Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Thể Loại Văn Học Thơ Truyện Giáo Án Kịch Nghị Luận Hay Nhất mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
một số thể loại văn học thơ truyện giáo án giúp học sinh cảm nhận được văn bản kịch, nghị luận căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại để viết bài nghị luận văn học.
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (một số thể loại văn học thơ truyện giáo án)
– Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa…
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
Một số thể loại văn học : Kịch, Nghị luận
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nêu được khái niệm về kịch, nghị luận
b/ Thông hiểu: Hiểu được một số thể loại văn học kịch, nghị luận;
c/Vận dụng thấp: Cảm nhận được văn bản kịch, nghị luận căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về kịch, nghị luận để viết bài văn nghị luận văn học theo đặc trưng thể loại;
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về lí luận văn học;
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một vấn đề mang tính chất lí luận văn học;
3.Thái độ : (một số thể loại văn học thơ truyện giáo án)
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản lí luận văn học;
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về lí luận văn học;
c/Hình thành nhân cách: có tình yêu văn học, hiểu biết về đặc trưng thể loại;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thể loại kịch, nghị luận;
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm sự khác nhau giữa thể loại kịch, nghị luận;
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ: Kể tên tác phẩm kịch, văn nghị luận đã học ở chương trình Ngữ Văn 11? – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Ở HKI, chúng ta đã tìm hiểu Truyện và Thơ.Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu hai thể loại nữa, đó là Kịch và nghị luận;
– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(70 phút)
* Thao tác 1 :Khái niệm: GV hỏi: -Nội dung kịch bắt nguồn từ đâu? -Sự thât cuộc sống – con người trong kịch có gì đặc biệt? -Hành động kịch có đặc điểm gì? Ví dụ. -Nhân vật kịch có đặc điểm gì? Ví dụ. -Ngôn ngữ kịch có mấy loại? Ví dụ. -Nhìn chung, ngôn ngữ kịch phải đảm bảo những yêu cầu gì? Ví dụ. -Những từ, câu, đoạn in chữ nghiêng, hoặc trong dấu (…) nhằm mục đích gì? GV bổ sung: Xung đột bên ngoài, giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với gia đình, dòng họ, xã hội, thời đại…(dẫn chứng Rô-mê-ô và Giu-li-ét). Xung đột bên trong – xung đột nội tâm trong tâm trạng, tâm lí, tình cảm, cảm xúc của nhân vật (dẫn chứng: tâm trạng Vũ Như Tô…). HS lần lượt theo SGK để trả lời và phân tích ví dụ trong các đoạn kịch đã học. – Kịch có các đặc trưng + Chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả. + Những vấn đề thuộc bản chất cuộc sống được dồn nén quy tụ. + Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Đó là tổ chức cốt truyện, nhân vật, tình tiết, biến cố. Nhân vật chính bộc lộ tính cách. + Những nhân vật được xây dựng bằng ngôn ngữ. Có 3 loại ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, đàm thoại. + Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao. GV bổ sung: bi kịch: xung đột giữa cái mới – cũ, cao cả – thấp hèn; kết thúc cái mới, cái đẹp, cao cả tạm thời thất bại, kết thúc bi thảm (ví dụ: Hăm-lét); hài kịch: dùng tiếng cười hài hước châm biếm để xây dựng và kết thúc xung đột (ví dụ: Trưởng giả học làm sang; Nghêu, Sò, Ôc, Hến); chính kịch: phản ánh xung đột trong cuộc sống hằng ngày buồn vui lẫn lộn; ví dụ: Tôi và chúng ta; kịch lịch sử: lấy đề tài và xung đột trong lịch sử (ví dụ: Bắc Sơn). GV hỏi: Ngôn ngữ trong kịch có những loại nào và có gì khác biêt ngôn ngữ trong truyên, thơ? * Thao tác 2 :Yêu cầu về đọc kịch bản văn học – Nêu những yêu cầu cơ bản khi đọc kịch bản văn học?
I/Kịch: 1. Khái niệm: a/Khái niệm: (SGK) b/Đặc trưng của nghệ thuật kịch: – Xung đột và cách giải quyết xung đột kịch: + Đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống; ở đó, những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực được dồn nén, quy tụ , nổi bật + Xung đột kịch được giải quyết , cụ thể hoá bằng hành động kịch àđược thực hiện bởi các nhân vật kịch. – Nhân vật kịch bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình qua ngôn ngữ kịch (lời thoại).Có 3 loại: đối thoại; độc thoại và bàng thoại . -Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao. c/.Phân loại: – Xét theo nội dung và ý nghĩa của xung đột à : bi kịch, hài kịch, chính kịch. -Xét theo hình thức ngôn ngữ:àkịch thơ, kịch nói, ca kịch. 2.Yêu cầu về đọc kịch bản văn học: 4 bước – Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn hiểu tg, tp, thời đại và vị trí đoạn trích. – Tập trung vào lời thoại và xác định mối quan hệ, hiểu đặc điểm, tính cánh nhân vật – Phân tích hành động kịchà xác định xung đột, phân tích diễn biến, kết quả các xung đột – Từ xung đột và nhân vậtà xác định Chủ đề tư tưởng + Ý nghĩa xã hội.(xung đột là cơ sở của kịch)
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản GV hỏi: Nghị luận là thể văn có đặc điểm chủ yếu gì? Thế nào là vấn đề? Mục đích của văn nghị luân? Làm thế nào để đạt mục đích ấy? Các thao tác chủ yếu của văn nghị luân là gì? Ví dụ: vấn đề hút thuốc lá, tham nhũng, quyền sống con người trong Truyện Kiều, Ý nghĩa vãn chương, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta… GV hỏi: Xưa nay, người ta đã căn cứ vào đâu để phân loại văn nghị luân và phân loại như thế nào? Ví dụ. Thao tác 2: GV hỏi: Ngoài các yêu cầu chung như đối với một văn bản văn học, cần chú ý những yêu cầu đặc thù, riêng biêt gì khi đọc – hiểu văn bản nghị luận? HS nêu và diễn giải các yêu cầu chung và riêng của văn bản và văn bản nghị luận. Thao tác 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
II. Văn Nghị luận: 1. Khái lược về văn nghị luận: a./ Khái niệm: Nghị luận là thể loại văn học đặc biệt, dùng lập luận; luận điểm; luận cứ, để bàn luận về một vấn đề xã hội , chính trị hay văn học nghệ thuật. b./ Đặc điểm: – Sâu sắc về tư tưởng và tình cảm – Suy nghĩ và trình bày mạch lạc, chặt chẽ – Lập luận thuyết phục. – Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, mang tính học thuật và xã hội cao. c./ Phân loại: – Xét nội dung: Văn chính luận; Văn phê bình văn học – Theo Trung đại: Chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần… – Hiện đại: Tuyên ngôn, kêu gọi, phê bình, tranh luận… 2.Yêu cầu đọc văn nghị luận: -Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm -Chú ý đến luận đề, luận điểm, luận cứ và lập luận của bài nghị luận. – Phân tích nghệ thuật lập luận, nêu chứng cứ, dùng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ. – Khái quát giá trị tác phẩm về nội dung và hình thức; rút ra bài học và tác dụng của tp với cuộc sống.
3.LUYỆN TẬP (một số thể loại văn học thơ truyện giáo án) ( 5 phút)
Hoàn thành bảng sau Trả lời:
Nghị luận
Chiếu, biểu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, bài luận ( Chiếu dời đô, Chiếu cầu hiền, Hịch tướng sĩ, Đại Cáo bình Ngô).
4.VẬN DỤNG (một số thể loại văn học thơ truyện giáo án) ( 5 phút)
GV giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Tình yêu và thù hận ( Sechxpia) – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Thực ra trong đoạn trích không hề có xung đột giữa tình yêu và thù hận, chỉ có tình yêu vượt lên trên thù hận mà thôi. Xung đột ở đoạn trích Tình yêu và thù hận là xung đột tâm trạng. + Với Giu-li-ét * Tại sao chàng lại tên là Rô-mê-ô nhỉ? * Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi hoặc nếu không chàng hãy thề là yêu em đi. * Em không là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa * Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi. Chàng ơi hãy mang tên họ khác đi. Cái tên ấy có nghĩa gì đâu. Bông hồng kia nếu chúng ta gọi bằng tên khác thì hương thơm vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-me-ô nữa thì mười phân chàng vẫn vẹn mười. Rô-mê-ô chàng ơi chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng đổi lấy cả em đây. * Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây. + Với Rô-mê-ô: * Ca ngợi sắc đẹp của Giu-li-ét * Sẵn sàng đổi tên họ Thể hiện sức mạnh của tình yêu
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy + Truy cập ngữ liệu qua mạng, sách tham khảo. Căn cứ vào bài học để vận dụng làm bài.
Giáo Án Nghị Luận Về Một Đoạn Thơ Bài Thơ Hay Nhất
Giáo án Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ giúp giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu cách làm một bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
I. MỨCĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
– Nhận diện được bài văn nghị luậnvề một đoạn thơ, bài thơ.
– Hiểu cách làm một bài nghị luậnvề một đoạn thơ, bài thơ.
– Nhậndiện được bài văn nghị luận về một đoạnthơ, bài thơ.
– Khái niệm, yêu cầu về nội dung, hình thức của bài nghị luận ….
2.Kỹ năng:
– Biết cách làm một bài nghị luậnvề một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:
– Trân trọng những tác phẩm thơ ca trong văn học
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1.Kiến thức
– Đặc điểm, yêu cầu đối với bàivăn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
2.Kĩ năng
– Nhận diện được bài văn nghịluận về một đoạn thơ, bài thơ
-Tạo lập văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ:nghiêm túc, cẩn thận khi viết bài
4. Kiến thức tích hợp
-Môn Văn: các văn bản
5. Định hướng phát triển phẩmchất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất:
– Yêu quê hương đất nước.
– Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lựcchung:
– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lựctư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lựcsử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyênbiệt:
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ
1. Thầy : Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng, bảng phụ, phiếuhọc tập
2. Trò: Soạn bài theo hướng dẫn của GV ( Soạn vào vở bài tập),sưu tầm đoạn văn
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
* Bước 1:Ổn định tổ chức ( Kiểm tra sĩ số và nội vụ)
– Mục tiêu:: KT sự chuẩnbị của HS ở nhà
– Phương án: Kiểm tra đầu giờ, hình thức GVtrực tiếp kiểm tra vở soạn.
H/ Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện? Các bướclàm bài nghị luận về tác phẩm truyện?
* Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới
+ Phương pháp: thuyết trình, trựcquan.
+Hình thành năng lực:Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giảithích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vởluyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 20-22p
+Hình thành năng lực:Giaotiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề,phân tích, hợp tác
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, tái hiện thông tin, phân tích, sosánh,.
+ Thời gian: Dự kiến 8 -12p
+ Mục tiêu: Làm được bài tập cơbản SGK
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu:
– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liênhệ thực tiễn
– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo.
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu:
– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
Bước 4. Giao bài, hướng dẫn học bài và làm bài.( 2 phút)
a. Họcbài: Học thuộc phần ghi nhớ
b. Chuẩn bị bài
Làm hoàn thiện bài tập 2.
– Soạn ” Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”.
– Yêu cầu:
+ Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
Theo chúng tôi
+ Nghiên cứu phần tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, đọc bài văn tham khảo.
Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cười
Lê Thị Thủy
Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí
Truyện cười dân gian, Các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện cười, Nghệ thuật của truyện cười, Khái niệm truyện cười lớp 10, Truyện cười dân gian về thầy đồ, Truyện cười trào phúng, Đặc trưng của truyện cười, Truyện cười khôi hài.
Truyện cười dân gian, Các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện cười, Nghệ thuật của truyện cười, Khái niệm truyện cười lớp 10, Truyện cười dân gian về thầy đồ, Truyện cười trào phúng, Đặc trưng của truyện cười, Truyện cười khôi hàiTam đại con gà là truyện gì, Soạn văn Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà siêu ngắn, Giáo án Tam đại con gà, Tam đại con gà tóm tắt, Bộ cục Tam đại con gà, Kịch bản Tam đại con gà, Tam đại con gà violet
Thể loại Truyện cười
Thể loại Truyện cười là gì?
– Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
– Đặc trưng của truyện cười:
+ Truyện cười luôn có yếu tố gây cười
+ Truyện cười xây dựng các tình huống đối thoại ngắn gọn.
– Phân loại truyện cười:
+ Truyện khôi hài: chủ yếu nhằm mục đích giải trí song vẫn có ý nghĩa giáo dục
+ Truyện trào phúng: chủ yếu nhằm mục đích phê phán, đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội Việt Nam xưa và các thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
I. Đôi nét về tác phẩm Tam đại con gà
1. Xuất xứ
Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát.
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “mời đón về dạy trẻ”): Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên
– Phần 2 (còn lại): Các tình huống mâu thuẫn gây cười
3. Tóm tắt
Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.
4. Giá trị nội dung
– Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói dấu dốt – một thói xấu trong nội bộ nhân dân
– Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi
5. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
– Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
– Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.
II. Dàn ý phân tích Tam đại con gà
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
– Giới thiệu khái quát về truyện Tam đại con gà: Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát.
II. Thân bài:
1. Cách giới thiệu nhân vật và mâu thuẫn trái tự nhiên:
– Giới thiệu nhân vật chính – anh học trò dốt nát nhưng thích khoe chữ, “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt”
– Có người mời anh ta về dạy trẻ
→ Mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt nhưng dấu dốt, thích khoe chữ.
2. Tình huống mâu thuẫn gây cười
– Tình huống 1:
+ Gặp chữ “kê”, thấy mặt chữ nhiều, không biết chữ gì, học trò hỏi gấp, thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”
+ Sợ sai, bảo học trò đọc khẽ
+ Thầy khấn thầm xin ba đài âm ở bàn thờ thổ công
+ Thổ công cho ba đài âm, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau ngồi bệ vệ trên giường, bảo trẻ đọc cho to.
→ Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín, lừa bịp trẻ con. Tiếng cười bật ra từ chính sự ngu dốt, sĩ diện, thích khoe khoang của thầy đồ. Đồng thời, qua đó phên phán sự dốt nát của thầy đồ.
– Tình huống 2:
+ Khi bị bố học trò phát hiện, chất vấn, suy nghĩ của thầy đồ: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”
→ Lời tự nhủ hài hước, biết mình dốt nhưng không chịu thừa nhận.
+ Lời ngụy biện của thầy: Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà” để gỡ bí, lí sự cùn.
→ Tiếng cười bật lên từ sự vô lí, láu cá của thầy đồ.
⇒
Thầy đồ bộc lộ rõ bản chất là một kẻ dốt nát nhưng thích giấu dốt, thích khoe khoang, láu cá, sĩ diện.
3. Ý nghĩa tiếng cười
– Phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại dấu dốt, thích khoe khoang
– Phê phán thực trạng xã hội: dốt nát lại làm thầy
– Khuyên nhủ mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi
4. Nghệ thuật
– Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
– Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
– Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.
III. Kết bài
– Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
– Bài học rút ra cho bản thân: Truyện vừa đem lại tiếng cười giải trí cho con người, đồng thời mang lại bài học sâu sắc, mỗi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của mình, không được dấu dốt, sĩ diện.
I. Đôi nét về tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Xuất xứ
Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.
2. Tóm tắt
Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.
3. Giá trị nội dung
Truyện phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng
4. Giá trị nghệ thuật
– Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ
– Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý
– Sử dụng cách chơi chữ
– Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.
II. Dàn ý phân tích Nhưng nó phải bằng hai mày
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
– Giới thiệu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.
II. Thân bài
1. Trước khi xử kiện
– Viên lí trưởng nổi tiếng là người xử kiện giỏi
– Cải và Ngô đánh nhau, mang nhau đi kiện, Cải lót trước cho thầy lí năm đồng, Ngô biện chè lá những mười đồng.
2. Trong lúc xử kiện
– Lí trưởng không cần điều tra, không cần xét hỏi mà ngay lập tức phán xét: “Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi”
→ Kết quả xử kiện của lí trưởng phụ thuộc vào số tiền đút lót của Cải và Ngô, ai đút nhiều hơn thì người ấy sẽ là người thắng kiện
– Cải: xòe bàn tay phải năm ngón
→ Ý nói con đã đút cho thầy năm đồng, thầy phải xử con thắng kiện mới đúng
→ Phê phán hành động đút lót của Cải. Đồng thời, tiếng cười cũng bật lên đầy chua chát khi Cải vừa mất tiền lại vừa phải chịu phạt.
– Lí trưởng:
+ Hành động: Xòe năm ngón tay trái, úp lên năm ngón tay phải trước mặt
+ Lời nói: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày”
→ Câu nói và hành động của viên lí trưởng ngầm ý nó đút bằng hai mày nên xử nó thắng là điều tất nhiên. Tiếng cười bật lên từ chính hành động và lời nói của viên lí trưởng. Câu nói đã sử dụng hình thức chơi chữ với chữ “phải”.
⇒
Phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng.
3. Nghệ thuật
– Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ
– Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý
– Sử dụng cách chơi chữ
– Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.
III. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
Bài Học: Nghị Luận Về Một Đoạn Thơ, Bài Thơ
Nội dung
I – TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.
KHÁT VỌNG HOÀ NHẬP, DÂNG HIẾN CHO ĐỜI Mùa xuân là mùa của thiên nhiên thắm tươi, của vạn vật sinh sôi nảy nở. Văn học Việt Nam từng có không ít vần thơ thể hiện cảm xúc rạo rực, trẻ trung trước mùa xuân. Ngay từ khi ra đời, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã chiếm được tình cảm của đông đảo bạn đọc. Bài thơ toát lên một không khí vừa rạo rực vừa trong sáng, êm dịu đến dễ thương, thể hiện tình yêu thiết tha đối với thiên nhiên, đất nước và một nguyện ước cống hiến thật đáng trân trọng. Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. Từ hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nuớc trong lao động và chiến đấu, nhà thơ đi đến ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ – Lặng lẽ dâng cho đời, cất lên khúc hát xao xuyến, tươi vui hoà trong bản tình ca, anh hùng ca của cách mạng. Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu. Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, là lộc giắt đầy quanh lưng người ra trận và trải dài trên những cánh đồng (tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi, cho sự dồi dào, thành đạt). Đó là tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời. Hình ảnh mùa xuân hiện lên trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ, trong lời kêu, giọng hỏi: ơi…, hót chi mà,… Đặc biệt, tình cảm nâng niu vẻ đẹp của mùa xuân, khát vọng thu nhận và giữ gìn vẻ đẹp ấy được thể hiện qua tư thế độc đáo: Tôi đưa tay tôi hứng từng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Cảm giác ấy, động tác ấy chỉ có được ở một tâm hồn thi sĩ, ở một tấm lòng thiết tha yêu mến cuộc sống này. Từ hình ảnh mùa xuân gần gũi, nhà thơ liên tưởng khái quát đến truyền thống bốn nghìn năm, đến sức xuân cứ đi lên phía trước của đất nước. Khi đúc kết, khái quát như thế, lời thơ dễ khô khan. Nhưng khổ thơ thứ ba cứ như tự nhiên được được cuốn đi trong dòng cảm xúc dịu dàng, đằm thắm, do đó vẫn nằm trong mạch tâm tình. Từ rung cảm thiết tha trước mùa xuân đẹp của quê hương, đất nước, Thanh Hải bộc lộ một nguyện ước chân thành:
Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến.
Đó chính là hình ảnh “Một mùa xuân nho nhỏ” – Lặng lẽ dân cho đời thể hiện khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến. Đến đây, ta bỗng thấy thấm thía ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Trước Thanh Hải quả chưa từng có hình ảnh thơ vừa lạ, vừa hồn nhiên, thân thương này. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ chứa đựng sự khiêm nhường mà cũng tự tin, tự hào biết mấy của con người ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón nhận. Nốt trầm xao xuyến của mùa xuân nho nhỏ này cứ tự nhiên hoà vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước nhờ sự chiếu ứng giữa hai phần của bài thơ. Khổ đầu đã xuất hiện hình ảnh bông hoa tím, con chim chiền chiện giữa trời xanh với tiếng hót từng giọt long lanh. Giờ đây, đến khổ thứ tư, nguyện ước của nhân vật trữ tình, của mùa xuân nho nhỏ chính là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân. Như vậy, giữa các khổ, các phần của Mùa xuân nho nhỏ có sự gắn kết tự nhiên, chặt chẽ, vừa luyến láy vừa được nâng cao. Bài thơ này lay động tâm hồn chúng ta bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vương, quyến luyến, bởi nguyện ước tha thiết, chân thành. Cái nguyện ước lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ kia đâu còn của riêng Thanh Hải mà có lẽ đã trở thành tiếng lòng của nhiều bạn đọc. (Hà Vinh)
Câu hỏi: a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì? b) Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó? c) Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản.
d) Cách diễn đạt trong từng đoạn văn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không? Ghi nhớ – Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. – Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. – Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành ủa người viết. II – LUYỆN TẬP Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.Câu hỏi:a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?b) Văn bản nêu lên những luận điểm gì về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? Người viết đã sử dụng những luận cứ nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó?c) Chỉ ra các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài; nhận xét về bố cục của văn bản.d) Cách diễn đạt trong từng đoạn văn của văn bản có làm nổi bật được luận điểm không?- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,… Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành ủa người viết.Ngoài các luận điểm đã nêu về hình ảnh mùa xuân trong bài Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, hãy suy nghĩ và nêu thêm các luận điểm khác nữa về bài thơ đặc sắc này.
Bạn đang xem bài viết Một Số Thể Loại Văn Học Thơ Truyện Giáo Án Kịch Nghị Luận Hay Nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!