Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cổ Tích mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lê Thị Thủy
Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí
Thế nào là truyện cổ tích, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Ý nghĩa của truyện cổ tích, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích thần kỳ, Nhân vật trong truyện cổ tích, Ví dụ về truyện cổ tích.Thể loại truyện cổ tích.
Thế nào là truyện cổ tích, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Ý nghĩa của truyện cổ tích, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích thần kỳ, Nhân vật trong truyện cổ tích, Ví dụ về truyện cổ tíchThể loại truyện cổ tích, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 6, Ví dụ về truyện cổ tích, Giá trị nghệ thuật của truyện cổ tích, Nguồn gốc của truyện cổ tích
Thể loại Truyện cổ tích
Thể loại Truyện cổ tích là gì?
– Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sửu dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.
– Đặc trưng của truyện cổ tích:
+ Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo
+ Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh
+ Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.
– Phân loại truyện cổ tích: truyện cổ tích được chia thành ba loại sau
+ Cổ tích về loài vật
+ Cổ tích thần kì
+ Cổ tích sinh hoạt
– Truyện cổ tích thần kì:
+ Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.
+ Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.
+ Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.
I. Đôi nét về tác phẩm Tấm Cám
1. Hoàn cảnh ra đời
Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám”): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm
– Phần 2 (tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”): Con đường đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm
– Phần 3 (còn lại): Hành động trả thù của Tấm
3. Tóm tắt
Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống. Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây,Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua. Chim vàng anh quấn quýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão. Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời .
4. Giá trị nội dung
Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.
5. Giá trị nghệ thuật
– Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.
– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.
– Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo
II. Dàn ý phân tích Tấm Cám
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích và đặc trưng của cổ tích thần kì.
– Giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kì. Truyện kể về thân phận, con đường đi đến, đấu tranh và giữ gìn hạnh phúc của tấm, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác và ước mơ về công lí xã hội.
II. Thân bài
1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm
a) Thân phận của Tấm
– Số phận của Tấm:
+ Mẹ chết khi còn nhỏ tuổi
+ Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ – là mẹ đẻ của Cám
+ Tấm vất vả làm việc suốt ngày đêm
→ Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Đồng thời, cô cũng là cô gái hiền dịu và khát khao được vui chơi, hạnh phúc.
– Bản chất của mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám
+ Mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ
→ Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng quyết liệt. Còn mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung.
+ Mâu thuẫn xã hội: Tấm là hiện thân của cái thiện, hiền lành, lương thiện. Còn mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, cái xấu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám xét đến cùng là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác.
b) Con đường đến với hạnh phúc của Tấm
– Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ xúc đầy giỏ, Cám lừa Tấm trút hết giỏ cá và nhận phần thưởng. Tấm khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm cá bống.
– Mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, giết cá bống để ăn thịt. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.
– Đi trẩy hội, Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp
– Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu.
→ Mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn thụ động, không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ vào Bụt.
⇒
Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.
2. Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm
– Ngày giỗ bố, Tấm về nhà trèo lên cây cau, gì ghẻ chặt gốc cây, Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Cám được đưa vào cung thay Tấm.
– Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo chồng tao”, hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.
– Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào và tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra”. Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.
– Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị, Tấm trở lại với cuộc đời.
– Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc
→ Mâu thuẫn xung đột ngày càng quyết liệt, dữ dội. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện.
⇒
Tấm từ một cô gái nhu mì, thụ động ngày càng trở nên chủ động đấu tranh để giữ hạnh phúc của mình. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.
3. Hành động trả thù của Tấm
– Tấm trở về cung, trở lại làm hoàng hậu, ngày càng trở nên xinh đẹp
– Cám muốn xinh đẹp như chị, Tấm chỉ cách cho Cám, bảo Cám xuống hố sâu rồi dội nước sôi vào hố. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.
⇒
Hành động trả thù của Tấm là đích đáng, phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm, vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, hành động trả thù của Tấm phù hợp với quan niệm của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiaanjv ới cái ác bởi mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội, là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ người bóc lột và người bị bóc lột. Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống , quyền làm người.
4. Nghệ thuật
– Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.
– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.
– Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo
III. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám
– Mở rộng vấn đề: Tấm Cám nằm trang kiểu chuyện dân gian quen thuộc, phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, song Tấm Cám là câu chuyện đậm chất Việt Nam.
Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cười
Lê Thị Thủy
Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí
Truyện cười dân gian, Các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện cười, Nghệ thuật của truyện cười, Khái niệm truyện cười lớp 10, Truyện cười dân gian về thầy đồ, Truyện cười trào phúng, Đặc trưng của truyện cười, Truyện cười khôi hài.
Truyện cười dân gian, Các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện cười, Nghệ thuật của truyện cười, Khái niệm truyện cười lớp 10, Truyện cười dân gian về thầy đồ, Truyện cười trào phúng, Đặc trưng của truyện cười, Truyện cười khôi hàiTam đại con gà là truyện gì, Soạn văn Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà siêu ngắn, Giáo án Tam đại con gà, Tam đại con gà tóm tắt, Bộ cục Tam đại con gà, Kịch bản Tam đại con gà, Tam đại con gà violet
Thể loại Truyện cười
Thể loại Truyện cười là gì?
– Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
– Đặc trưng của truyện cười:
+ Truyện cười luôn có yếu tố gây cười
+ Truyện cười xây dựng các tình huống đối thoại ngắn gọn.
– Phân loại truyện cười:
+ Truyện khôi hài: chủ yếu nhằm mục đích giải trí song vẫn có ý nghĩa giáo dục
+ Truyện trào phúng: chủ yếu nhằm mục đích phê phán, đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội Việt Nam xưa và các thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
I. Đôi nét về tác phẩm Tam đại con gà
1. Xuất xứ
Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát.
2. Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “mời đón về dạy trẻ”): Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên
– Phần 2 (còn lại): Các tình huống mâu thuẫn gây cười
3. Tóm tắt
Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.
4. Giá trị nội dung
– Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói dấu dốt – một thói xấu trong nội bộ nhân dân
– Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi
5. Giá trị nghệ thuật
– Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
– Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
– Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.
II. Dàn ý phân tích Tam đại con gà
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
– Giới thiệu khái quát về truyện Tam đại con gà: Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát.
II. Thân bài:
1. Cách giới thiệu nhân vật và mâu thuẫn trái tự nhiên:
– Giới thiệu nhân vật chính – anh học trò dốt nát nhưng thích khoe chữ, “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt”
– Có người mời anh ta về dạy trẻ
→ Mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt nhưng dấu dốt, thích khoe chữ.
2. Tình huống mâu thuẫn gây cười
– Tình huống 1:
+ Gặp chữ “kê”, thấy mặt chữ nhiều, không biết chữ gì, học trò hỏi gấp, thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”
+ Sợ sai, bảo học trò đọc khẽ
+ Thầy khấn thầm xin ba đài âm ở bàn thờ thổ công
+ Thổ công cho ba đài âm, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau ngồi bệ vệ trên giường, bảo trẻ đọc cho to.
→ Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín, lừa bịp trẻ con. Tiếng cười bật ra từ chính sự ngu dốt, sĩ diện, thích khoe khoang của thầy đồ. Đồng thời, qua đó phên phán sự dốt nát của thầy đồ.
– Tình huống 2:
+ Khi bị bố học trò phát hiện, chất vấn, suy nghĩ của thầy đồ: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”
→ Lời tự nhủ hài hước, biết mình dốt nhưng không chịu thừa nhận.
+ Lời ngụy biện của thầy: Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà” để gỡ bí, lí sự cùn.
→ Tiếng cười bật lên từ sự vô lí, láu cá của thầy đồ.
⇒
Thầy đồ bộc lộ rõ bản chất là một kẻ dốt nát nhưng thích giấu dốt, thích khoe khoang, láu cá, sĩ diện.
3. Ý nghĩa tiếng cười
– Phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại dấu dốt, thích khoe khoang
– Phê phán thực trạng xã hội: dốt nát lại làm thầy
– Khuyên nhủ mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi
4. Nghệ thuật
– Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.
– Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.
– Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.
III. Kết bài
– Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật
– Bài học rút ra cho bản thân: Truyện vừa đem lại tiếng cười giải trí cho con người, đồng thời mang lại bài học sâu sắc, mỗi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của mình, không được dấu dốt, sĩ diện.
I. Đôi nét về tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Xuất xứ
Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.
2. Tóm tắt
Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.
3. Giá trị nội dung
Truyện phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng
4. Giá trị nghệ thuật
– Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ
– Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý
– Sử dụng cách chơi chữ
– Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.
II. Dàn ý phân tích Nhưng nó phải bằng hai mày
I. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.
– Giới thiệu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.
II. Thân bài
1. Trước khi xử kiện
– Viên lí trưởng nổi tiếng là người xử kiện giỏi
– Cải và Ngô đánh nhau, mang nhau đi kiện, Cải lót trước cho thầy lí năm đồng, Ngô biện chè lá những mười đồng.
2. Trong lúc xử kiện
– Lí trưởng không cần điều tra, không cần xét hỏi mà ngay lập tức phán xét: “Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi”
→ Kết quả xử kiện của lí trưởng phụ thuộc vào số tiền đút lót của Cải và Ngô, ai đút nhiều hơn thì người ấy sẽ là người thắng kiện
– Cải: xòe bàn tay phải năm ngón
→ Ý nói con đã đút cho thầy năm đồng, thầy phải xử con thắng kiện mới đúng
→ Phê phán hành động đút lót của Cải. Đồng thời, tiếng cười cũng bật lên đầy chua chát khi Cải vừa mất tiền lại vừa phải chịu phạt.
– Lí trưởng:
+ Hành động: Xòe năm ngón tay trái, úp lên năm ngón tay phải trước mặt
+ Lời nói: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày”
→ Câu nói và hành động của viên lí trưởng ngầm ý nó đút bằng hai mày nên xử nó thắng là điều tất nhiên. Tiếng cười bật lên từ chính hành động và lời nói của viên lí trưởng. Câu nói đã sử dụng hình thức chơi chữ với chữ “phải”.
⇒
Phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng.
3. Nghệ thuật
– Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ
– Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý
– Sử dụng cách chơi chữ
– Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.
III. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện
Một Số Thể Loại Văn Học Thơ Truyện Giáo Án Kịch Nghị Luận Hay Nhất
một số thể loại văn học thơ truyện giáo án giúp học sinh cảm nhận được văn bản kịch, nghị luận căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại để viết bài nghị luận văn học.
II. Hình thức dạy học : DH trên lớp.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh (một số thể loại văn học thơ truyện giáo án)
– Phương tiện, thiết bị:
+ SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 11, thiết kế bài học.
+ Máy tính, máy chiếu, loa…
2. Học sinh: Sách giáo khoa, bài soạn.
Một số thể loại văn học : Kịch, Nghị luận
1. Kiến thức :
a/ Nhận biết: Nêu được khái niệm về kịch, nghị luận
b/ Thông hiểu: Hiểu được một số thể loại văn học kịch, nghị luận;
c/Vận dụng thấp: Cảm nhận được văn bản kịch, nghị luận căn cứ vào những hiểu biết về đặc điểm thể loại.
d/Vận dụng cao:- Vận dụng hiểu biết về kịch, nghị luận để viết bài văn nghị luận văn học theo đặc trưng thể loại;
2. Kĩ năng :
a/ Biết làm: bài đọc hiểu về lí luận văn học;
b/ Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một vấn đề mang tính chất lí luận văn học;
3.Thái độ : (một số thể loại văn học thơ truyện giáo án)
a/ Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản lí luận văn học;
b/ Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về lí luận văn học;
c/Hình thành nhân cách: có tình yêu văn học, hiểu biết về đặc trưng thể loại;
– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về thể loại kịch, nghị luận;
– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm sự khác nhau giữa thể loại kịch, nghị luận;
– Năng lực tạo lập văn bản nghị luận văn học
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
Hoạt động của Thầy và trò
Chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt, năng lực cần phát triển
– GV giao nhiệm vụ: Kể tên tác phẩm kịch, văn nghị luận đã học ở chương trình Ngữ Văn 11? – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Mỗi tác phẩm văn học bao giờ cũng được xếp vào một thể loại nhất định. Tìm hiểu thể loại sẽ giúp ta hiểu rõ hơn đặc điểm hình thức tổ chức của tác phẩm. Ở HKI, chúng ta đã tìm hiểu Truyện và Thơ.Hôm nay, chúng ta hãy tìm hiểu hai thể loại nữa, đó là Kịch và nghị luận;
– Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học. – Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ. – Có thái độ tích cực, hứng thú.
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(70 phút)
* Thao tác 1 :Khái niệm: GV hỏi: -Nội dung kịch bắt nguồn từ đâu? -Sự thât cuộc sống – con người trong kịch có gì đặc biệt? -Hành động kịch có đặc điểm gì? Ví dụ. -Nhân vật kịch có đặc điểm gì? Ví dụ. -Ngôn ngữ kịch có mấy loại? Ví dụ. -Nhìn chung, ngôn ngữ kịch phải đảm bảo những yêu cầu gì? Ví dụ. -Những từ, câu, đoạn in chữ nghiêng, hoặc trong dấu (…) nhằm mục đích gì? GV bổ sung: Xung đột bên ngoài, giữa nhân vật này với nhân vật khác, giữa nhân vật với gia đình, dòng họ, xã hội, thời đại…(dẫn chứng Rô-mê-ô và Giu-li-ét). Xung đột bên trong – xung đột nội tâm trong tâm trạng, tâm lí, tình cảm, cảm xúc của nhân vật (dẫn chứng: tâm trạng Vũ Như Tô…). HS lần lượt theo SGK để trả lời và phân tích ví dụ trong các đoạn kịch đã học. – Kịch có các đặc trưng + Chọn những xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả. + Những vấn đề thuộc bản chất cuộc sống được dồn nén quy tụ. + Xung đột kịch được cụ thể hóa bằng hành động kịch. Đó là tổ chức cốt truyện, nhân vật, tình tiết, biến cố. Nhân vật chính bộc lộ tính cách. + Những nhân vật được xây dựng bằng ngôn ngữ. Có 3 loại ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, đàm thoại. + Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và khẩu ngữ cao. GV bổ sung: bi kịch: xung đột giữa cái mới – cũ, cao cả – thấp hèn; kết thúc cái mới, cái đẹp, cao cả tạm thời thất bại, kết thúc bi thảm (ví dụ: Hăm-lét); hài kịch: dùng tiếng cười hài hước châm biếm để xây dựng và kết thúc xung đột (ví dụ: Trưởng giả học làm sang; Nghêu, Sò, Ôc, Hến); chính kịch: phản ánh xung đột trong cuộc sống hằng ngày buồn vui lẫn lộn; ví dụ: Tôi và chúng ta; kịch lịch sử: lấy đề tài và xung đột trong lịch sử (ví dụ: Bắc Sơn). GV hỏi: Ngôn ngữ trong kịch có những loại nào và có gì khác biêt ngôn ngữ trong truyên, thơ? * Thao tác 2 :Yêu cầu về đọc kịch bản văn học – Nêu những yêu cầu cơ bản khi đọc kịch bản văn học?
I/Kịch: 1. Khái niệm: a/Khái niệm: (SGK) b/Đặc trưng của nghệ thuật kịch: – Xung đột và cách giải quyết xung đột kịch: + Đối tượng mô tả của kịch là những xung đột trong đời sống; ở đó, những vấn đề thuộc bản chất của hiện thực được dồn nén, quy tụ , nổi bật + Xung đột kịch được giải quyết , cụ thể hoá bằng hành động kịch àđược thực hiện bởi các nhân vật kịch. – Nhân vật kịch bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình qua ngôn ngữ kịch (lời thoại).Có 3 loại: đối thoại; độc thoại và bàng thoại . -Ngôn ngữ kịch mang tính hành động và tính khẩu ngữ cao. c/.Phân loại: – Xét theo nội dung và ý nghĩa của xung đột à : bi kịch, hài kịch, chính kịch. -Xét theo hình thức ngôn ngữ:àkịch thơ, kịch nói, ca kịch. 2.Yêu cầu về đọc kịch bản văn học: 4 bước – Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn hiểu tg, tp, thời đại và vị trí đoạn trích. – Tập trung vào lời thoại và xác định mối quan hệ, hiểu đặc điểm, tính cánh nhân vật – Phân tích hành động kịchà xác định xung đột, phân tích diễn biến, kết quả các xung đột – Từ xung đột và nhân vậtà xác định Chủ đề tư tưởng + Ý nghĩa xã hội.(xung đột là cơ sở của kịch)
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản GV hỏi: Nghị luận là thể văn có đặc điểm chủ yếu gì? Thế nào là vấn đề? Mục đích của văn nghị luân? Làm thế nào để đạt mục đích ấy? Các thao tác chủ yếu của văn nghị luân là gì? Ví dụ: vấn đề hút thuốc lá, tham nhũng, quyền sống con người trong Truyện Kiều, Ý nghĩa vãn chương, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta… GV hỏi: Xưa nay, người ta đã căn cứ vào đâu để phân loại văn nghị luân và phân loại như thế nào? Ví dụ. Thao tác 2: GV hỏi: Ngoài các yêu cầu chung như đối với một văn bản văn học, cần chú ý những yêu cầu đặc thù, riêng biêt gì khi đọc – hiểu văn bản nghị luận? HS nêu và diễn giải các yêu cầu chung và riêng của văn bản và văn bản nghị luận. Thao tác 4: Hướng dẫn HS tổng kết bài học
II. Văn Nghị luận: 1. Khái lược về văn nghị luận: a./ Khái niệm: Nghị luận là thể loại văn học đặc biệt, dùng lập luận; luận điểm; luận cứ, để bàn luận về một vấn đề xã hội , chính trị hay văn học nghệ thuật. b./ Đặc điểm: – Sâu sắc về tư tưởng và tình cảm – Suy nghĩ và trình bày mạch lạc, chặt chẽ – Lập luận thuyết phục. – Ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, mang tính học thuật và xã hội cao. c./ Phân loại: – Xét nội dung: Văn chính luận; Văn phê bình văn học – Theo Trung đại: Chiếu, cáo, hịch, bình sử, điều trần… – Hiện đại: Tuyên ngôn, kêu gọi, phê bình, tranh luận… 2.Yêu cầu đọc văn nghị luận: -Tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm -Chú ý đến luận đề, luận điểm, luận cứ và lập luận của bài nghị luận. – Phân tích nghệ thuật lập luận, nêu chứng cứ, dùng ngôn ngữ và các biện pháp tu từ. – Khái quát giá trị tác phẩm về nội dung và hình thức; rút ra bài học và tác dụng của tp với cuộc sống.
3.LUYỆN TẬP (một số thể loại văn học thơ truyện giáo án) ( 5 phút)
Hoàn thành bảng sau Trả lời:
Nghị luận
Chiếu, biểu, cáo, hịch, bình sử, điều trần, bài luận ( Chiếu dời đô, Chiếu cầu hiền, Hịch tướng sĩ, Đại Cáo bình Ngô).
4.VẬN DỤNG (một số thể loại văn học thơ truyện giáo án) ( 5 phút)
GV giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn phân tích xung đột kịch ở đoạn trích Tình yêu và thù hận ( Sechxpia) – HS thực hiện nhiệm vụ: – HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Thực ra trong đoạn trích không hề có xung đột giữa tình yêu và thù hận, chỉ có tình yêu vượt lên trên thù hận mà thôi. Xung đột ở đoạn trích Tình yêu và thù hận là xung đột tâm trạng. + Với Giu-li-ét * Tại sao chàng lại tên là Rô-mê-ô nhỉ? * Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi hoặc nếu không chàng hãy thề là yêu em đi. * Em không là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa * Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi. Chàng ơi hãy mang tên họ khác đi. Cái tên ấy có nghĩa gì đâu. Bông hồng kia nếu chúng ta gọi bằng tên khác thì hương thơm vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-me-ô nữa thì mười phân chàng vẫn vẹn mười. Rô-mê-ô chàng ơi chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi. Chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng đổi lấy cả em đây. * Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây. + Với Rô-mê-ô: * Ca ngợi sắc đẹp của Giu-li-ét * Sẵn sàng đổi tên họ Thể hiện sức mạnh của tình yêu
+ Vẽ đúng bản đồ tư duy + Truy cập ngữ liệu qua mạng, sách tham khảo. Căn cứ vào bài học để vận dụng làm bài.
10 Truyện Cổ Tích Tiếng Anh Cho Bé Học Ngoại Ngữ Tốt Hơn
Fairy tales: truyện cổ tích Một số từ vựng tiếng Anh về truyện cổ tích: Princess /prɪnˈses/: Công chúa Prince /prɪns/: Hoàng tử Mermaid /ˈmɜːmeɪd/: Nàng tiên cá Knight /naɪt/: Hiệp sĩ Witch /wɪtʃ/: Phù thủy Woodcutter /ˈwʊdkʌtə/: Tiều phu Wolf /wʊlf/: Con sói Hunter /ˈhʌntə/: Thợ săn Little Red Riding Hood /ˈlɪtəl red ˈraɪdɪŋ hʊd/: Cô bé quàng khăn đỏ Giant /ˈdʒaɪənt/: Người khổng lồ Cinderella /ˌsɪndəˈrelə/: Cô bé lọ lem Snow White /snəʊ waɪt/: Bạch Tuyết Tooth Fairy /tuːθ ˈfeəri/: Cô tiên răng Genie /ˈdʒiːni/: Thần đèn Harp /hɑːp/: Đàn hạc Castle /ˈkɑːsəl/: Lâu đài Carriage /ˈkærɪdʒ/: Cỗ xe ngựa Crown /kraʊn/: Vương miện
2. Lợi ích của việc đọc truyện cổ tích tiếng Anh
2.1. Trẻ sẽ thích thú và ham học tiếng Anh hơn
Không giống như những giờ học tiếng Anh áp lực trên lớp, học tiếng Anh nhờ truyện sẽ mang lại cho bé sự tiếp thu một cách tự nhiên hơn, thú vị hơn. Nhờ những câu chuyện có nội dung hay, hấp dẫn và mang lại cho bé sự tưởng tượng phong phú, các bé sẽ muốn được đọc nhiều hơn, tìm hiểu nhiều hơn, từ đó sẽ giúp bé hình thành thói quen chủ động học tiếng Anh.
Đa số những mẩu chuyện có nội dung chủ yếu xoay quanh cuộc sống hàng ngày nên vốn từ vựng đa dạng và gần gũi, giúp bé dễ ghi nhớ và thực hành. Lối kể chuyện lồng ghép những cấu trúc câu, ngữ pháp giúp trẻ nhỏ tiếp xúc với văn phạm từ sớm. Trẻ em sẽ có xu hướng học bắt chước những hội thoại có trong truyện, dần dần các bé sẽ có thể tự bày tỏ cảm nhận của mình bằng tiếng Anh một cách tự nhiên.
2.3. Kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo cho bé
Truyện cổ tích là loại truyện có nhiều yếu tố hư cấu, kỳ ảo, những câu chuyện phiêu lưu, đầy màu sắc thần tiên và phép thuật. Tất cả kích thích sự tự do tưởng tượng của bé để bé có thể hiểu được nội dung truyện qua ngôn ngữ tiếng Anh.
2.4. Nội dung từ truyện cổ tích tiếng Anh cho bé mang tính nhân văn và giáo dục cao
Đối tượng hướng đến chủ yếu của thể loại cổ tích chính là trẻ em, ngoài mang lại thế giới quan cho bé, đọc truyện cổ tích tiếng anh còn định hướng nhân cách qua những tình tiết chính nghĩa hay phi nghĩa, kết quả và hậu quả, thông điệp nhân văn cao cả về các vấn đề trong xã hội, giúp bé nhận thức được việc làm đúng và sai, thiện và ác cùng những lối sống tích cực hay tiêu cực.
3. Top 5 truyện cổ tích tiếng anh cho bé được yêu thích nhiều nhất
3.1. Legend of the heavenly King of Phu Dong
Mở đầu danh sách là một truyện cổ tích quen thuộc của Việt Nam ta, truyện cổ tích tiếng anh hay nhất – Thánh Gióng.
3.2. The Princess and the Pea – Nàng công chúa và hạt đậu
Once upon a time there was a prince who wanted to marry a princess; but she would have to be a real princess. He travelled all over the world to find one, but nowhere could he get what he wanted. There were princesses enough, but it was difficult to find out whether they were real ones. There was always something about them that was not as it should be. So he came home again and was sad, for he would have liked very much to have a real princess.
One evening a terrible storm came on; there was thunder and lightning, and the rain poured down in torrents. Suddenly a knocking was heard at the city gate, and the old king went to open it.
It was a princess standing out there in front of the gate. But, good gracious! what a sight the rain and the wind had made her look. The water ran down from her hair and clothes; it ran down into the toes of her shoes and out again at the heels. And yet she said that she was a real princess.
“Well, we’ll soon find that out,” thought the old queen. But she said nothing, went into the bed-room, took all the bedding off the bedstead, and laid a pea on the bottom; then she took twenty mattresses and laid them on the pea, and then twenty eider-down beds on top of the mattresses.
On this the princess had to lie all night.
In the morning she was asked how she had slept.
“Oh, very badly!” said she. “I have scarcely closed my eyes all night. Heaven only knows what was in the bed, but I was lying on something hard, so that I am black and blue all over my body. It’s horrible!”
Now they knew that she was a real princess because she had felt the pea right through the twenty mattresses and the twenty eider-down beds. Nobody but a real princess could be as sensitive as that.
So the prince took her for his wife, for now he knew that he had a real princess; and the pea was put in the museum, where it may still be seen, if no one has stolen it.
There, that is a true story.
3.3. The fern and the bamboo – Tre và dương xỉ
3.4. Jack and the Beanstalk – Jack và hạt đậu thần
Once upon a time there lived a poor widow and her son Jack. One day, Jack’s mother told him to sell their only cow. Jack went to the market and on the way he met a man who wanted to buy his cow. Jack asked,
– “What will you give me in return for my cow?”
The man answered, “I will give you five magic beans!”
Jack took the magic beans and gave the man the cow. But when he reached home, Jack’s mother was very angry. She said, “You fool! He took away your cow and gave you some beans!” She threw the beans out of the window. Jack was very sad and went to sleep without dinner.
The next day, when Jack woke up in the morning and looked out of the window, he saw that a huge beanstalk had grown from his magic beans! He climbed up the beanstalk and reached a kingdom in the sky. There lived a giant and his wife. Jack went inside the house and found the giant’s wife in the kitchen. Jack said:
– “Could you please give me something to eat? I am so hungry!” The kind wife gave him bread and some milk.”
While he was eating, the giant came home. The giant was very big and looked very fearsome. Jack was terrified and went and hid inside. The giant cried:
– “Fee-fifo-fum, I smell the blood of an Englishman. Be he alive, or be he dead, I’ll grind his bones to make my bread!”
The wife said, “There is no boy in here!” So, the giant ate his food and then went to his room. He took out his sacks of gold coins, counted them and kept them aside. Then he went to sleep. In the night, Jack crept out of his hiding place, took one sack of gold coins and climbed down the beanstalk.
At home, he gave the coins to his mother. His mother was very happy and they lived well for sometime. Climbed the beanstalk and went to the giant’s house again. Once again, Jack asked the giant’s wife for food, but while he was eating the giant returned. Jack leapt up in fright and went and hid under the bed. The giant cried:
– “Fee-fifo-fum, I smell the blood of an Englishman. Be he alive, or be he dead, I’ll grind his bones to make my bread!”
The wife said, “There is no boy in here!” The giant ate his food and went to his room. There, he took out a hen. He shouted, “Lay!” and the hen laid a golden egg. When the giant fell asleep, Jack took the hen and climbed down the beanstalk. Jack’s mother was very happy with him.
After some days, Jack once again climbed the beanstalk and went to the giant’s castle. For the third time, Jack met the giant’s wife and asked for some food. Once again, the giant’s wife gave him bread and milk. But while Jack was eating, the giant came home. “Fee-fi-fo-fum, I smell the blood of an Englishman. Be he alive, or be he dead, I’ll grind his bones to make my bread!” cried the giant. “Don’t be silly! There is no boy in here!” said his wife.
The giant had a magical harp that could play beautiful songs. While the giant slept, Jack took the harp and was about to leave. Suddenly, the magic harp cried, “Help master! A boy is stealing me!” The giant woke up and saw Jack with the harp. Furious, he ran after Jack. But Jack was too fast for him. He ran down the beanstalk and reached home. The giant followed him down. Jack quickly ran inside his house and fetched an axe. He began to chop the beanstalk. The giant fell and died.
Jack and his mother were now very rich and they lived happily ever after.
3.5. The horse, hunter and stag a quarrel
A Quarrel had arisen between the Horse and the Stag, so the Horse came to a hunter to ask his help to take revenge on the Stag.
The Hunter agreed, but said: “If you desire to conquer the Stag, you must permit me to place this piece of iron between your jaws, so that I may guide you with these reins, and allow this saddle to be placed upon your back so that I may keep steady upon you as we follow after the enemy.”
The Horse agreed to the conditions, and the Hunter soon saddled and bridled him.
Then with the aid of the Hunter the Horse soon overcame the Stag, and said to the Hunter: “Now, get off, and remove those things from my mouth and back.”
“Not so fast, friend,” said the Hunter. “I have now got you under bit and spur, and prefer to keep you as you are at present.”
If you allow men to use you for your own purposes, they will use you for theirs
3.6. Rapunzel – Cô gái tóc dài Rapunzel 3.7. The owl – Con cú 3.8. The King of the Golden Mountain – Vua núi vàng 3.9. The Fisherman and the Golden Fish – Ông lão đánh cá và con cá vàng 3.10. The Perfect Heart
Bạn đang xem bài viết Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cổ Tích trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!