Xem Nhiều 3/2023 #️ Nghị Luận Văn Học: Cảm Nhận Của Em Về Vẻ Đẹp Của Bà Tú Trong Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương, Từ Vẻ Đẹp Của Hình Ảnh Bà Tú Em Có Suy Nghĩ Gì Về Vẻ… # Top 8 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nghị Luận Văn Học: Cảm Nhận Của Em Về Vẻ Đẹp Của Bà Tú Trong Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương, Từ Vẻ Đẹp Của Hình Ảnh Bà Tú Em Có Suy Nghĩ Gì Về Vẻ… # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nghị Luận Văn Học: Cảm Nhận Của Em Về Vẻ Đẹp Của Bà Tú Trong Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương, Từ Vẻ Đẹp Của Hình Ảnh Bà Tú Em Có Suy Nghĩ Gì Về Vẻ… mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nghị luận văn học: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, từ vẻ đẹp của hình ảnh bà Tú em có suy nghĩ gì về vẻ…

Cảm nhận của em về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” của tác giả Trần Tế Xương Trần Tế Xương còn được gọi là Tú Xương, quê ở Nam Định. Bản thân ông trên con đường hoa cử lại không thành đạt mà chỉ đạt đến bậc Tú tài. Cá tính của ông thì đầy góc cạnh, không chịu gò mình. Về sự nghiệp sáng tác, ông có trên 100 bài thơ, chủ yếu là thơ nôm gồm hai mảng trào phúng và trữ tình. Trong đó tác phẩm “Thương vợ” của ông thuộc đề tài nói về người vợ. Đây là một đề tài hiếm gặp trong thời kì văn học trung đại, và đó cũng có thể là điều minh chứng cho t ình yêu thương vô hạn và sự biết ơn của Tú Xương với vợ của mình. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú, đảo, đối, được chia làm bốn phần: đề – thực – luận – kết. phần đầu là hình ảnh của bà Tú dưới cái nhìn của ông Tú. “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng” Công việc của bà Tú là buôn bán nhưng không phải ở trong chợ mà là ở mom sông, là một nơi nguy hiểm, không vững chãi. Thời gian mà bà Tú phải làm là quanh năm thời điểm này cho ta thấy công việc của bà phải làm là một công việc liên tục lặp lại khép kín không có thời gian để bà nghỉ ngơi. Câu thứ hai khi đọc người đọc có thể cảm nhận phong cách viết thơ tự trào hóm hỉnh của Tú Xương. Ông không chỉ kể ra rằng bà Tú đã phải nuôi đủ con và chồng cả đủ ăn, đủ mặc, đủ tiêu xài cho những thói chơi tao nhã của nhà nho như Tế Xương. Ông còn kể rất tỉ mỉ ‘năm con’, ‘một chồng’ và rồi còn tự tách hạ một mình mình đứng dưới cuối câu tưởng chừng đang tự cho mọi người biết ông như một kẻ ăn bám lấy vợ và cũng cần đến sự chăm lo của vợ giống các con mình. Thật đáng cười cho một nhà nho bám vợ như ông. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Ở đây ta có thể thấy rõ tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ dùng trong thân cò, một hình ảnh hay được đùng để ví von với người phụ nữ Việt có số phận cực khổ. Trong câu thơ thứ ba tác giả đã đảo ngược từ lặn lội đứng trước danh từ chủ thể thân cò kết hợp với cụm từ quãng vắng, ngoài ra có thể để ý ta sẽ thấy một sự đối lập ở hai câu ba và bốn giữa ‘lặn lội’ và ‘eo sèo’; ‘khi quãng vắng’ – ‘buổi đò đông’ cho thấy nỗi vất vả một mình của bà Tú vừa phải gánh vác công việc để kiếm tiền đảm bảo một cuộc sống vừa đủ lại vừa phải lo toan việc gia đình. Bốn câu thơ đầu nói nên cuộc sống bấp bênh của bà Tú nhưng dù vậy bà vẫn chăm lo chu đáo cho gia đình. Nhà thơ thể hiện sự thán phục hình ảnh người phụ nữ tảo tần, nhỏ bé, tiếp tục cực tả nỗi vất vả đơn chiếc nhưng đồng thời cũng kín đáo tự nhận mình là vô tích sự, làm khổ vợ con. “Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công” Ở hai câu năm và sáu đều sử dụng các thành ngữ dân gian như ‘một duyên hai nợ’ ; ‘năm nắng mười mưa’ là những câu chữ nói nên sỗ phận cực khổ của một con người. Thành ngữ ở câu năm phiếm chỉ duyên chỉ có một mà nợ đến những hai, gánh nặng thì nhiều mà hạnh phúc và sự may mắn thì lại ít ỏi. Câu sáu với cách kết hợp từ tăng tiến ẩn dụ cho nỗi vất vả nhọc nhằn cùng với nghệ thuật đối ‘năm náng mười mưa’ với ‘dám quản công’ thể hiện sự hi sinh trầm lặng của bà Tú. Sử dụng thành ngữ nhấn mạnh người vợ không chỉ vất vả đảm đang nhẫn nại mà còn hi sinh âm thầm. Từ những câu thơ trên đã khắc họa thành công Chân dung bà Tú điển hình cho người phụ nữ Viêt Nam, tảo tần, chịu thương, hi sinh, chịu đựng. Tấm lòng thương vợ đến đây không chỉ thương xót, mà còn thương cảm thấm thía. Cuối cùng là hình ảnh của chính Tế Xương qua lời trần thuật về bà Tú. “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không” Hai câu cuối Tế Xương đã tự chửi thói đời sinh ra loại người như ông. Về phần này ông muốn ám ch ỉ mắng cả những người giống ông trong xã hội thời bấy g iờ. Dù là chồng nhưng lại chẳng giúp gì được cho gia đình mà lại còn làm vợ khổ thêm. Mặc dù yêu vợ nhưng lại không thể đỡ đần lo toan giùm vợ dù chỉ một phần nhỏ công việc chỉ vì cái phép tắc lễn giáo đối với những nhà nho thời phong kiến, buộc bà Tú phải chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời. Nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niểm yêu thương, trân trọng của chồng. “Thương vợ” là một trong nhưng bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú, thể hiện được vẻ đẹp của bà Tú, một người phụ nữ đảm đang, vị tha và quan trọng hơn là sự thể hiện tấm lòng thương vợ, biết ơn vợ cũng như lời tự trách mình của Tú Xương.

Minh Nguyệt

Hình Ảnh Của Bà Tú Trong Bài Thơ “Thương Vợ” Của Trần Tế Xương

Trần Tế Xương (hay Tú Xương) (1870 – 1907), quê ở tỉnh Nam Định, là một nhà thơ xuất sắc, có đóng góp không hề nhỏ cho nền văn học Việt Nam. Ngoài những bài thơ trào phúng sắc bén, lấy tiếng cười làm vũ khí sắc bén để chế giễu và đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, tàn nhẫn của xã hội thực dân nửa phong kiến, ông còn có một số bài thơ trữ tình chất chứa biết bao nỗi niềm của một nhà nho nghèo về cuộc đời và tình người sâu nặng. “Thương vợ” là một bài thơ tiêu biểu trong số đó. Bài thơ đã khắc họa chân dung bà Tú vất vả, đảm đang, luôn lặng lẽ hi sinh vì chồng con, đồng thời thể hiện nỗi niềm tâm sự, chan chứa tình yêu thương nồng hậu, sự cảm thông của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Lặn lội thân cod khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.”

Xưa nay, hình ảnh người vợ thường hiếm gặp trong văn học trung đại Việt Nam nhưng lại là đề tài quen thuộc trong thơ Tú Xương. Hình tượng người vợ được tác giả khai thác phong phú, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, “Thương vợ” là bài thơ hya và cảm động nhất của ông khi viết về bà Tú.

Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết là một người phụ nữ vất vả, lam lũ, gắn với bao nỗi gian truân khó nhọc trong cuộc sống:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Mở ra bài thơ là cặp câu khuyết chủ ngữ, tuy nhiên bằng trạng từ “quanh năm” được đảo lên đầu câu đi liền với từ ghép “buôn bán” đã cho người đọc hình dung ra người mà tác giả muốn nhắc đến chính là bà Tú. “Quanh năm” ý chỉ làm việc liên tục, thười gian không giới hạn từ năm này qua năm khác. Sự khổ cực của công việc mưu sinh còn được thể hiện rõ hơ qua “mom sông” – đó là khoảng không gian chênh vênh, nguy hiểm ở bờ sông, nơi có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào. Tuy thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông bến chợ để kiếm sống. Nó không chỉ là cơ cực, vất vả, dãi nắng dầm mưa mà đôi vai nhỏ bé của bà phải gánh chịu mà bà còn phải đối mặt với bao mánh khóe của cuộc đời đen bạc. Rồi những khi thười tiết khắc nghiệt, địa thế càng khó khăn hiểm trở thì bà lại phải cố gắng nhiều hơn để nuôi “năm con với một chồng”. Năm đứa con với biết bao nhu cầu, đòi hỏi hàng ngày, lại còn thêm cả ông chồng giàu chữ nghĩa đã không giúp vợ được gì lại còn trở thành một mối bận tâm, lo lắng cho vợ. Mà nhu cầu của ông chồng nào có ít ỏi gì, nó đủ làm thành một phía để cân bằng với năm đứa con. Bằng chừng ấy nỗi lo trĩu nặng lên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ ấy. Kể sao cho xiết những nhọc nhằn, cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình.

Cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả là sự thiệt thòi của bà Tú, mọi khó khăn như dồn lên bà một cách nặng nề:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Nghệ thuật đối “lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”; “quãng vắng”, “đò đông”, phép ẩn dụ “thân cò” chứ không phải “con cò” như trong ca dao vừa thể hiện được cá tính riêng, sự sáng tạo mang tính chất thời đại trong phong cách thơ ca thi sĩ, vừa đồng nhất thân phận của bà Tú và người phụ nữ xưa với hình ảnh con cò để nói lên sự cơ cực, số phận thiệt thòi của người phụ nữ làm trụ cột gia đình:

“Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.”

Đảo từ “lặn lội”, “eo sèo” lên đầu câu càng nhấn mạnh tính chất nguy hiểm của công việc mà bà Tú làm. Sự đối xứng giữa các hình ảnh đưa không gian từ cái rợn ngợp, hiu hắt vắng vẻ đến chỗ đông đúc nhộn nhịp tạo nên cái bươn chải, chạy đôn chạy đáo, vừa phải thích nghi với hoàn cảnh, vừa phải kiếm tiền nuôi chồng con của bà Tú. Sức vóc của một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng con một cuộc sống dẫu không phải sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có! Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.

Người phụ nữ nhỏ bé dù công việc mưu sinh nhọc nhằn nhưng bà luôn hi sinh, không bao giờ oán trách một lời:

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mua dám quản công”

Nhà thơ một lần nữa đã mang chất liệu dân gian vào trong thi phẩm của mình. Thành ngữ “một duyên hai nợ” ẩn dụ cho những gánh nặng đang đặt trên vai bà Tú và “năm nắng mười mưa” chỉ những khó khăn vất vả bà phải trải qua mỗi ngày. Hai câu thơ khuyết chủ ngữ cùng nghệ thuật đối giữa hai thành ngữ đi sâu vào diễn tả suy nghĩ, quan niệm của bà Tú: nên vợ chồng là do duyên số, “duyên tốt” thì nhàn, ngược lại nếu cuộc sống vợ chồng lận đận, vất vả thì đó là “nợ” mà người phụ nữ phải trải trong kiếp người. Chính vì vậy, tuy cuộc sống hiện tại tuy vất vả trăm bề nhưng bà vẫn chưa một lần kêu than, phàn nàn, vẫn chấp nhận và bằng lòng vun vén lo toan cho gia đình.

Cổ nhân có từng dạy: “Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua” nhưng vì miếng cơm manh áo, vì tình yêu thương với chồng con, bà Tú cam đảm vượt qua tất cả. Bà luôn là người phụ nữ đảm đang, chu đáo, một mình bà “nuôi” đủ cả năm con và một chồng mà không một lời oán trách, than vãn. Bà hi sinh thầm lặng vì chồng con, luôn là hậu phương vững chắc cho người thân. Ở bà hội tụ cả sự tần tảo, đảm đang, nhẫn nại. Bà là đại diện cho người phụ nữ truyền thống ở Việt Nam với đức tính chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng yêu thương. Giữa thời thế xô bồ hỗn độn, hình ảnh bà Tú xuất hiện với những câu thơ chân thành, giản dị, mộc mạc của Tú Xương như một lời động viên, khích lệ và khuyên nhủ những người phụ nữ hãy nhìn nhận lại bản thân mình, hãy vượt lên trong mọi hoàn cảnh. Đừng vì đồng tiền hay bất cứ một thứ danh lợi phù phiếm nào mà mất đi danh dự và phẩm giá của mình. Đồng thời, những người chồng, người đàn ông phải cảm thông chia sẻ, quý trọng người phụ nữ của mình, cùng gánh vác mọi chuyện trong gia đình và cuộc sống với họ.

Bài thơ sử dụng thể thất ngôn bát cú cùng ngôn ngữ tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố trữ tình và trào phúng, nhà thơ đã xây dựng được hình tượng nghệ thuật có tính đột phá, đó là bức chân dung của người vợ đảm đang đã được tác giả nâng lên thành hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam: tháo vát, cần cù, chịu khó, giàu đức hi sinh và chan chứa tình yêu thương.

“Thương vợ” của Trần Tế Xương thành công bởi hình tượng bà Tú – một người hội tụ những phẩm chất cao quý của phụ nữ: tảo tần, gánh vác gia đình với những gánh nặng đè lên đôi vai gầy. Đa số phụ nữ ngày nay đều làm chủ tài chính, gánh vác gia đình, tham gia vào mọi mặt trong sự vận động của xã hội như chính trị, kinh tế. Dầu vậy, tấm lòng son sắc thủy chung, những phẩm chất cao đẹp đã ăn sâu vào mỗi người, từng phút giây họ sống phần lớn đều dành cho những người thân yêu. Tuy nhiên, ở một góc khuất nào đó trong xã hội, nhiều người sống vì danh lợi, ganh đua không lành mạnh, giẫm đạp lên nhau mà sống. Họ chỉ biết đến lợi ích riêng, lười biếng, thích hưởng thụ. Những người như vậy thật đáng lên án! Hình ảnh bà Tú là một tấm gưog sáng cho chúng ta noi theo, hãy sống cho chính mình nhưng phải nghĩ đến cảm nhận của người khác, sống trong tập thể hãy hào đồng, đừng nhỏ mọn, ích kỉ.

Cảm Nhận Về Hình Ảnh Bà Tú Thông Qua Bài Thơ Thương Vợ Của Tác Giả Trần Tế Xương

Thương vợ là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Trần Tế Xương, bài thơ thể hiện được tình yêu, sự trân trọng của nhà thơ đối với người vợ của mình. Vận dụng những hiểu biết sau khi tìm hiểu bài thơ, anh chị hãy phân tích hình ảnh bà Tú thông qua bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả và tác phẩm, giới thiệu hình ảnh bà Tú: Trong sự nghiệp thơ ca phong phú và đa dạng của Trần Tế Xương, bài thơ “Thương vợ” được đánh giá là một trong những bài thơ hay và ý nghĩa nhất

2. Thân bài

Công việc và trách nhiệm của bà Tú trong gia đình: Vì cuộc sống khó khăn, vất vả mà bà phải lao mình vào guồng quay, bươn chải mua bán kiếm sống

Hoàn cảnh và số phận của bà Tú: Với hình ảnh “thân cò” tác giả vừa thể hiện danh phận khiêm nhường và làm nổi bật lên số phận của bà Tú

Những đức tính cao đẹp của bà Tú: Hình ảnh người phụ nữ lặng lẽ yên phận, ráng sức lo toan, không có nửa lời than thân trách phận

3. Kết bài

Ý nghĩa của hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”: Qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương, chúng ta đã cảm nhận rõ hơn về hình ảnh người vợ tảo tần với những phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam.

II. Bài tham khảo

Trong sự nghiệp thơ ca phong phú và đa dạng của Trần Tế Xương, bài thơ “Thương vợ” được đánh giá là một trong những bài thơ hay và ý nghĩa nhất. Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực và thấm thía nhất thái độ trân trọng, tri ân của nhà thơ đối với sự thiệt thòi, hi sinh và tần tảo của vợ. Hơn nữa, bài thơ đã vẽ nên một bức chân dung về người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao đẹp và đáng quý điển hình.

Người phụ nữ truyền thống là người luôn vun vén, chăm lo cho cuộc sống gia đình đồng thời chăm cho cho sự nghiệp và danh vị của chồng. Bà Tú cũng không ngoại lệ, nhưng cuộc sống của bà không giống như cảnh “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”. Vì cuộc sống khó khăn, vất vả mà bà phải lao mình vào guồng quay, bươn chải mua bán kiếm sống:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Hình ảnh bà Tú hiện ra nhưng không phải là hình dáng, vẻ ngoài mà lại là công việc và trọng trách của bà. “Quanh năm” không chỉ nói đến độ dài của thời gian mà nó còn có nghĩa là sự vô kì hạn của thời gian, cuộc mưu sinh của bà vốn là không có hồi kết. Nơi “mom sông” cũng nói lên hoàn cảnh bấp bênh, không gian sinh tồn chông chênh, tạm bợ. Trên vai là gánh nặng cả gia đình, bởi vậy mà bà Tú phải bươn chải với đời để có thể “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Hàm ý trong cụm từ “nuôi đủ” vừa thể hiện sự tận tụy chu đáo của bà, lại vừa thể hiện sự gồng gánh chịu đựng tài giỏi của bà. Cách nói “năm con với một chồng” của nhà thơ thể hiện sự hạ mình, ngang hàng với con, xót xa nhận mình cũng là một gánh nặng của vợ. Ca dao xưa đã rất quen thuộc với hình ảnh con cò, và Tú Xương đã vận dụng sáng tạo chất liệu của ca dao trong hai câu thơ:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Với hình ảnh “thân cò” tác giả vừa thể hiện danh phận khiêm nhường và làm nổi bật lên số phận của bà Tú. Nếu như “đò đông” là miêu tả tính chất bấp bênh của công việc mưu sinh thì “eo sèo” lại diễn tả chân thực sự nhốn nháo, phức tạp và nhọc nhằn trong công việc hàng ngày mà bà Tú phải chịu đựng. Không những chịu thương chịu khó, tần tảo là lam lũ, bà Tú của Trần Tế Xương còn là người phụ nữ với bổn phận vị tha, lấy sự hi sinh để làm phúc và là lẽ sống của đời mình. Nhập tâm vào thân phận nhân vật, nhà thơ đã bày tỏ hộ nỗi niềm tâm sự của vợ, đó là thái độ chấp nhận, cam chịu và độ lượng với hoàn cảnh, số phận của mình:

“Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Hình ảnh người phụ nữ lặng lẽ yên phận, ráng sức lo toan, không có nửa lời than thân trách phận, lời kể của khổ, kể công của Tú Xương dành cho vợ dường như nặng trĩu và day dứt hơn. Những vất vả và khó khăn của bà ngày càng chồng chất bao nhiêu thì sự cam chịu và đức hi sinh của bà lại nổi bật bấy nhiêu. Hai câu thơ cuối là nỗi niềm và sự ý thức của tác giả trước nỗi nhọc nhằn vất vả của vợ mà không thể san sẻ, đỡ đần:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt và sự biết ơn chân thành của nhà thơ, đồng thời bộc lộ sự bất lực trong tinh thần của người trí thức, trở thành gánh nặng trong chính gia đình của mình.

Qua bài thơ ” Thương vợ” của Tú Xương, chúng ta đã cảm nhận rõ hơn về hình ảnh người vợ tảo tần với những phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và giàu lòng vị tha. Bên cạnh đó từng lời thơ còn là tiếng lòng tri ân sâu nặng và nỗi day dứt khôn nguôi của nhà thơ đối với những vất vả gian lao mà người vợ phải vì mình gánh chịu.

Cảm Nghĩ Bài Thơ Thương Vợ Của Tú Xương

Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ trào phúng của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bên cạnh những tác phẩm mang ý nghĩa trào phúng phê phán, lên án xã hội cũ ông còn những tập thơ trữ tình rất độc đáo. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có giá trị lớn là bài thơ “Thương vợ”.

“Quanh năm buôn bán ở mom sống, Nuôi đủ năm con với một chồng”.

Ông là trụ cột trong gia đình thế nhưng cuộc sống của gia đình lại dự vào việc buôn bán chạy chợ của vợ. Tác giả dùng từ “mom” bao hàm tính chân thực rất rõ, đây là từ gợi hình ảnh rõ nét để người đọc thấy được nỗi gian truân của bà Tú buôn bán quanh năm bên bờ sông Vị, nơi làm ăn là cái thế đất chênh vênh, nhiều nguy hiểm. Câu thơ đầu tác giả cho chúng ta thấy tấm lòng của nhà thơ đối với việc buôn bán khó nhọc của vợ. Thế nhưng công việc buôn bán vất vả ấy lại:

“Nuôi đủ năm con với một chồng”

Câu thơ tả hoàn cảnh rõ dàng ” năm con với một chồng” không phải ngẫu nhiên mà ông lại sử dụng số đếm trong thơ. Mà ông đếm ở đây với mục đích vừa tăng thêm gánh nặng, sự vất vả tần tảo của bà Tú vì gia đình. Và đến ngay cả chồng cũng thành số đếm như một nghịch lý tức cười thay vì ít nhất chồng cũng phải nuôi đủ bản thân mình nhưng thực tế bà Tú lại là người nuôi chồng. Hoàn cảnh gia đình đã thế mà bà Tú gánh trên vai năm đứa con đã là vất vả, lại thêm một ông Tú trong nhà nữa. Câu thơ ẩn chứa nỗi niềm chua chát của tác giả về một gia cảnh gặp nhiều khó khăn: đông con và mọt ông chồng không làm được gì quanh năm chỉ đèn sách với thi cử. Để từ đó:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Hai câu thơ tiếp theo ngôn ngữ thơ đã tăng lên cấp độ mới, càng tô đậm thêm nỗi cực nhọc của người vợ. Từng chứ trong câu như những nét vẽ, gam màu nối tiếp nhau, hòa quyện và cùng bổ trợ làm gia tăng nỗi cực nhọc của bà Tú. Người vợ của tú Xương đã “lặn lội” nhưng lại mang “thân cò”, rồi có lúc trong hoàn cảnh “quãng vắng”. Nỗi cực nhọc kiếm sống mưu sinh ở “mom sông” tưởng như không thể nào nói hết được! Nhà thơ lấy hình ảnh “con cò” trong ca dao cổ: “Con cò lặn lội bờ sông…”, “Con cò đi đón cơn mưa…”, để tái hiện hình ảnh “thân cò” lầm lũi, đã đem đến cho người đọc bao liên tưởng cảm động về bà Tú, cũng như thân phận vất vả, cực khổ, của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội thời bấy giờ. Hình ảnh lặn lội thân cò được tác giả mô phỏng trong thi ca dân:

“Con cò lặn lội bờ sông Gánh tạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”

Hai câu thơ tuy ngắn nhưng lại mang ý nghĩa gợi hình ảnh chân thực về bà Tú: Với tấm thân mảnh dẻ, yếu đuối bà Tú chịu dãi nắng dầm sương, bà còn phải lặn lội sớm trưa tất cả cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Tấm thân cò trong cái phản chiếu của nắng chiều là hình ảnh lẻ loi, hiu quạnh, lúc cần không biết nương tựa vào đâu, chưa nói đến những hiểm nguy bất trắc đối với thân gái dặm trường. Câu thơ mang lại cho độc giả nhiều suy ngẫm, sự đồng cảm đến xót xa, tội nghiệp! Hình ảnh bà Tú đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội thối nát bấy giờ. Những người phụ nữ ấy chỉ biết lặng lẽ hi sinh cho chồng cho con, họ cam chịu sự xô đẩy của xã hội, để rồi Tú Xương lại chính là người nói lên tâm tư của vợ:

“Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công”

Hai người nên duyên với nhau được là do duyện phận trời xe, vì thế mà bà “âu đành phận”. Đành phận lại như một sự bất đắc dĩ, xếp lại, nén xuống những gì bất bình, tủi nhục của bản thân mình đã và đang từng ngày phải trải qua. Câu thơ khép lại bằng âm thanh nặng nề của từ phận lại càng làm cho câu thơ phù hợp với cảm xúc bị dồn nén vào trong. Bà Tú vất vả là thế, dầm mưa dãi nắng nhưng nào dám kể công lao với chồng, với con, mà luôn lặng lẽ dồn nén cam chịu.

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không”

Tình cảm của tác giả thương vợ chất chứa trong lòng đến nghẹn thở, lại không thể giúp được người vợ hiền mà nhà thơ tự trách mình. Bản thân ông trở thành một miệng ăn cho vợ nuôi, điềm nhiên hưởng thụ trong khi vợ phải ngược xuôi tần tảo, nghe cũng đã có cái gì đó bất nhẫn. Tất cả tâm tư tình cảm ấy bùng nổ ở hai câu thơ kết “Cha mẹ thói đời…” như một lời chửi đổng với đời và cũng chính là lời xỉ vả mình. Câu thơ thất chua chát, đắng cay ông trách mình, hận mình đã để vợ vất vả, sống khổ cực luôn chạy đôn, chạy đáo lo cho gia đình. Nhưng thực tế bà Tú lại không hề oán trách chồng con một lời nào. Cũng chính sự cam chịu, chịu thương chịu khó mà ông lại càng thấy mình có lỗi, càng thấy oán trách bản thân hơn. Ở vào hoàn cảnh như thế ông coi mình là người ăn ở bạc bẽo với vợ. Bà Tú có chồng mà cũng như không vì bà chính là người nuôi sống gia đình.

Bằng tình cảm chân thành, nghệ thuật sống động, Tú Xương đã miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người vợ, người phụ nữ giỏi giang, lam lũ, tần tảo nuôi chồng nuôi con. Bà Tú là đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam xưa. Bao nhiêu công lao trong gia đình, ông Tú giành cho bà, ông chỉ nhận về cho mình một chữ “không”.

Bài thơ xuyên suốt là tình cảm của tác giả dành cho người vợ hiền, ông dành sự kính trọng, mọi công lao, những gì tốt nhất dành cho bà Tú. Ngôn ngữ thơ dung dị, đời thường, sử dụng nhiều yếu tố dân gian, bài thơ có giá trị nhân văn sâu sắc.

Bạn đang xem bài viết Nghị Luận Văn Học: Cảm Nhận Của Em Về Vẻ Đẹp Của Bà Tú Trong Bài Thơ Thương Vợ Của Trần Tế Xương, Từ Vẻ Đẹp Của Hình Ảnh Bà Tú Em Có Suy Nghĩ Gì Về Vẻ… trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!