Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Bài Thơ Số 28 Của Ta mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ta-go (1861 – 1941) là đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, Ta-go được Giải Nô-ben về vãn chương với tập “Thơ Dâng”. Ông là “nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại”, một nghệ sĩ toàn tài để lại một sự nghiệp văn nghệ đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, trên 3.000 bức họa.
Sau tập “Thơ Dâng” được Giải thưởng Nô-ben, năm 1914, Ta-go xuất bản tập thơ “Người làm vườn ” – tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ số “28” này rút trong tập “Người làm vườn “, được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới “.
1. Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”, vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò.
Tình yêu đến, “thần ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em nào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng, chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn và yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là ‘Tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:
… “Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh “.
2. Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu … anh sẽ…” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thành chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em, Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên” – diễn tả một “tấm lòng”, một sự trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Ta-go viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỉ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em “,
Lời dịch thơ khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, làm cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai
“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!
Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.
4. Tinh yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, thoảng qua. Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn”, một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đâu hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề* nhiều người đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu:
“Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở thành nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó rất nhanh – Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan thành lệ trong, phản ánh nỗi sầu thầm kín ” (dịch nghĩa).
5. Hai đoạn thơ thứ tư và thứ năm tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế kia mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ:
“Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,
Nên vui sướng khổ đau của nó là vô biên.
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu! “
Trong nguyên tác: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết rằng: “những đòi hỏi” dễ làm nhiều độc giá hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải là thứ “trái tim chỉ là một phút giây lạc thú “. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kì diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu.
Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng. Nhẹ nhàng thổ lọ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự vô biên và giàu sang trong tình yêu. Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp về tình yêu. Thơ tình mang thêm màu sắc triết lí. Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn.
Bài thơ số 28 của Ta-go rất đẹp và giàu tính sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn ” – “ánh trăng soi vào biển cả” – “viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sác: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Như một lời nhắc khẽ: Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh, tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện và chiếm lĩnh tình yêu, có thể mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.
Cũng như “Biển” của Xuân Diệu. “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Tôi yêu em” của Pu-skin, bài thơ này của Ta-go không thể thiếu trong hành trang – tâm hồn “tuổi áo trắng ” mộng mơ.
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Trích Trong Tập Người Làm Vườn Của Ta
Phân tích Bài thơ số 28 trích trong tập Người làm vườn của Ta – go
Đây là một bài thơ trữ tình, chủ thể trữ tình là nhà thơ mà câu chuyện được bộc lộ ra trong bài thơ là câu chuyện tình yêu rất riêng tư của chính chủ thể nhà thơ. Bài thơ ca ngợi sức mạnh của tình yêu vô biên thể hiện qua khát vòn khám phá mãnh liệt không cùng để tạo ra một sự gắn kết hòa hợp, tạo ra một niềm tin bất tận vào chính sự khám phá ấy.
1. Đặc điểm về nội dung
a) Một số khái niệm cần lưu ý
Hình ảnh “đôi mắt” với các sắc điệu của nó (buồn, băn khoăn,…) là một hình ảnh rất đặc trưng của nhiều nhà thơ song hình ảnh này ở thơ Ta – go rất đậm đặc và mang đặc trưng của cách nhìn tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ mà chính Ta – go đã nhấn mạnh: “Đôi mắt chúng ta liên kết nhau trong hòa điệu làm cho chúng ta hành động được thống nhất”.
b) Nhân vật
Trong bài thơ, xét hình thức, có hai nhân vật: một là chủ thể trữ tình, trực tiếp bày tỏ, bộc lộ cảm xúc tình cảm của mình; hai là khách thể tiếp nhận các cung bậc cảm xúc cho nên các nhân vật này đều dường như có sự phân thân: chủ thể trữ tình bộc lộ tình cảm với khách thể tiếp nhận song cũng chính là đang nói với chính mình, băn khoăn của khách thể tiếp nhận cũng được phân đôi tạo nên sự giằng xé tâm trạng. Từ đó, dẫn đến các suy tưởng trừu tượng hướng tới cái vô biên của tình người, tình đời mà mỗi khi đạt tới một cung bậc mới của tình người, tình đời ấy thì phạm vi của tình yêu lại được mở ra và một chân trời mới hiện lên.
2. Đặc điểm về nghệ thuật
Bài thơ được cấu trúc theo kiểu tư duy hướng nội, hướng vào chiều sâu tâm tưởng, gợi mở cái nhìn về thế giới tâm linh. Từ dó, ý nghĩa của bài thơ cũng được tạo ra theo kết cấu tầng bậc, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nhận thức cảm tính, trực cảm đến nhận thức lí tính, khái quát cao.
a) Kết cấu bài thơ
Bài thơ toát lên âm hưởng của giọng điệu thơ tình qua cách thức giãi bày bộc lộ quan niệm về tình yêu mà ở đây có liên tưởng đến tình yêu lứa đôi.
Song bằng hình thức cấu trúc câu thơ theo lối giả định – phủ định – khẳng định, tác giả đã chỉ ra nghịch lí của tình yêu. Từ đó tác giả trình bày một quan niệm về tình yêu khác, rộng hơn nhiều với các quan niệm về tình yêu của các nhà thơ khác. Bài thơ diễn tả một nội dung triết lí về tình yêu, từ đó mở rộng ra ý nghĩa của cuộc đời, cho tình yêu nói chung, và rộng hơn là cho mọi tình cảm của con người. Âm hưởng trữ tình tha thiết tạo ra sự trầm lắng suy tư đầy chất triết lí vừa gợi mở cho độc giả niềm vui hướng tới tình yêu thiêng liêng, vừa tạo ra cảm giác kì diệu, bí ẩn của tình yêu.
b) Ngôn ngữ nghệ thuật
Trong nguyên bản bài thơ bằng tiếng Anh do chính Ta – go dịch thì bài thơ này cũng như nhiều bài thơ khác trong tập Người làm vườn đều có hình thức là thơ văn xuôi, một hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi. Đối với thơ văn xuôi, cần chú ý tới tứ thơ, nhịp điệu thơ và nhạc điệu, đặc biệt là tính chất triết lí trên nền cảm xúc trữ tình.
Để phân tích được, trước hết cần phải tìm ra các từ “chìa khóa” ở câu: “đời anh là một trái tim”, ta gặp một sự khẳng định có tính chất mở đường cho cách lập luận và tạo ra cảm xúc của bài thơ. Các cụm từ “Nếu trái tim anh” được lặp lại nhiều, trong nguyên tác bằng tiếng Anh do chính Ta – go tự dịch ra cụm từ này có nghĩa là “đời anh”. Từ đây ta có các từ khóa quan trọng: đời anh là trái tim – đời anh là tình yêu, đời anh = trái tim = tình yêu. Các từ khóa này cho phép hiểu tình yêu ở một khía cạnh cao hơn. Tình yeu ở đây là con người trong sự phát triển viên vãn của nó, cũng giống như trái tim được hiểu là biểu hiện cao nhất của cuộc sống.
Lưu ý: Các câu thơ được cấu trúc theo hình thức nghịch lí, đặc biệt qua các dòng thơ:
Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Hay các dòng thơ:
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Giọng điệu nghịch lí này vốn xuất phát từ đầu bài thơ qua hình ảnh “Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Nghịch lí này gắn liền với bản chất của cuộc sống, của tình yêu.
Khi phân tích, cần lưu ý tới hình thức cấu trúc câu thơ: tác giả thường đưa ra một giả định không thực sự sau đó tiến hành các bước phủ định giả thiết ấy để hướng tới một sự khẳng định mới, tạo ra bất ngờ và hứng thú:
Nếu trái tim anh (= đời anh) = là = một phút giây lạc thú (thì)…. Nếu trái tim anh (= đời anh) = chỉ là = khổ đau (thì)….
độc giả đang chờ đợi thì một sự bất ngờ đến ngay bởi hệ thống các từ khóa: đời anh là trái tim – đời anh là tình yêu, đời anh = trái tim = tình yêu, tức là độc giả được đưa đến, được đặt vào một sự khẳng định khác lớn hơn, cao cả hơn, không chỉ dừng ở múc độ so sánh bình thường. Cái bí ẩn của tình yêu xuất hiện cho dù em có là “nữ hoàng của vương quốc” thì tình yêu đó đi chăng nữa thì nữ hoàng ấy cũng chẳng dễ gì hiểu được vương quốc của mình. Cuộc đời không chỉ được đo đếm bằng niềm vui hay nỗi buồn cụ thể mà cuộc đời chính là tình yêu với biểu hiện muôn màu của nó, là sự hòa trộn của niềm vui và nỗi đau, bởi tình yêu ôm vào trong đó sự đa dạng của cuộc đời.
Nhưng em ơi, trai tim anh lại là tình yêu Nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên. Nhưng đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu.
Các dòng thơ trên cho ta thấy rõ hơn chiều sâu của tình yêu, một tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất của con người. Tình yêu có cuộc sống riêng của nó, và nó tạo ra một quy luật riêng cho ứng xử thẩm mĩ của con người: “Người với người sống để yêu nhau”.
Hai dòng thơ cuối cũng cho thấy một nghịch lí:
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
Ở đây, tình yêu = cuộc đời, tình yêu vừa cụ thể vừa trừu tượng vừa hữu hạn tưởng chừng như thể có một đường biên rõ ràng lại vừa vô hạn chẳng biết đâu là bến, đâu là bờ. Bởi thế, cho dù nó bao gồm cả niềm vui và nỗi đau nhưng chính là niềm vui và nỗi đau ấy cũng vô cùng vô tận. Ở đây cần thiết phải lí giải nghịch lí này. Muốn thế phải trở về với từ khóa: đời anh = tình yêu, đời anh là hiện thân của tình yêu, anh là tình yêu. Đến với anh không chỉ đến bằng sự nhận thức thuần túy lí tính, bằng phép định lượng định tính, bởi mỗi con người là một tiểu vũ trụ tồn tại trong cái thế giới vũ trụ bao la. Mặt khác, đời anh là tình yêu nên muốn hiểu được đời anh là tất yếu phải dùng tình yêu, chỉ có tình yêu đến với tình yêu, chỉ bằng tình yêu để khám phá và mở đường cho tình yêu mới được tình yêu đền đáp, mới hạnh phúc vì lúc đó mới hiểu được bản chất của tình yêu.
Bài Thơ Số 28 ( R. Ta
Bùi Đức Quân
Website Luyện thi online miễn phí,hệ thống luyện thi trắc nghiệm trực tuyến miễn phí,trắc nghiệm online, Luyện thi thử thptqg miễn phí
Lời bài thơ số 28, Đọc hiểu bài thơ số 28, Quan niệm tình yêu trong bài thơ số 28, Bài thơ số 28 Giáo án, Bài thơ số 28 violet, Biển pháp từ từ trong bài thơ số 28, Hoàn cảnh sáng tác bài thơ số 28, Bố cục Bài thơ số 28
Lời bài thơ số 28, Đọc hiểu bài thơ số 28, Quan niệm tình yêu trong bài thơ số 28, Bài thơ số 28 Giáo án, Bài thơ số 28 violet, Biển pháp từ từ trong bài thơ số 28, Hoàn cảnh sáng tác bài thơ số 28, Bố cục Bài thơ số 28
Lời bài thơ số 28
1. Đôi mắt băn khoăn của em buồnĐôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,Anh không giấu em một điều gì.Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
2. Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnhvà xâu thành một chuỗiquàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là một đóa hoatròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.
3. Nhưng em ơi, đời anh là một trái timNào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,Em là nữ hoàng của vương quốc đóẤy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
4. Nếu trái tim anh là một phút giây lạc thúNó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõmVà em thấu suốt rất nhanh.Nếu trái tim anh chỉ là khổ đauNó sẽ tan ra thành lệ trongVà lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn.
5. Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửuTrái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậyNhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.
I. Đọc hiểu tiểu dẫn.
1. Tác giả.
– Người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nôben
văn học năm 1913.
2. Giới thiệu tập thơ:
Người làm vườn
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc.
2. Định hướng nội dung và nghệ thuật.
2. 1. Sự giãi bày tình cảm của nhân vật trữ tình.
– Hình ảnh đôi mắt: Băn khoăn, buồn chưa thực sự tin tưởng, muốn nhìn thẳng vào tâm tưởng- khao khát hoà nhập tâm hồn.
– Đáp ứng nguyện vọng đó, chàng trai phơi bày trần trụi tất cả: Chân thực, giản dị, không câu nệ.
– Nhưng thật nghịch lý là người yêu không biết gì về anh và tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa.
2.2. Sự hi sinh vì nhau nhưng đầy mâu thuẫn trong tình cảm của nhân vật trữ tình.
– Để người yêu thấu hiểu, chàng trai hi sinh cuộc đời mình, hiến dâng tất cả cuộc đời cho tình yêu:
+ Đời là viên ngọc: Đập nát nó ra
+ Đời là đoá hoa: Xé nhỏ nó ra
+ Đời là trái tim: Em là nữ hoàng của Vương quốc.
à
Nhưng tất cả em còng đều không biết gì về anh.
à
Sự tăng tiến tình cảm trong sự đòi hỏi và giãi bày: Từ giãi bày – đến hi sinh – cuối cùng là hoà hợp.
– Cặp quan hệ từ: Nhưng – nếu – thì: Nhấn mạnh sự hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả cho tình yêu.
à
Nhân vật trữ tình vừa là con người tình nhân vừa là con người triết nhân . Đó chính là đặc trưng của thể loại thơ triết lý – trữ tình Tago.
– Trái tim tình yêu không đơn giản là vật chất. Tiềm ẩn trong đó sự đối lập: Vui sướng và khổ đau; thiếu thốn và giàu sang – đó là tất yếu của tình yêu
2.3. Khát vọng hoà đồng, tình yêu rộng mở.
– Hai câu cuối mang tính chất triết lý sâu sắc.
– Tình yêu là sự vô cùng không ranh giới.
– Tình yêu luôn đòi hỏi sự thống nhất trọn vẹn, luôn khao khát biết trọn nó.
Đó là chân lý của Tago.
3. Kết luận.
– Con người giàu lòng nhân hậu, khao khát cống hiến cho cuộc đời.
– Bài thơ trữ tình giàu chất triết lý, hình ảnh sinh động, quan niệm tình yêu trong sáng lành mạnh: Đó là tình yêu hoà hợp, gần gũi, thấu hiểu của hai tâm hồn hướng đến cái vĩnh hằng, duy nhất và tuyệt đối trong tình yêu.
Phân Tích Bài Thơ Số 28 Của R.tago
Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago
Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago. Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel, năm 1914, Tago xuất bản tập thơ “Người làm vườn – tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ sơ 28 này rút trong tập “Người làm vườn”, được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất trên thế giới”.
” Đôi mắt băn khoăn của em buồnĐôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,Anh không giấu em một điều gì.Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnhvà xâu thành một chuỗiquàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là một đóa hoatròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.Nhưng em ơi, đời anh là một trái timNào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,Em là nữ hoàng của vương quốc đóẤy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.Nếu trái tim anh là một phút giây lạc thúNó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõmVà em thấu suốt rất nhanh.Nếu trái tim anh chỉ là khổ đauNó sẽ tan ra thành lệ trongVà lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn.Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửuTrái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậyNhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu.”Đào Xuân Quý dịch
Toàn bài thơ vẫn là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lắng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn” – được nói đến mà thôi.
Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò.
Tình yêu đến, “Thần Ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em vào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:
“…Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,Anh không giấu em một điều gì.Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.”
Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu… anh sẽ…” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thàn chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên” – diễn tả một “tấm lòng”, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Tago viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỷ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnhvà xâu thành một chuỗiquàng vào cổ em.Nếu đời anh chỉ là một đóa hoatròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.”
Lời thơ dịch khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, là cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai!
Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: “Trái tim”. Ba tiếng “Nhưng em ơi!” vang lên thiết tha, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu – đời anh. Là một lời nhắc khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần biết trân trọng và phát hiện mọi phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm tình người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trai có một trái tim rất nhân văn! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em:
“Nhưng em ơi, đời anh là một trái timNào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,Em là nữ hoàng của vương quốc đóẤy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!”
Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.
Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, tầm thường, thoảng qua! Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn”, một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đều hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề”, nhiều người viết sách lâu nay đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu:
“Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó nhanh – Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan ra thành lệ trong phản ánh nỗi sầu thầm kín”.
Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế này mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ:
“Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửuTrái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậyNhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!”
Trong nguyên tắc: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết thành: “những đòi hỏi” dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào về trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải thứ “trái tim chỉ là giây phút lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kỳ diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh và em sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng? Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự cầu mong và giàu sang trong tình yêu, Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp của tình yêu. Thơ tình của Tago mang thêm màu sắc triết lý.
Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn.
Bài thơ tình số “28” của Tago rất đẹp và sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn” – “ánh trăng soi vào biển cả” – “viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là một sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện để chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.
Cũng như “Biển” của Xuân Diệu, “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Tôi yêu em” của Puskin,… bài thơ này của Tago không thể thiếu trong hành trang – tâm hồn “tuổi áo trắng” mộng mơ.
Bạn đang xem bài viết Phân Tích Bài Thơ Số 28 Của Ta trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!