Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Ngôn Ngữ Đề Tài: Thơ ” Hoa” mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
– Kiến thức: cháu biết được tên bài thơ:”Hoa nở”,tên tác giả và biết được các loại hoa trong bài thơ.
luyện kỹ năng đọc thơ cho cháu,biết kể diễn cảm,phát triển thêm một số từ: tim tím, trắng tinh, xinh xinh, đua nhau.
– Đồ dùng: tranh hoa cà, hoa huệ, hoa nhài (một số hoa thật- nếu có) cho trẻ quan sát
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
– Các con cùng cô chơi trò chơi: ” Chiếc túi kỳ diệu”.
– Các con vừa chơi trò chơi gì ?
– Ngoài những loại hoa đó,con còn biết hoa gì nữa ?
– Các con ơi, hôm nay cô có mang tặng cho lớp mình một số loại hoa rất đẹp nè, các con thích không?( hoa cà, hoa huệ, hoa nhài).
– Các con rất ngoan, cô sẽ đọc cho các con nghe một bài thơ, đó là bài thơ:”Hoa nở
– Vậy bây giờ cả lớp cùng cô nhắc lại tên bài thơ:”Hoa nở”
– Các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ nhe -nghe gì, nghe gì?
+ Cô đọc lần 1: không giải thích.
Giải thích từ khó cho cháu hiểu
– Đàm thoại về nội dung bài thơ:
+ Lần 3:cô chỉ vào tranh và khuyến khích trẻ đọc.
– Các con vừa đọc bài thơ gì? trong bài thơ có hoa gì? Hoa Cà màu gì? Hoa Huệ màu gì? Hoa Nhài màu gì? Hoa đua nhau làm gì?
– Bạn nào cũng đọc thơ rất hay và các con rất ngoan. Vậy bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi, các con có thích không nè.
– Cô phổ biến luật chơi.
– Tiến hành chơi thật vài lần.
– Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?
– Khi chơi trò chơi, cô thấy có vài bạn chưa ngoan nè. Lần sau con phải ngoan hơn nha!
Các con ơi, các loài hoa rất đẹp các con không nên bẻ cành hái hoa nhe.. Nhà bạn nào có trồng hoa thì các con nhớ giúp ba mẹ tưới hoa, có lá rụng thì các con giúp ba mẹ quét,có như thế thì môi trường mới sạch.
Kết Thúc : Nhận Xét -Tuyên Dương
Đánh giá nhận xét cuối ngày
Phát Triển Ngôn Ngữ Đề Tài Thơ Quạt Cho Bà Ngủ
Lĩnh vực : Phát triển ngôn ngữ
Đề tài:Thơ “Quạt cho bà ngủ”
– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả (bài thơ “Quạt cho bà ngủ”, tác giả: Thạch Quỳ)
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ: “Tình cảm yêu quý, chăm sóc của bé khi bà bị ốm”
– Trẻ thuộc bài thơ, bước đầu biết đọc diễn cảm.
– Trả lời được những câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
– Trẻ tham gia vào tiết học, chú ý nghe cô đọc thơ.
– Trẻ yêu thương và kính trọng bà của mình.
– Cô thuộc bài thơ, nắm được nội dung, biết đọc diễn cảm bài thơ.
1.Hoạt động có chủ đích :Quan sát cây xanh trong vườn trường.
2.TCVĐ: : “Lộn cầu vồng”
3. Chơi tự do: Chơi với đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời.
– Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với điều kiện tự nhiên, được hít thở không khí trong lành
– Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm cấu tạo, lợi ích của của cây xanh đ/v sức khỏe con người.
– Trẻ biết chơi trò chơi và chơi đúng luật
– Trẻ được vui chơi thoải mái, chơi theo ý thích của mình
– Đ/d, đ/c thiết bị ngoài trời
– Cô nói về nội dung của buổi q/s và quy định của buổi chơi
1. Hoạt động có chủ đích: “:Quan sát cây xanh trong vườn trường”.
+ Cô hỏi các con đang đứng ở đâu?
+ Các con q/s xem trên sân trường có những loại cây xanh nào?
+ Cô cho trẻ q/s cây Thông và cây Vú sữa và cho trẻ nêu đặc điểm cấu tạo và so sánh 2 cây với nhau
+ Con có nhận xét gì về cây thông và cây vú sữa? (thân cây, lá cây, rễ cây)
+ Cô hỏi: Cây xanh có lợi ích như thể nào?
+ Cô gd trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
2.Trò chơi vận động: “Lộn cầu vồng”
– Cô gt cách chơi và luật chơi.
– Cô nhận xét sau mỗi lần chơi
3. Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do với các thiết bị ngoài trời
– Cô bao quát cho trẻ chơi theo ý thức và đảm bảo an toàn cho trẻ.
*HĐ3. Kết thúc:Cô nhận xét buổi chơi
Làm quen với các từ: “Ti vi” – “Xe máy”- “quạt trần”
– Trẻ nghe hiểu và nói được câu: “Ti vi” – “Xe máy”- “quạt trần”
– Hỏi và trả lời câu hỏi: ” Đây là gì?”, “Dùng để làm gì?”,” Đây là ti vi”/ “Dùng để xem phim”, “Đây là xe máy”/ “Dùng để đi”,”Đây là quạt trần”/ “Dùng để quạt mát”
*HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
– Cho trẻ hát cùng cô bài “Cả nhà thương nhau”
– Cho trẻ q/s tranh vẽ Ti vi ,Xe máy,quạt trần cô chỉ vào từng tranh và nói các từ: “Ti vi” – “Xe máy”- “quạt trần” Cho trẻ nhắc lại 3 lần.
– Sau đó, cô gọi 3 trẻ lên: Cô nói từng tiếng “Ti vi” – “Xe máy”- “quạt trần” và yêu cầu trẻ chỉ vào các từng tranh khi cô nói.
– Cô chỉ vào tranh Ti vi ,Xe máy,quạt trần và hỏi: “Đây là gì?” Tập cho trẻ nói và trả lời theo cô: ” Đây là ti vi”/ “Đây là xe máy”/ Đây là quạt trần”
– Cô hỏi: “Ti vi dùng để làm gì?”/ “Dùng để xem phim”,
” xe máy dùng để làm gì?”/ “Dùng để đi”, “Quạt trần dùng để làm gì?”/ “Dùng để quạt mát”
*HĐ3: Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
– Góc x ây dựng : Xây nhà 1 tầng, hai, ba tầng, xây hàng rào, lắp ráp đồ dùng gia đình (bàn, ghế, tủ…).
– Góc Phân vai: Đóng vai “Gia đình”, “Cửa hàng đồ dùng gia dụng”/ “Cửa hàng thực phẩm”, “Khám bệnh”.
– Góc nghệ thuật : + vẽ, nặn, cắt, xé, dán một số đồ dùng gia đình (tủ lạnh, tủ quần áo, bát ăn, lọ hoa, các loại quả…). Tô màu quần áo, mũ, giày dép…
– Góc sác-truyện: Xem tranh truyện và sưu tầm và dán tranh, ảnh về các đồ dùng gia đình.
– Góc khám phá khoa học/Thiên nhiên:
+ Chơi nhận biết: Số lượng đồ dùng, đồ chơi, tương ứng với chữ số trong phạm vi 3, nhận dạng chữ số 3. Chơi phân loại các đồ dùng theo công dụng, chất liệu…
+ Chăm sóc cây( Lau lá, cắt lá vàng, tưới nước, nhổ cỏ cho cây).
Cách tiến hành: Tiến hành như kế hoạch tuần. Cho trẻ chơi chính ở góc tạo hình.
– Vệ sinh, ăn bữa phụ, chơi tự do
– Ôn bài cũ:PTNN: Thơ: “Quạt cho bà ngủ”
* Mục tiêu: Trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm.
– Làm quen với bài mới: PTTM:Tạo hình: “Nặn cái bát”.
2. Cho trẻ chơi tự do ở các góc.
3. Vệ sinh, nêu gương – cắm cờ, trả trẻ.
Đề Tài Thơ Hạt Gạo Làng Ta Phát Triển Ngôn Ngữ
Hoạt động 1:( 5 phút)
–
Hát “tía má em”
–
Con vừa hát bài hát nói đến ai?
–
Tía má bạn đi đâu?
–
Con biết gì về bác nông dân?
–
Sản phẩm của bác là gì?
–
Để có được sản phẩm cho mọi người bác nông dân phải như thế nào?
–
Cô tóm ý giáo dục trẻ.
–
Đó cũng là những hình ảnh làm cho chúng ta liện tưởng đến nội dung bài thơ “hạt gạo làng ta” của chú Trần Đăng Khoa sáng tác phải không các con.
Hoạt động 2 ( 20 phút)
–
Cô đọc lần 1:diễn cảm + xem tranh
–
Tóm ý nội dung bài thơ
–
Cô đọc lần 2 + giảng từ khó
–
Kinh Thầy : tên của con sông lớn
–
Bão tháng 7 : tháng 7 hay có bão
–
Mưa tháng 3 : tháng ba là mùa mưa.
–
Nắng tháng 6 : tháng 6 trời rất nắng.
–
Đàm thoại
–
Cô vừa đọc cho chúng mình nghe bài thơ gì ?
–
Do ai sáng tác ?
–
Khi nghe đọc bài thơ các con thấy quê tác giả có những gì ?
–
Tại sao các con biết ?
–
Đoạn thơ nào nói lên điều đó?
–
Đúng vậy trong hạt gạo đã chứa đựng vị phù sa,hương sen thơm,lời mẹ hát.
–
Nam đó các con!
Vị phù sa ,hương sen thơm và cả lời ru ngọt ngào của mẹ nữa,đây đều là những hình ảnh đặc trưng rất quen thuộc của miền quê Việtđó các con!
–
Để làm ra hạt lúa phải trải qua thời tiết khắc nghiệt thế nào ?
–
Các con có biết không hàng năm cứ vào khoảng tháng bảy là nước lũ lại tràn về làm ngập những cánh đồng lúa chín .Và những người nông dân lại phải đương đầu với nước lũ để cứu lấycánh đồng lúa,cứu lấy hạt gạo.đến tháng 3 thì có mưa nhiều rồi tháng 6 trời nắng như đổ lửa.
–
Đoạn thơ nào nói lên sự vất vả của người nông dân?
–
Qua câu thơ này tác giả muốn diễn tả cái nóng của mùa hè.Cái nóng làm cho mồ hôi của mẹ rơi, làm cho những chú cá cờ bị chết,và những chú cua cũng không chịu nổi mà phải bò lên trên bờ .Thế mà mẹ vẫn xuống ruộng cấy
đó sự chịu thương chịu khó của người nông dân,dù có bão có mưa có nóng thì những cánh đồng lúa chín vẫn mọc lên vẫn đơm hoa kết quả,tạo nên vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.
–
Quê hương vẫn là nơi đẹp nhất đáng để cho chúng ta yêu,ta nhớ mỗi khi đi xa đúng không nào?
–
Cô cho trẻ đọc thơ.
–
Cho lớp đọc lại.
–
Nhận xét – cắm hoa
–
–
Trẻ trả lời
–
Chú ý
–
Bài thơ Hạt gạo làng ta
–
Của tác giả Trần Đăng Khoa.
–
Có vị phù sa,có hương sen thơm,có lời mẹ hát.
–
Trẻ trả lời bằng lời bài thơ
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ Hát
Ngọt bùi hôm nay”
–
Có bão tháng bảy
–
Có mưa tháng ba
–
Trưa tháng 6”
–
“Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngôi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
–
Cả lớp đọc 1-2 lần
–
Mỗi tổ đọc 1 lần.
–
Nhóm trẻ đọc .
–
Cá nhân trẻ đọc
–
Cả lớp đọc lại 1 lần nữa.
Phát Triển Ngôn Ngữ Thơ: Lên Bốn
I. Mục đích yêu cầu
– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
– Trẻ hiểu nội dung bài thơ
– Trẻ thuộc bài thơ
– Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ, trả lời được các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc
– Qua bài học góp phần giáo dục trẻ biết vâng lời cha mẹ, cô giáo, yêu trường lớp
– Đàn, tranh có nội dung bài thơ
III. Tổ chức hoạt động:
1. Gây hứng thú
– Cô cùng trẻ hát bài hát “Vui đến trường”.
+ Lớp mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì?
– Hôm nay cô cũng có một bài thơ rất hay muốn dạy chúng mình đấy, đó là bài thơ “Lên Bốn” của cô Nhược Thủy sáng tác.
a. Cô đọc thơ cho trẻ nghe
– Lần 1: Cô đọc thơ diễn cảm
b. Đàm thoại, trích dẫn
– Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? Nội dung bài thơ nói về gì?
– À đúng rồi, bài thơ nói đến 1 bạn nhỏ rất ngoan, bạn ấy đã tự chăm sóc được cho mình, biết vâng lời ông bà bố mẹ nữa đấy.
– Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô biết bạn nhỏ trong bài thơ mấy tuổi?
– Bốn tuổi đã lớn chưa cả lớp?
– Thế lớn rồi bạn nhỏ đã làm được những gì?
Không quấy nữa
Chẳng vầy lâu
*Giải thích từ “Vòi”: Là vòi vĩnh, đòi hỏi người khác phải làm những điều mình thích: Mua quà, mua đồ chơi…
– Vậy khi mẹ bạn nhỏ đi vắng, bạn nhỏ như thế nào?
Em không khóc
– Sau khi tan học về bạn nhỏ đi đâu các con nhỉ?
Chơi ngoài phố
– Chúng mình thấy bạn nhỏ có ngoan không? Vậy các con phải làm gì nhỉ? (Học tập bạn nhỏ). Học tập ở những điểm nào? (Đi học không khóc, khi tan học phải về nhà ngay….)
c. Cho trẻ đọc thơ
– Cô cho cả lớp đọc 1-2 lần
– Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
– Cô chú ý khen ngợi động viên, sửa sai kịp thời cho trẻ
– Cô cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần và quan sát mô hình
– Cô và trẻ hát “Trời nắng trời mưa”
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Ngôn Ngữ Đề Tài: Thơ ” Hoa” trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!