Xem Nhiều 3/2023 #️ Phân Tích Truyện “Thầy Bói Xem Voi” # Top 7 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Phân Tích Truyện “Thầy Bói Xem Voi” # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Truyện “Thầy Bói Xem Voi” mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Truyện ngụ ngộn là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.

Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chễ giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.

Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.

Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng lúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy cùng chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.

Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển. Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia. Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thù con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy. Mâu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu nghe ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.

Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả năm thầy không ai chịu ai. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.

Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì ai đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.

Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tình huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.

Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: Thầy bói xem voi.

Phân Tích Ý Nghĩa Truyện Thầy Bói Xem Voi

Thầy bói xem voi là câu truyện ngụ ngôn rất phổ biến, được đưa vào chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 6.

Câu chuyện kể về 5 ông thầy bói, một hôm ế hàng đành tụm lại ngồi nói chuyện với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.

Truyện ngụ ngôn này có dụng ý khuyên chúng ta khi giao tiếp, nói chuyện, ấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Lời khuyên này rất chí lý, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, vẫn còn một khía cạnh phải bàn thêm, đó là phải tìm hiểu sự vật hiện tượng đến mức thế nào thì mới được coi là tìm hiểu một cách toàn diện, kĩ càng?

Nhìn lại chính câu chuyện vừa kể, việc xem xét kĩ càng là việc xem xét tất cả các bộ phận của con voi đó hay cần xem xét tất cả những con vật được gọi là voi nữa thì mới đủ?

Nếu bây giờ sự vật cần tìm hiểu không phải là con voi nữa, mà là hoa lan, thì sao, liệu kiểm tra cả một cây hoa lan có đủ để kết luận rằng hoa lan trông thế nào?

Truyện Ngụ Ngôn Thầy Bói Xem Voi

Thầy bói xem voi

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói nói chuyện với nhau.

Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào.

Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó dài dài như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói sai cả. Chính nó tua tủa như cái chổi xể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu chảy máu.

Lời bàn:

Khi giao tiếp, nói chuyện, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi.

Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái.

Xem Truyện, Đọc Truyên, Nghe Kể Truyện

Truyện cười

Xứ Sở Nụ Cười

Sau chuyến tham quan 33 ngày ở các nước có ngành du lịch phát triển, thị trưởng thành phố Hoa Biển quả quyết: “Ăn nhau ở con người, thành phố chúng ta sống nhờ vào du lịch, cần phát động phong trào toàn dân làm du lịch”.

Sau chuyến tham quan 33 ngày ở các nước có ngành du lịch phát triển, thị trưởng thành phố Hoa Biển quả quyết: “Ăn nhau ở con người, thành phố chúng ta sống nhờ vào du lịch, cần phát động phong trào toàn dân làm du lịch”.

Lệnh được ban ra, một cuộc họp quy tụ các chuyên gia của đủ thứ lĩnh vực từ du lịch đến văn hóa, văn nghệ, môi trường, đạo đức, kinh tế… được triển khai. Sau nhiều tranh căi nảy lửa, người ta đi đến kết luận: “Trong những thứ có thể thu hút khách du lịch thì con người là quan trọng nhất, và điều quan trọng nhất của cái quan trọng nhất đó chính là nụ cười”. Một nghị quyết nhanh chóng được đưa ra: biến thành phố Hoa Biển thành “thành phố nụ cười”.

Ngay ngày hôm sau, trên các đường phố xuất hiện nhiều băngrôn với các ḍng chữ: “Cười là yêu thành phố”, “Mỗi nụ cười là một viên gạch xây dựng thành phố giàu đẹp”, “Nụ cười, nền tảng của ngành công nghiệp không khói”…

Sau ba tháng phát động và treo băngrôn, ngành du lịch thống kê được rằng số khách du lịch tăng hơn một người so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy là có triển vọng. Hội nghị các chuyên gia lại được mở ra để đánh giá Tình hình.

Tất cả các nhân vật ưu tú nhất thành phố trong nhiều lĩnh vực đều thống nhất rằng các biện pháp tuyên truyền cần phải bình dân hơn một chút cho mọi người dễ hiểu. Các công việc cần thiết được triển khai ngay. Ngành truyền hình thuê hẳn mấy nhóm tấu hài cấp tốc dựng lên chương trình “Gặp nhau cuối ngày” với những tiểu phẩm hài hước dễ hiểu và dễ cười nhất.

Ví dụ như nhóm “Cù nhầy” với tiểu phẩm về một cô nàng bị chồng bỏ vìcái tội quá mê hát karaoke, nhờ hay cười với du khách đã được một ông Tây cưới làm vợ vìmê nụ cười rộng mở của nàng.

Nhóm “Lăng xẹt” lại có tiểu phẩm “Lọ Lem tân kỳ” kể về một cô bé nghèo khổ nhờ luôn nở nụ cười mà được một nhóm khách du lịch đang nhậu tặng một lon bia. Dưới nắp lon bia may mắn ấy là một giải thưởng trị giá cả tỷ đồng, thế là cô bé trở nên giàu có và cưới được một chàng hoàng tử đẹp trai như anh Long Vũ…

Ngành thông tin tuyên truyền cũng có những thay đổi đáng kể. Các băngrôn cũ được hạ xuống và thay bằng các khẩu hiệu khác hình tượng hơn như: “Hãy cười với những người đến từ phương xa”, “Hãy cười thân thiện với những người mũi cao, đeo balô, mặc quần soọc và áo thun ba lỗ”…

Ba tháng nữa trôi qua trong sự hồi hộp chờ đợi của những người có trách nhiệm. Kết quả là số khách nước ngoài tăng hơn hai người so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành truyền hình cho biết lượng người xem tivi tăng vọt. Đặc biệt khoa cấp cứu bệnh viện tỉnh đã đón được số bệnh nhân nhiều gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái, đa số là tai nạn giao thông do mải đọc các khẩu hiệu.

Các chuyên gia lại có dịp ngồi lại để trổ tài hùng biện. Có vị cho rằng các biện pháp tuyên truyền vẫn chưa cụ tahể, thiết thực. Có vị lại kể rằng dân Tình đã cười nhiều hơn nhưng họ chỉ cười khi xem các tiểu phẩm hài hoặc khi đọc các câu khẩu hiệu giăng đầy trên đường, còn khi gặp du khách thì họ lại chìa ra cái mặt như đưa đám. Vị này lắc đầu, chán nản bảo rằng trình độ dân trí của tỉnh ta còn thấp lắm, chịu thua thôi. Tốt nhất là đưa chương trình “Nụ cười cho du lịch” vào chương trình giáo dục ngay từ lớp mẫu giáo. Cuối cùng ư kiến của chuyên gia ngành kinh tế được mọi người đồng Tình nhất, vị này cho rằng tốt nhất là đưa ra chương trình “Nụ cười có thưởng”.

Chương trình “Nụ cười có thưởng” được thực hiện ngay lập tức. Mỗi người dân thành phố được phát một cuốn sổ. Đại khái là: Ngày… cười với ông S., người Anh, kư nhận. Ngày… cười với bà M., người Pháp, xác nhận… Đến cuối tháng đem sổ tới lĩnh thưởng. Quy định là mỗi nụ cười đổi được 10 kg cà phê hoặc một tạ muối, hay 6 kg đường hoặc một con cá ba sa 2,1 kg.

Chương trình này có hiệu quả ngay lập tức. Một đồn mười, mười đồn trăm, người tứ xứ đổ về ào ạt. Dân Tình khấm khá hẳn lên nhờ trúng thưởng. Riêng các ông chủ nhà hàng và khách sạn thì cười suốt ngày nên phần thưởng xài không hết liền đem góp ngay cho các quỹ từ thiện. Chỉ một rắc rối nho nhỏ là bệnh viện phải mở thêm khoa đặc biệt chuyên chữa sái quai hàm và ngộp thở do cười quá nhiều.

Bây giờ nếu giở cuốn sách hướng dẫn du lịch (in bằng tám thứ tiếng) ra xem thì các bạn sẽ thấy sáu ngôi sao to tướng (nghĩa là “nơi không thể không đến”) ở trang giới thiệu về thành phố Hoa Biển.

…Xem Tiếp »

Bạn đang xem bài viết Phân Tích Truyện “Thầy Bói Xem Voi” trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!