Xem Nhiều 3/2023 #️ Phân Tích Bài Thơ Quỷ Môn Quan Để Thấy Rõ Cảm Xúc Chủ Đạo Của Nguyễn Du Về Bài Thơ Này. # Top 6 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Phân Tích Bài Thơ Quỷ Môn Quan Để Thấy Rõ Cảm Xúc Chủ Đạo Của Nguyễn Du Về Bài Thơ Này. # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Bài Thơ Quỷ Môn Quan Để Thấy Rõ Cảm Xúc Chủ Đạo Của Nguyễn Du Về Bài Thơ Này. mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phân tích bài thơ Quỷ Môn Quan để thấy rõ cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du về bài thơ này.

Nguyễn Du đã được coi là một đại thi hào của dân tộc, ông đã để lại cho đời một kho tàng thơ có giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật. Các tập thơ của ông mở ra cho người đọc một thế giới bao la, những con người tài trí phi thường, tấm lòng và tư thế ủa Nguyễn Du cung luôn được thể hiện trong thơ. Qua bài thơ có thể thấy tư thế của Nguyễn Du là đàng hoàng tự chủ tuy là người đi sứ sang Thiên triều nhưng không hề mất đi lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Quỷ Môn Quan là bài thơ mở ra một cảm xúc mới lạ trong thơ Nguyễn Du. Trước hết ông dạt dào cảm xúc trước cảnh núi non hùng vĩ, nơi phên dậu của Tổ quốc đã vùi thân biết bao quân xâm lược của các triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Nhìn ngắm cảnh quan thiên nhiên ấy, Nguyễn Du nhận thức đầy đủ sâu sắc vị trí địa đầu của Tổ Quốc và ý nghĩa lịch sử thiêng liêng tuy mang cái tên có vẻ dữ dằn Cửa quỷ (cửa vào cõi chết). Bài thơ đã hiện lên vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và chết chóc, binh khí còn bao quanh nơi diễn ra những trận chiến:

“Dịch núi giăng giăng cao tựa mây

Cửa chia Nam Bắc chính là đây”

Bằng những lời lẽ miêu tả của tác giả, người đọc có cảm tưởng nơi đây có một không khí bí ẩn bao trùm, không dễ gì qua lại. Cái chết trình rập ở những hình ảnh: bụi gai lấp đường, hổ báo, rắn rết ẩn nấp, khí độc bao phủ khắp nơi, núi non, đồng nội. Một hình ảnh rùng rợn hơn là từng đống xương trắng trong bầu trời âm u, giá lạnh vì không có ai đến. Vì vậy, đó là những linh hồn không được siêu thoát, lởn vởn trong rừng núi đầy tử khí.

Chúng ta có thể thấy bài Quỷ Môn Quan có mang một chút ý vị của một người đi thăm viếng chiến trường xưa nhưng thiếu hẳn sắc thái sử thi, những cảm khoái bi hùng trong chiến đấu. Đây chỉ là bài thơ mang những cảm xúc trữ tình do lòng nhân ái ghi lại, cho nên có những câu thơ ngậm ngùi, xót thương cho những con người đem thân làm thang danh vọng cho một vài người nào đó. Nhiều người biết là chỗ chết mà vẫn phải qua lại vẫn phải dấn thân vào. Nói rõ ra, những tên quân xâm lược từ phương Bắc là những kẻ gây tội ác, đem nỗi bất hạnh vô cùng tận cho nhân dân ta. Cái chết của chúng là đền tội ác, là kẻ gieo gió phải gặt bão. Đối với những tên tướng quyền lợi gắn liền với giai cấp thống trị, hiếu chiến thì Nguyễn Du không hề thương cảm mà còn chế giễu, mỉa mai (như trường hợp tên Mã Viện). Nhưng Nguyễn Du lại có cái nhìn bao dung, mở lòng nhân ái thương hại bọn người bị đẩy ra làm bia đỡ đạn, là nơi để thử súng gươm. Họ bắt buộc phải phục tùng bọn người đầy tham vọng, bất nhân, bất nghĩa.

Những tên lính tham gia cuộc chiến phi nghĩa đã phải trả giá đắt, chết bỏ thây trên cánh rừng hoang, xương chất thành đống, hồn vía vật vờ thành ma quỷ lang thang ở những hốc núi, xó rừng hoang vu. Nhưng từ giọng điệu cảm thương người lính, trai trẻ mà chẳng có ích gì cho gia đình, xã hội vì họ bị ấn gươm, giáo vào tay và buộc phải ra đi như câu ca dao cổ Ba năm trấn thủ mưu đồn:

“Cửa sinh có tiếng nơi nguy thế

Qua lại bao người chuyện xót thay”

Sau khi phê phán những tên lính tham gia trận chiến, Nguyễn Du chuyển sang phê phán kẻ cầm quyền, kẻ thống trị đầy tham vọng và nhẫn tâm: Giãi thây trăm họ nên công một người, thì dù có tài ba đến đâu cũng không đáng được ngợi khen, và không có cái nhìn thông cảm.

Tuy đất nước láng giềng luôn tìm cách xâm lược đất nước ta, gieo nỗi bất hạnh lên đầu người dân, nhưng ông vẫn ca ngợi đề cao những con người trung nghĩa, khí phách cao thượng như Khuất Nguyên, Hàn Tín, Văn Thiên Tường, Đỗ Phủ… Đồng thời ông cũng lên án kẻ độc ác, xấu xa, đê tiện như Thượng Quan, Tần Cối, Tô Tần… Thái độ đối với Mã Viện vì cái gọi là chiến công của hắn, Ông khinh miệt, coi thường khác với thái độ người lính vô danh.

Cảm hứng chủ yếu trong bài Quỷ Môn Quan là cảm hứng nhân đạo và đó cũng là cảm hứng bao trùm nhiều tác phẩm của Nguyễn Du. Điều cần hiểu là với lòng tự hào, tự tôn dân tộc đã là ý thức thường trực trong tâm hồn Nguyễn Du mỗi khi cầm bút lên làm thơ. Bài thơ này có thể đem đến cho người đọc một sự mới lạ so với sắc thái trầm uất trong nhiều bài thơ chữ Hán của Ông. Nghĩa là Quỷ Môn Quan vừa là tiếng nói trong trạng thái dữ dằn, quyết liệt ở một cửa ải nơi án ngữ giữ gìn sự an nguy của đất nước vừa tỏ lòng thương cảm những sinh linh qua lại vì nhiệm vụ.

Quỷ Môn Quan không chỉ là vẻ đẹp của núi non hùng vĩ, hoang vu mà còn là cảnh xương trắng thấp thoáng đây đó, gió âm u thổi suốt đêm ngày. Bài thơ đã thể hiện cốt cách cũng như tình yêu đất nước, mượn lời thơ để khẳng định cho những kẻ có ý định xâm chiếm bờ cõi về chủ quyền đất nước, và lời cảnh báo về cửa ải nguy hiểm khó thoát này.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Phân Tích Quỷ Môn Quan Để Thấy Rõ Cảm Xúc Chủ Đạo Của Nguyễn Du Về Bài Thơ Này

Đề bài: Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp được tác giả Nguyễn Du thể hiện sống động qua bài thơ Quỷ môn quan. Em hãy phân tích Quỷ Môn Quan để thấy rõ cảm xúc chủ đạo của Nguyễn Du về bài thơ này.

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm “Quỷ Môn Quan”: Trong số đó phải kể đến bài thơ “Quỷ Môn Quan”, một bài thơ viết về cảnh đẹp núi non hùng vĩ nơi cửa ải đất nước

2. Thân bài

Cảm xúc trước cảnh thiên nhiên nơi Quỷ Môn Quan: Nguyễn Du nhận thức đầy đủ và rõ ràng, sâu sắc vị trí địa lí của địa đầu Tổ quốc

Cảm xúc của người đi thăm viếng chiến trường xưa: đó là những cảm xúc trữ tình của lòng nhân ái, ngậm ngùi, và xót thương

3. Kết bài

Ý nghĩa tác phẩm “Quỷ Môn Quan”: Với lòng tự hào và tự tôn dân tộc, Nguyễn Du đã mang lại cho người đọc một tác phẩm “Quỷ Môn Quan” với những cảm xúc mới lạ

II. Bài tham khảo

Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam, không chỉ đóng góp vào kho tàng văn học kiệt tác “Truyện Kiều”, ông còn làm cho nền văn học phong phú và hấp dẫn hơn với nhiều tác phẩm và thể loại khác nhau. Trong số đó phải kể đến bài thơ ” Quỷ Môn Quan “, một bài thơ viết về cảnh đẹp núi non hùng vĩ nơi cửa ải đất nước, nơi chứng kiến những thăng trầm lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Bài thơ đã mở ra một cảm xúc mới lạ trong thơ Nguyễn Du.

Trước hết, nhà thơ dạt dào cảm xúc trước cảnh núi non hùng vĩ, nơi phên dậu của tổ quốc, chính nơi ấy đã là nơi vùi thân của biết bao quân xâm lược các triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Nguyễn Du nhận thức đầy đủ và rõ ràng, sâu sắc vị trí địa lí của địa đầu Tổ quốc, đồng thời hiểu được ý nghĩa của lịch sử thiêng liêng, tuy tên gọi có vẻ dữ dằn “Cửa quỷ” – tức cửa vào cõi chết. Vẻ đẹp nơi đây là vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và chết chóc, binh khí còn đâu đó nơi diễn ra những trận chiến:

“Dịch núi giăng giăng cao tựa mây

Cửa chia Nam Bắc chính là đây”

Với lời lẽ miêu tả của tác giả, có thể cảm thấy nơi đây mang không khí bí ẩn, không dễ gì qua lại, cái chết rình rập khắp nơi: bụi gai lấp đường, hổ báo, rắn rết ẩn nấp, khí độc bao phủ. Rùng rợn hơn là từng đống xương trắng trong bầu trời âm u giá lạnh không hơi người, đó có thể là những linh hồn không được siêu thoát, vẫn quẩn quanh trong rừng núi đầy tử khí. Bài thơ này có đôi nét cảm xúc của người đi thăm viếng chiến trường xưa nhưng lại thiếu hẳn đi sắc thái sử thi, không có cảm giác bi hùng trong chiến đấu. Bởi đó là những cảm xúc trữ tình của lòng nhân ái, ngậm ngùi, và xót thương cho những con người đem thân mình làm thang danh vọng cho một vài con người nào đó. Đối với những tên tướng quyền, hiếu chiến thì tác giả không hề thương tiếc mà còn chế giễu, mỉa mai. Còn đối với những người bị đày ra làm bia đỡ đạn, buộc phải phục tùng bọn tham vọng bất nhân nghĩa thì tác giả lại có cái nhìn bao dung và mở lòng nhân ái thương hại đối với họ. Những chàng trai trẻ chẳng có ích gì cho gia đình, xã hội bởi họ bị ấn gươm, ấn giáo vào tay buộc phải ra đi:

“Cửa sinh có tiếng nơi nguy thế

Qua lại bao người chuyện xót thay”

Vừa phê phán những tên lính tham gia trận lại phê phán kẻ cầm quyền, kẻ thống trị đầy tham vọng và nhẫn tâm. Giãi thây trăm họ nên công một người thì dù có tài ba đến mấy cũng khồn đáng được khen ngợi và thông cảm. Tuy đất nước láng giềng Trung Quốc luôn tìm cách xâm lược đất nước ta, gieo nỗi bất hạnh lên nhân dân nhưng Nguyễn Du vẫn nhận định rõ ràng, ai đáng khen và ai đáng lên án. Ông ca ngợi và đề cao những người trung nghĩa, khí phách cao thượng như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ,… đồng thời lên án tố cáo những kẻ độc ác như Tần Cối, Tô Tần,…

Với lòng tự hào và tự tôn dân tộc, Nguyễn Du đã mang lại cho người đọc một tác phẩm “Quỷ Môn Quan” với những cảm xúc mới lạ. Bài thơ vừa là tiếng nói dữ sằn, quyết liệt nơi cửa ái án ngữ an nguy của đất nước, lại vừa tỏ lòng thương cảm với những sinh linh đã mất đi vì nhiệm vụ.

Phân Tích Bài Thơ Đọc Tiểu Thanh Kí Của Nguyễn Du

Nàng Tiểu Thanh là một trong số những nhân vật tài hoa mà bạc mệnh trong nền văn học Việt Nam, số phận của nàng cũng chính là số phận của những người phụ nữ lúc bấy giờ: có tài,có sắc mà cuộc đời phải chịu nhiều bất công, ngang trái. Bài làm I – NHỮNG KIẾN THỨC BỔ TRỢ

Phân tích bài thơ Đọc tiểu thanh kí

1. Về tác giả và thời điểm tác phẩm ra đời

Nguyễn Du (1765 – 1820) là đại thi hào dân tộc. Toàn bộ sáng tác của ông đều chan chứa tình yêu thương đối với con người, nhất là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

Nguyễn Du đã từng đi sứ Trung Quốc (trong khoảng thời gian hai năm 1813 – 1814). về thời điểm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hiện nay ý kiến của giới nghiên cíai vẫn chưa thống nhất. Nguyễn Du viết bài thơ này trước hay sau khi đi sứ Trung Quốc ? Nguyễn Du có thật sự qua Hàng Châu, đứng trước cảnh Tây Hồ, trước mộ nàng Tiểu Thanh hay chỉ có cảm hứng từ việc đọc sách viết về thân thế nàng rồi sáng tác ? Hiện nay vẫn chưa có căn cứ để trả lời các câu hỏi này.

Phân tích bài thơ Đọc tiểu thanh kí

Tiểu Thanh là ai, đây có phải là một nhân vật có thực hay không ? Những câu hỏi này cũng có các cách trả lời khác nhau. Chỉ biết một người con gái tên gọi Tiểu Thanh (Phùng Tiểu Thanh) là nhân vật chính của một tác phẩm tên gọi Tiểu Thanh truyện ra đời cuối đời Minh, sau đó tiếp tục được nhắc đến trong một số sáng tác ở đời Minh – Thanh. Nội dung chính của Tiểu Thanh truyện đã được tóm lược trong phần Tiểu dẫn ở SGK Ngữ văn 10, tập một, tr. 131.

Nguyễn Du thuộc số những nhà thơ trung đại viết nhiều về các nhân vật văn hoá, chính trị Trung Quốc nhưng khác với hầu hết các nhà thơ ấy là ông không xuất phát từ quan điểm vịnh sử để nhìn các nhân vật. Thông thường, các nhà nho xưa vịnh sử là nhân một nét tính cách, một sự việc, một tình tiết nào đó trong cuộc đời nhân vật lịch sử để phát biểu quan điểm đạo đức, chính trị của bản thân, để khen hay chê trên quan điểm bình giá đạo đức. Còn Nguyễn Du viết về họ để bộc lộ suy nghĩ cảm xúc về số phận của bản thân, về những vấn đề của xã hội và con người. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc viết : “Những bài thơ viết về đề tài lịch sử của Nguyễn Du không giống với thứ thơ vịnh sử thường thấy trong lịch sử văn học Việt Nam. Thơ vịnh sử nói chung là thứ thơ nhằm mục đích giáo huấn về đạo đức, nên thường khô khan và đạo mạo. Chúng tôi không gọi thơ Nguyễn Du là thơ vịnh sử mà là thơ viết về đề tài lịch sử, bởi những bài thơ của ông viết về lịch sử tràn đầy cảm xúc, và cách nhìn nhận của ông không phải chỉ thuần tuý xuất phát từ quan điểm đạo đức, mà chủ yếu từ những thể nghiệm trong cuộc sống, từ một tình thuơng, một chủ nghĩa nhân đạo cao cả của nhà tho” (Văn học Việt Nam nửa cuối thế ki XVIII- hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục, 1999).

2. Tri thức văn hoá

Nguyễn Du quan tâm một cách hệ thống đến đề tài phụ nử. Đây là nét đặc sắc của sáng tác Nguyễn Du so với sáng tác của nhiều nhà nho thời trung đại. Trong các sáng tác của mình, kể cả những bài thơ chữ Hán và chữ Nôm, những nguôi phụ nữ có tài, nhan sắc nhung có thân phận khổ đau được ông dành cho sự đồng cảm sâu sắc. Cùng với Tiểu Thanh, đó là Dương Quý Phi, là nàng Đạm Tiên, là Thuý Kiều, là người phụ nữ gảy đàn ở thành Thăng Long, là những người kĩ nữ “Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa”. Nhưng đề tài người phụ nữ lại nằm trong một phạm vi quan tâm rộng hơn, đó là vấn đề thân phận của những người tài năng nói chung. Nguyễn Du viết về Khuất Nguyên, Đỗ Phủ, Giả Nghị, những nhân vật có tài mà bất hạnh trong lịch sử. Chẳng hạn về Giả Nghị, Nguyễn Du viết Thiên giáng kì tài vô dụng xứ (Trời cấp cho tài năng kì lạ mà không có chỗ dùng). Với Đỗ Phủ, một nhà thơ nổi tiếng thời Đường, ông viết Nhất cùng chí thủ khởi công thi (Một đời ông cùng khổ như thế há phải vì tài thơ).

Như vậy, Nguyễn Du đã có nhiều điểm khác so vói các tác giả văn học khác thời trung đại. Bởi văn thơ của các tác giả trung đại thường quan tâm đến cuộc sống của người dân về phương diện vật chất, đặc biệt là nạn nghèo đói. Nguyễn Du một mặt vẫn tiếp tục truyền thống này (thể hiện rõ nhất trong bài thơ Sở kiến hành viết về bốn mẹ con người ăn xin), mặt khác, ông bắt đầu quan tâm đến con người về phương diện tinh thần, nói chính xác hơn là con người với tư cách là chủ nhân của những giá trị tinh thần như thi ca, âm nhạc,… Chia sẻ thân phận bất hạnh của họ (và,nói chung ông coi mình thuộc số họ), Nguyễn Du thực chất đã đòi hỏi xã hội phải biết trân trọng tài năng, trân trọng những người làm ra các giá trị văn hoá tinh thần. Đó là điều cần nắm vững qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí.

3. Tri thức về thể loại

Đây là bài thơ Đường luật, nên cũng được tổ chức theo công thức chung là cảnh và sự gợi nên tình. Hai câu thơ đầu tả cảnh và kể sự, sáu câu tiếp theo dành cho suy tư, cảm xúc.

Tuy vẫn được tổ chức theo cấu trúc cảnh, sự và tình, song lại có đặc điểm riêng. Nếu so sánh với bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi đã được học, dễ thấy có sự khác nhau căn bản trong tỉ lệ giữa các câu thơ dành cho cảnh và sự so với phần dành cho tình. Nếu ở bài thơ Cảnh ngày hè, số lượng câu thơ tả cảnh có tỉ lệ áp đảo (6/2) thì ở bài Đọc Tiểu Thanh kí, số câu thơ dành cho cảnh rất ít so với các câu thơ dành cho tình (2/6). Lấy điểm gọi hứng từ thân phận nàng Tiểu Thanh, tác giả đã dành phần lớn bài thơ cho các suy tư về thân phận của người có tài năng, liên hệ với thân phận của chính mình. Nói cách khác, bài thơ này bao gồm suy tư, gửi gắm tâm sự về thân phận của bản thân tác giả.

II – PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Phân tích bài thơ Đọc tiểu thanh kí

1. Đặc điểm về nội dung

Nhà thơ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc qua sự bày tỏ thái độ đồng cảm với người con gái tài hoa nhưng bất hạnh. Tác giả không đứng bên ngoài hay bên trên nhìn vào, nhìn xuống thân phận của đối tượng để cảm thông, thương xót, mà gắn kết số phận của bản thân với tính cách là người cũng có nỗi đau khổ vì tài văn chương (Phong vận kì oan ngã tự cư). Như vậy, bài thơ này còn thuộc loại thơ gửi gắm tâm sự. Nhà thơ nhìn thấy có sự tương đồng rõ rệt về thân phận của những người tài năng văn chương mà bất hạnh như Tiểu Thanh và bản thân mình.

a) Những khái niệm cần chú ý

Bản dịch thơ đã cố gắng diễn đạt nội dung của nguyên tác nhưng không thể truyền đạt đầy đủ tinh thần của bài thơ bằng chữ Hán. Do đó, cần nắm vững một số từ ngữ chữ Hán trong bài thơ này, như : “vô mệnh”, “thiên nan vấn”, “phong vận”.

“Vô mệnh” (không có số mệnh) trong câu thơ thứ tư (nguyên tác): Ý nói tự thân văn chương không biết đến số mệnh, chỉ con người mới có số mệnh. Thế nhưng điều vô lí là văn chương cũng bị đem đốt cháy dở dang.

“Thiên nan vấn” (khó mà hỏi trời được) trong câu thơ thứ năm (nguyên tác) : Người xưa hay kêu trời, hỏi trời mỗi khi có điều gì uất ức, đau đớn (Ví dụ : Truyện Kiều có câu “Trời làm chi cực bấy trời”). Khi nhà thơ viết “Cổ kim hận sự thiên nan vấn” (Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được), tức là những mối hận đó quá lớn, trời cũng không giải đáp được. Câu thơ thể hiện sự đau đớn, phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có tài lại bất hạnh.

“Phong vận” (chỉ văn chương). Cả câu thơ thứ sáu có thể hiểu là Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì có tài văn chưong (Bản dịch trong SGK có mấy chữ cuối là vì nết phong nhã cũng đồng nghĩa).

b) Hình tượng tác giả

Có hai dấu hiệu cho thấy “cái tôi” trử tình trong bài thơ thể hiện rất rõ. Trước hết đó là sự xuất hiện của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “ngã” (ta, tôi) trong câu thơ thứ sáu. Sau nữa là việc tác giả nêu tên chữ Tố Như. Nhưng đây mới chỉ là hai dấu hiệu hình thức. Điều đáng chú ý là nội dung các cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ cho thấy tác giả trọng tình cảm.

Câu thơ đầu phác hoạ không gian điêu tàn của Tây Hồ, tạo nền cảnh cho tư thế trầm ngâm, suy tưởng của “cái tôi” tác giả trong câu thứ hai. Một dáng vẻ trầm tư trước một tập giấy kể thân thế, tâm sự của nàng Tiểu Thanh. Giữa hai người, tác giả. và nhân vật Tiểu Thanh, không có sự liên hệ về xứ sở, về thời đại (sinh không cùng thời, ở không cùng xứ), vậy điều gì đã dấy nên sự đồng cảm của tác giả ? Những câu thơ tiếp theo từng bước trả lời cho câu hỏi này. số phận bất hạnh của một người con gái có tài văn chương đã dấy nên trong ông sự đồng cảm sâu sắc.

Nhưng suy tư của tác giả không dừng lại ở chỗ than thở cho Tiểu Thanh. Nhà thơ mở rộng suy nghĩ về sự vô lí mà ngưòi tài năng văn chương phải gánh chịu, vì ông tự xem mình cũng là người có tài văn chương. Một mối đồng cảm, một sự tiên liệu cho thân phận chính bản thân mình đã bùng lên không ngăn cản được. Chữ “khấp” (khóc) mà Nguyễn Du dùng ở câu cuối cùng rất tinh tế. Nó thừa tiếp và cụ thể hoá chữ “điếu” (viếng) ở câu thơ thứ hai. Nhà thơ viết về Tiểu Thanh không chỉ bằng câu chữ mà bằng cả tấm lòng thương người, thương thân sâu sắc. ông không viếng đơn thuần mà là khóc thương cho Tiểu Thanh. Ông băn khoăn không biết hậu thế ai là người sẽ khóc ông, nghĩa là bây giờ đây ông đang khóc nàng Tiểu Thanh. Tác giả không lạnh lùng kìm nén mà để bật ra tiếng khóc – dấu hiệu mãnh liệt nhất của tình cảm. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt là nét chung trong sáng tác của Nguyễn Du, cả trong thơ chữ Hán lẫn trong Truyện Kiều.

Không đợi đến hơn ba trăm năm, ngày hôm nay chúng ta đã phần nào hiểu được tâm sự của Nguyễn Du, hiểu được tấm lòng thương người cao cả, vô bờ bến của ông, nâng niu di sản tinh thần quý báu mà ông để lại, đã lau dòng lệ nhân tình cho Tố Như. Tố Như thuộc về nhân dân, thuộc về nhân loại.

Hỡi người xưa của ta nay Khúc vui xin lại so dây cùng Người !

(Tố Hữu, Kính gửi Cụ Nguyễn Du)

2. Đặc điểm về nghệ thuật

a) Kết cấu của bài thơ

Câu thơ mở đầu tả cảnh:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, (Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,)

Để tả cảnh như thế, nhà thơ có thể thực tế đã đến Tây Hồ mà cũng có thể cảm khái sau khi đọc những trang sách viết về cô Phùng Tiểu Thanh đã từng sống cô đơn và chết trên Cô Sơn, cạnh Tây Hồ. Cảnh này sẽ gợi xúc cảm mạnh vì có tính chất hoài cổ : Cảnh đã thay đổi, người ở đâu ?

Câu thơ thứ hai:

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. (Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.)

đã chuyển sang sự (sự việc) : tác giả ngồi trước cửa sổ đọc tập sách viết về Tiểu Thanh như là hành động viếng nàng.

Cảm xúc, suy nghĩ (gọi chung là tình) được triển khai trong các câu thơ tiếp theo đó.

Các câu 3 và 4 (thực) dành cho những cảm xúc, suy nghĩ về thân phận của nàng Tiểu Thanh tài hoa mà bạc mệnh:

Chi phấn hữu thần liên tủ hậu, Văn chương vô mệnh luỵ phần dư. (Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.)

Son phấn ở đây chỉ nhằm nói đến Tiểu Thanh, son phấn để chỉ người phụ nữ bởi nó là một vật trang điểm khiến cho nhan sắc của những người phụ nữ thêm phần lộng lẫy và xinh đẹp hơn. Tác giả như cảm nhận thấy được cái thần thái của người con gái ấy vẫn còn đâu đây mặc dù bị chôn đi nhưng mà nỗi hận vẫn còn. Chính nhà thơ dùng tâm hồn đồng điệu của mình để cảm nhận được điều đó. Và chính cái chết ấy đã mang đi sự nghiệp văn chương của cô. Vốn dĩ nó còn được phát triển nữa nhưng thật sự không thể được vì cái người làm ra nó vì xinh đẹp mà bị giết hại. Có thể nói nhan sắc kia đã làm cho văn chương bị liên lụy. Thế nhưng những tác phẩm văn chương của nàng tiểu Thanh ấy dù bị đốt đi nhưng hãy còn vương. Văn chương đâu có mệnh có linh hồn vậy mà ở đây lại có. Tất cả để nói lên rằng linh hồn của tiểu Thanh.

Suy nghĩ cứ mở rộng hơn, từ Tiểu Thanh nhà thơ liên hệ sang bản thán (hai câu luận : 5 và 6) để cho thấy tính chất phổ biến của thân phận những người tài năng:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phồng vận kì oan ngã tự cư. (Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được, Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã.)

Nỗi hận của nàng Tiểu Thanh là một nỗi hận kim cổ, câu thơ chứa đựng biết bao nhiêu tuyệt vọng. Không những thế Nguyên Du đã nâng nỗi hận của Tiểu Thanh thành nỗi hận của đời này truyền sang đời khác. Cái chết oan ức của Tiểu Thanh không thể hết oan ức được. Phong vận ở câu thơ thứ sáu không có nghĩa là sự phong lưu về vật chất mà là sự phong lưu về tinh thần, Nói cách khác là chỉ cái tâm, cái tài của những kẻ tài hoa.

Hai câu thơ cuối cùng (kết):

Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ? (Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như ?)

Như vậy, xét về kết cấu, bài thơ có các tầng bậc khác nhau. Các phần đề, thực, luận, kết đảm nhiệm những chức năng khác nhau, theo trật tự tăng tiến, từ một trường họp cụ thể đi đến tư tưởng khái quát về thân phận chung của những người tài sắc. Khái quát đó được thực hiện một cách tự nhiên, không gượng ép nên có sức thuyết phục. Nguyễn Du đã nêu vấn đề về thân phận của những người làm ra các giá trị văn học nghệ thuật, trong đó có Tiểu Thanh, Thuý Kiều và chính ông, cũng tức là nói đến sự gửi gắm tâm sự qua những nhân vật mà ông đồng cảm.

b) Ngôn ngữ

Với HS lớp 10, không nhất thiết phải hiểu thật thấu đáo chữ Hán mà chỉ cần so sánh với bản dịch để nắm phần nào nghĩa của các câu thơ. SGK có dẫn hai bản dịch thơ của Quách Tấn và Vũ Hoàng Chương để thấy rằng một bài thơ chữ Hán có thể được hiểu và dịch không hoàn toàn như nhau.

Phân Tích Đoạn Thơ “Để Đất Nước Này Là Đất Nước Của Nhân Dân”

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi” Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr. 121)

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Hiếm có một giai đoạn văn học nào mà hình ảnh Tổ quốc – Dân tộc – Đất nước lại tập trung cao độ như giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tố Hữu với ” Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời/ Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!” (Vui thế hôm nay), Chế Lan Viên với “Sao chiến thắng”, Lê Anh Xuân từ hình tượng anh giải phóng quân đã tạo nên “Dáng đứng Việt Nam”. Và Nguyễn Khoa Điềm gắn liền với Tổ quốc qua “Đất Nước” – một chương thơ trong trường ca “Mặt đường khát vọng”. Chương thơ đã thể hiện một cách sâu sắc vẻ đẹp của Đất Nước và tư tưởng lớn của thời đại “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy được thể hiện đậm nét qua đoạn thơ sau:

Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…

1. Khái quát: Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước; thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư sâu lắng, cảm xúc nồng nàn. “Đất nước” là đoạn thơ trích từ chương V trường ca “Mặt đường khát vọng” được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971. Trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích nằm ở phần hai của chương V. Nội dung bao trùm cả đoạn thơ là tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.

Ngày xưa, người ta thường quan niệm: Đất Nước là của các triều đại, của vua. Trong “Nam quốc sơn hà” – Lý Thường Kiệt cũng nói “Nam quốc sơn hà nam đế cư”. Trong “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi Viết “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập”. Ngày nay trong thời đại Hồ Chí Minh, khi người ta nhìn thấy sức mạnh của nhân dân, sự đóng góp máu xương của nhân dân đã làm nên Đất Nước cho nên Đất Nước phải thuộc về nhân dân và của nhân dân.

2.1. Đoạn thơ mở đầu bằng một lời khẳng định, lời khẳng định ấy là cảm hứng chung cho cả đoạn thơ:

” Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân

Đất nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

Nhà thơ khẳng định chắc nịch “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân”, lời khẳng định ấy đã thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt tình cảm của nhà thơ đối với dân tộc. Hơn ai hết, nhà thơ hiểu rằng, để có được Đất Nước trường tồn, vĩnh cửu thì nhân dân hơn ai hết là những người đã đổ máu xương, đổ công sức của mình để làm nên hình hài đất nước. Vì thế Đất Nước không của riêng ai mà là của chung, của nhân dân và mãi mãi thuộc về nhân dân.

Các bạn đang xem đề thi: Phân tích đoạn thơ Để đất nước này là đất nước của nhân dân… sông xuôi

Ở câu thơ thứ hai, nhà thơ lại một lần nữa khẳng định ” Đất nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”. Điệp ngữ chuyển tiếp ” Đất nước của nhân dân” được lặp lại như thêm một lần nữa nhấn mạnh về cái sứ mệnh thiêng liêng của nhân dân đối với Đất Nước. Vế thứ hai, nhà thơ nhấn mạnh ” Đất Nước của ca dao thần thoại”. Nhắc đến ca dao thần thoại ta lại càng nhớ đến nhân dân, vì hơn ai hết, Nhân dân lại là người tạo ra văn hóa, tạo ra ca dao thần thoại. Mà đất nước của “ca dao thần thoại” nghĩa là Đất Nước tươi đẹp vô ngần như vầng trăng cổ tích, ngọt ngào như ca dao, như nguồn sữa mẹ nuôi ta lớn nên người. Và không phải ngẫu nhiên tác giả nhắc tới hai thể loại tiêu biểu nhất của văn học dân gian. “Thần thoại” thể hiện cuộc sống qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân dân. Còn “ca dao” bộc lộ thế giới tâm hồn của nhân dân với tình yêu thương, với sự lãng mạn cùng với tinh thần lạc quan. Đó là những tác phẩm do nhân dân sáng tạo, lưu truyền và có khả năng phản chiếu tâm hồn, bản sắc dân tộc một cách đậm nét nhất.

2.2. Và khi nói đến “Đất nước của Nhân dân”, một cách tự nhiên, tác giả trở về với cội nguồn phong phú đẹp đẽ của văn hóa, văn học dân gian mà tiêu biểu là trong ca dao. Vẻ đẹp tinh thần của nhân dân, hơn đâu hết, có thể tìm thấy ở đó trong ca dao, dân ca, truyện cổ tích. Ở đây tác giả chỉ chọn lọc ba câu để nói về ba phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc:

Dạy anh biết yêu em từ thở trong nôi

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu

Chức năng của ca dao, nói như Nguyễn Khoa Điềm là “dạy”. Chức năng ấy cùng với ý nghĩa của nó được thể hiện qua ba phương diện. Phương diện thứ nhất, Nguyễn Khoa Điềm nhấn mạnh về tình cảm thủy chung trong tình yêu của con người Việt Nam. Từ ý thơ trong ca dao “Yêu em từ thuở trong nôi/ Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru”. Nhà thơ đã viết nên lời chân tình của chàng trai đang yêu “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi”. Tình yêu của chàng trai ấy không phải là ngọn gió thoáng qua, không phải là lời của bướm ong mà là lời nói là nghĩ suy chân thật. Ý thơ đã khẳng định được một tình yêu thủy chung bền vững không gì có thể đếm đong được. Nhân dân dạy ta biết yêu thương lãng mạn, đắm say thủy chung với những câu ca dao ấy. Đây là phát hiện mới của Nguyễn Khoa Điềm. Bởi lẽ từ xưa đến nay nói đến nhân dân người ta thường nghĩ đến những phẩm chất cần cù chịu khó, bất khuất kiên cường. Còn ở đây tác giả lại ngợi ca vẻ đẹp trẻ trung lãng mạn trong tình yêu, những mối tình từ thưở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.

Ở phương diện thứ hai, Nhân dân gìn giữ và truyền lại cho ta quan niệm sống đẹp đẽ, sâu sắc, ca dao đã “dạy anh biết” – Sống trên đời cần quý trọng tình nghĩa, phải “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”. Câu thơ ấy lấy ý từ ca dao “Cầm vàng mà lội qua sông/Vàng rơi không tiếc tiếc công cầm vàng”. Nhân dân đã dạy ta rằng: ở đời này còn có thứ quý hơn vàng bạc, châu báu ngọc ngà… Đó là tình nghĩa giữa con người với con người. Bởi vậy, nghĩa với tình còn nặng hơn nhiều lần giá trị vật chất.

Ở phương diện thứ ba, nhân dân đã dạy ta phải biết quyết liệt trong căm thù và chiến đấu “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy/ Đi trả thù mà không sợ dài lâu”. Hai câu thơ đã gợi lại biết bao cuộc kháng chiến oanh liệt, trường kì của nhân dân trong biết bao cuộc chiến vệ quốc vĩ đại. Từ thuở lập nước, ông cha ta đã luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm. Cuộc chiến đấu giành độc lập tự do nào cũng kéo dài hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm. Sau cả nghìn năm Bắc thuộc nhân dân vẫn đứng lên giành chủ quyền, rồi đến 100 năm đô hộ giặc Tây… thử hỏi nếu không có sự kiên trì bền bỉ và khát vọng tự do mãnh liệt, dân tộc bé nhỏ này làm sao có thể vượt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, mất mát hi sinh để đến ngày toàn thắng.

2.3. Bốn câu thơ cuối: Hình ảnh người chèo đò, kéo thuyền vượt thác cất cao tiếng hát là một biểu tượng nói lên sức mạnh Nhân dân chiến thắng mọi thử thách, lạc quan tin tưởng đưa Đất Nước đi tới một ngày mai vô cùng tươi sáng:

Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu

Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát

Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác

Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…

Câu thơ gợi cho ta hình ảnh của những dòng sông, những dòng sông không biết đến từ bến bờ nào nhưng khi hòa vào đất Việt lại vang lên biết bao câu hát điệu hò. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm làm ta nhớ đến những điệu hò hùng tráng trên sông Mã, điệu ca Huế ngọt ngào trên sông Hương và điệu hò kéo lưới mạnh mẽ ở miền Trung, hay đờn ca tài tử tha thiết trên sông Tiền, sông Hậu ở miền Nam. Và “dòng sông” ấy vừa có ý nghĩa là dòng sông của quê hương đất nước nhưng vừa có ý nghĩa là dòng sông Văn Hóa, dòng sông Lịch sử. Dân tộc ta có 54 dân tộc anh em, là 54 dòng chảy văn hóa đa dạng “trăm màu, trăm dáng”. Và đó chính là sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam đã vun đắp phù sa qua bao năm tháng thăng trầm để làm nên một đất nước đậm đà bản sắc dân tộc.

3. Tổng kết nghệ thuật: Đoạn thơ đã để lại âm hưởng ca dao, dân ca đặc sắc nhưng không lấy lại nguyên văn mà sáng tạo làm nên một ý thơ riêng mềm mại, tài hoa và giàu tính triết lý. Điệp ngữ “Đất Nước” được nhắc lại nhiều lần cùng với việc nhà thơ luôn viết hoa hai từ “Đất Nước” tạo nên một tình cảm thiêng liêng xiết bao tự hào về non sông gấm vóc Việt Nam.

Tóm lại, đoạn thơ ta vừa phân tích đã thể hiện một cách rất thành công tư tưởng lớn của thời đại “Đất Nước của nhân dân”. Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho ta một giọng thơ tài hoa và những câu thơ giàu tính triết lý để ta thêm hiểu, thêm yêu, thêm tin vào sức mạnh của nhân dân và tin vào tình yêu Đất Nước của chính mình:

Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta như vợ như chồng

Ôi Tổ Quốc nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông

– Các bạn vừa xem đề thi: Phân tích đoạn thơ Để đất nước này là đất nước của nhân dân

Trích cuốn: Cẩm nang LTĐH môn Ngữ văn do thầy Phan Danh Hiếu chủ biên.

Bạn đang xem bài viết Phân Tích Bài Thơ Quỷ Môn Quan Để Thấy Rõ Cảm Xúc Chủ Đạo Của Nguyễn Du Về Bài Thơ Này. trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!