Cập nhật thông tin chi tiết về Những Vần Thơ Viết Về Đảng, Bác Và Mùa Xuân mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong bài thơ Một nhành xuân, Tố Hữu từng viết: “… Năm hai mươi của thế kỷ hai mươi/Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người/Nước đã mất, cha đã làm nô lệ/Ôi những ngày xưa mưa xứ Huế, mưa sao buồn vậy hỡi mưa rơi!?/Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời/Đất lai láng những là nước mắt… Từ vô vọng mênh mông đêm tối,/ Người đã đến chói chang nắng dội, /trong lòng tôi ôi Đảng thân yêu…” Một nhành xuân-Tố Hữu).
Vừa ra đời, Đảng đã trở thành người lãnh đạo, người tổ chức của cách mạng Việt . Và, suốt 85 năm qua, dưới ngọn cờ của Đảng, đất nước ta, dân tộc ta và nhân dân ta vươn lên muôn vàn thử thách, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên biết bao kỳ tích vẻ vang.
Những vần thơ viết về Bác Hồ, về Đảng của các nhà thơ phần nào nói được tình cảm sâu sắc của mình và của mọi người trước những chặng đường lịch sử vĩ đại của Đảng ta.
Hạnh phúc cho chúng ta là Hồ Chủ tịch người đầu tiên mang đến cho dân tộc ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng là người suốt đời tiêu biểu hoàn mỹ nhất cho chân lý của chủ nghĩa đó. Cả dân tộc có một tấm gương sống động để noi theo, tin tưởng và kính yêu. Như một nhu cầu về tình cảm, Chế Lan Viên đã viết nhiều bài thơ về Bác. Người đi tìm hình của nước viết năm 1960, trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng là một bài đặc sắc: “Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc/Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin./Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin”. Làm sao quên được thời khắc xúc động và thiêng liêng đối với Bác, đối với Tổ quốc, nhân dân. Chân lý cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin đã soi sáng tâm hồn Người, đất trời và vạn vật xung quanh như bừng tỉnh, cùng hòa chung niềm hạnh phúc vô bờ: “Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:”Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”/Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười ” (Người đi tìm hình của nước-Chế Lan Viên).
Với Chế Lan Viên, ngày vào Đảng chính là ngày sinh lại của đời mình, ngày ông có một quê hương thứ hai là Đảng để gắn bó, yêu thương. Đảng “đã trở thành nơi cắt rốn chôn nhau”: ” Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác/ Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt/ Đá sỏi, cây cằn sao bỗng thấy thiêng liêng?/ Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn/ Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết! (Kết nạp Đảng trên quê mẹ).
Đảng rất gần gũi, thân thiết với Nhân dân từ việc nhỏ nhặt nhất như: hạt muối, cọng rau, bát cơm, manh áo…Từ ngày mới ra đời, Ðảng ta liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Ðảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong: ” Đảng nghĩ số triệu dân, nghĩ sức nước sông Cả, sông Hồng/ Những vóc dáng những Trường Sơn, dung mạo những đồng bằng/ Những mâm cơm ta có gì, Trung ương phải nghĩ/ Một lạng ngô thôi cũng lo đều cho mười chín triệu đầu dân …/ Ta nghĩ chuyện nghìn năm chưa kịp nghĩ/ Và đôi mắt thần của Đảng chiếu tầm xa. (Nghĩ về Đảng-Chế Lan Viên).
Viết về Đảng, ngợi ca Đảng đến nay đã có nhiều nhà thơ đề cập đến, nhưng ấn tượng nhất vẫn là những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu. Đảng là niền tin, là sức mạnh. Đảng đấu tranh vì lợi quyền dân tộc, mang hạnh phúc, ấm no cho mỗi con người: ” Đảng ta, muôn vạn công nông/ Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin/ Đảng ta, Mác – Lê-nin vĩ đại/ Lại hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người” (Ba mươi năm đời ta có Đảng). Sức mạnh của Đảng và sự bền vững của chế độ bắt nguồn từ sức mạnh của lòng dân, của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng; đồng thời là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp hữu cơ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Dù trong hoàn cảnh nào, khi đã có niềm tin thì người dân luôn tin theo Đảng, bảo vệ Đảng đến cùng: ” Dù khi tắt lửa tối trời/ Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta/ Dù khi giặc khảo giặc tra/ Cắn răng thà chết không xa Đảng mình (Ba mươi năm đời ta có Đảng-Tố Hữu).
Nhà thơ Phạm Hổ, một cây bút nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi đã có những cảm nhận về Đảng thật tươi mới và sáng lạn: “… Ôi Đảng chúng ta là mùa xuân tuyệt đẹp,/Ngày một thêm xuân không bao giờ hết./Với địch, Đảng có chiếc nỏ thần An Dương Vương xưa/Nhưng Đảng không để mất bao giờ./Là ông Bụt hiện lên trong Tấm Cám/Đảng cho người nghèo đôi hài thêu đi lên vui sướng/Theo Đảng nhìn trời, không chỉ thấy sao,/Thấy những ánh đèn nhà cửa mai sau,/Góp một ngọn hải đăng trên biển cả loài người/Đảng góp đường đi và nhận đường đi khắp các chân trời..”(Dọc đường theo Đảng-Phạm Hổ).
Lê Đức Thọ là một chiến sĩ cách mạng yêu thơ và làm nhiều thơ ngay từ khi còn bị giam cầm trong nhà tù đế quốc. Khi nghe tin con được kết nạp vào Đảng, Ông xúc động khi nghĩ đến con, người đồng chí cùng chung lý tưởng chiến đấu: “Đảng đã cho con cả cuộc đời/Cả mùa xuân thắm rộn vui tươi/ Chắp cho đôi cánh thần tiên đó/Con hãy bay đi tận cuối trời”.
Với Xuân Diệu viết về Đảng là niềm tự hào, là lòng biết ơn và một tình thương thấm thía: ” Ôi người yêu, yêu hơn cả ái tình/ Người rất mực xa xanh và đỏ thắm/ Người gần gũi và bao la vạn dặm/Người một người và ức triệu con người” (Gánh).Những câu thơ say đắm bộc lộ này là của Xuân Diệu, chúng ta dễ dàng nhận ra cái giọng nồng nhiệt của nhà thơ tình yêu. Ngoài lòng biết ơn công dân, ông muốn giãi bày một khía cạnh ân nghĩa của riêng mình: ” Trong đời cũ trái tim ngoài ngực,/Tôi thoi thót đêm ngày đau nhức, /Cái gì nuôi, cái gì quật hố chôn, /Đảng dạy cho tôi phân biệt từ nguồn” (Đấu Tranh-Xuân Diệu).
Nói đến Lưu Trọng Lư, người đọc thường nghĩ và nhớ đến hình ảnh một con nai vàng ngơ ngác, cái ngơ ngác của người thi sĩ giữa ngã ba đường của cuộc đời cũ. Thì nay, trên mỗi “nước bước”, “đường đi” không thể không có ánh sáng Đảng soi đường: “Trên mỗi bước đi, lòng luôn tự hỏi: “Nếu trong ta vắng bóng một ngày”/Nếu trong ta, vắng Người mãi mãi/ Đi từ đâu, ta sẽ lại về đâu?” ( Bước theo Đảng-Lưu Trọng Lư).
Thơ Lê Anh Xuân luôn say sưa ca ngợi những con người đã dâng trọn đời mình cho lý tưởng của Đảng: “Phải nhờ lý tưởng chói chang/ Hoa tình yêu mới thơm hương mặt trời... Anh Trần Phú, chị Minh Khai/Tên còn thơm mát cành mai, cành đào/Võ Thị Sáu – đỉnh núi cao/Dưới chân sóng bể dạt dào hát ca” (Nguyễn Văn Trổi).Nhất là anh say sưa ca ngợi Bác, thơ Lê Anh Xuân rất nhiều lần nói đến Bác, lần nào cũng với một niềm tin tưởng, một niềm tin kính yêu vô hạn: “Miền Nam đọc thư Bác/ Sông Hiền Lương bồi hồi/ Trời Cà Mau giàn giụa nước mắt vui” (Chúng con đón thư Bác), “Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh/ Đã thành vũ khí đã thành niềm tin/Đã thành lời hứa thiêng liêng/ Lửa thêu cháy đã nghiền chẳng tan” (Nguyễn Văn Trổi-Lê Anh Xuân).
Lê Anh Xuân miêu tả cô gái bị địch bắt nhốt trong xà lim không hề cảm thấy cô đơn trong bốn bức tường. Từ trong xà lim, cô đã làm thơ tặng người yêu và qua bài thơ cô ấy đã gửi gắm nổi lòng của mình, với chồng, với Đảng: “Đừng buồn em hỡi anh yêu quý/ Trái tim em chung thủy suốt đời/Với Đảng với anh người đồng chí/ Em là hoa sen thơm ngát đời anh” (Bài thơ áo trắng -Lê Anh Xuân).
Với nhà thơ Thanh Hải, anh kể chuyện nhân dân bất chấp kẻ thù hăm dọa vẫn chôn cất người cộng sản và trồng hoa lên mộ anh: “Hôm qua chúng giết anh/ Xác phơi đầu ngõ xóm … Thằng này là cộng sản/Không được đứa nào chôn!/ Lũ chúng vừa quay lưng/ Chiếc quan tài sơn son/ Đã đưa anh về mộ/ Đi theo sau hồn anh/ Cả làng quê đường phố… Trên mộ người cộng sản/ Hoa hồng đỏ và đỏ Như máu nở thành hoa..”. (Mộ anh hoa nở). chúng tôi Hồ Thế Hà, cán bộ giảng dạy Trường Đại học Khoa học Huế, khi nhắc đến bài thơ này đã viết: “Thanh Hải, với “Mồ anh hoa nở” đã khái quát tình đồng chí, đồng bào, tình quân dân cá nước một cách bản chất nhất thông qua cái chết của người chiến sĩ cách mạng. Mặc cho kẻ thù dọa dẫm, trên mộ người cộng sản giữa lòng địch vẫn lộng gió bốn phương và đỏ tươi hoa cách mạng”. (“Sức mạnh tinh thần từ những vần thơ”, trích từ sách “Tìm trong trang viết”, NXB Thuận Hóa, 1998).
Ơn Đảng, Bác Hồ kính yêu – Người đã đem lại cho dân tộc Việt một mùa Xuân bất tận. Đảng và Bác là đề tài tập hợp được nhiều tầng lớp thi sĩ, với biết bao lời thơ chân thành, những ý nghĩ trung thực, chín trong tâm hồn. Xuân Ất Mùi 2015 về, khí thế mới thêm thúc giục mỗi chúng ta đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực kiên định đi tới để xây dựng đất nước ta vừa đẹp vừa giàu.
“Tổ quốc tôi rất đẹp, rất giàu
Đẹp từ mái tóc xanh đầu nguồn Pắc Bó
Đẹp đến gót chân hồng đất mủi Cà Mau”.
(Với Đảng, mùa Xuân-Tố Hữu).
Những Vần Thơ Viết Về Đảng, Bác Hồ Và Mùa Xuân
Đảng ta do Bác Hồ sáng lập. Đảng ra đời vào mùa xuân (3-2-1930). Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, mùa xuân của nhân dân, mùa xuân của Đảng hòa làm một khiến niềm vui, niềm hạnh phúc như được nhân lên bất tận.
Như một lẽ tự nhiên, hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về là cả dân tộc Việt Nam lại hân hoan, tưng bừng đón chào năm mới, chào mừng kỷ niệm Hgày thành lập Đảng quang vinh. Trong thời khắc giao hòa đó, Bác Hồ – tên Người là cả một niềm thơ – luôn vang lên trong trái tim của mỗi người con đất Việt. Đảng, Bác Hồ và mùa xuân đã trở thành đề tài, thành nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca, nhạc, họa,… Đọc những vần thơ viết về Đảng, về Bác Hồ kính yêu, về mùa xuân trong thời khắc này khiến chúng ta vô cùng bồi hồi, xúc động.
Đảng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng thật ý nghĩa, là sự lựa chọn mang tính quy luật, tính lịch sử, để rồi từ đó “ý Đảng, lòng dân” trở thành vũ khí “bách chiến bách thắng”, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng sáng ngời “không có gì quý hơn độc lập tự do”, đem lại mùa xuân bất tận cho dân tộc.
Kể từ mùa xuân ấy, hơn mười năm sau – xuân năm 1941, Bác Hồ trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Giữa một vùng núi non trùng điệp với muôn hoa xuân đua sắc và lòng người rưng rưng, lắng đọng trong giờ phút Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên trở về đất mẹ tại cột mốc 108 (Pác Bó – Cao Bằng) đã trở thành cảm hứng cho sự ra đời bài thơ Mùa Xuân năm 1941 của nhà thơ Tố Hữu như báo hiệu một tương lai xán lạn của dân tộc Việt Nam đang sắp đến gần:
Ôi sáng Xuân nay, Xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về, im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, một Đảng mới 15 tuổi đã cùng nhân dân vùng lên Tổng khởi nghĩa giành lại nền độc lập, tự do, đưa đất nước thoát khỏi “đêm trường nô lệ”, khai sinh một nước Việt Nam mới – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Một lẽ tự nhiên như cơm ăn, nước uống, khí trời, Tố Hữu – nhà thơ trữ tình – chính trị, nhà thơ của lý tưởng cộng sản – lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam trở thành một trong những người viết nhiều nhất và hay nhất về Đảng, Bác và mùa xuân.
Tập thơ đầu tay của Tố Hữu (Từ ấy) là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản khi mới bắt gặp lý tưởng cách mạng, trong đó bài thơ Từ ấy được viết vào năm 1938, đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Nó là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời, trong thơ Tố Hữu. Như chính nhà thơ đã từng viết “Từ ấy là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám đôi mươi, đi theo lý tưởng cao đẹp dám sống, dám đấu tranh”:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Trong bài thơ Một nhành xuân, Tố Hữu cũng từng viết: “… Năm hai mươi của thế kỷ hai mươi/ Tôi sinh ra nhưng chưa được làm người/… Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời/ Đất lai láng những là nước mắt… Từ vô vọng mênh mông đêm tối,/ Người đã đến chói chang nắng dội,/ Trong lòng tôi ôi Đảng thân yêu…”.
Trong rất nhiều những bài thơ viết về Đảng làm lay động lòng người của Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng có lẽ là bài thơ được nhắc đến nhiều nhất. Đảng là niềm tin, là sức mạnh. Đảng đấu tranh vì lợi quyền dân tộc, mang hạnh phúc, ấm no cho mỗi con người: “Đảng ta, muôn vạn công nông/ Đảng ta, muôn vạn tấm lòng niềm tin/ Đảng ta, Mác – Lê-nin vĩ đại/ Lại hồi sinh, trả lại cho ta/ Trời cao, đất rộng bao la/ Bát cơm, tấm áo, hương hoa, hồn người”. Sức mạnh của Đảng và sự bền vững của chế độ bắt nguồn từ sức mạnh của lòng dân, của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân, giữa dân với Đảng; đồng thời là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp hữu cơ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Dù trong hoàn cảnh nào, khi đã có niềm tin thì người dân luôn theo Đảng, bảo vệ Đảng đến cùng: “Dù khi tắt lửa tối trời/ Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta/ Dù khi giặc khảo giặc tra/ Cắn răng thà chết không xa Đảng mình”. Đảng và Bác luôn không tách rời. Tố Hữu viết về Đảng là viết về lý tưởng, lẽ sống mà Bác Hồ chính là người đem đến lẽ sống, lý tưởng ấy. Không những thế, với Tố Hữu cũng như với toàn thể con dân Việt Nam, Bác còn là “cha”, là “Bác”, là “anh”, là “mẹ hiền”,… Tiêu biểu nhất cho những vần thơ viết về Bác của Tố Hữu là ba bài: Sáng tháng năm, Bác ơi!, Theo chân Bác. Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh/ Ôi người cha đôi mắt mẹ hiền sao!…/ Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà/… Người là Cha, là Bác, là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ… (Theo chân Bác). Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông, mọi kiếp người (Bác ơi!). Còn những ai chưa được một lần/ Trong đời, gặp Bác! Hãy nhanh chân/ Tiến lên phía trước! Trên cao ấy/ Bác vẫn đưa tay đón lại gần…. (Theo chân Bác).
Năm mươi năm học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh! Cùng nhau đọc lại những vần thơ Tố Hữu viết về Bác giữa lúc mùa xuân đang đến gần, lòng bỗng thấy rưng rưng xúc động bồi hồi…
Cùng với Tố Hữu, nhà thơ Chế Lan Viên cũng viết rất nhiều và rất hay về Đảng, Bác Hồ. Với bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên đã cho chúng ta thấy rõ hình ảnh của Bác Hồ, của Đảng, của dân tộc như hòa quyện vào một:
Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê-nin…
… Hình của Đảng lồng trong hình của nước
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…
Trước cách mạng, Chế Lan Viên được coi là một trong những nhà thơ lãng mạn nổi tiếng. Với Điêu tàn, có người còn nhầm tưởng ông là hậu duệ của Chế Bồng Nga khóc thương cho sự đổ nát của thành Đồ Bàn. Sau cách mạng, nhà thơ đi theo Đảng và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của những người cộng sản. Niềm tự hào và xúc động trong ông đã dâng tràn trong một tâm trạng khó tả:
Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác
Những vật vô tri cũng rưng rưng nước mắt…
Có lẽ không chỉ riêng nhà thơ, mà ai cũng vậy, khi được kết nạp vào Đảng ai cũng đều có một cảm giác thiêng liêng và diệu kỳ nên phút giây tuyên thệ dưới lá cờ búa liềm công – nông, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh cũng là lúc những cảm xúc ngọt ngào trào tuôn thật đặc biệt:
Tôi đứng dưới cờ đưa tay tuyên thệ
Trên đất quê hương mang hình bóng mẹ
Ngỡ chừng như vừa sinh lại lần đầu
Đảng trở thành nơi cắt rốn chôn rau”…
Đã là người của Đảng thì ai cũng có điều kiện để suy nghĩ sâu sắc hơn về Đảng của mình và thấy hết sự vĩ đại của Đảng ta là đạo đức, là văn minh, để thêm tin, yêu Đảng.
Ngoài Tố Hữu và Chế Lan Viên, nhiều nhà thơ cũng đã viết về Đảng, Bác Hồ với tất cả tình cảm chân thành và thắm thiết.
Nhà thơ Phạm Hổ, một cây bút nổi tiếng chuyên viết cho thiếu nhi đã có những cảm nhận về Đảng thật tươi mới và xán lạn: … Ôi Đảng chúng ta là mùa xuân tuyệt đẹp/ Ngày một thêm xuân không bao giờ hết/ Với địch, Đảng có chiếc nỏ thần An Dương Vương xưa/ Nhưng Đảng không để mất bao giờ/ Là ông Bụt hiện lên trong Tấm Cám/ Đảng cho người nghèo đôi hài thêu đi lên vui sướng/ Theo Đảng nhìn trời, không chỉ thấy sao/ Thấy những ánh đèn nhà cửa mai sau/ Góp một ngọn hải đăng trên biển cả loài người/ Đảng góp đường đi và nhận đường đi khắp các chân trời. (Dọc đường theo Đảng).
Lê Đức Thọ là một chiến sĩ cách mạng yêu thơ và làm nhiều thơ ngay từ khi còn bị giam cầm trong nhà tù đế quốc. Khi nghe tin con được kết nạp vào Đảng, ông xúc động khi nghĩ đến con, người đồng chí cùng chung lý tưởng chiến đấu: Đảng đã cho con cả cuộc đời/ Cả mùa xuân thắm rộn vui tươi/ Chắp cho đôi cánh thần tiên đó/ Con hãy bay đi tận cuối trời.
Với Xuân Diệu viết về Đảng là niềm tự hào, là lòng biết ơn và một tình thương thấm thía: Ôi người yêu, yêu hơn cả ái tình/ Người rất mực xa xanh và đỏ thắm/ Người gần gũi và bao la vạn dặm/ Người một người và ức triệu con người (Gánh). Trong những câu thơ say đắm này là của Xuân Diệu, chúng ta dễ dàng nhận ra cái giọng nồng nhiệt của một ông Hoàng thơ tình.
Nói đến Lưu Trọng Lư, người đọc thường nghĩ và nhớ đến hình ảnh một con nai vàng ngơ ngác, cái ngơ ngác của người thi sĩ giữa ngã ba đường của cuộc đời cũ. Thì nay, trên mỗi “nước bước”, “đường đi” không thể không có ánh sáng Đảng soi đường: Trên mỗi bước đi, lòng luôn tự hỏi:/ “Nếu trong ta vắng bóng một ngày”/ Nếu trong ta, vắng Người mãi mãi/ Đi từ đâu, ta sẽ lại về đâu? (Bước theo Đảng).
Thơ Lê Anh Xuân luôn say sưa ca ngợi những con người đã dâng trọn đời mình cho lý tưởng của Đảng. Nhất là anh say sưa ca ngợi Bác, thơ Lê Anh Xuân rất nhiều lần nói đến Bác, lần nào cũng với một niềm tin tưởng, một niềm kính yêu vô hạn: Miền Nam đọc thư Bác/ Sông Hiền Lương bồi hồi/ Trời Cà Mau giàn giụa nước mắt vui (Chúng con đón thư Bác); Ôi ba tiếng Hồ Chí Minh/ Đã thành vũ khí đã thành niềm tin/ Đã thành lời hứa thiêng liêng/ Lửa thiêu chẳng cháy đá nghiền chẳng tan (Nguyễn Văn Trỗi).
Mùa xuân về, cùng nhau ôn lại những vần thơ viết về Đảng, Bác Hồ và mùa xuân, chúng ta không thể không nhớ đến những vần thơ của Bác viết trong mỗi độ tết đến, xuân về. Mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng năm nào Bác cũng dành cho đồng bào và chiến sĩ cả nước những vần thơ chúc tết thắm thiết ân tình, có tác dụng cổ vũ và hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân đoàn kết một lòng xây dựng non sông, kiên cường đấu tranh thống nhất đất nước. Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968, sức khỏe của Bác giảm sút rất nhiều và chỉ sau tết mấy tháng là Bác vĩnh biệt chúng ta. Vậy mà… Người “Chỉ biết quên mình cho hết thảy/ Như dòng sông chảy nặng phù sa” (Tố Hữu), bài thơ năm ấy không ngờ là bài thơ chúc tết cuối cùng của Bác:
Năm qua thắng lợi vẻ vang
Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to
Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào
Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào,
Bắc Nam sum họp, xuân nào vui hơn!
Nhớ Bác! Nhớ những vần thơ của Bác! Học tập và làm theo những lời căn dặn trong Di chúc của Người! Nửa thế kỷ qua đi, nhưng lúc nào Bác cũng ở trong tim mỗi người dân nước Việt, nhất là mỗi độ tết đến, xuân về.
Từ mùa xuân Bác Hồ khai sinh ra Đảng ta đến nay, các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thường được tổ chức vào những mùa xuân. Sau mỗi kỳ đại hội, Đảng ta lại đem đến cho đất nước những mùa xuân ấm áp, sinh chồi nảy lộc.
Một mùa xuân mới đang về. Với bản lĩnh chính trị được rèn luyện qua 90 năm, với sức sáng tạo luôn tươi mới như “chồi non, lộc biếc”, chúng ta tin tưởng rằng Đảng ta sẽ lãnh đạo đất nước vượt qua thử thách, chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.
Th.sĩ Lê Hồng Chính
Nghĩ Về Đảng Qua Những Vần Thơ
90 mùa xuân, kể từ khi có Đảng, đất nước ta, dân tộc ta đã có được cuộc sống mới, mùa xuân mới rạng rỡ. Đảng, Bác và mùa xuân cách mạng của dân tộc luôn là niềm tự hào, cảm hứng cho bao thế hệ nhà thơ chiến sĩ, văn nghệ sĩ sáng tác với nhiều tác phẩm hay.
Mùa xuân 1930 (ngày 3/2), Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Lịch sử ghi rõ, năm 1911, Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng Nhà Rồng bôn ba tìm đường cứu nước từ Pari đến Luân Đôn, Mátxcơva, đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin để giải phóng dân tộc bị áp bức, xây dựng nền độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Luận cương đến Bác Hồ/Và Người đã khóc/Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp/Tưởng bên ngoài đất nước đợi mong tin”. Rồi Người reo lên một mình như nói cùng dân tộc: “Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!”/Hình của Đảng lồng trong hình của Nước/Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Người đi tìm hình của nước-Chế Lan Viên).
Từ đó, màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan màn đen tối, soi đường dẫn lối cho Nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong: “Đảng nghĩ số triệu dân, nghĩ sức nước sông Cả, sông Hồng/Những vóc dáng những Trường Sơn, dung mạo những đồng bằng/Những mâm cơm ta có gì, Trung ương phải nghĩ/Một lạng ngô thôi cũng lo đều cho mười chín triệu đầu dân…/Ta nghĩ chuyện nghìn năm chưa kịp nghĩ/Và đôi mắt thần của Đảng chiếu tầm xa” (Nghĩ về Đảng – Chế Lan Viên).
Mùa xuân năm 1941 là một mùa xuân đặc biệt trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta. Cảm xúc về nơi ở đầu tiên trong lòng Tổ quốc, Bác Hồ làm mấy câu thơ: “Non xa xa, nước xa xa/Nào phải thênh thang mới gọi là,/Đây suối Lê nin, kia núi Mác/Hai tay xây dựng một sơn hà” (Pác Bó hùng vĩ-Hồ Chí Minh). Hai điệp từ “xa xa”, tạo âm hưởng mênh mang, gợi nên một không gian bao la, rộng dài vô tận. “Nào phải thênh thang mới gọi là”, Pác Pó vô cùng hùng vĩ, song cái thênh thang nơi đây chỉ dừng lại ở mức độ “gọi là”, phía trước của Bác còn cả một giang sơn tươi đẹp, nhưng còn chìm trong nô lệ, lầm than!
Bác nhớ về C.Mác, nhớ Lênin. Ngay trong những ngày gian khổ, Người đã đặt tên “Đây suối Lênin, kia núi C.Mác”. Bởi vì một lẽ: Người luôn tâm niệm một cách sâu sắc rằng chủ nghĩa Mác-Lênin là đỉnh cao của trí tuệ văn hóa loài người, là kim chỉ nam cho hành động cách mạng của chúng ta. Tố Hữu đã cảm nhận rất đúng điều này: “Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!/Nhớ thương hòn đất ấm hơi Người/ Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ/ Mà đến bây giờ mới tới nơi!” (Trường ca -Theo chân Bác).
Và cũng từ đấy Đảng và Nhân dân ta thành một khối thống nhất không thể tách rời, trở thành sức mạnh diệu kỳ: “Đảng ở đâu/Cây nở thêm hoa/Lúa thêm hạt, mái nhà thêm ấm khói/Đảng ở đâu quân thù sợ hãi/Như ngồi trên đống lửa phun” (Bài thơ tặng Đảng-Hoàng Trung Thông).
Sứ mệnh đó cũng chính là sức sống mãnh liệt của một dân tộc chưa bao giờ chịu khuất phục lưỡi gươm, họng súng của lũ giặc xâm lăng, giữa những đau thương, gian nan nhất vẫn tươi một niềm tin hy vọng: “Còn Đảng là còn đất nước/Còn cuộc sống và còn mơ ước/ Sau gian nan lấp lánh một niềm vui/Người này hy sinh, người khác đứng lên rồi” (Từ nơi này nghĩ về Đảng-Xuân Sách).
Với nhà thơ, chiến sĩ Lê Đức Thọ yêu mến và sáng tác thơ như đã tiếp cho ông sức mạnh đấu tranh với kẻ thù ở chốn tù ngục. Hướng tới lý tưởng “dựng nên xã hội hoàn toàn tự do”, thơ Lê Đức Thọ tràn trề niềm lạc quan cách mạng, đặc biệt dào dạt cảm hứng xuân: “Một mùa xuân mới không xa nữa/Nó đã đương về với thế gian/Trăm cánh hoa lòng đều hớn hở/ Không còn tiếng khóc với lời than!”. Đến với Đảng, mỗi người tự nhủ lòng phải phấn đấu không ngừng để hoàn thiện mình, Lê Đức Thọ không quên nhắc nhở trách nhiệm người đảng viên trẻ: “Muốn hái mùa xuân nhân loại ấy/Còn nhiều vất vả, lắm gian nan”. “Đảng đã cho con cả cuộc đời/Cả mùa xuân thắm rộn vui tươi/Chắp cho đôi cánh thành tiên đó/Con hãy bay đi tận cuối trời” (Cha gọi con đồng chí).
Cả nửa thế kỷ đấu tranh và nổi dậy, mười lăm năm chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng, bao máu xương “bao anh hùng lên máy chém lúc hoàng hôn. Roi vọt Côn Lôn, ngục tù Phú Quốc” (Sao chiến thắng-Chế Lan Viên), tất cả để có những phút giây “Mùa thu xanh ngát sáng Tuyên ngôn”, ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc tại Quảng trường Ba Đình-khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: “Đảng đưa ta về trọn với ngày mai/Đảng của ta, Đảng kính yêu ơi!/Đảng có Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập/Đảng có bốn sáu năm bản trường ca đẹp nhất/Đất nước đau thương, Đảng hóa anh hùng” (Kính dâng lên Đảng đóa hoa này-Lam Giang).
Đảng là mùa xuân vô tận, là màu cuộc sống tươi xanh, là niềm tin mãi mãi trường tồn cùng đất nước: “Chỉ biết vậy, từ khi ta có Bác/ Đảng cùng ta như cội liền cành/Là mùa xuân vô tận, lá tươi xanh/ Một lá rụng, lại trăm mầm lộc mới” (Với Đảng, mùa Xuân-Tố Hữu).
Khắc sâu những lời Bác dặn, Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân chiến thắng hai kẻ thù xâm lược, giành độc lập tự do, đồng bào no ấm phát triển dựng xây vững chắc nước non nhà: “Tình ruột thịt Bắc Nam một nhà sum họp/Lời Bác dặn đã hoàn thành trọn vẹn/Giờ này đây Bác ngủ hẳn yên lòng/Trời hôm nay, trong sáng, đẹp vô cùng” (Trận thắng cuối cùng-Lê Đức Thọ). Đảng và Bác đã để lại cho toàn dân tộc một di sản muôn đời chói lọi vẻ vang: “Việt Nam từ khi có Đảng Quang Vinh/ Sau tiếng chặt xiềng dân làm chủ/Mỗi ngày một trang vui ta mở” (Chùm sen đỏ-Tạ Hữu Yên).
Đảng và Bác đã cho bạn bè thế giới niềm tin, hy vọng, tin tưởng vững chắc ở chân lý sáng ngời và Chủ nghĩa Mác-Lênin bách chiến, bách thắng. Nhà thơ Tây Ban Nha Pachêcô đã viết những vần thơ tươi đẹp dành cho Việt Nam: “Hôm nay tôi muốn viết lại cái tên Việt Nam/Để được tạc ghi bằng nét chữ/Một ngọn tháp cao không tháp nào bằng/Một bông hoa đẹp nhất của niềm tin và hy vọng” (Bài ca Việt Nam).
Thơ viết về Đảng, Bác Hồ và mùa xuân dân tộc khá phong phú, đa dạng, làm sao kể hết… Mỗi bài thơ có một cái hay riêng, để lại một dấu ấn riêng. Ngoài kia xuân lại về, trăm hoa đua nở. Xin kính dâng lên Đảng, Bác Hồ, dân tộc những đóa hoa tươi đẹp, ngát hương. Cám ơn Đảng, Bác đã soi đường, để hôm nay non sông một dải, phố phường yên vui, phồn thịnh.
Mừng năm mới, mừng Xuân Canh Tý, mừng 90 năm Đảng trường tồn vàng son chân lý, mừng mùa xuân của 35 năm tiến hành đổi mới đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Đúng như ý nguyện của nhà báo, chiến sĩ, nhà thơ cộng sản Xuân Thủy: “Ta nghĩ ngày mai hết đói nghèo/Hết tù hết tội hết gieo neo/Trong ngoài bốn bể anh em cả/Ôi đẹp vườn xuân những sớm chiều” (Không giam được trí óc). Ngày mai ấy đã trở thành hiện thực, đã “…thức dậy đất đai/Cho áo em tôi không còn vá vai/Cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn…/Xin bắt đầu từ cơm no áo ấm/Rồi đi xa hơn – đẹp và giàu, và sung sướng hơn…” (Đánh thức tiềm lực -Nguyễn Duy).
Nguyễn Văn Thanh
Du Xuân Qua Những Vần Thơ
Vẻ đẹp và sức sống mùa xuân luôn tạo cảm hứng cho các văn nghệ sĩ.
Tác giả Nguyễn Bình, hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh được biết đến với những áng thơ đi vào lòng người bởi chất giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Với ông, xuân đến mang nét đẹp dịu dàng với những lời thầm thì chất ngất yêu thương: “Mùa xuân nói lời thương nhớ/Hạt mưa bụi vương tóc mềm/Chồi non xanh bên khung cửa/Mộng mơ lúng liếng mắt em” (Lời mùa xuân).
Trong thời khắc đầy sức sống của đất trời, bên khung cửa xuất hiện hình ảnh của cô gái đang thả hồn với thiên nhiên. Những hạt mưa nhẹ nhàng vương trên mái tóc, những chồi non căng tràn sức xuân. Thiên nhiên như hòa cùng cảm xúc với con người. Ánh mắt cô gái mộng mơ, háo hức muốn nói lên lời tương tư ngọt ngào. Mùa xuân là mùa của ước hẹn, đôi lứa thường tìm đến nhau gửi trao men tình dịu ngọt.
Trong bài thơ “Đêm lá hát” nhà thơ Cao Xuân Thái vẽ nên khung cảnh mùa xuân thật đẹp và lãng mạn. Khi lửa tắt chỉ còn than hồng âm ỉ, trai gái xích lại gần nhau và thổn thức cùng tiếng kèn lá. Trong những âm thanh du dương, bay bổng, em tựa vào anh để rồi chất ngất trong niềm hạnh phúc: “Mỗi mùa xuân búp lộc lại trùng trùng/Hát mãi chiếc lá không còn héo rũ/Em tựa và anh ngắm ngôi sao mất ngủ/Đang lịm đi trong thăm thẳm lòng trời…” (Đêm lá hát – Cao Xuân Thái).
Xuân đến! mỗi nhà thơ dành cho xuân những lời giới thiệu riêng. Thi ca là cả một trời ngôn ngữ yêu thương, mong ước để thi nhân cảm tác, dâng hiến cho đời những thanh âm tuyệt diệu. Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, Ngọc Hiệp (hội viên Hội Văn học – Nghệ thuật tỉnh) khẽ hỏi người con gái và dường như đó là cái cớ để tác giả ngỏ lời yêu đương: “Em có nghe mùa xuân/… Em có nghe rừng cây/Mở lá mầm đón gió/Chim bay về làm tổ/Ríu rít đôi, từng đôi” (Thầm thì mùa xuân).
Còn Nguyễn Tuấn miêu tả mùa xuân thật tỉ mỉ, tinh tế: “Xuân đã tới như cây đầy nhựa ứa/Lành vết đau rạn nứt cuối đông tàn” (Xuân). Mùa xuân trong thơ Nguyễn Tuấn là liều thuốc diệu kỳ chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn, mang theo nguồn sinh khí mới, tràn đầy sức sống.
Xuân đến đồng nghĩa với mùa của những lễ hội. Hòa vào không gian tuyệt đẹp ấy, các cô gái xúng xính trong bộ váy mới, đôi má ửng hồng ngượng ngùng, bẽn lẽn: “Thêm một chút má hồng/Một đôi môi thắm đỏ/Xấu hổ gì đẹp quá/Xuân đang về bên ta” (Hội làng – Nguyễn Hữu Dực).
Dòng người nô nức chen chân bước vào đêm hội, lời ca, tiếng nhạc, điệu múa làm bừng thêm sức xuân. Không gian mùa xuân rộn ràng xua đi cái tĩnh mịch thường ngày của màn đêm núi rừng: “Trai làng trên chân xòe trái núi/Gái bản dưới ngực nở trái đồi/Tìm nhau qua ánh mắt/Mời nhau uống câu hát người Tày” (Đêm hội – Tạ Bá Hương).
Thi sĩ thật đa tình và dường như mùa xuân cũng làm cho những nỗi lòng ấy thêm nhiều xúc cảm. Ngắm nhìn một dáng hình bước đi trong làn mưa xuân, Ngọc Hiệp chợt thổn thức và ước ao: “Tôi muốn hồn tôi thành mưa bụi/ Vương trên gò má đỏ hây hây/Mưa xuân của trời dành cho đất/Như tình em đến để tôi say?” (Mưa xuân).
“Nàng xuân” mênh mông trong vô vàn cung bậc xúc cảm của thi nhân. Mỗi tác giả nhìn nhận, cảm tác về xuân, gửi gắm tâm hồn vào xuân với một nét riêng, hết sức phong phú: “Đông giấu heo may vào núi/Xuân bừng lộc biếc chồi non/… Mưa xuân giăng vào nỗi nhớ/Dáng hoa như nét ai cười” (Nét xuân – Phạm Ngọc Khuê).
Mùa xuân luôn đồng điệu với thi ca và hương sắc mùa xuân là xúc cảm để các thi sĩ mặc sức say sưa, trải lòng. Thiên nhiên trong mùa xuân giống như tấm gương soi chiếu tâm hồn, để từ đó làm lên một cuộc du xuân trong thơ vốn nhiều sắc màu, thanh âm, ý vị.
Bạn đang xem bài viết Những Vần Thơ Viết Về Đảng, Bác Và Mùa Xuân trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!