Xem Nhiều 3/2023 #️ Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cười # Top 4 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cười # Top 4 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cười mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Lê Thị Thủy

Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí

Truyện cười dân gian, Các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện cười, Nghệ thuật của truyện cười, Khái niệm truyện cười lớp 10, Truyện cười dân gian về thầy đồ, Truyện cười trào phúng, Đặc trưng của truyện cười, Truyện cười khôi hài.

Truyện cười dân gian, Các tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện cười, Nghệ thuật của truyện cười, Khái niệm truyện cười lớp 10, Truyện cười dân gian về thầy đồ, Truyện cười trào phúng, Đặc trưng của truyện cười, Truyện cười khôi hàiTam đại con gà là truyện gì, Soạn văn Nhưng nó phải bằng hai mày, Tam đại con gà siêu ngắn, Giáo án Tam đại con gà, Tam đại con gà tóm tắt, Bộ cục Tam đại con gà, Kịch bản Tam đại con gà, Tam đại con gà violet

Thể loại Truyện cười

Thể loại Truyện cười là gì?

– Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.

– Đặc trưng của truyện cười:

    + Truyện cười luôn có yếu tố gây cười

    + Truyện cười xây dựng các tình huống đối thoại ngắn gọn.

– Phân loại truyện cười:

    + Truyện khôi hài: chủ yếu nhằm mục đích giải trí song vẫn có ý nghĩa giáo dục

    + Truyện trào phúng: chủ yếu nhằm mục đích phê phán, đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội Việt Nam xưa và các thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.

I. Đôi nét về tác phẩm Tam đại con gà

1. Xuất xứ

    Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát.

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “mời đón về dạy trẻ”): Giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên

– Phần 2 (còn lại): Các tình huống mâu thuẫn gây cười

3. Tóm tắt

    Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ. Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.

4. Giá trị nội dung

– Từ tình huống mẫu thuẫn trái tự nhiên, truyện bật lên tiếng cười phê phán thói dấu dốt – một thói xấu trong nội bộ nhân dân

– Qua đó, khuyên mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi

5. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.

– Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.

– Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.

II. Dàn ý phân tích Tam đại con gà

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.

– Giới thiệu khái quát về truyện Tam đại con gà: Tam đại con gà là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt nát.

II. Thân bài:

1. Cách giới thiệu nhân vật và mâu thuẫn trái tự nhiên:

– Giới thiệu nhân vật chính – anh học trò dốt nát nhưng thích khoe chữ, “đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt”

– Có người mời anh ta về dạy trẻ

        → Mâu thuẫn trái tự nhiên: dốt nhưng dấu dốt, thích khoe chữ.

2. Tình huống mâu thuẫn gây cười

– Tình huống 1:

    + Gặp chữ “kê”, thấy mặt chữ nhiều, không biết chữ gì, học trò hỏi gấp, thầy nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”

    + Sợ sai, bảo học trò đọc khẽ

    + Thầy khấn thầm xin ba đài âm ở bàn thờ thổ công

    + Thổ công cho ba đài âm, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau ngồi bệ vệ trên giường, bảo trẻ đọc cho to.

        → Thầy đồ vừa dốt vừa mê tín, lừa bịp trẻ con. Tiếng cười bật ra từ chính sự ngu dốt, sĩ diện, thích khoe khoang của thầy đồ. Đồng thời, qua đó phên phán sự dốt nát của thầy đồ.

– Tình huống 2:

    + Khi bị bố học trò phát hiện, chất vấn, suy nghĩ của thầy đồ: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa”

        → Lời tự nhủ hài hước, biết mình dốt nhưng không chịu thừa nhận.

    + Lời ngụy biện của thầy: Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà, “Dù dì là chị con công, con công là ông con gà” để gỡ bí, lí sự cùn.

        → Tiếng cười bật lên từ sự vô lí, láu cá của thầy đồ.

       

Thầy đồ bộc lộ rõ bản chất là một kẻ dốt nát nhưng thích giấu dốt, thích khoe khoang, láu cá, sĩ diện.

3. Ý nghĩa tiếng cười

– Phê phán những kẻ dốt nát nhưng lại dấu dốt, thích khoe khoang

– Phê phán thực trạng xã hội: dốt nát lại làm thầy

– Khuyên nhủ mọi người không nên dấu dốt mà phải không ngừng học hỏi

4. Nghệ thuật

– Xây dựng các mâu thuẫn và đẩy các mâu thuẫn đó lên đến đỉnh điểm trong những tình huống kịch tính, giải quyết bất ngờ, hợp lí.

– Ngôn ngữ giản dị, có cả vần và nhịp.

– Sử dụng nhiều yếu tố gây cười khác nhau: hành động, cử chỉ, câu nói…có tác dụng gây cười.

III. Kết bài

– Khát quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật

– Bài học rút ra cho bản thân: Truyện vừa đem lại tiếng cười giải trí cho con người, đồng thời mang lại bài học sâu sắc, mỗi người phải không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết của mình, không được dấu dốt, sĩ diện.

I. Đôi nét về tác phẩm Nhưng nó phải bằng hai mày

1. Xuất xứ

    Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.

2. Tóm tắt

    Cải và Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải lót trước cho thày lí năm đồng, Ngô biện những mười đồng. Khi xử kiện, Cải bị phạt chịu roi. Nó vội xoè năm ngón tay cho ra hiệu cho thày lí rằng mình là phải. Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt, nói: “…Nhưng… nó lại phải… bằng hai mày!”.

3. Giá trị nội dung

    Truyện phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng

4. Giá trị nghệ thuật

– Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ

– Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý

– Sử dụng cách chơi chữ

– Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.

II. Dàn ý phân tích Nhưng nó phải bằng hai mày

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cười: Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái với tự nhiên trong cuộc sống nhằm giải trí, phê phán.

– Giới thiệu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Nhưng nó phải bằng hai mày: Nhưng nó phải bằng hai mày là truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán bọn quan lại tham nhũng.

II. Thân bài

1. Trước khi xử kiện

– Viên lí trưởng nổi tiếng là người xử kiện giỏi

– Cải và Ngô đánh nhau, mang nhau đi kiện, Cải lót trước cho thầy lí năm đồng, Ngô biện chè lá những mười đồng.

2. Trong lúc xử kiện

– Lí trưởng không cần điều tra, không cần xét hỏi mà ngay lập tức phán xét: “Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi”

        → Kết quả xử kiện của lí trưởng phụ thuộc vào số tiền đút lót của Cải và Ngô, ai đút nhiều hơn thì người ấy sẽ là người thắng kiện

– Cải: xòe bàn tay phải năm ngón

        → Ý nói con đã đút cho thầy năm đồng, thầy phải xử con thắng kiện mới đúng

        → Phê phán hành động đút lót của Cải. Đồng thời, tiếng cười cũng bật lên đầy chua chát khi Cải vừa mất tiền lại vừa phải chịu phạt.

– Lí trưởng:

    + Hành động: Xòe năm ngón tay trái, úp lên năm ngón tay phải trước mặt

    + Lời nói: “Tao biết mày phải…nhưng nó lại phải…bằng hai mày”

        → Câu nói và hành động của viên lí trưởng ngầm ý nó đút bằng hai mày nên xử nó thắng là điều tất nhiên. Tiếng cười bật lên từ chính hành động và lời nói của viên lí trưởng. Câu nói đã sử dụng hình thức chơi chữ với chữ “phải”.

       

Phê phán bản chất tham nhũng, xử kiện vì tiền của quan lại địa phương trong xã hội Việt Nam. Đồng thời, phê phán hành vi tiêu cực của một bộ phận nhân dân lao động xưa khi mắc vào vòng vây kiện tụng.

3. Nghệ thuật

– Cách tạo tình huống gây cười khéo léo, bất ngờ

– Miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật vừa gây cười vừa ẩn ý

– Sử dụng cách chơi chữ

– Lối kể chuyện tự nhiên, dễ hiểu.

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

 

Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cổ Tích

Lê Thị Thủy

Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí

Thế nào là truyện cổ tích, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Ý nghĩa của truyện cổ tích, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích thần kỳ, Nhân vật trong truyện cổ tích, Ví dụ về truyện cổ tích.Thể loại truyện cổ tích.

Thế nào là truyện cổ tích, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Ý nghĩa của truyện cổ tích, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích thần kỳ, Nhân vật trong truyện cổ tích, Ví dụ về truyện cổ tíchThể loại truyện cổ tích, Khái niệm truyện cổ tích lớp 10, Truyện cổ tích sinh hoạt, Truyện cổ tích la gì, Khái niệm truyện cổ tích lớp 6, Ví dụ về truyện cổ tích, Giá trị nghệ thuật của truyện cổ tích, Nguồn gốc của truyện cổ tích

Thể loại Truyện cổ tích

Thể loại Truyện cổ tích là gì?

– Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sửu dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.

– Đặc trưng của truyện cổ tích:

    + Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo

    + Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh

    + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

– Phân loại truyện cổ tích: truyện cổ tích được chia thành ba loại sau

    + Cổ tích về loài vật

    + Cổ tích thần kì

    + Cổ tích sinh hoạt

– Truyện cổ tích thần kì:

    + Là loại truyện cổ tích có nội dung phong phú và số lượng nhiều nhất.

    + Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện.

    + Thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng trong xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người.

I. Đôi nét về tác phẩm Tấm Cám

1. Hoàn cảnh ra đời

    Truyện Tấm Cám thuộc loại cổ tích thần kì. Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

2. Bố cục (3 phần)

– Phần 1 (từ đầu đến “Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám”): Thân phận và con đường đến với hạnh phúc của Tấm

– Phần 2 (tiếp đó đến “truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung”): Con đường đấu tranh và giữ hạnh phúc của Tấm

– Phần 3 (còn lại): Hành động trả thù của Tấm

3. Tóm tắt

    Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ. Tấm bị Cám, con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn, nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống. Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống. Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo, không cho đi dự. Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội. Tấm đánh rơi chiếc giày, vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu. Ngày giỗ cha, Tấm về trèo hái cau, bị dì ghẻ chặt cây,Tấm ngã xuống ao chết đuối, biến thành chim vàng anh. Cám thế chân chị trong cung vua. Chim vàng anh quấn qu‎ýt bên vua, bị Cám giết thịt, lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua. Cám chặt xoan đào, đóng khung cửi, bị khung cửi mắng, liền đốt khung, vứt tro ven đường. Từ đống tro tàn, một cây thị mọc lên, thị chín, rơi vào bị của bà lão hàng nước. Ngày ngày, tấm chui ra từ quả thị, giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước. Bà cụ xé vỏ thị, Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão. Nhà vua đi qua ,nghỉ chân tại hàng nước, nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm. Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu. Cám bị Tấm trừng trị, dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con. Tấm sống cuộc sống hạnh phúc suốt đời .

4. Giá trị nội dung

    Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của cái thiện chiến thắng cái ác qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng ấy thể hiện niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, tinh thần lạc quan và ước mơ về một xã hội công bằng.

5. Giá trị nghệ thuật

– Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.

– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.

– Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo

II. Dàn ý phân tích Tấm Cám

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về thể loại truyện cổ tích và đặc trưng của cổ tích thần kì.

– Giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám: Tấm Cám thuộc truyện cổ tích thần kì. Truyện kể về thân phận, con đường đi đến, đấu tranh và giữ gìn hạnh phúc của tấm, qua đó thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện với cái ác và ước mơ về công lí xã hội.

II. Thân bài

1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm

    a) Thân phận của Tấm

– Số phận của Tấm:

    + Mẹ chết khi còn nhỏ tuổi

    + Cha chết, Tấm ở với dì ghẻ – là mẹ đẻ của Cám

    + Tấm vất vả làm việc suốt ngày đêm

        → Hoàn cảnh đáng thương, côi cút, cô đơn. Đồng thời, cô cũng là cô gái hiền dịu và khát khao được vui chơi, hạnh phúc.

– Bản chất của mẫu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám

    + Mâu thuẫn gia đình: mâu thuẫn giữa Tấm và Cám, mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ

        → Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn xuyên suốt toàn truyện, liên tục và ngày càng quyết liệt. Còn mâu thuẫn giữa Tấm và dì ghẻ đóng vai trò phụ trợ, bổ sung.

    + Mâu thuẫn xã hội: Tấm là hiện thân của cái thiện, hiền lành, lương thiện. Còn mẹ con Cám là hiện thân của cái ác, cái xấu. Do đó, mâu thuẫn giữa Tấm với mẹ con Cám xét đến cùng là mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác.

    b) Con đường đến với hạnh phúc của Tấm

– Đi bắt tép: Tấm chăm chỉ xúc đầy giỏ, Cám lừa Tấm trút hết giỏ cá và nhận phần thưởng. Tấm khóc, Bụt hiện lên và cho Tấm cá bống.

– Mẹ con Cám gạt Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, giết cá bống để ăn thịt. Tấm khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm cho xương cá đựng vào bốn chiếc lọ chôn ở bốn chân giường.

– Đi trẩy hội, Dì ghẻ trộn thóc lẫn gạo, bắt Tấm nhặt không cho đi trẩy hội. Tấm khóc. Bụt hiện lên, sai một đàn chhim sẻ xuống nhặt giúp

– Tấm không có quần áo đẹp mặc đi hội. Tấm tủi thân khóc. Bụt hiện lên cho Tấm quần áo, khăn, giày, xe ngựa. Tấm đến gặp vua, đánh rơi chiếc hài và may mắn trở thành hoàng hậu.

        → Mâu thuẫn chủ yếu xoay quanh hơn thua về vật chất và tinh thần. Tấm bị mẹ con Cám cướp đoạt trắng trợn công sức lao động, phần thưởng, niềm vui tinh thần. Tấm luôn thụ động, không tự giải quyết được mâu thuẫn mà phải nhờ vào Bụt.

       

Tấm nhờ chăm chỉ, lương thiện mà được Bụt giúp đỡ, từ cô gái mồ côi nghèo trở thành hoàng hậu. Con đường tìm đến hạnh phúc của Tấm dù có nhiều khó khăn, trắc trở nhưng cuối cùng, Tấm đã tìm được hạnh phúc cho bản thân mình. Đó cũng là con đường đến với hạnh phúc của các nhân vật lương thiện trong truyện cổ tích Việt Nam nói chung, truyện cổ tích thế giới nói riêng.

2. Con đường đấu tranh giành lấy hạnh phúc của Tấm

– Ngày giỗ bố, Tấm về nhà trèo lên cây cau, gì ghẻ chặt gốc cây, Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Cám được đưa vào cung thay Tấm.

– Chim vàng anh bay vào cung, báo hiệu sự có mặt của mình bằng lời cảnh cáo đanh thép: “Giặt áo chồng tao/ thì giặt cho sạch/ phơi áo chồng tao/ phơi lao phơi sào/ chớ phơi bờ rào/ rách áo chồng tao”, hai mẹ con Cám bắt chim vàng anh, ăn thịt.

– Tấm tiếp tục hóa thân vào cây xoan đào và tuyên chiến trực tiếp với hai mẹ con Cám: “Kẽo cà kẽo kẹt/ lấy tranh chồng chị/ chị khoét mắt ra”. Hai mẹ con Cám đốt khung cửi.

– Từ đống tro tàn, Tấm tiếp tục hóa thân vào quả thị, Tấm trở lại với cuộc đời.

– Tấm hóa thành quả thị, ngày ngày chui ra quét dọn, nấu cơm cho bà hàng nước, sau đó gặp lại nhà vua và trở về làm hoàng hậu. Mẹ con Cám ngỡ ngàng và chết một cách thảm khốc

        → Mâu thuẫn xung đột ngày càng quyết liệt, dữ dội. Tấm luôn trong thế chủ động, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt. Tấm không còn khóc, không còn Bụt giúp đỡ, những lần hóa thân của Tấm cho thấy sự chiến đấu không khoan nhượng, sức sống mãnh liệt không thể tiêu diệt của cái thiện.

       

Tấm từ một cô gái nhu mì, thụ động ngày càng trở nên chủ động đấu tranh để giữ hạnh phúc của mình. Sự chiến thắng của Tấm là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác.

3. Hành động trả thù của Tấm

– Tấm trở về cung, trở lại làm hoàng hậu, ngày càng trở nên xinh đẹp

– Cám muốn xinh đẹp như chị, Tấm chỉ cách cho Cám, bảo Cám xuống hố sâu rồi dội nước sôi vào hố. Mụ gì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.

       

Hành động trả thù của Tấm là đích đáng, phù hợp với quá trình đấu tranh của Tấm, vì mẹ con cám đã nhiều lần hại Tấm hòng tiêu diệt Tấm đến cùng, không cho Tấm con đường sống.Tấm phải trả thù thì mới có thể tồn tại. Mặt khác, hành động trả thù của Tấm phù hợp với quan niệm của nhân dân về sự chiến thắng cuối cùng của cái thiaanjv ới cái ác bởi mâu thuẫn của Tấm và mẹ con Cám không còn là mâu thuẫn gia đình mà là mâu thuẫn xã hội, là mâu thuẫn giữa thiện và ác, giữ người bóc lột và người bị bóc lột. Tấm trả thù là để đòi lại quyền sống , quyền làm người.

4. Nghệ thuật

– Cốt truyện li kì, hấp dẫn với những mâu thuẫn, xung đột ngày càng quyết liệt.

– Xây dựng nhân vật theo hai tuyến đối lập.

– Sử dụng các yếu tố, chi tiết tưởng tượng kì ảo

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích Tấm Cám

– Mở rộng vấn đề: Tấm Cám nằm trang kiểu chuyện dân gian quen thuộc, phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới, song Tấm Cám là câu chuyện đậm chất Việt Nam.

 

Giáo Án Ngữ Văn 10: Truyện Cười Dân Gian Việt Nam (1 Tiết)

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

– Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười và những nét đặc sắc của nghệ thuật gây cười trong các truyện cười được học.

II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY:

– Đọc diễn cảm.

III/ NỘI DUNG BÀI DẠY:

· Kiểm tra bài cũ: (Gọi 2 hs lên trả bài cũ)

– Tóm tắt chuyện của nhân vật Trọng Thủy.

– Tóm tắt chuyện của nhân vật An Dương Vương.

BÀI 12 TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (1 tiết) I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Hiểu được đối tượng, nguyên nhân, ý nghĩa của tiếng cười và những nét đặc sắc của nghệ thuật gây cười trong các truyện cười được học. II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY: Đọc diễn cảm. Đàm thoại. III/ NỘI DUNG BÀI DẠY: Kiểm tra bài cũ: (Gọi 2 hs lên trả bài cũ) - Tóm tắt chuyện của nhân vật Trọng Thủy. - Tóm tắt chuyện của nhân vật An Dương Vương. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò NỘI DUNG CẦN ĐẠT Truyện cười là gì? Truyện cười DGVN có những loại nào? Đọc truyện. Em hãy liệt kê các tình huống gây cười? Hãy tìm các ý nghĩa của truyện? Đọc diễn cảm truyện? Hãy tìm ra những thủ pháp gây cười của truyện? Hãy nêu tác dụng, ý nghĩa của tiếng cười? Hãy chỉ ra một số nét nghệ thuật của truyện cười? Hs đọc tiểu dẫn và trả lời. Hs đọc diễn cảm. Hs đọc. I/ TIỂU DẪN: Là những truyện gây cười hàm chứa một ý nghĩa nào đó. Có loại hài hước nhẹ nhàng, có loại châm biếm sâu cay. II/ BÀI ĐỌC - HIỂU: A/ TAM ĐẠI CON GÀ Các tình huống gây cười: Có 4 lần gây cười: Lần 1: Chữ Kê học trò hỏi gấp, thầy cuống nói liều: Dủ dỉ là con dù dì. Cái dốt được định lượng. Lần 2: Thầy nhắc học trò nói khẽ sợ chưa chắc chắn. Dốt vì sĩ diện hão. Lần 3: Cười vì thầy tìm đến Thổ Công, thầy đắc chí cho HS đọc to. Cái dốt được nhân lên. Lần 4: Bộc lộ tận cùng sự thảm hại của thói dấu dốt. Bịa đặt ra cái vô lý. Ý nghĩa của tiếng cười: Bản thân cái dốt không có gì đáng cười. Lật tẩy thói dấu dốt, khoe khoang. Truyện đánh giá thực chất các hạng thầy trong XH phong kiến, đồng thời còn nhắc nhở cảnh tỉnh những kẻ hôm nay còn mắc bệnh ấy. B/ NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY 1. Các thủ pháp gây cười của truyện: Dùng cử chỉ và hành động gây cười: Xoè tay, ngẩng mặt, bẩm Dùng hình thức chơi chữ: Phải: lẽ phải; Phải làm; Phải bằng hai mày. Tác dụng của cái cười: Đánh đòn quyết định vào thầy Lý: có và không có. C/ NGHỆ THUẬT: Ngắn gọn. Có kết cấu chặt chẽ. Ít nhân vật. Giản dị nhưng rất tinh và sâu sắc. IV/ BÀI TẬP: Đọc phần Tri thức đọc hiểu. V/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Trả bài viết số 1. Chuẩn bị bài Quan sát, thể nghiệm đời sống.

Tài liệu đính kèm:

truyen cuoi chúng tôi

Bình Giảng Truyện Cổ Tích Tấm Cám Ngữ Văn 10

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn bình giảng truyện cổ tích Tấm Cám trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam.

Trong kho tàng truyện cổ tích cua nhân dân ta thì có thể nói truyện cổ tích tấm cám là một truyện cổ tích được mọi người biết đến rất nhiều. Câu chuyện là bìa học đạo đức và sự chiến thắng của cái thiện và khẳng định truyền thống đạo đức luôn trân trọng cái thiện cảu nhân dân ta.

Tấm là cô gái hiền lành , chăm chỉ , mẹ cha mất sớm , phải ở với mẹ con dì ghẻ . Tấm bị Cám , con gái của dì ghẻ lừa lấy hết giỏ tép . Bụt hiện lên cho Tấm cá bống làm bạn , nhưng mẹ con Cám cũng lừa ăn thịt mất Bống . Bụt giúp Tấm tìm và chôn xương bống . Ngày hội, mẹ con Cám bắt Tấm nhặt thóc gạo , không cho đi dự . Bụt hiện lên giúp và chỉ cho Tấm cách có quần áo đẹp đi dự hội . Tấm đánh rơi chiếc giày , vua nhặt được và nhờ đó cô được chọn làm hoàng hậu . Ngày giỗ cha , Tấm về trèo hái cau , bị dì ghẻ chặt cây ,Tấm ngã xuống ao chết đuối , biến thành chim vàng anh . Cám thế chân chị trong cung vua . Chim vàng anh quấn quýt bên vua , bị Cám giết thịt , lông chim lại biến thành cây xoan đào che mát cho vua . Cám chặt xoan đào , đóng khung cửi , bị khung cửi mắng , liền đốt khung , vứt tro ven đường . Từ đống tro tàn , một cây thị mọc lên , thị chín , rơi vào bị của bà lão hàng nước . Ngày ngày , tấm chui ra từ quả thị , giúp bà hàng nước dọn dẹp nhà cửa và nấu cơm nước . Bà cụ xé vỏ thị , Tấm trở lại làm người sống cùng bà lão . Nhà vua đi qua , nghỉ chân tại hàng nước , nhận ra miếng trầu têm cánh phượng của Tấm . Tấm được đón trở lại cung làm hoàng hậu . Cám bị Tấm trừng trị , dì ghẻ cũng lăn ra chết theo con . Tấm sống hạnh phúc suốt đời .

Đọc truyện ta thấy thân phận Tấm hiện lên là một cô gái mồ côi bị mẹ con cám hắt hủi bị đối xử đày đọa làm lụng suốt cả ngày. Bản chất mấu thuẫn giữa Tấm và Cám trước hết là mâu thuẫn về gia đình . Tấm là con mẹ trước. cám là con mẹ kế . Chính mâu thẫn sống cùng nhau nhưng lại là mối quan hệ nửa huyết thống khiến cho sự ganh ghét của Tấm đối với Cám. Bên cạnh đó còn là mâu thuẫn giữa Tấm với dì ghẻ. Theo quan niệm của nhân dân ta thì mối quan hệ giữa mẹ kế và con chồng là mối quan hệ không mấy ăn khớp. Nhân dân ta đã khẳng đinh mối quan hệ đó qua câu ca da “Bao đời bánh đúc có xương Ba đời dì ghẻ mà thương con chồng”

Tuy vậy mâu thuẫn giữa Tấm và Cám là mâu thuẫn chủ yếu xuyên suốt toàn tác phẩm,liên tục và ngày càng căng thẳng quyết liết. Mâu thuẫn giữa ghì ghẻ và con chồng là mâu thuẫn hỗ trợ bổ sung có tác động thúc đẩy mâu thuẫn chủ đạo. Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và dẫn đến thiện thắng ác , ác bị trừng trị đích đáng , thiện thỏa nguyện ước mơ . Song song với đó là mâu thuẫn xã hội ,qua mâu thuẫn giữa Cám và Tấm chính là thể hiện mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác. chính là mâu thuẫn giữa người áp bức và người bị áp bức. Không những bị áp bức về thể xác mà ngay cả hạnh phúc của chính mình Tấm cũng bị mẹ con Cám cướp đoạt giành giật không thương tiếc. Con đường đó khá gian nan. Nhưng chính những sự áp bức đó đã khiến cho Tấm có cơ hội được gặp bụt và được gặp vua. Sự áp bức đó dược người đọc cảm nhận được từ việc Tấm bị Cám đổ tép từ giỏ của Tấm sang giỏ của mình rồi để về nhận yếm đỏ. Không những thế ta còn thấy được sự ác độc của mẹ con Cám khi Tấm đi chăn đồng xa đã thịt mất bống. Sự áp bức ngày càng được nâng cao thành những cao trào . Tiếp đó là không cho Tấm đi xem hội dập tắt được niềm vui đi xem hội của tấm. Được bụt giúp đỡ Tấm đã trở thành vợ vua. Như vậy ta thấy được Tấm là một người bất hạnh ý thức được thân phận chỉ biết chịu đựng yếu đuối thụ động nhường nhịn và chỉ biết khóc lóc. Bên cạnh đó mẹ con cám hiện lên độc ác tàn nhẫn nhỏ nhen lừa dối và luôn tìm cách hãm hại Tấm. Tấm chết là cách giải quyết mâu thuẫn của tác giả (đây là kết cục tất yếu phải xảy ra bởi lẽ trong mâu thuẫn này Tấm hoàn toàn yếu ớt và bị động, còn mẹ con Cám lại quá tàn nhẫn và mang dã tâm muốn tiêu diệt Tấm đến cùng). Tấm chết và quá trình hóa thân là bước phát triển mới của diễn biến truyện. Đầu tiên, Tấm hóa thành chim vàng anh, báo hiệu sự có mặt của mình, lên tiếng cảnh cáo kẻ thù. Bị giết, cô lại hóa thân thành cây xoan đào làm chiếc khung cửi và công khai tuyên chiến với kẻ thù. Bị hủy hoại một lần nữa Tấm ẩn mình trong quả thị thơm quay trở về với đời và trừng phạt kẻ thù của mình một cách không thương tiếc. Những lần chết đi sống lại của Tấm phản ánh tính chất gay gắt, quyết liệt của xung đột. Mẹ con nhà Cám quyết truy đuổi Tấm đến cùng, tìm mọi cách tiêu diệt Tấm. Tấm cũng không chịu để mình phải chết oan ức trong im lặng nên liên tiếp khẳng định sự tồn tại của mình và tấn công kẻ thù, càng về sau càng mạnh mẽ, cương quyết. Như vậy, diễn biến của các sự kiện cho thấy sự phát triển từ thấp đến cao của mâu thuẫn dẫn đến xung đột gay gắt giữa Tấm và mẹ con Cám. Ban đầu mới chỉ là những mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi – vật chất và tinh thần trong cuộc sống gia đình hàng ngày, về sau là mâu thuẫn xoay quanh quyền lợi xã hội và biến thành xung đột một mất một còn.

Mâu thuẫn và xung đột đó ngày càng cao độ do sự phát triển của hai tuyến nhân vật. Mẹ con nhà Cám thì tàn nhẫn độc ác và quyết, tâm muốn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, muốn tiêu diệt Tấm đến cùng, về phía Tấm ban đầu bị động, yếu ớt chỉ biết khóc lóc, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ và cuối cùng đã tự vùng lêu chiến đâu tiêu diệt kẻ thù. Chúng ta cần chú ý, tuy hóa thân, nghĩa là quyết xuất hiện để khẳng định quyền lợi chán chính nhưng Tấm đều bị giết. Chỉ phản ứng cuối cùng, Tấm mới giết kẻ hãm hại, đã trở thành kẻ thù của cô. Có nghĩa là, nhân Cách trả thù của Tấm là một cách trả thù thể hiện sự trưởng thành của nhân vật. Nếu như ở đoạn đầu ta thấy Tấm hiện lên là một người hiền lành cam chịu chỉ biết khóc. Nhưng cách trả thù của Tấm cho thấy những khó khăn những gian khổ mà Tâm đã trải qua đã tôi luyện cho Tấm một ý chí mạnh mẽ hơn. Ta thấy Tấm đã giành lại hạnh phúc của mình không để số phận hạnh phúc của mình bị người khác quyết định giành mất.

Nghệ thuật chủ yếu của truyện chính là sự chuyển đổi về thái độ hành động của Tấm. Đằng sau xung đột dì ghẻ con chồng tác phẩm để cao tính thiện và tính ác. Trong tất cả mọi tình huống thì cái thiện luôn chiến thắng cái ác luôn vượt lên trên cái ác và nhân dân cũng thể hiện một quy luật nhân qua đó là “gieo gió thì gặp bão.

Bạn đang xem bài viết Ngữ Văn 10 Thể Loại Truyện Cười trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!