Xem Nhiều 3/2023 #️ Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Và Những Giá Trị Vô Hình Mà Nó Đem Lại # Top 11 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Và Những Giá Trị Vô Hình Mà Nó Đem Lại # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Và Những Giá Trị Vô Hình Mà Nó Đem Lại mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Truyện cổ tích Việt Nam từ xưa đến nay vẫn luôn là một huyền thoại, hầu như trong kí ức tuổi thơ của mỗi người lớn lên đều có sự góp mặt của những câu chuyện cổ tích truyền thuyết. Khác với những thể loại truyện khác, chuyện cổ tích có những đặc tính riêng mà mang tính giáo dục cao, chính vì vậy – người lớn thường hay kể chuyện cổ tích cho những đứa bé nghe ngay từ khi còn nhỏ để giáo dục tư tưởng ngay từ đầu.  

Truyện cổ tích Việt Nam mở ra những câu chuyện đầu đời vô cùng sâu sắc

Giá trị mà truyện cổ tích Việt Nam đem đến ! Truyện cổ tích là chuyện thần tiên dành cho trẻ nhỏ, thường tồn tại qua miệng người lớn truyền kể lại..và cứ thế hết từ đời này sang đời khác. Và sau đó, các nhà sưu tầm mới gom nhặt lại và xuất bản thành sách.. Truyện cổ tích Việt Nam là một mảng văn chương đặc sắc, đã được bổ sung và chắt lọc qua nhiều đời. Nói đến truyện cổ tích, ai cũng đều nghĩ đến những giá trị nhân văn thể thể loại truyện này mạng lại cho người nghe, đặc biệt là con trẻ. Truyện cổ tích là một thể loại đã đạt đến cấp độ cao trong nghệ thuật tự sự truyền miệng, trước khi chuyển sang giai đoạn toàn thịnh của văn xuôi tự sự trong nền văn học viết. Nó mở ra những bài học đầu đời vô cùng sâu sắc. Ông bà dạy cháu, cha mẹ dạy con là thường dạy qua chuyện cổ tích. Qua những giá trị nhân văn và câu chuyện đem lại, các con trẻ sẽ được tiếp thu những bài học vô cùng tuyệt vời một cách tự nhiên nhất. Tiếp thu một cách hồn nhiên mà không thấy mình bị ràng buộc, “lên lớp”. Bên cạnh bầu sữa của mẹ, trẻ nhỏ còn được nuôi bằng bầu sữa tinh thần. Đó là tiếng hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ. Chúng trở thành đôi cánh để các em bay, đôi chân cho các em bước. Nhờ thế, các em có được sự cân bằng để phát triển. Tuỳ thuộc vào đề tài của tác phẩm, truyện cổ tích Việt Nam được chia ra thành 3 loại:

• Cổ tích thần kỳ • Cổ tích phiêu lưu • Cổ tích loài vật

Những câu truyện cổ tích Việt Nam đều được đưa vào tâm hồn trẻ nhỏ bằng những bài học về đạo đức, tình người, luân lý qua cách ứng xử giữa những nhân vật trong chuyện với nhau. “ Người tốt sẽ được đền đáp, kẻ Ác sẽ bị trừng trị”. Chính vì vậy, cổ tích Việt Nam luôn là những câu chuyện mang tính giáo dục cao và gắn liền với tuổi thơ của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngay từ đầu – hãy cho con trẻ được nghe những câu truyện cổ tích Việt Nam, để mang đến một bầu sữa tinh thần to lớn giúp trẻ có thể chắp cánh cho tương lai. Một đứa trẻ biết say mê những chuyện cổ tích, biết thương những người bất hạnh, nghèo khổ, biết yêu con chim, yêu cây lá cỏ hoa thì không thể làm được điều ác được! Tại FAHASA – bạn có thể dễ dàng tìm mua bất kì một câu truyện cổ tích Việt Nam nào. Sẽ có một thiên đường truyện cổ tích khi bạn đặt chân đến đây, với những cuốn sách được thiết kế và in bản đẹp, hình ảnh sống động và đặc sắc. Ngoài những quyển sách cổ tích, bạn đọc cũng có thể dễ dàng tìm thấy nhiều loại sách đa dạng khác: từ điển, giáo trình, tham khảo, truyện tranh thiếu nhi, sách giáo khoa.. Hoặc bất cứ dụng cụ văn phòng phẩm, vận dụng nào khác.. FAHASA như một bách hoá toàn thư, và bạn có thể đến tham quan nhà sách FAHASA ở tất cả những địa điểm khác trên toàn quốc. Đến với nhà sách FAHASA – bạn sẽ có thể thoải mái tìm chọn bất kỳ loại sách nào, kể cả những quyển sách khó tìm nhất!

 

Đọc Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM,kể từ lần in thứ bảy, in cùng lúc trọn bộ cả năm tập. Rất tiếc, ở những lần in toàn vẹn này tác giả đã không còn được tự mình xem lại bản in thử, như ông đã từng làm việc đó một cách hứng thú và kiên trì trong sáu lần in lẻ tẻ từng tập trước đây.

Tuy nhiên, từ sau khi tập V ra mắt (1982), thân phụ chúng tôi đã có dịp chỉnh lý kỹ cả năm tập, nhất là phần Tổng luận, nhằm chuẩn bị cho một lần in đầy đủ sau này. Chúng tôi cố gắng trung thành với những sửa chữa trực tiếp của ông, kể cả một đôi chỗ ông ủy thác cho tôi soát lại chút ít ít câu chữ, trong khi đọc bộ sách. Mặt khác, trong lần in thứ tư (1972), tác giả có một thay đổi đáng kể trong kết cấu cuốn sách của mình: ông bỏ đi 2 truyện và thay bằng 2 truyện khác để giữ nguyên số lượng 200 truyện.

Cân nhắc kỹ lại trong lần in thứ bảy, chúng tôi đã mạnh dạn đưa một truyện trong số đó trở lại bộ sách: truyện Giết chó khuyên chồng, số 50. Để bạn đọc dễ nhận ra truyện này đã được bỏ đi, chúng tôi đặt chữ số 50 đứng đầu tên truyện trong dấu [ ]. Tôn trọng ý nguyện của tác giả, các quy tắc viết hoa và phiên âm tên người, tên đất vẫn giữ nguyên như trong mấy lần in trước chứ không thay đổi. Tuy vậy, để giúp các nhà nghiên cứu có thể tra tìm nhanh chóng khối lượng tài liệu nước ngoài hết sức lớn mà tác giả đã tham khảo, ở các chú thích xuất xứ, bên cạnh tên người phiên âm trước đây chúng tôi có ký chú thêm nguyên văn, hoặc chuyển ngữ tiếng Pháp. Đối với tên một số dân tộc, hay một số địa danh trên thế giới được nhắc đến trong mục Khảo dị, nếu thấy cần thiết, chúng tôi cũng làm như vậy. Cuối bộ sách, chúng tôi còn thêm vào một Bảng tra cứu tên truyện sắp xếp theo trật tự a b c. Tất cả những việc này đều do các bạn bè thân thiết trong Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học góp sức thực hiện vào năm 1992.

Nguồn: https://try.vn/co-tich-than-thoai/kho-tang-truyen-co-tich-viet-nam.html

Kho Tàng Truyện Dân Gian Việt Nam

Truyện dân gian Việt Nam là những truyện kể miệng của nhân dân lưu truyền từ đời này qua đời khác. Cũng có người gọi là truyện đời xưa, nhưng danh từ truyện đời xưa dễ nhầm với truyện cổ tích – một loại nhỏ trong truyện dân gian nói chung.

Truyện dân gian bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: truyện thần thoại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

1. Truyện thần thoại

Đây là loại truyện cổ xuất hiện sớm nhất, trong đó đại bộ phận các nhân vật là thần.

Thần thoại là loại truyện phần lớn ra đời trong thời kỳ công xã nguyên thủy và chủ yếu nhằm phản ánh cuộc đấu tranh của con người chế ngự thiên nhiên.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-than-thoai/” style=”danger” target=_blank]➤ Đọc truyện về các vị thần[/button]

[/alert]

2. Truyện truyền thuyết

Truyện truyền thuyết là truyện dân gian nối tiếp với thần thoại và ít nhiều đã chứa đựng yếu tố lịch sử.

Thần thoại và truyền thuyết khác nhau: trong thần thoại, nhân vật là thần hoặc nửa thần: thần thoại xuất hiện từ thời xa xưa, truyền thuyết xuất hiện sau thần thoại và có dính đến lịch sử; những nhân vật của truyền thuyết thường là những nhân vật có thật trong lịch sử.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-truyen-thuyet/” style=”danger” target=_blank]➤ Những truyện truyền thuyết hay[/button]

[/alert]

3. Truyện cổ tích dân gian Việt Nam

Đây là những truyện ra đời muộn hơn so với thần thoại. Tuy vẫn còn nhiều yếu tố hoang đường, nhưng nhân vật chính là người. Truyện cổ tích chủ yếu nhằm phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân lao động chống các giai cấp bóc lột, phản ánh mọi mặt sinh hoạt của nhân dân. Nó chiếm số lượng nhiều nhất trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam.

Truyện cổ tích chủ yếu ra đời khi xã hội đã có giai cấp, như chế độ phong kiến. Cho nên nội dung chính của truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh xã hội về mọi phương diện.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-co-tich/” style=”danger” target=_blank]➤ Khám phá thế giới cổ tích[/button]

[/alert]

4. Truyện cười dân gian Việt Nam

Truyện cười là những truyện trong đó có nhiều yếu tố gây ra tiếng cười để mua vui hoặc để châm biếm, đả kích.

Truyện cười dân gian Việt Nam có ý nghĩa phê phán những thói hư, tật xấu trong nhân dân, hay đả kích một cách sâu cay tính chất bóc lột, thói xảo trá và sự thối nát của giai cấp thống trị cùng bọn tay sai đắc lực của chúng như quan lại, cường hào gian ác.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-cuoi/” style=”danger” target=_blank]➤ Truyện cười dân gian Việt Nam[/button]

[/alert]

5. Truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn là loại truyện tưởng tượng, trong đó người xưa mượn câu chuyện loài vật, cây cối, đồ vật hoặc chuyện người để nêu lên một nhận xét về thực tế xã hội hoặc để khuyên răn người đời. Truyện ngụ ngôn thường đem lại những bài học về luân lí, đạo đức,… rất sinh động, sâu sắc.

[alert style=”danger”]

[button url=”https://truyendangian.com/truyen-ngu-ngon/” style=”danger” target=_blank]➤ Những câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa[/button]

[/alert]

Nội dung những câu chuyện dân gian Việt Nam

Nội dung truyện dân gian rất phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống dân tộc ở những thời kì lịch sử khác nhau, kể cả thời kì mà ngày nay chúng ta không giữ được bao nhiêu tài liệu đích xác nữa. Tổ tiên của chúng ta đã gửi gắm vào đấy những cảm nghĩ, nguyện vọng và ý chí của họ, những quan niệm của họ về thế giới và về cuộc sống của xã hội loài người.

1. Truyện dân gian phản ánh quan niệm về thế giới của người xưa.

Người xưa quan niệm về thế giới một cách đơn giản và cụ thể. Để tạo ra vũ trụ, thần Trụ Trời, thần Mặt Trăng, Mặt Trời cũng lao động như người. Thần Núi, thần Đất, thần Sông, thần Nước, đều gần gũi với người và giúp người đấu tranh chống thiên tai, ví dụ Sơn Tinh cùng với người chống Thủy Tinh, vị thần tượng trưng cho sức phá hoại của bão lụt. Thần Mưa đi hút nước ở sông biển để tưới ruộng đồng cho người cày cấy.

Thế giới thần trong các truyện thần thoại là thế giới chưa có đẳng cấp. Các thần đều có cuộc sống bình đằng. Mỗi thần đều có chức vụ riêng của mình. Các thần cũng có nhược điểm giống như người và có khi bị người đánh như thần Sét, hay bị kiện như thần Mưa.

2. Truyện dân gian có mối quan hệ ít nhiều với lịch sử

Những truyện như Thánh Gióng, An Dương Vương, Đầm nhất dạ đều là những truyện có dính dáng đến những chặng đường lịch sử nhất định. Nhiều khi có nhân vật truyện cổ lại có quan hệ mật thiết với nhân vật lịch sử, ví dụ An Dương Vương thông gia với Triệu Đà (An Dương Vương là nhân vật có thật trong lịch sử). Điều quan trọng là nhiều truyện như vậy đã nói lên lòng yêu nước thương nòi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

3. Truyện dân gian Việt Nam có tính phê phán sâu sắc

Lịch sử của xã hội loài người là lịch sử đấu tranh liên tục. Bên cạnh cuộc đấu tranh với thiên nhiên, còn có cuộc đấu tranh với giai cấp thống trị, khi xã hội đã phân chia giai cấp. Tinh thần phản phong của nhân dân ta được thể hiện qua nhiều truyện như Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây Khế, Trạng Quỳnh, Thằng Cuội,… Từ những vua quan hung tàn, từ những địa chủ, cường hào gian ác, cho đến những tầng lớp khác như lang băm, phù thủy, thầy bói, sư, tiểu phá giới, hủ nhu, v.v… đều bị nhân dân lao động đưa vào trong truyện dân gian, xây dựng thành những nhân vật tiêu biểu, và phê phán hay đả kích một cách sâu cay.

Các lực lượng siêu nhiên như Trời, Phật, Thần trong truyện dân gian thường tiêu biểu cho lực lượng tiến bộ, đứng về phía chính nghĩa để thắng gian tà.

4. Những câu chuyện dân gian Việt Nam phản ánh tâm tư và ước vọng của nhân dân

Trong cuộc đấu tranh lâu dài cho hạnh phúc của mình, tổ tiên ta đã gặp nhiều khó khăn, gian khổ. Nhưng họ không hề bị quan, mà vẫn ước mơ có những sáng tạo phi thường. Có những hạt lúa thần to như cái đấu, đến mùa tự lăn về nhà mà không phải gặt. Sơn Tinh có quyển sách ước (1), Thạch Sanh có niêu cơm thần thết quân tướng mười tám nước ăn mà không hết. Người ta cũng ước mơ có ngựa sắt phun lửa, có nỏ thần để giết giặc; người ta lại cũng ước mơ già lột xác không chết, để trở lại trần gian sống một cuộc đời hạnh phúc…

Ý nghĩa những truyện đó, nói theo Goocki “không ngoài lòng mong mỏi của người lao động thời xưa muốn làm việc cho được nhẹ nhàng hơn, sản xuất được nhiều hơn, chống với kẻ thù hai chân và bốn chân có hiệu quả hơn”… Và những ước mơ của tổ tiên ta xưa nay như đi mây về gió, như nỏ thần giết giặc thì ngày nay đã thành sự thật.

Nghệ thật trong truyện dân gian Việt Nam

Mỗi loại nhỏ trong truyện cổ dân gian đều có đặc trưng nghệ thuật của nó, ví dụ đối với truyện thần thoại, thì cách xây dựng những hình tượng kì diệu hay cách nhân hóa thường được sử dụng nhiều hơn. Những nhân vật trong thần thoại thường có yếu tố kì ảo: thần Biển, thần Trụ Trời. Có những hình tượng được cấu tạo để biểu hiện tính chất kì ảo đó: cái thở của thần Biển, sức mạnh của thần Trụ Trời.

Trái lại, nhân vật trong truyện cổ tích thì lại gần chúng ta hơn tuy cũng có ít nhiều yếu tố kì ảo (ví dụ Tấm trong truyện Tấm Cám hay chàng trai trong truyện Cây tre trăm đốt được Bụt truyền cho câu thần chú). Riêng đối với truyện cười, thì tính chất cường điệu và phóng đại được chú trọng hơn: anh hà tiện hay nói khoác ở đây không phải là những người thường, mà là hạng người đặc biệt: hà tiện quá chừng, nói khoác quá chừng. Trong truyện ngụ ngôn, ý nghĩa so sánh và nói bóng đòi hỏi một nghệ thuật có khả năng diễn đạt một cách kín đáo, tế nhị và sâu sắc hơn: Đẽo cày giữa đường, Mười voi không được bát nước xáo.

Nghệ thuật trong những câu chuyện dân gian Việt Nam có nhiều điểm đáng lưu ý. Phần lớn các truyện đều được xây dựng theo trình tự thời gian; việc xảy ra trước, kể trước; việc xảy ra sau, kể sau. Các sự kiện, chi tiết trong truyện được chọn lọc, bố cục mạch lạc, chặt chẽ. Cách bố cục truyện như vậy dễ nhớ, dễ lưu truyền. Trong truyện cổ dân gian, trí tưởng tượng của nhân dân rất phong phú. Nhờ trí tưởng tượng đó mà nhiều truyện có sức hấp dẫn lớn.

Những yếu tố tưởng tượng nhiều khi có tính chất hoang đường như bụt, tiên, thần, gậy thần, gươm thần,… phản ánh lòng mong muốn, ước vọng của người xưa, và đó cũng là một phương pháp để xây dựng truyện cổ dân gian.

Do tính chất truyền miệng nên ngôn ngữ trong truyện dân gian thường thay đổi tùy theo người kể chuyện. Nhưng nói chung những người kể thường sử dụng ngôn ngữ của quần chúng, dùng từ dễ hiểu, chính xác, đảm bảo đúng cốt truyện.

Truyện dân gian Việt Nam đã xây dựng được nhiều hình tượng đẹp: ngựa sắt Phù Đổng, hạt ngọc Mị Châu… Trừ một số thần thoại và truyền thuyết, hầu hết truyện dân gian đều mang tính chất phiếm chỉ, tên người tên đất trong truyện không cần phải chính xác. Câu chuyện dù có nhiều chi tiết cũng thường được cấu tạo theo trật tự thời gian, chính vì vậy nó mới thích hợp với truyền miệng.

Kết luận

Truyện dân gian Việt Nam là một kho tàng văn học vô cùng phong phú. Nó phản ánh nhiều mặt về cuộc sống vật chất và tinh thần, về tâm tư và ước vọng của nhân dân ta thời xưa. Đọc truyện cổ dân gian, chẳng những chúng ta học tập được tinh thần lao động cần cù và tinh thần chiến đấu bền bỉ của nhân dân ta thời xưa mà còn học tập được cách diễn đạt sinh động và cách xây dựng hình tượng nhân vật rất hấp dẫn, thích hợp trong từng loại truyện.

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Cho Bé Trước Khi Đi Ngủ

Đọc và kể truyện cổ tích cho bé là một trong những cách giáo dục tốt được nhiều bậc cha mẹ áp dụng. Trong những năm tháng phát triển đầu đời, các bé rất cần đến sự nuôi dưỡng tâm hồn từ tình yêu thương và trong học tập. Những câu chuyện cổ tích sẽ vẽ lên ước mơ trong sáng cho các bạn nhỏ bước vào tương lai.

Kho tàng truyện cổ tích cho bé là cánh cửa mở ra một thế giới đầy phép màu kỳ diệu, là những bài học thú vị và bổ ích được cha ông ta gửi gắm, lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Thế giới cổ tích thật đẹp biết bao, là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ từng ngày, dạy cho các bạn nhỏ nhiều bài học bổ ích cũng như mang lại những giây phút thú vị khi thả hồn vào mỗi câu truyện.

Những cuốn truyện cổ tích cho bé luôn là sản phẩm bán chạy nhất trong các nhà sách về thiếu nhi, giúp bé phát huy trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, dần dần góp phần hình thành đặc trưng tính cách sau này.

Thế hệ ông cha ta đã rất thành công khi sáng tác những câu chuyện ý nghĩa như vậy. Có thể nói, kho tàng truyện cổ tích cho bé chính là một món quà vô giá được nhiều thế hệ trước lưu truyền để lại.

Những bài học ý nghĩa trong kho tàng truyện cổ tích cho bé

Những câu chuyện trong kho tàng truyện cổ tích cho bé không đơn giản chỉ là miêu tả về cuộc sống hay sự việc nào đó, mà đằng sau nó luôn là một bài học nhân văn vô cùng ý nghĩa. Chúng góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ cho các bạn nhỏ. Hầu hết các câu chuyện đều sẽ khuyến khích trẻ học tập thói quen tốt, hướng thiện và bài trừ cái xấu.

Truyện cổ tích giống như người bạn đầu tiên của các bé. Những câu truyện thường mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, mang thông điệp tình thương yêu giữa người với người. Các bạn nhỏ sẽ biết trân quý hơn tình cảm gia đình, yêu thương bố mẹ và hiếu thảo đối với ông bà.

Thông qua kho tàng truyện cổ tích cho bé, các bạn nhỏ cũng sẽ hiểu hơn về cuội nguồn lịch sử dân tộc của mình, từ đó bồi dưỡng thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

Truyện cổ tích được ví như những mỏ vàng về ngôn ngữ cho trẻ em. Kể chuyện cho bé thường xuyên sẽ giúp các bạn nhỏ trau dồi thêm nhiều vốn từ vựng cũng như phát triển trí tưởng tượng phong phú hơn, đồng thời kết nối tình cảm giữa bố mẹ và con cái. Vì thế, các bậc phụ huynh nên dành ra một khoảng thời gian mỗi tối đọc truyện cho bé ngủ.

Tìm hiểu kho tàng truyện cổ tích cho bé tại Thế giới cổ tích

Truyện cổ tích vừa giúp bé thư giãn, dễ ngủ, vừa giúp bé tăng khả năng tư duy, tưởng tượng và học hỏi nhiều điều hơn. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần lựa chọn những câu chuyện cổ tích hay, hấp dẫn phù hợp với độ tuổi và mang lại các bài học ý nghĩa cho bé ở những website có độ uy tín cao.

Với những câu chuyện hấp dẫn và mang tính giáo dục cao, chúng tôi luôn là địa chỉ hấp dẫn rất nhiều độc giả nhí cũng như làm hài lòng các bậc phụ huynh hàng đêm đọc truyện cho bé ngủ.

Chúng tôi đã dành nhiều thời gian sưu tầm và biên tập lại những câu truyện cổ tích Việt Nam và thế giới, loại bỏ những câu truyện không phù hợp với các bạn nhỏ, để làm trong sạch hơn kho tàng truyện cổ tích cho bé, giúp các bé có một tâm hồn trẻ thơ trong sáng và lành mạnh nhất khi đọc truyện.

Giới thiệu một số truyện cổ tích hay trong kho tàng truyện cổ tích cho bé

Thế giới cổ tích xin gửi đến các bạn nhỏ cũng như các bậc phụ huynh một số câu truyện cổ tích cho các bé đã được chúng tôi sưu tầm và chọn lọc.

Sự tích cây vú sữa (hay truyện Sự tích Tích Chu) là câu chuyện cảm động kể về nguồn gốc ra đời của cây vú sữa và sự hối hận muộn màng của cậu bé rất ham chơi, không nghe lời mẹ. Khi kể chuyện bé nghe, chắc chắn sẽ rất lôi cuốn các bạn nhỏ.

Nếu bạn muốn kể chuyện cổ tích mang tính giáo dục cao, Sự tích hồ Ba Bể là một câu chuyện như thế. Truyện kể về tấm lòng nhân hậu của hai mẹ con giúp đỡ bà lão ăn xin, dạy con người hướng thiện, giúp đỡ những người khác trong những lúc khó khăn.

Truyện cũng giải thích sự hình thành của hồ Ba Bể ngày nay.

Truyện Sự tích Hồ Gươm còn thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.

Sự tích bánh chưng bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Đây là một câu truyện đặc sắc trong kho tàng truyện cổ tích cho bé, có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua, v.v…).

Lưu ý: Một số văn bản viết là “Sự tích bánh chưng bánh dầy“, cách viết này theo nhiều nhà nghiên cứu không hẳn là sai, nhưng cách viết đúng nhất là “Sự tích bánh chưng bánh giầy“.

Sự tích trầu cau là một tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có từ khoảng năm 2000 trước công nguyên, từ thời vua Hùng và được ghi lại trong sử thi “Lĩnh Nam Chích Quái”.

Sự tích quả dưa hấu (hay Sự tích Mai An Tiêm) là truyện cổ tích Việt Nam ca ngợi những con người lao động chân chính: chỉ có những người dám nghĩ, dám làm, sẵn sàng đương đầu với thử thách mới nhận được kết quả xứng đáng.

Truyện Sự tích dưa hấu kể cho chúng ta thấy nguồn gốc của quả dưa hấu ngày nay.

Sự tích con muỗi là truyện cổ tích ý nghĩa cho bé về đạo đức, khuyên nhủ chúng ta hãy sống thủy chung, có tình có nghĩa. Những kẻ phụ bạc sẽ không có kết cục tốt đẹp.

Thánh Gióng – một trong 4 vị thần được dân gian Việt Nam suy tôn là Tứ bất tử. Ông là biểu tượng lớn của dân tộc trong thời kỳ đầu tranh bảo vệ đất nước, là sức mạnh đoàn kết của nhân dân chống ngoại xâm, được tô đậm qua lời truyền miệng dân gian.

Thánh Gióng là truyện truyền thuyết (cũng có thể coi là truyện cổ tích) của dân gian kể lại, vì vậy mà việc gọi “Thánh Gióng” hay “Thánh Dóng” đến nay vẫn còn gây tranh cãi trong giới chuyên gia. Các văn bản hiện tại đa phần đều sử dụng “Thánh Gióng”.

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời. Tục lệ cúng Táo quân hằng năm bắt nguồn từ câu chuyện Sự tích ông Táo (hay Sự tích Táo quân).

Đây là một trong những truyện cổ tích ý nghĩa trong kho tàng truyện cổ tích cho bé.

Sự tích hòn Vọng Phu (hay Sự tích nàng Tô Thị ) là câu chuyện cổ tích giải thích nguồn gốc hình thành hòn Vọng Phu và ca ngợi lòng thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.

Bạn đang xem bài viết Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam Và Những Giá Trị Vô Hình Mà Nó Đem Lại trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!