khác nên dùng tên chữ cái a, bê, xê, dê… Td: VTV (vê tê vê), tam giác ABC (a bê xê), riêng hội nghị G7 , đã quen đọc Gờ 7 nay thay đổi “giê” 7 có thề gây ngỡ ngàng, nên coi như một ngoại lệ cá biệt…
(TMCS xin lưu ý các bạn đọc trẻ: Cụ Hoàng Xuân Hãn cũng là nhà KH đầu tiên đã xây dựng hệ thống danh từ khoa học bằng tiếng Việt cho ngành giáo dục Việt nam. Nhờ đó các trường học các cấp của nước ta mới có đủ SGK bằng tiếng Việt thay thế kịp thời cho các SGK dùng tiếng Pháp thời kì trước CM tháng 8 -1945. TMCS mãi đến những năm cuối thế kỉ trước, lúc sang một vài thuộc địa của của Pháp mới thấm thía họ vẫn phải dùng SGK biên soạn bằng tiếng Pháp và mời giáo viên VN sang dạy, bởi vậy mới có chuyện “dở khóc dở cười”, nhiều thày cô giáo Việt bị chê là tiếng Pháp “yếu” hơn cả học sinh của mình !
Công lao và đóng góp của cụ HXH cho nền giáo dục nước nhà thật là vô cùng to lớn ! Chỉ riêng công trình TBQN – i tờ, cũng đã là một kì công đáng ghi vào những trang Vàng của sử sách ngành Giáo dục VN. Công trình CNGD tiếng Việt lớp 1 -HNĐ- chưa là “cái đinh” gì mà đã nổi tiếng vì … “tai tiếng”, buồn thay !!! Có thể ví nó như một chiếc áo loè loẹt, vụng về được “mưu mô” chùm lên phương pháp “i, tờ -ti” của lớp trí thức chân chính Hoàng Xuân Hãn !!!
Cách nói : “
phương pháp của
“TÔI” (Gs Ts HNĐ) -biểu hiện GS HNĐ
có thể chưa biết đến cái tên Hoàng Xuân Hãn chăng ,
hay bị chữ
TÔI
che khuất
!!!-
đã
phản ảnh sự kiêu căng và chủ quan quá sức tưởng tượng. Chưa thấy “môn sinh đệ tử” nào của giáo sư HNĐ – kể cả mấy vị cũng đã có học hàm học vị cao cấp – nhắc đến tên tuổi NVTố, Hoàng Xuân Hãn… chắc là họ chỉ được “dạy” về công lao của thày HNĐ, ngoài ra không còn biết đến ai nữa !!!
Đây là một hiện tượng “
độc tôn
” đáng kinh ngạc,
xưa nay cực hiếm gặp
!
Tiện đây xin lấy thêm thí dụ nữa:
Nếu không biết nghĩa không ai có thể biết được là phải viết “vô hình trung” hay “vô hình chung” ! Theo từ điển, chỉ có “vô hình trung” chứ không có “vô hình chung” !
Vô hình trung:
無形中 vô hình trung (từ Hán Việt)
Một cách không hay biết, không ý thức, không cố ý. ◎Như: phạn hậu tiểu khế, vô hình trung dưỡng thành liễu tha thụy ngọ giác đích tập quán 飯後小憩, 無形中養成了他睡午覺的習慣 ăn xong nghỉ ngơi một chút, dần dà lúc nào không biết đã biến thành thói quen ngủ trưa.
Vô hình trung tương đương với:
Tiếng Anh – by chance, by accident, imperceptibly, unostentatiously…
Tiếng Pháp:
sans le dire expressément; sans être formulé expressément
Anh bảo không mắng nó , nhưng những lời nói của anh vô hình trung lại quá là trách mắng
Vous dites que vous ne le réprimandez pas, mais vos paroles, sans être formulées expressément, sont plus que des réprimandes.
Như vậy làm gì có chuyện trẻ học xong lớp một
sẽ không bao giờ sai chính tả
! quá hoang đường !
Xin mời quý vị “thư giãn” thưởng thức mấy tấm ảnh sau :
Cụ Hưu Làm Thơ Hưu
Cụ thứ 7
-Về hưu là chết lâm sàng
Teo từng bộ phận teo lan lên đầu
Sau cơn teo chẳng tỉnh mau
Teo nhanh lên rốn, teo mau lên đầu
Bao giờ rụng trụi lông râu
Kính mời các cụ hai đầu khiêng đi
Cụ thứ 8
-Trọn đời một kiếp làm chồng
Làm cha rồi được lên ông, cụ rồi
Đời người ngẫm cũng vậy thôi
Có chìm có nổi thế rồi cũng qua
Bây giờ tuổi đã về già
Dẫu rằng chua xót cũng là cơm toi
Thần công nay đã tịt ngòi
Gia tài còn lại cái vòi cong cong
Cụ thứ 9
-Trước kia như sắt như đồng
Như đinh đóng gỗ, như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Bao nhiêu thần dược vẫn chưa ngóc đầu
Sự đời càng ngẫm càng đau
Từ oanh đến liệt gần nhau thôi mà
Nay mai về với ông bà
Nấp sau nải chuối xem gà khỏa thân
Cụ thứ 10
-Về hưu mới thấy mình sang
Rỗi việc càng thấy thời gian quá dài
Suốt ngày tụ tập đánh bài
Chơi cờ, tán gẫu, nghe đài, xem phim
Cụ thứ 11
-Về hưu mắt mũi kèm nhèm
Cứ thấy em út là khen tuyệt vời
Rượu vào vẫn muốn đi chơi
Bút bi hết mực đáng đời cụ chưa?
Cụ thứ 12
-Về hưu thương nhất con chim
Suốt ngày ủ rũ im lìm trong chăn
Chẳng bù cái thuở hung hăng
Dẫu rằng bị đói nhăn răng cóc cần
Cụ thứ 13
-Sắp về hưu ngày hai buổi đi làm
Thích trốn việc rủ nhau đi bát phố
Ai bảo về hưu là khổ
Đêm mơ màng nghe chim rúc trong chăn
Có những ngày trốn vợ tìm bướm tại Đồ sơn
Vợ bắt được chưa nói gì đã cáu
Có bà lão nhà bên mắt nhìn tôi đau đáu:
-Răng rụng rồi vẫn máu thế ông ơi
-Đau quá bà ơi, yếu quá mất rồi
Xưa yêu con chim vì nhảy, bay hay hót nữa
Có những chiều ôm bồ nhí dưới ánh trăng
Nay yêu chim giật mình khi ngủ
Cạnh bà già cáu kỉnh rụng hết răng
Cụ thứ 14
Thơ Tặng Các Thầy Cô Giáo Trưng Vương Nghỉ Hưu
THƠ TẶNG CÁC THẦY CÔ GIÁO TRƯNG VƯƠNG NGHỈ HƯU 18 Tháng Mười Một 2009
Posted by nguyenkcuong in trackback
Posted by nguyenkcuong in Các bài viết của thầy
Truyền thống Trưng Vương có sự đóng góp của nhiều thầy cô giáo. Những câu thơ sau đây trích trong các bài thơ tặng các thầy cô giáo khi nghỉ hưu, là tình cảm gửi đến các thầy cô, là sự ghi nhận những cống hiến của các thầy cô cho sự nghiệp trồng người góp phần làm nên một Trưng Vương sáng chói.
Cô Lê Thị Ly (dạy toán – sinh)
Mỗi năm một lớp học sinh
Ra trường vẫn nhớ dáng hình của cô
Đã lên bà tự bao giờ
Thế mà vẫn trẻ dáng đi tiếng cười
Tóc vẫn đen, miệng vẫn tươi
Ra đường vẫn có… nhiều người nhìn theo…
1-2-1990
Cô Nguyễn Thị Tuyết (dạy sinh, Thư ký Công đoàn)
Chị làm thư ký bấy lâu
Công đoàn liên tiếp dẫn đầu thi đua
Việc công cho đến việc tư
Việc nào chị cũng chăm lo vẹn tròn
1990
Cô Vũ Thục Anh (dạy Toán, hóa)
Chia tay tiễn chị nghỉ hưu
Mà lòng lưu luyến dạt dào khôn nguôi.
Đã tròn ba chục năm trời
Giáo viên dạy giỏi mọi người ngợi ca.
Yêu nghề yêu trẻ thiết tha
Thương từng em nhỏ như là thương con.
Pa-ri từng đặt gót son
Nhiều cô gái Pháp vẫn còn kém xa…
19-3-1991
Cô Nguyễn Lệ Dung(hiệu trưởng nhà trường 1982-1991)
Với nghề gắn bó thiết tha
Với đồng nghiệp vẫn mặn mà thủy chung
Vô tư, thẳng thắn, công bằng
Công tư trọn vẹn, rõ ràng phân minh.
Trưng Vương truyền thống quang vinh
Còn ghi công chị tận tình dựng xây.
23-9-1991
Thầy Nguyễn Tiến Phát (dạy Lí)
Giáo viên dạy giỏi như anh
Về hưu thật tiếc nhưng đành vậy thôi!
Vào phòng lí lại nhớ người
Liên hoan lại nhớ tiếng cười trẻ trung.
Việc hiếu có anh lo cùng
Nghĩa tình bè bạn thủy chung vẹn toàn.
Anh về “giám đốc cửa hàng”
Mong sao khách đến ngày càng thêm đông.
Tiền đình giảm, tiền thu tăng
19-3-1991
Cô Nguyễn Bội Hiền (Bí thư chi bộ nhà trường 1981 – 1992)
Bí thư chi bộ suốt mười năm
Quản chi khó nhọc với gian nan
Quan tâm chu đáo từng đồng chí
Thẳng thăn phê bình, mạnh đấu tranh.
Khó khăn đón nhận, luôn đi trước
Quyền lợi xin nhường, nguyện hưởng sau.
Chị nghỉ hưu rồi còn để lại
Tấm gương cho những lớp người sau.
11-3-1993.
Cô Trịnh Tường Anh (dạy Toán)
Chị nghỉ hưu rồi, sớm vậy ư?
Làm trò đang học cứ ngẩn ngơ
Bạn bè trong tổ đều lưu luyến
Một tấm gương trong, chẳng chút mờ.
10-12-1993.
Cô Nghiêm Minh Hưng (Phó hiệu trưởng nhà trường 1976 –1994)
Trưng Vương mười tám năm trời
Chị làm hiệu phó sáng ngời tấm gương.
Cao sang mà vẫn khiêm nhường
Chuyên môn, chỉ đạo, am tường cả hai.
Xin ghi nhớ mãi những ngày
Chị cùng chung sức dựng xây mái trường.
7-10-1994.
Cô Lê Bảo Ngọc (dạy văn, thư kí công đoàn)
Chị làm chủ nhiệm nổi danh
Lớp hư chị nhận cũng thành lớp ngoan.
Môn văn chị dạy vững vàng
Công đoàn chị cũng sẵn sàng tham gia.
Bao nhiêu thử thách vượt qua
Trước sau chị vẫn xứng là tấm gương.
1997 -1998
Cô Trần Ngọc Thúy (dạy tiếng Nga, tiếng Anh, chủ tịch Công đoàn)
Lên bà vẫn trẻ, vẫn hồn nhiên
Hát vẫn hay, mà nét vẫn duyên
Chủ tịch Công đoàn liền mấy khóa
Lo quà sinh nhật khắp đoàn viên.
Đến tuổi cho nên chị nghỉ hưu
Bóng hình cô vẫn mãi in sâu
Bao trò đạt giải Olimpic
Nhớ công cô dìu dắt buổi đầu.
Nghỉ hưu nhưng chị vẫn tới trường
Vẫn làm giám thị, giữ kỷ cương
Mỗi giờ lên lớp, trường yên tĩnh
Vẫn có bàn tay chị góp công.
12-1998
Cô Đoàn Nguyên Phương (dạy Toán)
…Sắc sảo, thông minh lại nhiệt tình
Giỏi nghề, giỏi quản lý học sinh
Học trò lớp lớp đều ghi nhớ
Cô giáo Nguyên Phương trọn nghĩa tình.
12-1998
Cô Lê Mộng Dung (dạy Toán, Sinh)
Một mình gánh vác việc nhà
Công đoàn chị vẫn tham gia hết mình
Dạy Sinh nên nét vẫn xinh
Học trò bao lớp, nghĩa tình bấy nhiêu.
12-1998
Cô Trần Thị Ngân (dạy Kỹ thuật – nữ công)
Khéo thêu may, khéo cắm hoa
Nữ công thành thạo, việc nhà đảm đang.
Quỹ giao rành mạch, rõ ràng
Thu chi chính xác, đàng hoàng phân minh.
Với trường, là cựu nữ sinh
Nên càng thắ m mãi nghĩa tình Trưng Vương.
18-2-2000.
Cô Lưu Kim Liên (dạy Toán – sinh)
Vừa dạy Toán, vừa dạy Sinh
Tổ cần, chị rất nhiệt tình tham gia
Nữ công, gia chánh tài hoa
Đối nhân xử thế, đậm đà thủy chung.
18-2-2000
Thầy Vũ Hữu Định (Hiệu trưởng nhà trường 1991-2000)
Tới trường lúc sớm tinh mơ
Từ Vươn thở đến Tiếng thơ mới về.
Nhiệt tình gắn bó với nghề
Vì đàn em nhỏ, say mê suốt đời.
18-11-2000
Thầy Nguyễn Hoàng (dạy Địa)
Dạy Địa như anh, được mấy người?
Hiểu sâu, biết rộng, đến nhiều nơi.
Sa bàn, vi tính anh thành thạo,
Đến sang tận Mỹ, cũng sang rồi.!…
5-2003
Chùm thơ tặng 5 thầy cô giáo (*)
Tận tình và trách nhiệm cao
Được thầy dạy Toán, lớp nào cũng mong.
Sức khỏe ân cần hỏi han
Chị liền tư vấn, bệnh xoàng khỏi ngay!
Chỉ vì còn bốn hoa tay
Nếu còn đủ cả, có ngày…làm to.
Con thi Lí nhất quốc gia
Chồng là vụ trưởng, cả nhà xứng danh!
Với đồng nghiệp, sống chân thành
Công đoàn xuất sắc, có anh góp phần.
5-2003
(*)Mười câu thơ này lần lượt nói về các thầy cô giáo:
– Thầy Trần Đình Phương dạy Toán – Lý
– Cô Nguyễn Kim Thu dạy Toán
– Thầy Nguyễn Hoàng dạy Địa
– Cô Phạm Thị Thành dạy Toán
– Thầy Nguyễn Ngải dạy Văn, Chủ tịch Công đoàn.
Share this:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…
Quên Mời Gọi Hồn Thơ
QUÊN MỜI GỌI HỒN THƠ – Nhi Phạm
(Bài 2 trong loạt bài về HỒN THƠ))
Nhắc Lại Chuyện Xưa
Cách đây mấy tháng tôi đã có hân hạnh viết lời bình cho bài thơ Con Về Ngõ Nhỏ của Ngọc Mai, một thi sĩ tỉnh Bắc Giang.Bài thơ Lục Bát của chị trong sáng mượt mà, có những câu đẹp như một bức tranh:
Con về ngõ nhỏ thoảng hương Lối vào vẫn lát vàng ươm nắng chiều Theo tôi, Con Về Ngõ Nhỏ tròn trịa, không sai sót, có thể nói là bài thơ hay nhưng khi đọc lên vẫn không thấy cái gì đó thật đặc biệt. Nó như một viên đá quý, không tì vết nhưng lại không có nét riêng để hấp dẫn những tay chơi ngọc sành sõi. Nói rõ ra, Con Về Ngõ Nhỏ là bài thơ thiếu cá tính nên không gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. (1)
“Hoa đẹp nằm khuất trên giàn
Em xinh đứng lẫn trong hàng, ai hay?” (PĐN)
Vạch Lằn Ranh Và Cắm Cột Mốc
Sau khi viết lời bình cho bài thơ của Ngọc Mai, tôi và chị thỉnh thoảng có trao đổi thêm về thơ qua hộp nhắn tin Facebook. Tôi nhớ hình như có đề nghị chị mở rộng hơn nữa về đề tài để thơ chị đa dạng, mới lạ hơn. Và chị đã trả lời:
“Em không to lớn vĩ đại để làm việc lớn; em chỉ muốn giữ những gì là truyền thống, gia đình bé nhỏ của mình”.
Tôi biết chị là người phụ nữ có tâm hồn “Chân Quê” của Nguyễn Bính – yêu gia đình, làng xóm, quê hương, gìn giữ nếp sống đạo đức theo truyền thống lễ giáo của cha ông. Tôi hoàn toàn tôn trọng ý muốn của chị.
Nhưng tôi tiếc cho vườn thơ của chị, vì tôi nghĩ:
Truyền thống, gia đình, làng xóm, quê hương có những cái hay, những nét đẹp riêng của nó. Nếu thích, chị cứ quay về để gợi lại, sống lại những kỷ niệm khó quên, làm phong phú hơn nữa tâm hồn mình, làm đẹp hơn nữa vườn thơ của mình. Nhưng chị không nhận ra rằng suy nghĩ như thế là chị đã tự vạch lằn ranh giới hạn óc tưởng tượng, tự cắm cột mốc giới hạn tầm nhìn.
Và việc “vạch lằn ranh, cắm cột mốc” đó đã dẫn đến mấy hậu quả sau đây:
Vừa Viết Vừa Run
Trên đầu bài thơ Trái Tim Điên trên Faceboob NM có viết câu – để trong ngoặc đơn – sau đây:
(Cũng biết rằng Ngoc Mai viết không tới, không dám đốt cháy mình. Bài này NM tập viết liều mạng một chút).
Tôi đưa cả bài thơ vào phần Phụ Lục để bạn đọc nếu muốn, có thể tìm hiểu xem chị liều mạng đến mức nào. Ở đây chỉ xin trích mấy câu tôi nghĩ là “ghê gớm” nhất:
Giờ tình mình xác tan tác có bình yên Em đâu biết Hỡi đời kia có biết ..? … Bia liệt sỹ khắc tên anh xứ biệt Bỏ ôm em Anh ôm đất trọn đời … Em ..! Trái tim điên Rên xiết chẳng thành lời!
Mấy câu (ý) bình thường như thế mà đã phải “liều mạng” mới dám viết ra thì không biết chị đã “vạch lằn ranh, cắm cột mốc” để bó hẹp “vùng hoạt động” của thơ mình đến mức nào? Làm thơ mà “vừa viết vừa run” thì làm sao cảm xúc có thể dâng trào, lấn át lý trí để tạo hồn thơ?
Hai Bài Thơ Trùng Ý Tứ
Đọc lại thơ của chị trên FB tôi gặp một bài có tựa khác nhưng ý tứ thì rất giống Con Về Ngõ Nhỏ.
VỀ THĂM NHÀ CŨ
Vắng mẹ nắng ngủ trong mây Ngập bao lá rụng ấp đầy sân rêu Cây bòng nhớ mẹ bóng xiêu Cành xoan lặng đứng hoa chiều tím rơi Bông bưởi trắng đến chơi vơi Trong hương con thấy nghẹn rời khúc ru Mỏng xuân, dày lá vàng thu Trời say mộng, đâu chim gù bình minh Chỉ còn cây chổi lặng thinh Nằm queo mặc lá rữa mình mục đau Mẹ xưa lam lũ đồng sâu Cái tôm cái tép rầu rầu niêu dưa Sóng ngầm dưới mái chèo khua Trên đầu nắng ít, gió mưa lại nhiều …. Đời mẹ như một cánh diều Càng thẳng đứng, càng gió xiêu giữa trời
Đã có Con Về Ngõ Nhỏ (Phụ Lục) rồi mà còn viết được Về Thăm Nhà Cũ đẹp như thế, dễ thương như thế tài thơ của Ngọc Mai quả thật đáng nể. Cũng căn nhà ấy, khung cảnh ấy, cũng cây chổi, cây bòng, sân nhà vắng lặng và cũng tâm trạng nhớ thương bóng mẹ liêu xiêu, bằng ngôn ngữ thơ tượng hình, bằng kỹ thuật thơ điêu luyện, NM đã quyền biến chuyển đổi ngôn ngữ, làm mới câu thơ, tạo được bài thơ sau không giống hệt mà vẫn có cái gì đó “khang khác” bài thơ trước. Tôi phục chị ở chỗ đó.
Nhưng “ép” cảm xúc của mình như thế thì rất tội nghiệp cho những câu thơ và ít nhiều đã làm giảm giá trị của cả 2 bài thơ. Theo tôi, có lẽ khu đất “ương thơ” của chị hơi hẹp (giống thành phố Pleiku) nên ” đi dăm phút đã về chốn cũ” (2) – chị phải ương rồi trồng 2 cây thơ vào chung một “hố”.
Cân Nhắc Ưu Khuyết Điểm
Cái gọi là khuyết điểm của thơ Ngọc Mai – tôi đã phải dàn trải trên 2 trang giấy để chị và người đọc nhận thấy dễ dàng hơn – thật ra, chỉ cần một phút bốc đồng, một lần nổi cơn điên hoặc một quãng thời gian tĩnh lặng thả hồn đi hoang là nó tự biến mất. Còn tài thơ, khả năng đưa cái đẹp vào thơ như chị có thể chỉ cần viết vài hàng nhưng để thủ đắc dân chơi thơ có khi phải vật vã cả đời người.
Mời bạn đọc nghe tâm tình của Ngọc Mai qua 4 câu trong bài Sông Đời:
Trông gì về phía dại khônBan mai rờn mỏng, hoàng hôn xơ dày Mưa dài đâu vắt kiệt mây Trời còn bận ngủ, vòm đầy bóng đen
Bằng 3 câu cuối của đoạn thơ Ngọc Mai đã kéo cả những chuyển động của đất trời (ban mai, hoàng hôn, mây mưa, bóng đêm) xuống hòa nhập với dòng Sông Đời mình để tạo thành một bức tranh thê lương của một cảnh đời bất hạnh, theo tôi, thật tuyệt vời.
Đáng mừng cho người yêu thơ là vườn thơ của chị còn khá nhiều những đoạn thơ hay như thế.
Tóm lại, Ngọc Mai có tâm hồn nhạy cảm, kỹ thuật thơ điêu luyện, rất nhanh nhẹn quyền biến trong sử dụng ngôn ngữ, hình tượng thơ ca. Thơ Lục Bát của chị, nếu tuyển chọn nhũng bài thành công, có thể liệt chị vào hạng cao thủ. Chị còn thử nghiệm thêm Thơ Mới, Thơ Mới Biến Thể và kết quả đáng khích lệ. Theo tôi, chị đã có tất cả điều kiện cần thiết để viết bài thơ để đời của mình. Thơ của chị hiện tại đã có sắc hương để chị không phải thẹn thùng khi đứng cạnh những thi sĩ khác, nhưng vẫn còn thiếu loại cảm xúc cao cấp nhất là hồn thơ. Lý do: Chị còn cho phép lý trí điều tiết cảm xúc của mình khi các con chữ từ ngòi bút tung mình nhảy xuống trang giấy.
Kết Luận
Trong “Con Về Ngõ Nhỏ – Bài Thơ Mới Quen” tôi đã viết:
” Tôi chọn bình Con Về Ngõ Nhỏ vì quý một tài thơ chưa phát huy hết sức mạnh của mình”
Hôm nay, cũng vì quý tài thơ của chị, tôi quay lại vườn thơ dạo khắp một vòng và có một mong ước nhỏ bé là một ngày nào đó Ngọc Mai sẽ thay đổi nếp suy nghĩ về thơ. Bởi, là thi sĩ:
Cái khoảng trời ở đàng sau cái lằn ranh hay cột mốc đó, có thể bây giờ chị chưa nghĩ đến, chưa dùng đến, nhưng một ngày nào đó, một lúc nào đó, khi ngòi bút cựa quậy mạnh hơn, chị sẽ cần đến nó. Nếu muốn đi đến Bến Bờ Thi Ca chị nên để tâm hồn thoát cũi sổ lồng, bay đến vùng trời tự do rộng mở, mênh mông … bất tận.
Cái vùng trời tự do đàng sau lằn ranh và cột mốc đó không những giúp tứ thơ sáng hơn, tươi hơn mà còn là lời mời rất khéo để hồn thơ bước vào.
Phạm Đức Nhì
1/ Con Về Ngõ Nhỏ – Bài Thơ Mới Quen, Phạm Đức Nhì, chúng tôi
2/ Còn Chút Gì Để Nhớ, thơ Vũ Hữu Định, nhạc Phạm Duy
Pleiku: còn chút gì để nhớ!
CON VỀ NGÕ NHỎ đâu rồi bóng mẹ liêu xiêu đâu rồi dải yếm rất nhiều gió hong còn đâu chổi quét lá bòng chẳng còn hoa khế tím cây thèm nghe tiếng mẹ ho bào canh thâu Trăng non (*) khóc đẫm lá trầu (Ngọc Mai) (*) Tác giả ví mình như vầng trăng non, lúc còn bé thơ thường đứng bên giàn trầu của mẹ mà khóc dỗi hờn để được mẹ dỗ dành và chải đầu cho. TRÁI TIM ĐIÊN (Cũng biết rằng Ngoc Mai viết không tới, không dám đốt cháy mình. Bài này NM tập viết liều mạng một chút. …. Hj hj)
Trái tim điên ấp mối tình xứ biệt Khúc nhạc đầu mươn mướt nụ xuân sang Ủ tia nắng ươm hồn mây ngũ sắc Mà sóng gầm bão tố thét tàn hoang
Tim điên viết ngàn lời yêu thầm nhắc Loạn nhịp hồng bóp tím nghẹt máu tươi Vọt thành tia loang lổ mặt người Ai từng điên, ai từng đau rền rĩ..? … Mối tình em vượt biên ngoài chiến lũy Nụ hôn yêu môi gắn đến không cùng Biển nhỏ bé trước vòng ôm ghì xiết Lời yêu đầu sóng sánh cõi thần tiên
Giờ tình mình xác tan tác có bình yên Em đâu biết Hỡi đời kia có biết ..? … Bia liệt sỹ khắc tên anh xứ biệt Bỏ ôm em Anh ôm đất trọn đời … Em ..! Trái tim điên Rên xiết chẳng thành lời!
Bạn đang xem bài viết Gọi Thơ Trần Hưu Việt (162) trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!