Xem Nhiều 3/2023 #️ Kể Từ Giờ (Du Phong) # Top 7 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kể Từ Giờ (Du Phong) # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kể Từ Giờ (Du Phong) mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Đây có lẽ là thông điệp xuyên suốt mà Du Phong muốn gửi gắm qua bài thơ Kể từ giờ. Bởi muốn được yêu người hãy yêu mình trước đã và muốn người hạnh phúc thì đầu tiên mình phải là người hạnh phúc. Và quan điểm này luôn đúng với mỗi chúng ta. Bởi có mạnh mẽ thì người ta mới có thể vượt qua dông bão nhưng nếu bạn yếu mềm cũng được. Miễn sao hãy vô tư sống.

Bởi đó mới chính là bản chất của người phụ nữ, phải chăng họ đã tự gồng mình để tự sưởi ấm, để mạnh mẽ, và có vẻ như để trả thù người đã mang đến cho ta đau khổ. Nhưng dẫu hạnh phúc hay đau khổ thì đó cũng chính là bước chân mà ta đi, vì vậy hãy cứ yên tâm mà lựa chọn.

Hãy làm bản thân mình thật xinh

Người ta thường hay nhắc nhở với nhau rằng, phụ nữ làm đẹp vì ai? Và cũng có nhiều vần thơ bài hát khẳng định rằng hãy làm đẹp, tô son và lạnh lùng và cố yêu người mà sống. Ty nhiên cái cố này cũng không hẳn phải vì ai đó, bởi từ bao giờ hạnh phúc của mình lại phụ thuộc vào người khác.

Với Du Phong trong Kể từ giờ anh chuyển tải một thông điệp. Kể từ giờ phải thật xinh, thật yêu đời không phải để người nào ngắm mà đó là khi ta đang biết tận hưởng từng ngày, từng phút giây bởi tuổi xuân đang dần qua. Và bình yêu cũng không hẳn là khi cuộc đời của chúng ta không có sóng gió. Mà bình yên chính là đi qua nỗi buồn và biết thứ tha.

Bài thơ này chính là khuyên nhủ và cũng chính là tâm sự của một cô gái đã từng bị tổn thương trong tình yêu. đầu tiên hãy cố gắng sống mạnh mẽ, hãy yêu thương bản thân mình thật nhiều. Và hãy dũng cảm đối mặt với những sóng gió của cuộc đời này. Đó cũng chính là cách bài thơ Kể từ giờ giúp nhiều cô gái đối diện với những sóng gió tình cảm.

“Hạt Gạo Làng Ta” – 41 Năm Chuyện Giờ Mới Kể

Ở tuổi gần 80, nhạc sĩ Trần Viết Bính tâm sự với tôi: “Bài hát này tôi viết khi 37 – 38 tuổi (năm 1971), khi ấy đất nước ta đang có chiến tranh. Để làm ra được hạt gạo, lúc đó khó lắm, vất vả lắm, nguy hiểm lắm, vì ở ngoài đồng ruộng miền Bắc thời gian đó ngày nào cũng phải hứng chịu bom đạn của máy bay Mỹ. Vất vả ngoài ruộng đồng và bom đạn Mỹ có thể dội xuống bất cứ lúc nào, nhưng những bà mẹ, những cô, những chị thanh niên vẫn kiên gan bám trụ đồng ruộng để sản xuất, để làm hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn. Trần Đăng Khoa dù rất nhỏ tuổi nhưng đã có cái nhìn rất đúng về sự vất vả để làm ra hạt gạo khi đó”.

“Nước như ai nấu, chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy”. (Ảnh: HTP)

Bởi vậy, lúc đọc được bài thơ của Trần Đăng Khoa, nhạc sĩ Trần Viết Bính đã bị “hút hồn” ngay bởi cái nhìn tinh tế của “thi sĩ tí hon” này. Ngay sau khi đọc xong bài thơ, ông đạp xe đạp về một xã công tác và trên quãng đường mấy chục cây số ấy âm nhạc của bài thơ đã ra đời. Sự ra đời của nó thật dễ dàng, thật giản dị. Có lẽ sự suy nghĩ thường ngày về hạt gạo đã làm cho ông sáng tác dễ dàng thế. Điều tuyệt vời là, không thêm bớt một từ nào, bài hát vẫn giữ nguyên vẹn được nội dung của bài thơ, chỉ là đem phần nhạc làm cho những câu thơ ấy lấp lánh hơn, thăng hoa hơn. Hơn thế nữa, cả thơ và bài hát đều rất dễ nhớ, dễ thuộc nên thơ và nhạc đã hòa quyện vào nhau, để mỗi khi cất lên, bằng hình thức nào thì Hạt gạo làng ta vẫn làm xao xuyến trái tim người nghe bởi độ trong trẻo, hồn nhiên, giòn giã như tiếng đồng dao của mình.

Chính bởi vậy, ngay sau khi ra đời, bài hát đã được phổ biến trên các làn sóng phát thanh, được nhiều thế hệ khán giả nghe và nhớ ngay. Lúc đó, nhạc sĩ Trần Viết Bính đang là Hiệu trưởng trường Âm nhạc của Ty Văn hóa Nam Định thì được điều sang làm cán bộ tỉnh đoàn Thanh niên Lao động tỉnh Nam Định và có nhiệm vụ đi phổ biến các bài hát mới cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi vùng công giáo (các xã trong các huyện Nghĩa Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu của tỉnh Nam Định). Bài hát Hạt gạo làng ta là một trong các bài hát được nhạc sỹ mang đi dạy cho các em. Cũng từ công việc mới này, ông có một kỷ niệm sâu sắc không bao giờ quên trong đời một người nhạc sĩ.

“Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng Bẩy/ Có mưa tháng Ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng Sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…” – Những câu thơ như có nhạc điệu đã được chắp cánh để bài thơ, bài hát ấy suốt hơn 40 năm qua đồng hành cùng với người yêu thơ, yêu nhạc Việt Nam. Tác giả phần nhạc của Hạt gạo làng ta là nhạc sĩ Trần Viết Bính, đã chuyển vào Đồng Nai sinh sống từ lâu, nhưng mỗi khi được hỏi đến bài hát này, ông như được sống lại thời trẻ đầy hào hùng, sôi nổi.

Ông kể: “Lớp học của các em vì để tránh bom máy bay nên không bao giờ tập trung ở một chỗ mà phân tán ra nhiều điểm ở trong làng. Có một buổi trưa, đang dạy hát trong một cái miếu giữa cánh đồng làng, tôi thấy có các bà các chị nghỉ tay làm đồng đứng xem. Khi các em học sinh hát đến những câu: “Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng bẩy/ Có mưa tháng ba/ Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng Sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”, tôi thấy các bà, các chị bật tiếng khóc. Cả đời tôi không bao giờ quên được hình ảnh những “khán giả” nông dân, chân tay lấm bùn, vừa nghe hát vừa đưa tay quệt những giọt nước mắt”.

Khi ông phổ nhạc bài thơ, chú bé thần đồng Trần Đăng Khoa mới có trên 10 tuổi. Sau khi bài hát ra đời, ông có ý tìm chú bé làm thơ, nhưng lúc đó Khoa còn ở một làng xa xôi nào đó ở tỉnh Hải Dương. Thời kỳ đó từ Nam Định đi Hải Dương xa gần trăm cây số, máy bay, bom đạn quần nát trên các cung đường, các cầu phà, trong khi phương tiện đi lại của ông lúc đó chỉ có một xe đạp gọi là xe đạp thiếu nhi con vịt (loại xe đạp nhỏ của Liên Xô). Yêu và muốn gặp Khoa lắm song chẳng làm thế nào đi tìm được. Sau này khi cậu bé ấy đã trưởng thành, đi bộ đội, thì ông lại đi Văn công, cũng chẳng có dịp nào tìm gặp được nhau. Mãi cho đến năm 1989-1990, lúc này ông đã chuyển vào Nam công tác, có dịp được đi tập huấn nghiệp vụ ở Liên Xô. Lúc ở Matxcơva, Trần Viết Bính nghe anh em kể Trần Đăng Khoa đang học ở Học viện Văn học M. Goóc-ki. Mừng quá, trong một buổi chiều đầy băng tuyết của nước Nga, ông hỏi thăm mãi mới tìm được đến trường Khoa đang học, nhưng cậu Khoa lại… đi vắng.

“Đấy, hai chúng tôi cứ lẩn quẩn đi tìm nhau” – nhạc sĩ Trần Viết Bính hóm hỉnh. Rồi ông kể tiếp: “Đúng 30 năm sau khi bài hát ra đời (năm 2000) tôi và Trần Đăng Khoa mới gặp nhau lần đầu ở Hà Nội. Lúc này Trần Đăng Khoa đã có vợ. Hai vợ chồng đón tôi về nhà ăn cơm rất vui”.

Tháng 7/2010, nhạc sĩ Trần Viết Bính được mời ra Hà Nội để cùng nhà thơ Trần Đăng Khoa lên sân khấu nhận phần thưởng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao cho bài hát Hạt gạo làng ta – một trong những tác phẩm hay nhất viết về nông thôn, nông dân kể từ năm 1946 đến nay. Đôi mắt người nhạc sĩ già lấp lánh niềm vui khi kể về một “đoạn kết có hậu” về cuộc tìm kiếm, tri ngộ của mình và nhà thơ Trần Đăng Khoa mà không quên bày tỏ nỗi sung sướng khi bài hát vẫn được nhiều thế hệ thiếu nhi cũng như người lớn thuộc lòng và yêu thích, được công nhận là 1 trong 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX.

Nhạc sĩ Trần Viết Bính (trái) và nhà thơ Trần Đăng Khoa

Nhạc sĩ Trần Viết Bính sinh ngày 7/12/1934, quê ở thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Ông bắt đầu hoạt động âm nhạc từ năm 1954 tại Nam Định, đến năm 1981 chuyển vào Đồng Nai công tác, nguyên là cán bộ Sở Văn hóa – Thông tin Đồng Nai.

Các sáng tác chính của ông: Dòng sông, Em ngoan, Chiếc nón Huế, Hạt gạo làng ta (thơ Trần Đăng Khoa)…; ca cảnh: Lời thề Sát Thát, tổ khúc hợp xướng Chúng em đã gặp chị Võ Thị Sáu.

Ngọc Hân

“Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể” – Từ Truyện Kể Đến Điện Ảnh

Tháng 8/2016, thị trường điện ảnh Việt Nam dậy sóng bởi bộ phim Tấm Cám: chuyện chưa kể. Trước khi trình chiếu, qua trailer giới thiệu, khán giả tỏ ra rất hào hứng với bộ phim này vì… háo hức chờ đợi những sắp được kể! Dậy sóng cũng phải bởi truyện Tấm Cám là truyện cổ tích quá quen thuộc với mọi người nên khán giả có lý do để chờ đợi “sự làm mới” của ê kíp làm phim. Dậy sóng cũng phải bởi đây là bộ phim đầu tay của đạo diễn Ngô Thanh Vân – một đả nữ tài năng của làng điện ảnh Việt Nam. Mà thật, chỉ cần làm phép thử, tôi gõ cụm từ “phim Tấm Cám: chuyện chưa kể” lên google và đã thu được những con số bất ngờ như:

-          Khoảng 1.670.000 kết quả chỉ trong 0,40 giây;

-          Nó nằm trong top 10 phim tình cảm Việt Nam hay nhất của Việt Nam năm 2016;

-          Rất nhiều bài cảm nhận về bộ phim này;

-          ….

Từ sức hút đó, từ những thông số trên, tôi đã sắp xếp thời gian để xem phim này, thậm chí xem lại nhiều lần để từ đó đưa có những nhận xét, đánh giá từ góc nhìn của một người nghiên cứu về Văn học dân gian.

1.      Những tín hiệu vui…

Sau khi bộ phim Tấm Cám: chuyện chưa kể được trình chiếu, rất nhiều bài viết đã điểm lại những thành công của bộ phim này. Nhìn chung, phần lớn các ý kiến là khen nhiều hơn chê. Có thể tổng kết về một số tín hiệu vui từ bộ phim này như:

-          Đạo diễn Ngô Thanh Vân đã quy tụ được dàn diễn viên xứng tầm với bộ phim: vừa trẻ trung, xinh đẹp (như Hạ Vi, Isaac, Thanh Vân,…), vừa giàu kinh nghiệm (như Thành Lộc, Hữu Châu, Ngọc Giàu,…), vừa sở hữu lực lượng fan hùng hậu của nhóm 365. Diễn viên có lạ, có quen nhưng nhìn chung, họ đã diễn xuất khá đạt.

-          Đạo diễn Ngô Thanh Vân và ê kíp đã chọn được những hình ảnh chỉn chu, có phần vượt trội so với mặt bằng chung của phim Việt. Những đại cảnh về thiên nhiên rất hùng vĩ và ấn tượng, trong khi đó, các phân đoạn có sự tác động của kỹ xảo cũng được làm tốt.

-          Lần đầu tiên khán giả nhìn thấy một bộ phim Việt có ba quân tướng sĩ trang phục áo giáp sắt chỉn chu, đẹp đến từng chi tiết và còn đông đảo, hùng hậu không thua kém gì phim nước ngoài.

-          Về trang phục cổ trang: có sự đầu tư hoàn chỉnh, là điểm nhấn lớn nhất trong bộ phim này. Có thể nói, Ngô Thanh Vân đã quyết tâm nhào nặn đứa con tinh thần của mình thật xinh đẹp từ nội dung đến hình thức, cô thể hiện mình không hời hợt trong bất kỳ chi tiết nào.

-          Sau cùng, cũng phải nói về doanh thu: tuy chưa được công chiếu tại CGV (cụm rạp chiếm đến 40% thị phần tại Việt Nam hiện nay) nhưng chỉ sau hơn một tháng công chiếu, bộ phim Tấm Cám: chuyện chưa kể đã tạo nên cơn sốt ở các phòng vé, đã có doanh thu đạt 66 tỉ, với hơn một triệu lượt xem. Đây quả là con số ấn tượng trong thị trường phim ảnh vốn được xem là ảm đạm của làng điện ảnh Việt Nam.

Bên cạnh những tín hiệu vui đó, chúng tôi nhận thấy rằng, bộ phim còn rất nhiều “hạt sạn” trong việc xây dựng kịch bản – tiếc thay điều này lại khá nhiều, và càng thấy tiếc hơn vì thiếu các ý kiến mang tính định hướng của các nhà chuyên môn – nhất là những nhà nghiên cứu về văn hóa, văn học.

2.      Những cắt xén đáng tiếc…

So với truyện cổ tích Tấm Cảm, kịch bản của bộ phim đã cắt đi khá nhiều chi tiết – mà theo tôi, đây là những chi tiết rất đắt, rất đáng giá. Xin điểm qua một số chi tiết đó:

-          Số lần biến hóa của Tấm cũng bị cắt giảm: từ bốn lần trong truyện Tấm Cám xuống còn ba lần trong phim, lược đi lần biến hóa thứ 3 – Tấm biến thành khung cửi. Thực tế cho thấy, số lần biến hóa không phải là sự tăng tiến về số học bình thường, mà đằng sau nó là sự biểu hiện về sự xung đột ngày càng gia tăng. Giáo sư Nguyễn Tấn Đắc lý giải việc này như sau: “Về nguyên tắc, số lần biến hóa càng nhiều thì sự xung đột biểu hiện càng gay gắt, và ý chí hãm hại càng mãnh liệt. Vì vậy, số lần giết hại và biến hóa phải là con số tối đa” (1). Do vậy, việc cắt giảm số lần biến hóa, thêm một lần nữa đã làm cho sự xung đột giữa hai chị em Tấm Cám giảm thiểu đi rất nhiều. Các biến hóa cũng chưa thực sự rõ nét, chưa đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm – không thấy những lời đe dọa của chim vàng anh “Giặt áo chồng tao, thì giặt cho sạch; phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao” hay lời hạch tội của khung cửi: “Cót ca cót ket/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt ra”.

-          Cái kết của mẹ con Cám: Đây là vấn đề khá nhạy cảm, đã được báo chí đưa ra tranh luận rất nhiều lần. Có lẽ, để tránh “tâm bão”, nhóm biên kịch đã chọn giải pháp an toàn bằng cách nhẹ hóa đi. Cụ thể, trong phim: Tấm ra lệnh bắt giam Cám vào ngục tối – không có chi tiết Cám chết do dội nước sôi và muối thành mắm gửi cho dì ghẻ ăn. Tuy nhiên, cuối phim vẫn có hình ảnh Tấm đưa cơm “mời dì ăn” – ý nói ăn mắm được làm từ xác của Cám. Chi tiết này khá gượng gạo, bởi các bản kể đều nói rằng Tấm “gửi cho mụ dì ghẻ” và mụ “tưởng thật, bữa nào cũng nức nở khen ngon”, rồi sau đó mụ “lăn ra chết” chứ không phải vẻ mặt thất thần và nước mắt ngắn dài như trong phim. Ở đây, để làm tốt hơn, theo tôi nhóm biên kịch có thể tham khảo các bản kể khác – chẳng hạn các bản kể mới sưu tầm được ở Bạc Liêu chẳng hạn. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Đắc, trong 14 bản truyện Tấm Cám mới sưu tầm được ở Bạc Liêu, có bản không có cái chết của mẹ con Cám; có 04 bản nói mẹ con Cám bị sét đánh chết – như mẹ con Lý Thông. Phải chăng, cái kết Cám và mụ dì ghẻ chết do “bị sét đánh” là một “lối thoát” hợp lý nhất để “giải oan” cho nàng Tấm của Việt Nam?

Được biết, trước khi khởi quay, Ngô Thanh Vân cùng năm biên kịch đã dành ra ba tháng để cùng viết, chỉnh sửa, thêm thắt, dựng nên một nội dung mang phong cách mới trên nền câu chuyện quen thuộc. Điều này cho thấy Ngô Thanh Vân cùng nhóm cộng sự đã có quá trình làm việc nghiêm túc, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thêm bớt các chi tiết trong kịch bản. Nhưng có lẽ do không có một cố vấn chuyên môn về lĩnh vực văn hóa, văn học nên nhóm biên kịch đã cắt giảm đi nhiều chi tiết rất có giá trị về mặt nghệ thuật. Điều này ít nhiều làm giảm đi tính nghệ thuật của bộ phim.

3.      Những sáng tạo…lệch pha

Qua tên gọi của bộ phim “… chuyện chưa kể” cũng phần nào cho chúng ta biết rằng, bộ phim sẽ sáng tạo thêm nhiều chi tiết mới trên nền truyện mà chúng ta đã từng nghe biết lâu nay. Quả vậy, kịch bản của bộ phim cho thấy, bên cạnh việc bảo lưu các chi tiết của truyện Tấm Cám như: tình tiết Tấm bị mất con cá bống, ông Bụt hiện ra giúp sức mỗi khi Tấm khóc, lễ hội thử giày, Tấm trèo cây cau ngã chết, Tấm hết biến thành chim vàng anh, cây xoan đào rồi tới trái thị; kịch bản còn lồng ghép câu chuyện tình yêu đôi lứa, thêm nội dung về tình yêu quê hương đất nước. Cụ thể, nhóm biên kịch đã sáng tạo thêm các nhân vật/tình tiết sau:

-          Phần sáng tạo, thay đổi rõ nhất nằm ở chỗ nhân vật trung tâm của phim không phải là Tấm/Cám mà là Thái tử. Chàng thái tử trong phim vừa phải giữ vững biên cương bờ cõi, vừa phải đối đầu với thế lực thù địch bên trong triều đình. Để làm đầy đặn và kịch tính cho phần cải biên này, các nhân vật trong bộ tứ và viên Thừa tướng – kẻ muốn tiếm ngôi vua của Thái tử, xuất hiện. Trong phim, thời lượng và các cảnh quay về nhân vật Thái tử nhiều hơn các cảnh quay về chị em Tấm – Cám. Đây là sự điều tiết có chủ đích, có dụng ý nghệ thuật. Trên báo Thanh niên, số ra ngày 18/8/2016, Ngô Thanh Vân bộc bạch “Tất cả chúng tôi muốn tạo ra hình ảnh người hùng đứng lên bảo vệ đất nước để những người trẻ ngày nay quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn truyện cổ tích, truyện của người Việt Nam mình bên cạnh những tác phẩm nước ngoài” (4). Một ước mơ rất đẹp, hoàn toàn chính đáng. Song rất tiếc, cần phải biết rằng: về đặc trưng thể loại hình ảnh người anh hùng, hình ảnh các ông vua không phải là nhân vật quen thuộc với thể loại truyện cổ tích (nếu có cũng chủ yếu là nhân vật phu). Hoặc giả, nhóm biên kịch có ý tưởng truyền thuyết hóa một truyện cổ tích[2] thì có vẻ cũng chưa đúng thể thức cốt truyện truyền thuyết thường gặp là: hoàn cảnh ra đời với những đặc điểm khác thường đến chặng trung tâm là kể về hành trạng và những chiến công khác thường của nhân vật, và cuối cùng là chuyện hóa thân âm phù. Thực tế cho thấy đây đó, nhóm biên kịch có những lúng túng vì có lúc kết cấu phim còn vương vấn cốt truyện cổ tích (kể về nhân vật thấp hèn, vượt qua thử thách và được thưởng công – lên ngôi), lúc khác lại sa vào việc xây dựng một hình ảnh người hùng nơi trận mạc.

-          Các bản khác nhau của truyện cổ tích Tấm Cám ở Việt Nam hay truyện Lọ Lem ở nhiều nước trên thế giới đều có chi tiết đôi giày rất xinh xắn và nhỏ nhắn, nhỏ đến mức không một bàn chân của một cô gái nào có thể mang vừa, đôi giày nhỏ xinh chỉ có thể vừa vặn với đôi bàn chân nhỏ xinh. Chính vì chiếc giày nhỏ xinh một cách kỳ lạ mới khiến Hoàng tử tò mò và quyết tìm cho ra người con gái sở hữu chiếc giày đó. Thế nên trong các bản kể của Việt Nam và các nước Đông Nam Á luôn có chi tiết rất nhiều cô gái cố gắng nong chân mình vào chiếc giày nhưng không ai vừa cả, đến khi Tấm đặt chân vào thì vừa vặn như in. Dân gian nói về đôi giày chính là để nói về đôi chân, nói đôi chân đẹp là nói về con người đẹp là vậy. Ở đây, Tấm đã sở hữu vật báu là “đôi chân nhỏ bé” – cái duy nhất chỉ một mình Tấm được sở hữu, không ai có thể tranh đoạt được của Tấm. Theo GS. Nguyễn Tấn Đắc, motif bàn chân nhỏ này chắc chắn có ảnh hưởng đến tục bó chân đã từng tồn tại một thời gian dài trong văn hóa Trung Hoa. Ở Việt Nam, khi nói về bàn chân của nàng Kiều, Nguyễn Du cũng viết rằng: “Gót sen lãng đãng như gần như xa” (Truyện Kiều). Như vậy, theo quan niệm của dân gian thì đôi bàn chân nhỏ nhắn là biểu tượng của một người con gái đẹp – cả hình dáng lẫn phẩm hạnh. Tuy nhiên trong Tấm Cám: chuyện chưa kể của Ngô Thanh Vân có chi tiết khá lạ là: đôi chân của Cám còn nhỏ hơn cả chiếc giày nhỏ xinh đó! Nhỏ đến nỗi, Thái giám phải thêm một lóng tay nữa mới vừa! Như vậy, ở đây nếu giải biểu tượng đôi chân thì rõ ràng nàng Cám – Lan Ngọc xinh đẹp hơn, xứng đáng được làm vợ hoàng tử hơn là cô Tấm – Hạ Vi. Sáng tạo chi tiết này cho thấy nhóm biên kịch đã không am hiểu về văn hóa nên có những sáng tạo lệch pha.

-          Khó nhận diện thể loại: cảm giác đầu tiên khi xem xong bộ phim là sự khó khăn trong việc nhận diện thể loại. Bởi thực sự, biên kịch/đạo diễn đã quá ôm đồm nhiều màu sắc: lãng mạn, ngôn tình, thần thoại, giả tưởng, hành động… nhưng chưa lột tả được màu sắc nào đến nơi đến chốn nên càng về cuối, mạch phim càng đuối dần… Ngay cả Ngô Thanh Vân trong những phát biểu của mình cũng thể hiện sự lúng túng này: có khi đạo diễn cho rằng thông điệp chính của bộ phim là “thông điệp nhân văn ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” (tức thông điệp của một truyện cổ tích), khi khác, “đả nữ” lại cho rằng: bộ phim muốn tạo ra “hình ảnh người hùng đứng lên bảo vệ đất nước” (nhân vật quen thuộc của thể loại truyền thuyết). Như đã biết, bộ phim lấy cảm hứng từ một truyện cổ tích nổi tiếng của Việt Nam – đó là truyện Tấm Cám. Đây cũng là kiểu truyện rất phổ biến trên toàn thế giới – với tên gọi là truyện Tro Bếp  hay truyện Lọ Lem. Việc chọn một cốt truyện cổ tích quen thuộc, có sức ảnh hưởng lớn đến tâm thức và văn hóa của người Việt xưa nay vừa thể hiện sự thông minh của đạo diễn, nhưng mặt khác nó cũng đòi hỏi đạo diễn phải đối mặt với nhiều thách thức: phải làm mới, lạ hóa mới thuyết phục, mới thu hút được khán giả. Tuy nhiên, việc làm mới cần phải có những lập trường rõ ràng, kiên định mới tránh được những nhập nhằng nêu trên.

-          Trong phim xuất hiện khá nhiều lời thoại theo kiểu hiền triết, hiện đại như của bà lão hàng nước: “Thanh niên trai tráng bây giờ đụng một tí là không thiết sống nữa… Điều quan trọng ở đây không phải ngươi là ai hay ngươi đã làm gì mà điều quan trọng là người phải làm gì để cứu vãn những sai lầm đó” hay như lời tâm sự của Tấm khi trao khăn thêu cho Thái tử hoàn toàn xa lạ với các nhân vật của truyện dân gian. Lời thoại của nhiều nhân vật trong phim cũng bị sáo rỗng. Các hạt sạn lời thoại kiểu như: Tấm đợi cho Thái tử nuốt trót lọt viên ngọc thần mới cảnh báo chàng sẽ bị biến thành quái vật; Tấm nức nở bên quái vật nói tiếng người với lời yêu đương ngôn tình… gây phản tác dụng. Các tình tiết đáng lẽ gây xúc động, cao trào lại làm khán giả thấy bật cười.

-          Đó là đánh giá riêng từng chi tiết, còn đánh giá chung về toàn bộ kịch bản thì các tình tiết trong phim được sắp xếp lỏng lẻo và không thuyết phục. Lúc đầu, câu chuyện xoay quanh cuộc đời của ba mẹ con nhà Tấm Cám, nhưng đến nửa sau, lại chuyển hướng sang nhân vật Thái tử, đẩy lên vai nhân vật này trọng trách giữ vững giang sơn, rồi để cuối phim, lại gượng ép đưa câu chuyện ba mẹ con Tấm Cám vào. Đành rằng, tên phim là Tấm Cám: Chuyện chưa kể để ngụ ý rằng phim không chỉ có câu chuyện Tấm và Cám. Nhưng việc chọn ra một nhân vật chính để các hành động, nhân vật bám theo vẫn chưa thuyết phục được người xem.

Nghệ thuật là khung trời của sáng tạo. Điện ảnh nói chung, kịch bản nói riêng cũng là một loại hình nghệ thuật nên việc tác giả kịch bản thêm bớt cũng là chuyện thường tình, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ở đây cũng phải chân nhận rằng: khi sáng tạo, người nghệ sĩ cũng cần cái đầu lạnh, cần sự tỉnh táo để biết những vùng trời riêng của từng thể loại, tránh những ôm đồm, thái quá, tránh những sáng tạo không hợp lý,… Tiếc thay, điều này lại xuất hiện khá nhiều trong bộ phim. Chính vì điều này đã làm cho sự kỳ vọng, chờ đợi của mọi người thành … nỗi tiếc nuối!

***

Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr 196.

Dẫn theo Nguyễn Tấn Đắc (2013), Về type, motif và tiết truyện Tấm Cám, Nxb Thời Đại, Hà Nội, tr.527.

Hương Nhu: http://phunuonline.com.vn/giai-tri/xem-nghe-doc-%E2%80%93-choi/tam-cam-chuyen-chua-ke-tren-phim-81350/

Hà Ngân: http://thanhnien.vn/van-hoa/ngo-thanh-van-da-khoc-but-co-hien-len-cuu-tam-cam-735084.html.

Nguồn: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 396, tháng 6/2017

[1] Bởi như đã biết, ngoài người Việt, còn có khá nhiều dân tộc khác cũng có tục ăn trầu, thậm chí được thể hiện trong kiểu truyện này (như truyện kể Kajong và Haloek – dân tộc Chăm, Ú và Cao – dân tộc Hơrê) nhưng chỉ riêng ở người Việt thì miếng trầu trở thành biểu trưng cho lối ứng xử giao tiếp giữa các mối quan hệ trong đời sống xã hội, là phương tiện biểu lộ tình cảm con người – nhất là chuyện tình duyên nam nữ.

Những Cuốn Sách Hay Nên Đọc Cho Bé Từ 0–6 Tuổi Trước Giờ Đi Ngủ

1. Sách Mặc được rồi! Mặc được rồi!

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Nó đem lại hai thông điệp giáo dục tự lập có ý nghĩa rất quan trọng là hãy để trẻ tự trải nghiệm tự lập ban đầu dù có thể trẻ sẽ gặp thất bại và cha mẹ không thể làm thay trẻ mãi – hãy để trẻ làm những việc trẻ có thể làm. Nội dung câu chuyện hài hước, mô tả rất chân thật sẽ tại cho bé cảm giác hứng thú khi nghe. Cha mẹ có thể kết hợp vừa đọc sách vừa dạy cho trẻ cách tự mặc quần áo thông qua quyển sách “Mặc được rồi! Mặc được rồi!”.

2. Đêm của mèo Max

Sách “Đêm của mèo Max” là 1 trong 3 cuốn sách của bộ sách Mèo Max do Ed Vere sáng tác – xoay quanh những câu chuyện vô cùng nghộ nghĩnh, đáng yêu của của chú mèo độc nhất vô nhị của nước Anh. Bộ sách này thích hợp cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Nội dung của bộ sách nói chung chủ yếu mang đến những bài học đơn giản nhưng ý nghĩa để trẻ hiểu thêm về sự can đảm, tình bạn chân thành và những điều ngọt ngào mà cuộc sống mang lại.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Còn trong quyển sách “Đêm của mèo Max” này, dù đã đến giờ chú mèo phải đi ngủ rồi, nhưng Max phải chào tạm biệt Cá này, Nhện này, một vật vô tri vô giác như thùng giấy cũng chào và phải chào cả Mặt Trăng nữa. Thế mà chú mèo Max cứ chào mãi nhưng chẳng thấy Mặt Trăng đâu thì phải làm thế nào để chú đi ngủ bây giờ?

Chú mèo Max độc nhất vô nhị này chắc chắn sẽ chinh phục được trái tim của tất cả các bạn nhỏ. Bố mẹ nên đọc quyển sách này cho bé nghe trước giờ đi ngủ bởi vì nó đem lại một thông điệp rất ý nghĩa cho bé về sự kiên trì chính là đức tính quan trọng để trẻ hoàn thành tốt mọi việc trong cuộc sống.

3. Ai ở sau lưng bạn thế? Chú chó

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Với những hình ảnh sắc nét, sinh động của quyển sách sẽ làm bé cảm thấy hứng thú hơn trong việc tập trung tiếp thu thêm nhiều con vật mới mà bé chưa biết. Đồng thời với thiết kế dạng đoán hình này vừa gây tò mò vừa giúp phát triển tư suy của trẻ.

4. Tuần của bé

Bộ sách “Tuần của bé” dành cho các bậc cha mẹ đang lúng túng trong việc nuôi dạy con cái từ 3 đến 6 tuổi – giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách, tư duy của trẻ. Phải dạy con thế nào? Học với con thế nào? Chơi cùng con ra sao? Đều là những câu hỏi được đặt ra bởi các phụ huynh khi công việc bận rộn, không có thời gian nhiều để theo dõi và hỗ trợ sự phát triển cho con từng ngày.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

“Tuần của bé” sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực cho các bậc cha mẹ để theo dõi và hỗ trợ sự phát triển của con từng ngày. Đồng thời, với “Tuần của bé”, cha mẹ sẽ có một chất liệu để chơi và học với trẻ mỗi ngày vô cùng bổ ích.

5. Chuyện to chuyện nhỏ, thủ thỉ rù rì

Cuốn sách được sáng tác và minh họa bởi Lizi Boyd. Một cuốn sách hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết nhất để nuôi dưỡng tâm hồn của một đứa trẻ. Cuốn sách này rất phù hợp cho bé từ 3 đến 6 tuổi. Ba mẹ có thể đặt bé vào lòng và bắt đầu đọc những câu chuyện kể ấm áp, những bài thơ ngọt ngào, du dương, cho bé xem những bức tranh tuyệt đạp và có cả những giai điệu ngân nga cho bé nghe để giúp bé có một giấc ngủ ngon hơn.

Những lời thơ dịu dàng, êm đềm này sẽ mở ra cho bé một thế giới ngôn ngữ bay bổng, giàu hình ảnh của những từ đối lập to – nhỏ, đây chính là một công cụ tuyệt vời để ba mẹ bồi đắp trí thông minh cho bé và giúp khả năng sử dụng ngôn ngữ của bé phát triển linh hoạt hơn. Tuy là một cuốn sách đơn giản nhưng là một sự đơn giản tinh tế đến lý tưởng để dạy trẻ về khái niệm to và nhỏ. Các bạn nhỏ chắc chắn sẽ mê say “Chuyện to chuyện nhỏ – thủ thì rù rì” – một cuốn sách tuyệt vời cho các tài năng nhí.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa

Giai đoạn 0 – 6 tuổi là một giai đoạn phát triển rất quan trọng của các bé. Vì ở giai đoạn này các bé đang là một tờ giấy trắng cần được ba mẹ tô vẽ những thứ tốt đẹp, những việc hay vào tâm hồn của bé và bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh. Để một em bé lớn lên trở thành một người thông minh, hạnh phúc và mạnh mẽ thì các em không chỉ cần được nuôi dưỡng, được vui chơi, được hít thở và yêu thương mà các em còn cần được nhìn ngắm những bức trang, nghe những bản nhạc và đặc biệt là đọc những cuốn sách.

Bạn đang xem bài viết Kể Từ Giờ (Du Phong) trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!