Xem Nhiều 3/2023 #️ Nữ Thần Băng Giá # Top 5 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nữ Thần Băng Giá # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nữ Thần Băng Giá mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nữ thần băng giá – Đọc truyện cổ tích Andersen

   Mời các bạn và các em cùng đọc truyện cổ tích Andersen – Nữ thần băng giá. Câu chuyện thật dài thật dài về cuộc đời của cậu bé Ruyđi cho đến ngày trưởng thành, anh chàng dũng cảm và cuộc săn đuổi của nữ thần băng giá. Kết thúc thật buồn, như nhiều câu chuyện của Andersen, để lại trong lòng người đọc những nuối tiếc và những nghĩ suy về cuộc sống…

NỮ THẦN BĂNG GIÁ

Phần I

Em bé Ruyđy

   Các bạn đọc thân mến, tôi đưa các bạn sang đất nước Thuỵ Sĩ. Hãy nhìn xung quanh các bạn, nhìn lên những khu rừng âm u trên những đỉnh núi hiểm trở. Hãy trèo lên những bãi tuyết sáng chói và trở xuống những bình nguyên xanh tươi, ở đấy có biết bao nhiêu con sông con và khe suối đang ầm ầm chảy xiết, như sợ không đến kịp để tiêu tan trong biển cả.

   Mặt trời rọi những tia nóng bỏng vào những thung lũng sâu, làm tan những khối tuyết. Đến đêm tuyết lại đông lại thành những tảng băng, lở ra rồi lăn xuống núi, hoặc đóng thành những dòng sông băng chồng chất lên nhau.

   Trong số ấy có hai con sông băng đóng đầy những khe vực lớn dưới chân hai ngọn núi Sơrêchoóc và Vette-choóc gần thị trấn Gơrinđenvan. Những con sông băng ấy hình thành một cách lạ kỳ nên đến mùa hè, rất nhiều nhà du lịch từ khắp các nước đến đều nghỉ chân tại đó. Từ các thung lũng, leo hàng giờ liền mới lên tới đỉnh núi, ở đó, họ cảm thấy như đang nhìn thấy đồng bằng từ một quả khinh khí cầu lơ lửng trên không.

   Mây luôn luôn tụ lại trên các ngọn núi thành một màn hơi bao la, còn mặt trời thì chiếu xuống thung lũng làm cho cây cỏ rực rỡ như một bức thanh lụa đặt trước đèn. Phía còn ở trên cao, nước thì thầm, khẽ róc rách và trườn theo các tảng dá, trải ra thành những dải bạc.

   Hai bên đường đi lên sông băng là những nhà gỗ, xung quanh mỗi cái có vườn khoai nhỏ nuôi sống các em bé, miệng xinh xắn, háu ăn, lốc nhốc trong những gian nhà nhỏ bé đó. Người ta thấy hàng đàn các em bé ấy xô đến trước những người du lịch, vây quanh họ và mời mua những chiếc nhà gỗ xinh xinh do cha mẹ chúng đẽo gọt. Ngày nắng đẹp cũng như ngày mưa trút nước, lũ trẻ con ấy luôn đứng rải rác trên đường để chào mời du khách món hàng bé nhỏ của mình.

   Cách đây chừng hai mươi năm. Du khách thấy một em bé cũng đến bán hàng, cùng chạy tới với các em khác, nhưng bao giờ em cũng đứng cách ra xa một chút. Em có một bộ mặt nghiêm nghị đáng yêu, và hai tay giữ khư khư cái hộp gỗ, tưởng chừng như không bao giờ em muốn rời nó. Các em khác quấy rầy mọi người. Riêng em chẳng nói chẳng rằng. Nhưng vẻ nghiêm trang của đứa bé làm mọi người thích gọi em hơn các em láu táu kia và em bán được nhiều hàng hơn, tuy em chẳng biết tại sao.

   Chính ông em đã đẽo gọt những cái kẹp bột bồ đào, những ông phỗng kỳ quái, những con gấy, những thìa, nĩa, những cái hộp chạm trổ cành lá thanh tao và những con nai mảnh khảnh. Ông cụ ở trên núi cao. Cụ có một tủ đầy những đồ chơi xinh xinh như thế thường làm trẻ con rất mê thích. Nhưng em bé, tên gọi Ruyđy, không chú ý đến những đồ chơi đó lắm. Cái mà em thích nhìn và thèm muốn, cái mà em khao khát chiếm được, là cây súng cổ treo trên xà nhà. Ông em đã hứa cho em, nhưng chỉ cho khi nào em đã lớn và đủ sức dùng cây súng ấy.

   Tuy còn bé tí, em đã phải đi chăn dê. Nếu một tay chăn dê giỏi cần phải biết cùng dê leo lên các mỏm đá thì Ruyđy là một em bé chăn dê giỏi. Em còn trèo cao hơn cả dê nữa. Em thích trèo lên ngọn cây cao để gỡ tổ chim. Em cam đảm, còn liều lĩnh là khác. Chỉ khi nào đến bên một thác nước đang gầm thét, hay nghe thấy tiếng băng lở đổ ầm ầm, mới thấy em mỉm cười.

   Em chẳng bao giờ chơi với những đứa trẻ khác. Chỉ thấy em trong bọn chúng khi nào ông em sai em đi bán các đồ gỗ trạm chổ do ông cụ làm ra, Ruyđy chẳng thích làm việc ấy tí nào. Em chỉ thích một mình leo lên các ngọn núi hiểm trở, hoặc ngồi cạnh ông ngoại để nghe kể lại những câu chuyện thời xưa và những tiểu thuyết về xứ Mêringgien, nơi ông cụ sinh trưởng, xứ sở ngày xưa đã bị một dân tộc thuộc dòng giống Thuỵ Điển từ trên tít miền Bắc xuống xâm lăng.

   Vì thế Ruyđy học được khối thứ. Trong khi lắng tai nghe những câu chuyện của nhà điêu khắc già ấy, em đã thu lượm được một kiến thức nho nhỏ mà các em khác cùng tuổi không hề có. Nhưng trí tuệ em lại càng minh mẫn nhờ sự giao du với những con vật cùng sống trong gian nhà gỗ. Đó là Ajôla, con chó lớn của cha em và một con mèo mà Ruyđy rất yêu quý. Chính con mèo này đã dạy Ruyđy leo trèo.

   Một hôm mèo bảo: “Này, đi lên mái nhà với tớ đi”, em nghe hiểu ngay. Khi người ta hiểu ngay tiếng nói của gà, vịt, chó và mèo, chúng nói cũng rành rọt như cha mẹ nói với ta. Khi ta lấy gậy của ông làm ngựa cưỡi chơi thì ta cũng nghe thấy nó hí và trông thấy nó có cả đầu, cả chân và cả đuôi. Nhưng một khi ta lớn lên thì tính năng đó mất đi. Tuy nhiên cũng có nhiều em giữ dc tính năng đó lâu hơn các em khác, người ta cho rằng chúng là những đứa đần độn hạng nặng. Nhưng, người đời thật là lắm chuyện!

   Đây, mèo đã bảo em: “Này, đi lên mái nhà với tớ đi!” Tưởng là nguy hiểm thì thật là hão huyền. Khi người ta không hề sợ ngã. Nào, cậu đặt một cẳng như thế, một cẳng như vầy. Giữ cho chắc hai cẳng đằng trước. Mắt phải thật tinh, người phải thật mềm, khi tới một vực sâu cứ nhảy qua, không sợ gì cả. Trông tớ làm đây này.”

   Thế là Ruyđy thuộc lầu cả bài diễn giảng đó, theo còn mèo lên tận mái nhà và các ngọn cây. Sau đó, em leo lên tận các mỏm đá nhỏ nhọn, nơi mà loài mèo không leo đến bao giờ. Chính những bụi cây mọc cheo leo đã dạy em bám lấy những ria núi chật hẹp hiểm trở nhất.

   Ruyđy thường hay trèo lên núi trước lúc mặt trời mọc, và ở đấy em thở hít không khí tươi mát, lành mạnh. Đó là một thứ rượu tiên mà chỉ có Chúa Trời nhân đức mới biết làm, và đây là cách pha chế: Hãy trộn hương thơm của tất cả các loại cỏ tươi trên núi lẫn với bạc hà, xạ hương, hoa hồng và tất cả các thứ hoa khác mọc dưới thung lũng. Hãy lọc lấy những vị thơm tinh tuý nhất, còn các hơi nặng nề thì để cho mây hút đi. Nhờ gió đẩy tất cả qua những khu rừng thông, sau đó bạn được hương của một bó hoa tươi tắn, dịu dàng và cực kỳ thơm ngát.

   Chính Ruyđy sáng nào cũng lên hưởng hương thơm ấy trên núi cao, ánh sáng mặt trời đến vuốt ve đôi má em. Thần Choáng váng, con quỷ kinh tởm đang rình mò em, nhưng có lệnh của bề trên cấm nó đến gần em bé. Những con chim nhạn trong bầy tổ chim làm dưới mái nhà của ông ngoại, bay theo em lên núi cao, nơi em chăn dê, và hát lên những điệp khúc bí ẩn: “Vi ốc i, ố ốc i, ố ốc vi”* Chúng truyền lại cho em nghe những lời khen ngợi của mọi người trong nhà, kể cả của đôi gà mái, những con vật mà em không hề giao du.

   Tuy còn bé tí, em đã từng du lịch khá nhiều. Em sinh ở tổng Vale, từ đấy người ta mang em vượt qua dãy núi Anpơ về Obéclen, khi em còn nhỏ xíu. Sau này, em đã từng đi bộ đến tận Ettobach để ngắm nghía cái thác nước mỹ lệ toả trong không trung như một tấm sa màu bạc dài chừng ba trăm thước trước ngọn núi Jungfơrô phủ đầy băng tuyết trắng toát.

   Cũng có lần em đến gần những sông băng lớn ở Gơrinđenvan nữa. Nhưng đó là một chuyện buồn. Mẹ em đã chết ở đấy và em đã mất hết tính vui vẻ của tuổi thơ. Thỉnh thoảng ông ngoại em lại kể rằng: “Hồi thằng Ruyđy lên hai, lúc nào nó cũng cười. Thư của mẹ cháu viết cho tôi toàn kể những nét vui như điên rồ của cháu, nhưng từ khi cháu bị rơi xuống hang băng đến nay, cháu trở thành nghiêm nghị hơn ông già.” Ông cụ không thích nhắc đến biến cố ấy, nhưng khắp vùng chung quanh mọi người đều biết. Câu chuyện xảy ra như sau:

   Người ta chỉ nhớ rằng cha của Ruyđy là một người đánh xe ngựa. Con chó lớn Ajôla luôn chạy theo khi ông đánh xe từ Giơnevơ qua đèo Ximplông, đi sang nước Ý. Ông có một người em trai ở thung lũng ven sông Rôn thuộc tổng Vale. Đó là một tay săn nai dũng cảm và còn là người dẫn đường cho khách du lịch.

   Ruyđy mồ côi cha từ năm lên hai. Mẹ em quyết định quay trở về quê hương Obéclen thuộc Becnơ, sống với ông ngoại em cách Gơrinđenvan một dặm đường. Ông cụ làm nghề chạm chổ những đồ gỗ xinh xinh để kiếm ăn.

   Thế là đến tháng sáu bà ta bế con đi cùng với hai người thợ săn nai. Họ đã vượt qua dốc núi Giemmi và đã trông thấy từ xa các nhà gỗ nằm trong thung lũng của quê hương. Họ chỉ còn phải vượt qua một con sông băng lớn nữa thôi. Đường đi thật vất vả. Tuyết vừa mới rơi xuống, che một cái vực chỉ rộng độ mấy chục thước- như thường thấy ở vùng này- nhưng lại sâu hơn một người. Người thiếu phụ trượt chân, thụt xuống tuyết và cùng Ruyđy rơi biến xuống đáy vực.

   Lúc đầu người ta không nghe tiếng kêu, cũng không nghe tiếng rên rỉ. Nhưng chẳng bao lâu em bé cất tiếng khóc. Phải mất hơn một giờ sau hai người săn nai mới tìm được cọc và dây ở một nhà gần đấy. Sau nhiều cố gắng, đến tảng sáng họ mới mang lên được người mẹ và đứa bé nom như đã chết rồi. Người ta cứu được đứa bé, còn người mẹ thì không cứu được. Em bé được mang về với ông ngoại và ông cụ đã cố gắng hết sức mình nuôi nấng em thật chu đáo. Cụ không thấy cháu vui vẻ tươi cười như mẹ cháu đã tả. Em bé hầu như không bao giờ cười nữa.

   Ấy là hậu quả cái tai nạn làm em bé bị rơi vào thế giới băng giá lỳ lạ. Thế giới đó toàn là những khối băng vĩ đại sắc trắng hoặc xanh, đủ các hình thù, chồng chất lên nhau. Theo óc mê tín của nhân dân miền núi Thuỵ Sĩ thì linh hồn những người có tội bị giam giữ trong đó cho đến ngày phán xử cuối cùng.

   Bên trong sông băng có những hang rộng bao la, những vực sâu suốt đến tận trong lòng dãy núi Anpơ. Nơi ấy có một lâu đài tuyệt đẹp. Đó là cung điện của Nữ thần băng giá, bà chúa của địa hạt âm u này. Mụ thích phá phách, đè bẹp và nghiền nát mọi vật. Không trung là cha mụ. Quyền lực của mụ rải trên tất cả các dòng sông bắt nguồn từ xứ sở của mụ. Mụ có thể lao nhanh hơn nai lên những đỉnh núi tuyết vĩnh cửu mà người liều lĩnh nhất cũng phải đẽo bậc thang vào băng mới leo lên được. Có những lần mụ trút xuống các cành cây thông những thác nước hung dữ nhất để rồi nhảy từ mỏm đá này sang mỏm đá khác, mớ tóc dài trắng toả phất phơ quanh mình, mụ khoác một áo choàng màu hồ thuỷ giống như nước các hồ vùng Henvêchi.

   Khi người ta kéo Ruyđy từ dưới vực lên, mụ gào thét! “Thôi đi, để nó đấy! Nó là của ta!” Khi người ta dành đứa bé mang đi, thì mụ nói: “Chúng đã cướp của ta một đứa bé xinh đẹp, ta đã ôm nó, sắp sửa cho nó một cái hôn giết chết nó. Thế là nó lại được về sống với người đời. Nó chăn dê trên núi, nó trèo lên cao nữa, cao mãi. Nó đi xa hơn mọi người, nhưng không xa ta. Nó là của ta, ta sẽ chiếm được nó.”

   Và mụ nhờ Thần Choáng váng đi bắt em bé cho mụ, vì bấy giờ, trên dãy núi Anpơ xanh tươi, cây bạc hà đã mọc, mùa hè tới, làm cho mụ Nữ thần băng giá nóng không chịu được.

   Thần Choáng váng bay lên không để rồi lao xuống đáy các hồ nước và người ta thấy một em của thần chui lên, rồi thêm hai ba, rốt cuộc cả một bầy đông đảo, vì thần có rất nhiều em. Một số rình ở trên các thang gác, một số khác rình trên các lầu cao, gác chuông nhà thờ và mỏm núi. Chúng bơi trong không khí như cá bơi dưới nước và quyến rũ những nạn nhân của chúng để xô họ xuống vực sâu. Thần Choáng váng và Nữ thần băng giá đều chực sẵn và chộp lấy người khi đến gần, giống như con bạch tuộc quấn lấy tất cả mọi vật mà nó tóm được.

   Trong tất cả lũ em của Thần Choáng váng, Nữ thần băng giá chọn tên khoẻ mạnh nhất, tinh quái nhất và ra lệnh cho nó đi bắt Ruyđy mang về cho mụ. Nó trả lời: “Tôi không thể bắt được thằng bé ấy. Đã nhiều lần tôi đặt những bẫy hiểm ác nhất để bắt nó, nhưng con mèo khốn kiếp đã truyền cho thằng bé tất cả bí quyết của nó. Hơn nữa, có một sức mạnh vô hình cứ gạt tôi ra, che chở cho thằng ôn con người trần mắt thịt ấy. Ngay cả lúc nó trèo lên cành cây chìa trên vực thẳm, tôi cù vào bàn chân nó, hà hơi làm cho nó chóng mặt, nó vẫn cứ trơ ra và không coi tôi ra gì cả.”

   Nữ thần nói: – Dù không phải là mi thì chính là ta. Phải, ta đây, chính ta đây!

   Chợt có tiếng: “Không, không được!” như tiếng ngân vang của chuông nhà thờ. Nhưng đó chính là một bài ca thực sự. Đó là tiếng đồng ca của các thiên thần hiền lành và đáng yêu.

   Lại có tiếng: “Không, không được!” Đó là các công chúa Thái Dương. Chiều nào các nàng cũng dàn thành vòng tròn trên các đỉnh núi, xoè những đôi cánh cứ đỏ mái lên khi vầng thái dương hạ xuống chân trời, bao phủ dãy Anpơ bằng một vầng hào quang rực lửa. Khi mặt trời lặn hẳn, họ chui vào các lớp tuyết bao phủ các ngọn núi đã ngủ cho đến khi vầng Thái dương lại xuất hiện. Các nàng yêu nhất là hoa, bướm và loài người, nhưng con cưng của các nàng, chính là Ruyđy.

   Các nàng ca lên rằng: “Mụ không bắt được chú ấy, mụ sẽ không chiếm được chú ấy đâu!”

   Nữ thần đáp: “Ta đã từng bắt những đứa lớn và khoẻ hơn nó.”

   Các nàng công chúa Thái dương đồng thanh hát lên một bài ca kể câu chuyện gió lốc đã giật chiếc áo choàng của một du khách như thế nào, cuốn lên không, nhưng chỉ cuốn được áo chứ không cuốn được người. Các nàng hát rằng: “Hỡi những đứa con của bạo lực, các ngươi đã túm được con người, nhưng các ngươi không giữ được con người đầu. Con người khoẻ hơn cả chúng ta, khoẻ hơn cả sức mạnh của thiên nhiên. Họ có thánh trí trong người. Họ biết những câu thần chú khiến được gió và nước phải vâng lời và phục vụ họ.”

   Đó là bài đồng ca của các Thiên thần. Và sáng nào những tia nắng mặt trời cũng chiếu qua cái cửa sổ độc nhất của nhà cụ già, đến tận chỗ em bé đang ngủ. Các nàng công chúa Thái dương vuốt ve em bé, hôn khắp người em bằng những cái hôn nồng cháy nhất để xoá tan vết tích cái hôn giá lạnh của Nữ thần băng giá khi em còn nằm dưới lòng mẹ dưới vực sâu, và đã được cứu thoát một cách kỳ lạ.

Công Chúa Elsa Và Anna [Truyện Tranh Nữ Hoàng Băng Giá

Công chúa Elsa và Anna – Truyện Nữ hoàng Băng giá

Công chúa Elsa và Anna là câu chuyện lấy cảm hứng từ truyện Bà Chúa Tuyết của Andersen, được nhiều người biết đến với tên gọi Nữ hoàng Băng giá – Frozen.

Nội dung câu chuyện kể về nàng công chúa Elsa sở hữu quyền năng tạo ra băng tuyết và giá lạnh, nhưng lại không biết cách kiểm soát quyền năng này. Chính vì vậy, Elsa phải chấp nhận sống tách biệt với em gái yêu thương của mình là công chúa Anna, để khỏi làm tổn thương em.

Nhưng vào ngày công chúa Elsa lên ngôi nữ hoàng, cô vẫn gây ra một sự cố khủng khiếp, nên cô phải rời bỏ kinh thành, xa lánh toàn thể dân chúng.

Quá thương nhớ và lo lắng cho Elsa nên Anna bèn đi tìm chị…

1. Công chúa Elsa và Anna

Tiếc thay, đức vua và hoàng hậu lại luôn canh cánh trong lòng một nỗi lo âu âm thầm.

Elsa có muột người em gái là công chúa Anna. Anna cự kì ngưỡng mộ chị mình. Một đêm, nàng nài nỉ chị Elsa lén vào đại sảnh, dùng phép thuật biến ra cả một xứ thần tiên băng tuyết để đùa chơi thỏa thích.

Hai công chúa nhỏ mải mê chơi đùa thì bỗng nhiên, Elsa lỡ tay phóng một tia băng ma thuật vào trúng em gái. Anna tội nghiệp ngã nhào xuống đất, mê man bất tỉnh. Một lọn tóc của Anna ngả màu trắng xóa.

Lo sợ tính mạng của em gái, công chúa Elsa thất thanh kêu cứu.

Một tộc trưởng phéo thuật cao siêu cứu mạng được công chúa Anna bằng cách biến đổi kí ức của nàng, để Anna không thể nhớ gì về phép thuật của Elsa. Thế nhưng, yêu tinh đá cũng cảnh báo với đức vua và hoàng hậu, rằng phép thuật của Elsa sẽ càng lúc càng mạnh mẽ hơn. Yêu tinh đá nói:

– Phép thuật ấy đẹp đẽ, nhưng cũng tiềm tàng hiểm nguy cục lớn. Nỗi sợ hãi chính là kẻ thù kinh khủng nhất với công chúa lớn!

Trở về Arendelle, đức vua và hoàng hậu sai đóng cổng thành, cấm mọi người ra vào, không ai được nhắc đến hay bàn luận về bí mật của công chúa Elsa.

Anna thui thủi chơi một mình, còn Elsa phải miệt mài tập cách che giấu phép thuật.

Nhưng Anna thì nhớ chị nàng da diết. Năm này qua năm khác, Anna nài nỉ Elsa ra chơi cùng nàng, nhưng Elsa lúc nào cũng từ chối.

Khi hai nàng công chúa đến tuổi đôi tám, đức vua và hoàng hậu bất ngờ mất tích trong con bão ngoài khơi xa. Hai chị em công chúa giờ đây càng đơn độc, và xa cách hơn bao giờ hết.

Khi Elsa đến tuổi trưởng thành, nàng phải thực hiện phận sự lên ngôi nữ hoàng. Vào một ngày mùa hạ đẹp trời, cổng thành rộng mở cho lễ đăng quang của Nữ hoàng Elsa.

Anna phấn khích vô cùng, giờ thì nàng có dịp gỡ bao nhiêu là người mới, và có thể tìm thấy tình yêu của đời nàng.

Nhưng Elsa thì lo lắng vô cùng, sao nàng có thể là trung tâm chú ý của mọi người? Nhỡ sơ sẩy, phép thuật của nàng bộc lộ thì sao?

Tại lễ đăng quang, Elsa buộc phải tháo găng tay để nhận quả cầu thánh giá cùng quyền trượng hoàng gia. Nàng chỉ cầu trời giúp nàng vượt qua buổi lễ mà không nhỡ tay làm đóng băng ai cả.

Anna đứng ngay cạnh chị gái, nhưng nàng chỉ lén đưa mắt say sưa ngắm chàng Hans.

Đúng là “yêu từ cái nhìn đầu tiên”. Đôi trẻ quyết định đính hôn ngay lập tức!

Khỏi phải nói, Elsa choáng váng quá chừng. “Làm sao em cưới một anh chàng vừa mới quen biết được chứ?” Nàng hỏi xoáy em gái.

– Được chứ chị. Nếu đấy là tình yêu đích thực – Anna vẫn một mực khăng khăng.

– Câu trả lời của chị là “Không!” – Elsa cứng cỏi đáp. Nàng cương quyết không tán thành hôn lễ này.

Anna tiếp tục kêu ca:

– Sao chị cứ né tránh em mãi thế? Em không thể sống tháy này được nữa!

– Đủ rồi! – Elsa thét lên.

Một luồng băng giá phong ra từ bàn tay để trần của Elsa, những vỉa băng nhọn hoắt bỗng chóc xất hiện khắp phòng khiêu vũ. Ai nấy đều chăm chăm nhìn chúng đầy kinh hãi.

Elsa chạy vụt ra khỏi cổng thành, nàng sợ sẽ làm người khác bị thương mất.

Bước chân nàng lướt qua bất kì đâu, nơi đó cũng lập tức hóa thành băng tuyết trắng xóa. Đến cả những khu vịnh hẹp hiền hòa bỗng chốc cũng đóng băng. Tàu thuyền thì mắc kẹt cứng.

2. Công chúa Anna và những người bạn

Cả vương quốc chìm trong xao xác, hỗn loạn vì băng giá bao phủ khắp nơi. Nhưng ít nhất, giờ đây Anna đã hiểu ra tại sao chị nàng lại phải tìm cách giấu mình suốt bao nhiêu năm.

Cậy nhờ Hans trông coi vương quốc, Anna lập tức lên đường tim kiếm Elsa, đưa chị nàng về cứu mọi người khỏi màn băng giá.

Trong khi đó, Elsa một mình leo lên những rặng núi cao. Chẳng còn ai xung quanh để phải thấp thỏm lo âu, nàng thỏa thích giải phóng phép thuật của mình. Một trận bão tuyết cuộn xoáy quanh nàng, còn nàng mải mê tạo ra nào đền đài, những bức tượng băng, một người tuyết, và thậm chí biển đổi cả diện mạo của chính nàng.

Còn lúc này, Anna mong mỏi được đoàn tụ với chị gái hơn bao giờ hết. Giờ thì bí mật của Elsa đã lộ, hai chị em sẽ lại thân thiết như ngày xưa.

Đó chính là tiệm tạp hóa kiêm nhà tắm Oaken của Lãng Tử. Ở đây, Anna đã kiếm được một đôi ủng cùng vài món quần áo ấm.

Thế rồi một chàng trai trẻ tên là Kristoff lê bước vào. Kristoff vốn làm nghề thu gom đá cây. Chàng ta rất bực bội vì trận bão tuyết ngay giữa mùa hè làm hỏng mất công việc của mình.

Nhưng Kristoff còn đang bận mặc cả với ông chủ tiệm Oaken:

– Cô đứng ra chỗ khác, để tôi còn làm cho ra nhẽ với tên lừa đảo này! – Kristoff bảo với Anna.

Oaken nổi giận đùng đùng, và tống ngay Kristoff ra khỏi cửa.

Nhìn thấy cảnh này, Anna nảy ra một ý. Nàng tìm gặp Kristop cùng Sven – chú tuần lộc của anh ta trong chuồng ngựa, và cho họ mọi món đồ họ cần. Đổi lại, nàng đòi Kristoff đưa nàng lên núi Bắc cùng bọn họ.

Cuối cùng, Kristoff đành nhận lời:

– Thôi được, sớm mai ta sẽ lên đường.

– Không, tôi muốn đi ngay bây giờ! – Anna cự lại.

Đột nhiên, họ nghe thấy triếng sói tru chói tai.

Anna giúp Kristoff đánh đuổi lũ sối, nhưng Sven buộc phải nhảy qua một miệng vực sâu hun hút để thoát thân.

Chiếc xe kéo đập vào đá, rơi vỡ tan tành. May sao, cả Anna, Kristoff và Sven đều thoát nạn.

Rồi họ tiếp tục dấn bước sâu thêm vào khu rừng, nơi phép thuật của Elsa đã tạp nên phong cảnh kì vĩ khôn tả.

– Không ngờ… mùa đông lại đẹp tới nhường này! – Anna ngỡ ngàng thốt lên.

– Nhưng thế này trắng quá! Thêm chút xíu sắc màu thì sao nhỉ? Tôi đang nghĩ đến đỏ tươi hay xanh cốm. – một giọng nói cất lên.

Hóa ra, ngay sau lưng bọn họ là một người tuyết có sự sống.

– Tôi là Olaf! – Chàng người tuyết tự giới thiệu và bảo rằng chính Elsa đã tạo nên anh ta.

Anna vội nhờ Olaf dẫn họ đến gặp chị Elsa.

– Chúng tôi cần chị Elsa mang mùa hè trở lại vương quốc!

– Chà, mùa hè, tôi luôn say mê ý này! Ánh mặt trời ấm áp bờn – Olaf mỉm cười nói.

Anh cả Anna và Kristoff đều có chung một suy nghĩ: Mùa hè chẳng có gì là hay với một người tuyết.

Giữa lúc ấy, chú ngựa của Anna quay về một mình.

– Công chúa Anna gặp nguy rồi! Tôi cần vài người tình nguyện theo tôi đi tìm nàng! – Hans kêu lên.

Vị công tước quả quyết rằng người của ông sẽ gia nhập đoàn tìm kiếm.

– Chao ơi, cung điện lộng lẫy quá đi mất! – Anna trầm trồ khi họ lên đến đầu cầu thang.

– Em về đi, Anna! Chị đáng sợ lắm đấy!

Nhưng Anna vẫn kiên trì giải thích rằng Arendelle cần Elsa giúp đỡ. Cả vương quốc đang đóng băng, và chẳng ai biết phải làm sao.

Giờ thì Elsa sợ hãi thực sự. Nàng thú nhận rằng nàng không thể làm tan băng tuyết cho vương quốc. Nàng không biết phải làm thế nào!

Chị không làm được!

Một tia băng nhọn phóng qua phòng và đâm thẳng vào ngực Anna.

– Ta nên rời khỏi đây thôi

– Không, không có chị Elsa, tôi không đi đâu cả.

– Có đấy, em phải đi.

Elsa quả quyết, rồi làm phép hóa ra một người tuyết khổng lồ.

Olaf nhìn thấy thế thì sung sướng reo lên:

Vốn Elsa ra lệnh cho người tuyết khổng lồ hộ tống Anna và các bạn xuống núi. Nhưng sua khi trúng một nắm tuyết của Anna, người khổng lồ quyết chí đuổi theo nhóm bạn.

Nhóm bạn chạy miết cho đến khi gặp một vách núi, họ lấy dây và tụt dần xuống theo gờ đá. Nhưng Kẹo dẻo bông xù đã tóm được đầu dây và kéo họ ngược lên. Anna vội làm thứ duy nhất nàng nghĩ ra được là cắt đứt sợi dây.

Kristoff hỏi:

– Tại Elsa lại phóng tia phép thuật trúng cô, đúng không?

Quá lo lắng cho Anna, Kristoff lập tức vạch ra một kế hoạch:

– Chúng ta phải đến gặp bạn tôi ngay. Họ sẽ có cách giúp ta.

Còn ở cung điện băng tuyết, Elsa bồn chồn đi đi lại lại, cố nghĩ cách hóa giải mùa đông cho xứ Arendelle. Nàng buồn lòng vô hạn. Tâm trạng ấy khiến sức mạnh của nàng càng khó kiểm soát, và cơn bão tuyết càng vần vũ dữ dội.

Đột nhiên, Anna cảm thấy mấy tảng đá như đang cựu quậy. Nàng thốt lên:

– Yêu tinh đá kìa!

Kristoff đã quen biết với các yêu tinh đá từ lâu rồi, nên với họ, chàng chẳng khác nào người trong cùng một nhà. Kristoff cho là họ giúp được Anna.

Còn các yêu tinh đá thì cực kì phấn khởi vì gặp được Anna. Họ tưởng nàng chính là bạn gái của Kristoff. Ai nấy đều thấy đôi trẻ thật xứng đôi vừa lứa, tình yêu giúp cho ai cũng tốt đẹp lên nhiều.

– Một hành động yêu thương đích thực sẽ làm giá băng tan chảy.

3. Nữ hoàng Băng giá – Frozen

Kristoff và Olaf quyết chí đưa Anna về nhà thật nhanh. Chắc chắn là chàng Hans sẽ làm tan được băng giá bằng nụ hôn của tình yêu đích thực.

Trong lúc ấy, chàng Hans và những người tìm kiếm đang ập vào cung điện băng tuyết của Elsa. Kẹo dẻo bông xù gắng sức bảo vệ nữ hoàng, nhưng cả toán lính cùng nhào vào tấn công dồn dập.

Đám người tỏa ra khắp cung điện. Người của công tước áp sát bao vây Elsa.

Đúng lúc ấy, Hans thét lên:

– Đừng để người ta nghĩ nàng đúng là quái vật!

Nhưng rồi một tên liền nhắm cung tên thẳng vào Elsa. Han gạt tay hắn, khiến mũi tên trúng chùm đèn trần. Chùm đèn lao rầm xuống, khiến Elsa ngã ra bất tỉnh.

Elsa tỉnh lại trong một nhà ngục hoang lạnh giữa lâu đài. Nhìn qua song sắt, nàng kinh hoàng nhận ra cơn bão tuyết của mình đã tàn phá vương quốc đến thế nào.

Khi nàng đòi gặp Anna, Hans đáp rằng em gái nàng vẫn chưa trở về.

Ở cổng thành, Kristoff gửi gắm Anna vào tuy những người hầu cận. Chàng bắt đầu nhận ra mình quan tâm đến Anna biết nhường nào, nhưng chàng hiểu rằng, Hans – tình yêu đích thực của Anna, mới có thể giúp nàng hồi phục.

Run rẩy và yếu đuối, Anna gắng giải thích cho Hans những gì tia băng của Elsa gây ra với nàng, và rằng nụ hôn của chàng sẽ cứu mạng nàng. Anna nói:

– Chỉ có hành động yêu thương đích thực mới cứu nổi em!

Nhưng Hans nhếch mép chế nhạo:

– Ôi, Anna tội nghiệp! Giá có người yêu nàng thì hay quá!

Cầm bình nước dội tắt đống lửa, Hans giải thích rằng chàng ta chỉ giả vờ yêu Anna để tìm cách chiếm đoạt Arendelle. Giờ chỉ còn một việc, là loại bỏ nốt Elsa. Chàng ta nói với Anna:

– Mùa hè sẽ trở lại, còn cả vương quốc sẽ rơi vào tay ta!

– Không được!

Bị nhốt kín và cô độc giữa thư phòng mênh mông, công chúa Anna mới chợt nhận ra nàng đã hấp tấp biết chừng nào. Gắng tìm kiếm tình yêu, nàng đã gây tai họa cho chính mình và cả chị gái.

Hans quay lại gặp các vị quý tộc và báo tin rằng, Elsa đã giết chết Anna. Hắn tiếp tục bịa chuyện, nói rằng hắn và Anna đã kịp trao lời thề nguyện trước khi Anna lìa đời. Hans tuyên bố:

– Tôi cáo buộc Nữ hoàng Elsa đã mặc tội phản bội tổ quốc và phải chịu hành hình!

4. Tình yêu sẽ đưa mùa hè trở lại

Đúng lúc ấy, Kristoff nhìn thấy một trận bão tuyết điên cuồng nổi lên ở Arendelle. Chàng vội chạy ngay về vương quốc. Chàng phải giúp Anna.

Đúng lúc Anna đã từ bỏ mọi hi vọng, thì Olaf xuất hiện. Chú người tuyết liều mình thắp sáng lên một ngọn lửa, dù Anna lo rằng chú sẽ bị tan chảy mất. Olaf nói:

– Có người đáng để ta phải tan chảy chứ!

Olaf nhìn ra cửa sổ và thấy Kristoff đang quay về. Chú người tuyết hiểu ra rằng Kristoff chính là tình yêu đích thực của Anna, và chàng sẽ cứu mạng nàng.

Nhưng Anna phát hiện một chuyện: Hans sắp sửa vung kiếm tấn công Elsa.

Cố gom chút sức tàn, Anna lao mình chạy đến, chắn trước Elsa. Lưỡi kiếm của Hans chém xuống đúng lúc toàn thân Anna hóa thành băng cứng.

Một tiếng Keeeng chói tai vang lên, lưỡi kiếm vỡ vụn thành từng mảnh.

Elsa choàng tay ôm chặt lấy Anna. Nàng thổn thức:

– Ôi, em gái bé bỏng của chị!

Và rồi một điều kì diệu đã xảy ra, người Anna dần dần tan băng giá. Elsa hỏi:

– Em hi sinh bản thân vì chị sao?

Công chúa Anna đáp, giọng yếu ớt:

– Em thương chị lắm!

Olaf thốt lên, chú người tuyết đã nhận ra phép màu:

– Một hành động yêu thương đích thực sẽ làm tan chảy trái tim băng giá.

Đó chính là lúc Elsa chợt hiểu ra, rằng tình yêu thương sẽ đưa mùa hè trở lại. Nàng giơ đôi bàn tay, và băng tuyết dần tan tức khắc. Người dân vương quốc Arendelle hò reo vui sướng, họ đã tận mắt chứng kiến thấy mọi chuyện.

Nhưng Olaf cũng đang tan dần. Elsa lập tức hóa phép, tạo ra một vầng mây tuyết, để bảo vệ an toàn cho chú ta.

Anh chàng Hans quá sửng sốt vì Anna vẫn còn sống. Hắn ta lắp bắp:

– Nhưng, Anna ơi, chính Elsa đã làm tim em hóa thành băng giá mà!

– Thứ duy nhất băng giá ở đây chính là trái tim của ngươi.

Anna đáp lại. Và chỉ bằng một cú đấm, nàng đã hạ gục hắn. Sau đó Hans bị đem trả lại về Quần đảo phương Nam để chịu hình phạt cho những tội lỗi của mình.

Công chúa Anna giúp Kristoff thay một chiếc xe kéo và các loại dụng cụ mới toanh. Nhưng chàng đâu vội rời đi, nhất là khi nhận được một nụ hôn bất ngờ của Anna.

Elsa tạo ra một sân băng thật rộng trong lâu đàu và chào đón tất cả mọi người trong vương quốc. Ai nấy đều hớn hở thi tài trượt băng cùng Nữ hoàng Elsa và Công chúa Anna.

Cuối cùng, Arendelle đã trở lại là một xứ sở hạnh phúc và bình yên.

Truyện Công chúa Elsa và Anna – chúng tôi –

Giá Trị Nội Dung Và Giá Trị Nghệ Thuật Của Bài Thơ Tương Tư (Nguyễn Bính).

HƯỚNG DẪN

I. TÁC GIẢ

Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên đầy dủ là Nguyễn Trọng Bính sinh tại xóm Trạm, làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hoà) huyện Vụ Bản, tỉnh Hà Nam Ninh. Ông sớm mồ côi mẹ, được cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm nuôi dạy. Lớn lên, Nguyễn Bính vừa dạy học vừa làm thơ để kiếm sống. Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chông Pháp ở miền Nam. Đến năm 1954, khi hiệp định Giơ-ne-vơ chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội rồi Nam Định. Năm 1966, Nguyễn Bính ra đi đột ngột, để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Lỡ bước sang ngang (Thơ – 1940). Tâm hồn tôi (Thơ – 1940), Mười hai bến nước (Thơ – 1942), Bóng giai nhân (Kịch thơ -1942), Truyện tì bà (Truyện thơ – 1942), Gửi người vợ miền Nam (Thơ – 1955), Cô Son (Chèo cổ – 1961), Người lái đò sông Vỹ (Chèo – 1964)…

Trong suốt 30 năm sinh hoạt văn nghệ, với những đóng góp xuất sắc của mình cho văn học nước nhà, Nguyễn Bính được đông đảo độc giả công nhận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Thơ Nguyễn Bính mang vẻ đẹp “chân quê”. Hồn quê trong thơ Nguyễn Bính là sự hài hoà của nhiều yếu tố thuộc cả nội dung lẫn hình thức, về nội dung đó là sự hoà quyện giữa giọng điệu quê với lối nói quê và lời quê. về hình thức, Nguyễn Bính sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ lục bát. Ông là thi sĩ được xem là có sở trường và có bản năng về thơ lục bát. Thơ lục bát của Nguyễn Bính vừa rất thời đại vừa phảng phất ca dao, mang được cái hồn của ca dao ở giọng điệu, cách ví von, cách lựa chọn và tổ chức lời thơ.

II. TÁC PHẨM

1. Giá trị nội dung

a) Tương tư là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa – một nét đặc trưng của tình yêu. Trên thực tế, tương tư thường để chỉ tình cảm đơn phương, thương thầm nhớ trộm. Đây là một đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam từ xưa cho đến nay. Nhà thơ chân quê Nguyễn Bính đã vượt qua được thử thách của một cây bút đến sau và đem đến một hơi thở mới, một nội dung mới với một cách thể hiện hoàn toàn mới mang dấu ấn của thời đại trong bài thơ tương tư. Bài thơ là nỗi niềm nhớ thương, u uẩn của trái tim thầm yêu trộm nhớ của một chàng trai trong tình yêu đơn phương. Xuyên suốt bài thơ là một câu hỏi thông thiết, cháy bỏng, da diết mà không hề có được một câu trả lời. Nỗi niềm tương tư của Nguyễn Bính được thể hiện qua nhiều sắc thái cảm xúc: nhớ mong, khắc khoải, bồn chồn, trách móc, hờn giận và khát khao hạnh phúc. Nỗi niềm ấy đã chìm trong mộng tưởng của một hồn thơ lãng mạn.

b) Bốn câu thơ đâu trực tiếp thể hiện nỗi nhớ mong của chàng trai

Không cháy bỏng và cực kì mãnh liệt như trong thơ tình yêu của Xuân Diệu: Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm – Anh nhớ em, em hỡi Anh nhớ em (Tương tư chiều) nhưng chàng trai ở đây cũng tha thiết, chân thành không kém: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông – Một người chín nhở mười mong một người – Gió mưa là bệnh của trời -Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Chàng trai bộc lộ tình yêu của mình một cách tế nhị và không đường đột bằng một cái cớ đầy ý nhị: Thôn Đoài nhớ thôn Đông. Câu thơ dường như được viết toàn bằng số từ kết hợp với thành ngữ chín nhớ mười mong đậm chất ca dao, dân ca với nhịp thơ 2/2/2 gợi nhịp điệu của niềm mong nhớ. cấu trúc một người – một người đứng ở hai đầu câu thơ và ở giữa là một nỗi niềm tương tư khắc khoải, bồn chồn nhấn mạnh về một đối tượng chỉ là duy nhất với nỗi nhổ rất cụ thể, rất triền miên. Nhân vật trữ tình tự thú nhận nỗi nhớ mong như một quy luật của tình yêu, của một đôi lứa yêu nhau mà xa cách: Gió mưa là bệnh của trời – Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Câu thơ có giọng điệu ca dao nhưng lại rất mới bởi nó như một triết lí, như một sự chiêm nghiệm mà chàng trai phải tự đào sâu vào tâm hồn, vào cảm xúc tình cảm của chính mình để rút ra. Chàng trai vừa lấy quy luật của thiên nhiên như một quy luật đã được khẳng định, đổ cho thiên nhiên một căn bệnh cố hữu để giãi bày nỗi niềm cũng đã thành bệnh của mình vừa tự biện bạch cái tất yếu, che lấp cái nỗi niềm sâu lặng nhưng đơn phương – một tình yêu hồn nhiên và rất mãnh liệt.

c) Mười hai câu thơ tiếp theo là những cung bậc tình cảm của sự trách móc, dỗi hờn, giận dỗi của chàng trai

– Hai thôn chung lại một làng – Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? Câu thơ hàm ẩn một sự trách móc bởi chàng trai phát hiện sự đúng đắn của tự nhiên mà không đúng với mình khi không gian đã xích lại gần nhau, tất cả đã chung một còn mình thì vẫn cách hai. Thời gian dường như chảy trôi trong sự trắc trở chứ không tuần tự. Từ lại gợi được dòng thời gian cứ trôi qua hết sức chậm chạp, ngày mới chỉ còn là sự lặp lại ngày cũ một cách chán ngán và vô vọng. Cách đảo chữ ngày qua

– qua ngày, cách ngắt nhịp 3/ 3, lấy cái vô lí (khi chỉ mấy đêm mà lá xanh đã thành lá vàng) để nói cái có lí trong quy luật của sự nóng lòng chờ trông đến mòn mỏi. Nguyễn Bính đã diễn tả được thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị. Thời gian có màu, thời gian hiện lên qua việc chuyến màu: Lá xanh nhuộm đã thành cây là vàng. Rõ ràng tương tư đã khiến lòng người héo hon. đà nhuộm cây kia héo úa.

– Tiếp tục dòng cảm xúc, mong nhớ, đợi chờ khi chàng trai kể lể để giãi bày tâm trạng chờ đợi của mình: Bảo rằng…, chàng trai đã mượn cách miêu tả không gian để gợi sự xa cách của tình cảm. Không gian thì rất gần một đầu đình, có xa xôi mấy, hoàn toàn trái ngược với tình xa xôi. Giọng thơ có tính suy luận bảo rằng… đã đành…; Nhưng đầy… có… mấy… mà… nhưng là suy luận trữ tình, suy luận để loại bỏ hoàn cảnh xa cách khách quan của không gian thiên nhiên và để nghi ngờ không gian tình cảm. Chính vì vậy mà ngữ điệu câu thơ có chút giận hờn, đau khổ khi chàng trai đòi hỏi cô gái một sự cảm thông, một sự đền đáp tình cảm mà mình mong đợi, đồng thời cũng để bộc lộ tình yêu đơn phương: Biết cho ai, hỏi ai người biết cho? Từ ai được nhấn mạnh hai lần một cách linh hoạt kết hợp với cách điệp từ biết cho đã thể hiện rõ nhu cầu khao khát được thấu hiểu, được giãi bày, sẽ chia tình cảm của chàng trai. Nhưng vì tình yêu đơn phương nên nhu cầu giãi bày dâng trào mãnh liệt và cất lên thành một lời than trách, một sự hờn giận.

d) Khát vọng tình yêu, khát khao hạnh phúc được thể hiện cụ thể trong 8 câu thơ cuối.

– Chàng trai càng khao khát được sẻ chia giãi bày thì lại càng nôn nao mơ tưởng, càng nhen nhóm hi vọng – cái hi vọng mong manh trong sự tuyệt vọng: Bao giờ bến mới gặp đò – Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau. Nguyễn Bính vừa vận dụng những hình ảnh quen thuộc trong ca dao bến – đò vừa sử dụng những hình ảnh tân kì, rất mới hoa khuê các – bướm giang hồ. Tất cả ẩn chứa một dự cảm về sự không hoà hợp, về một hạnh phúc xa vời không với tới. Đây cũng là một đặc điểm trong hồn thơ và phong cách thơ Nguyễn Bính bởi phần lớn thơ tình Nguyễn Bính đều kết thúc bằng sự dở dang, lỡ làng.

Trong thẳm sâu tâm lí, tương tư chính là niềm khao khát gần kề, khao khát chung tình, khao khát nhân duyên. Khao khát ấy tràn ra qua giọng điệu khi kể lể, phân trần, khi giận hờn, khắc khoải, dặc biệt là những hình ảnh cuối cùng khi khép lại bài thơ: Nhà em có một giàn giầu – Nhà anh có một giàn cau liên phòng – Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông – Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào. Ảm điệu câu thơ ngọt ngào, đầy mong ước, đầy tưởng tượng. Đây chính là khát vọng hạnh phúc, khát vọng tình yêu muốn đi đến hôn nhân, đi đến gắn bó và hoà quyện với nhau. Câu hỏi cuôi bài thơ kết lại lấp lửng nhưng cũng đầy gợi mở về một sự mong ngóng, hi vọng

– một tình yêu tha thiết chân thành đầy ý nhị của chàng trai.

2. Giá trị nghệ thuật

a) Chất dân gian, chất ca dao, dân ca chính là nét đặc sắc trong bài thơ Tương tư khi nhà thơ chân quê Nguyễn Bính tìm về với hồn thơ truyền thông. Nguyễn Bính đã viết về trạng thái tương tư hết sức tha thiết, nồng nàn bằng một giọng điệu lục bát dịu ngọt giàu tính nhạc. Nhà thơ đã tạo ra những hình ảnh thơ độc đáo: nhân vật trữ tình là chàng trai thôn Đoài đang gửi lòng sang cô gái thôn Đông khiến cho cả thôn Đoài cũng nhớ thôn Đông. Cách nói bóng gió đã tạo được hiệu quả không ngờ là hai miền không gian đang nhớ nhau. Cảnh vật nhuốm màu tương tư và tràn đầy cả bầu không gian của bài thơ là một niềm nhung nhớ,

b) Mối tình của chàng trai, mối nhân duyên của đôi trai gái càng đậm nét chân quê hơn bởi vì nó gắn liền với khung cảnh chôn quê: thôn – làng; Đoài – Đông; đò giang, đầu đình, bến đò, hoa bướm, giàu giầu, hàng cau… Tất cả vừa tạo ra một không gian cụ thể vừa để nhân vật bày tỏ tâm trạng tương tư của mình một cách tự nhiên, kín đáo, tế nhị, khiến cho tình và cảnh hoà quyện với nhau thật đằm thắm. Nghệ thuật dùng thành ngữ, dùng số từ, cách nói ví von, ẩn dụ, cách tổ chức lời thơ độc đáo đã gợi dược những phong vị của hồn quê và thể hiện được giọng điệu kể lể rất phù hợp với việc bộc bạch nỗi niềm tương tư.

Truyện Cây Táo Thần

Câu chuyện Cây táo thần

Truyện cây táo thần kỳ là bài học ý nghĩa, khuyên các bé không nên sống ích kỉ, hãy biết chia sẻ niềm vui với mọi người để hạnh phúc được nhân lên gấp bội.

Ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một cây táo thần mọc trong vườn ở ngoại ô thành phố.

Hàng ngày, bọn trẻ thường đến chơi ở đó, nô đùa xuy quanh cây táo và bứt những quả táo thơm ngon trên cành cùng chia nhau ăn.

Một hôm, có một cậu bé xuất hiện. Cậu bé cau mày nói với bọn trẻ:

– Khu vườn này là của tôi. Cây táo này cũng là của tôi. Các bạn đi chỗ khác mà chơi, và không bao giờ được đến đây nữa!

Nghe vậy, bọn trẻ rất buồn bã. Tất cả cúi đầu lặng lẽ ra về, chỉ còn cậu bé hống hách ở lại.

Cây táo biết tất cả mọi chuyện. Cây táo hóa phép cho cậu bé ngủ thiếp đi dưới gốc cây và làm cho cậu chìm dần vào giấc mơ.

Trong giấc mơ, cậu bé thấy trên thân cây táo có một cái hốc rất lớn. Cậu bé cảm thấy bụng đói cồn cào. Cậu trèo lên cây và định bứt táo để ăn. Nhưng mỗi khi tay cậu bé sắp chạm vào một quả táo thì cây táo lại quay đi chỗ khác và quả táo lại rơi vào trong cái hốc to tướng ở thân cây.

Cứ như vậy cho đến khi tất cả táo trên cành rơi hết vào hốc cây, chỉ còn lại một quả trên cành.

Cậu bé ngồi dưới gốc cây và khóc. Đến lúc đó cây táo mới cất tiếng hỏi:

– Tại sao cháu khóc?

Cậu bé mếu máo trả lời:

– Ông ích kỉ quá. Ông ăn hết táo, ông không cho cháu một quả nào. Cháu đói lắm rồi, ông ạ!

Cây táo cười và nói:

– Cháu có nhớ là cháu đã đuổi hết tất cả các bạn không? Các bạn cũng muốn ăn táo, nhưng cháu không cho các bạn một quả nào. Như vậy cháu có ích kỉ không?

Cậu bé nhớ lại lúc các bạn buồn rầu ra về. Cậu thấy ân hận vô cùng. Cậu bé ngước nhìn cây táo và nói:

– Vâng ạ, cháu biết lỗi rồi!

Cây táo cất tiếng cười vang, rung cả cây, làm cho quả táo còn lại rơi trúng đầu cậu bé. Cậu bé giật mình tỉnh giấc và ngơ ngác nhìn xung quanh. Cậu thấy mình vẫn nằm dưới gốc cây. Cái hốc to tướng trên cây táo biến mất. Cây táo vẫn đứng yên lặng và trên cây vẫn sai trĩu quả.

Cậu bé ngồi dậy, nhớ đến giấc mơ, cậu vội chạy đi gọi các bạn:

– Các bạn ơi! Quay lại đây chơi đi. Mình xin lỗi vì đã đuổi các bạn đi!

Thế là tất cả cùng nhau chạy ra vườn. Cậu bé tự mình trèo lên bứt những quả chín ném xuống cho các bạn. Các bạn lại cười đùa vui vẻ. Cậu bé chợt hiểu ra rằng: Điều hạnh phúc nhất là cùng chia sẻ niềm vui với mọi người.

Bạn đang xem bài viết Nữ Thần Băng Giá trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!