Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Con Cò Ngữ Văn 9 Đầy Đủ Hay Nhất mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Con cò không chỉ là một hình ảnh quen thuộc trong đời sống của nhân dân Việt Nam. Hình tượng con cò còn là một hình tượng quen thuộc trong ca dao, thơ ca. Ngay từ thủa còn nằm nôi, ta đã được nghe những bài ca dao quen thuộc của mẹ “Con cò bay lả bay là… Bay từ đồng ruộng bay ra cánh đồng”. Có thể nói, con cò như một tiềm thức, một người bạn, một cái gì đó rất đỗi thân quen đối với mỗi người. Bài thơ Con cò của nhà thơ Chê Lan Viên mang tới cho người đọc một cái nhìn đầy tình yêu thương, cảm xúc khi nói về con cò hay những người phụ nữ những người mẹ tảo tần của mỗi người. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Con cò của Chế Lan Viên để thấy rõ hơn điều đó.
SOẠN BÀI CON CÒ NGỮ VĂN 9 TẬP 2
I. Tìm hiểu tác phẩm
1. Tác giả
Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của nền thơ ca Việt Nam thế kỷ XX.
Thơ của ông mang âm hưởng nghệ thuật độc đáo, rõ nét, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Hình ảnh trong thơ của ông phong phú và đa dạng, đó là sự kết hợp giữa thực và ảo, có sự liên tưởng, tưởng tượng nhiều bất ngờ kỳ thú.
Ông có những tác phẩm nổi tiếng như: Điêu tàn, Ánh sáng và phù sa, Hoa ngày thường – Chim báo bão, …
2. Tác phẩm
Bài thơ con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường – Chim báo bão
Bố cục tác phẩm
Phần I: Hình ảnh con cò xuất hiện trong lời ru của mẹ đến với tuổi ấu thơ
Phần II: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ đã in đậm trong tiềm thức suốt cuộc đời của con
Phần III: Ý nghĩa của lời ru của mẹ và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
II. Hướng dẫn soạn bài Con cò Ngữ văn 9
1. Câu 1 trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Qua hình tượng con cò trong bài thơ, nhà thơ muốn nói vè người mẹ, những người phụ nữ có cuộc sống vất vả, nhọc nhằn những có một tấm lòng ca đẹp và những lời hát ru giản dị đi sâu vào tiềm thức mỗi người
2. Câu 2 trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Bài thơ được tác giả chia thành 3 đoạn, nội dung chính của từng đoạn là
Phần I: Hình ảnh con cò xuất hiện trong lời ru của mẹ đến với tuổi ấu thơ
Phần II: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ đã in đậm trong tiềm thức suốt cuộc đời của con
Phần III: Ý nghĩa của lời ru của mẹ và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi qua các đoạn thơ là:
Hình ảnh con cò trong đoạn thơ thứ 1 là hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ, hình ảnh con cò còn tượng trưng cho mẹ và tuổi thơ của con. Trong đoạn thơ thứ hai hình ảnh con cò theo con trên những bước đường đời, theo con trên những ước mơ và hành trình của tuổi trẻ. Cuối cùng hình ảnh con cò khơi nguồn cho những triết lí sâu xa về lòng mẹ và lời ru.
3. Câu 3 trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao đã được vận dụng là
– Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng
– Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
– Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
Cách vận dụng ca dao của tác giả vô cùng khéo léo, tác giả không trích đoạn toàn bộ bài ca dao mà chỉ trích vài chữ nhằm gợi ra sự liên tưởng trong trí nhớ của mỗi người, tạo ra một không gian và khung cảnh quen thuộc trong cuộc sống xưa, nhằm gợi lại nỗi nhớ trong trái tim mỗi người. Đồng thời, những bài ca dao trên còn làm cho ta liên tưởng tới những người mẹ, những người phụ nữ xưa.
4. Câu 4 trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Hình ảnh con cò trong câu thơ trên biểu tượng cho tình mẹ, cho sự nâng niu, dìu dắt của người mẹ. Tình cảm đó theo con đến tận cuối cuộc đời. Câu thơ chứa đựng tình yêu thương vô bờ bến và sự hy sinh của người mẹ dành cho con
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi
Đoạn thơ đúc kết một quy luật bền vững đó là tình cảm và sự thương yêu của mẹ dành cho con là vô bờ bến. Lời ru của mẹ là khúc hát theo con suốt cả cuộc đời. Cánh cò trong đoạn thơ hay chính là sự hóa thân của người mẹ. Hình ảnh con cò vỗ cánh qua nôi như đang che chở, bao bọc và đang dõi theo con suốt cả cuộc đời
5. Câu 5 trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Bai thơ được viết theo thể thơ tự do, ít vần, câu dài ngắn khác nhau, có nhiều chỗ lặp có âm điệu như lời ru của mẹ
Giọng điệu triết lí suy ngẫm, nhịp điệu có âm hưởng như lời hát ru con.
Các yếu tố ấy đã tạo ra sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của tác giả. Những hình ảnh trong thơ vừa giản dị, gần gũi lại mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.
III. Luyện tập bài Con cò Ngữ văn 9 tập 2
1. Câu 1 trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Trong bài thơ Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm: Tác giả đã lồng ghép lời ru vào những đoạn thơ khác trong tác phẩm. Có những lời ru trực tiếp từ người mẹ, thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Tình yêu con hòa trong tình yêu đất nước, tình yêu cách mạng. Lời ru còn là niềm ước mong có được cuộc sống ấm no, tự do và niềm tin vào cuộc kháng chiến
Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên: Lời ru xuất hiện ở đoạn thơ thứ 1 của tác phẩm. Bài thơ không trích dẫn trực tiếp mà chỉ gợi lại bài hát ru đẻ nói lên tình yêu thương của mẹ, ý nghĩa của lời ru nhằm khắc họa sự hy sinh, tảo tần và tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Lời ru mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
2. Câu 2 trang 48 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Đoạn thơ trên đã khắc họa tình yêu thương của người mẹ dành cho con. Tình mẹ được tác giả lồng ghép, đặt tương quan so sánh với hình ảnh con cò. Mẹ sẽ che chở, nâng đỡ con trên mỏ nẻo đường “Cò sẽ tìm con”,”Cò sẽ yêu con”. Tình yêu của mẹ như cánh cò trắng đi theo con, bên cạnh con, mãi mãi yêu con. Sự hy sinh và tình yêu của mẹ như cánh cò che chở cho con trước mọi khó khăn, chông gai phía trước dù có là lên rừng hay xuống bể. Hai câu thơ cuối như một sư khẳng định chắc chắn đồng thời đó còn là lời khái quát chân thành của nhà thơ về tình mẫu tư “Con dù lớn vẫn là con của mẹ”. Đúng vậy, trong mắt mẹ còn dù có trưởng thành, có lớn lên bao nhiêu đi chăng nữa thì trong mắt mẹ con vẫn mãi chỉ như một con cò bé bỏng “Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con”. Cuộc sống dù có biến chuyển thì tấm lòng của mẹ, sự yêu thương và hy sinh của mẹ dành cho còn vẫn không có gì thay đổi.
Nguồn Internet
Soạn Bài Mây Và Sóng Ngữ Văn 9 Đầy Đủ Hay Nhất
SOẠN BÀI MÂY VÀ SÓNG NGỮ VĂN 9
I. Tìm hiểu tác phẩm
1. Tác giả
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ và nhận giải Nô-ben văn học 1913.
Ông đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ
2. Tác phẩm
Bài thơ Mây và sóng được tác giả viết bằng tiếng Ben – gan, in trong tập thơ Si – su, xuất bản năm 1909 và được chính tác giả dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non
II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Mây và sóng Ngữ văn 9
1. Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 1
a) Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần là:
Giống nhau:
Cả ha đoạn thơ đều có kết cấu, bố cục, số dòng thơ giống nhau
Cách tác giả xây dựng hình ảnh đều theo một trình từ chung: Thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
Khác nhau:
Đối tượng hai phần khác nhau: Phần 1 là lời rủ rê của mây, phần 2 là lời rủ rê của sóng
Không gian trong phần 1 là trên trời, không gian trong phần 2 là dưới biển
Cả hai trò chơi mà em bé sáng tạo ra trong hai phần đều khác nhau: Con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
b) Nếu như bài thơ thiếu mất phần 2 thì cả bài thơ sẽ không diễn đạt được trọn vẹn ý thơ một cách đầy đủ bởi: Phần thứ hai tạo ra thử thách tình cảm đối với người con, tạo ra tác động trùng điệp. Qua đó, nhằm khẳng định lại tình cảm của ngườ con dành cho mẹ ở khổ thơ thứ nhất
2. Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Vị trí của dòng thơ “Con hỏi…” ở mỗi phần: Đều được đặt sau lời mời, rủ rê, lôi kéo và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng.
Ví tri đó nhằm tạo ra sự hấp dẫn của trò chơi. Khi nghe những lời mời gọi rất hấp dẫn như thế, chú bé lần nào cũng tỏ ra băn khoăn nhưng tình cảm dành cho mẹ lớn hơn hết thảy.
3. Câu 3 trang 88 SGK Ngư văn 9 tập 2
So sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra:
Cuộc vui chơi giữa những người “trên mây” và “trong sóng” đều vô cùng hấp dẫn, những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, ở đó chú bé được hòa mình với thiên nhiên, thế giới kỳ diệu với những lời mời gọi vô cùng thú vị
Những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra ở đó, chú được biến thành mây, thành sóng, còn mẹ được biến thánh “mặt trăng và bến bờ kỳ lạ”, tình mẫu tử được hòa hợp cùng với thiên nhiên, trong trò chơi này của chú bé cũng thú vị và tràn ngập mầu sắc không kém gì trò chơi của “mây và sóng” tạo ra.
Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.
4. Câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên là: Thiên nhiên trong bài thơ đề vô cùng gần gũi, thơ mộng, mang nhiều nét tưởng tượng do chú bé nghĩ ra. Những hình ảnh đó hiện lên trong trí tưởng tượng của cậu bé đều vô cùng lung linh, huyền ảo, một thế giới đầy mầu sắc đối với các bạn nhỏ, gần gũi với tuổi thơ.
5. Câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”: Tình yêu thương của mẹ dành cho con, luôn luôn ở bên cạnh con. Tình cảm của mẹ dành cho con không ai có thể tách rời, không có gì có thể rời xa, thiêng liêng, bất diệt.
6. Câu 6 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm
Để có thể từ chối được những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
Hạnh phúc không phải ở “trên mây” hay “trong sóng” hay những thứ xa xỉ, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.
Nguồn Internet
Soạn Bài Bếp Lửa Lớp 9 Hay Đầy Đủ Nhất
SOẠN BÀI BẾP LỬA LỚP 9
I- Tìm hiểu chung về bài thơ Bếp lửa
1. Tác giả
Bằng Việt quê ở Hà Tây, là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
Thơ Bằng Việt trong trẻo, mượt mà và thường khai thác những kỉ niệm và ước mơ của tuổi trẻ
2. Tác phẩm
Bếp lửa được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài
Bài thơ in trong tập “Hương cây- Bếp lửa”
II- Soạn bài Bếp lửa
Câu 1 trang 145 SGK văn 9 tập 1:
Bài thơ là lời của nhân vật người cháu nói với bà về những kỉ niệm của tình bà cháu gắn với hình ảnh bếp lửa
Bố cục của bài thơ gồm 4 phần:
Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà
4 khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bếp lửa
Khổ thơ thứ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
Còn lại: Người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà
Câu 2 trang 145 SGK văn 9 tập 1:
Trong hồi tưởng của người cháu, những kỉ niệm đẹp về bà và tình bà cháu đã được gợi lại:
Nạn đói năm 1945 trở thành nỗi ám ảnh đối với cháu
Cháu ở cùng bà 8 năm khi cha mẹ đi công tác, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Năm giặc đốt nhà bà vẫn vững lòng, dặn cháu viết thư không được kể cho bố, bảo nhà vẫn được bình yên
Câu 3 trang 145 SGK văn 9 tập 1:
Hình ảnh bếp lửa được nhắc lại 10 lần. Bếp lửa trở thành biểu tượng của tình bà cháu nồng ấm, yêu thương. Nhắc đến bếp lửa là nhắc đến bà bởi vì bà là người nhóm lên bếp lửa nuôi sống gia đình, đó còn là ngọn lửa của tình yêu thương, sự hy sinh, tần tảo của bà đối với con cháu.
Tác giả khẳng định và ca ngợi “Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!” vì nó luôn gắn liền với hình ảnh người bà- người giữ lửa, nhóm lửa và truyền lửa. Nó kì lạ vì không có gì dập tắt được, nó luôn cháy lên trong mọi hoàn cảnh. Bếp lửa thiêng liêng vì nơi ấy ấp ủ và sáng mãi lên tình cảm bà cháu trong cuộc đời mỗi con người
Câu 4 trang 146 SGK văn 9 tập 1:
Tác giả dùng từ “ngọn lửa” mà không lặp lại từ “bếp lửa” vì ngọn lửa tượng trưng cho tình yêu, niềm tin trong lòng bà. Bếp lửa bà nhóm lên không chỉ từ nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhen nhóm từ chính ngọn lửa trong lòng bà.
Qua đoạn thơ, tác giả đã bày tỏ tình thương yêu và niềm xúc động đối với sự hy sinh của bà. Bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa và truyền lửa cho các thế hệ sau
Câu 5 trang 146 SGK văn 9 tập 1:
Tình bà cháu đã được thể hiện vô cùng chân thành, xúc động và thấm thía trong bài thơ. Nó trở thành những kỉ niệm không thể nào quên đối với cháu, có sức mạnh nâng đỡ tâm hồn người trên hành trình dài rộng của cuộc đời. Cao cả hơn, tình bà cháu còn gắn với tình yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
III- Luyện tập bài Bếp lửa
Cảm nghĩ về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:
Bếp lửa là một hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng vô cùng sâu sắc, nó gợi lại hình ảnh người bà và những kỉ niệm tuổi thơ luôn sống mãi trong tâm trí cháu. Cả tuổi thơ của cháu gắn liền với bà và bếp lửa, đó là những năm tháng đói kém vì chiến tranh, khổ sở vì giặc giã. Dù trong hoàn cảnh nào, bà vẫn nhóm lên bếp lửa, không chỉ là ngọn lửa để nuôi sống gia đình mà còn là ngọn lửa của niềm tin và mơ ước. Hình ảnh bếp lửa còn gợi về cuộc đời bà với những tần tảo, vất vả cũng như tình yêu và đức hy sinh.
Nguồn Internet
Soạn Bài Đất Nước Đầy Đủ Hay Nhất
Có một đề tài trở đi trở lại như một lời khấn khứa, đó là tình yêu quê hương đất nước. Và bởi vậy, cho nên cảm hứng ấy luôn xuyên suốt trong các thời kì văn học, luôn trở thành nguồn cảm hứng để khơi dậy những cảm xúc thẩm mĩ và bồi đắp cho con người tình cảm thiêng liêng ấy. Với Nguyễn Khoa Điềm, một hồn thơ với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng, qua “Đất Nước” đã giúp cho ta nhận thức sâu sắc hơn về tư tưởng đất nước của nhân dân. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm nữa. Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tham khảo bài soạn này.
SOẠN BÀI ĐẤT NƯỚC LỚP 11(TRÍCH TRƯỜNG CA MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG)
I, Tìm hiểu chung bài Đất Nước
1.Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm viết rất hay về đất nước bằng một lối đi của riêng mình, với cảm xúc nồng nàn, suy tư sâu lắng.
2.Tác phẩm
Bài thơ được viết để nhằm thức tỉnh thanh niên vùng tạm chiếm đứng lên cùng nhân dân kháng chiến.
II, Đọc hiểu bài Đất Nước
Câu 1 sgk ngữ văn lớp 12 tập 1 tr 122
Bố cục:
Phần 1: Cảm xúc về đất nước: từ đầu đến câu 42.
Phần 2: Tư tưởng đất nước của nhân dân.
Trình tự triển khai mạch cảm xúc: Phần 1 là những cảm xúc của nhà thơ về đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử, trong chiều rộng không gian địa lí, trong mối quan hệ riêng tư của cá nhân với cộng đồng. Phần 2 là tư tưởng đất nước của nhân dân. Cảm xúc nồng nàn suy tư sâu lắng nhưng nhà thơ đã triển khai bài thơ đầy thuyết phục, với lối văn trữ tình chính luận sâu sắc.
Câu 2 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Trong phần đầu từ đầu đến “làm nên đất nước muôn đời”, tác giả cảm nhận đất nước trên những phương diện:
Đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử.
Đất nước trong chiều rộng không gian địa lí
Đất nước trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Cách tác giả triển khai khác với các nhà thơ viết về đất nước cùng thời: Nhìn đất nước trong một quá trình, trên nhiều góc độ, phương diện, gắn với những hình ảnh bình dị, gần gũi nhưng vẫn bay bổng, mĩ lệ.
Câu 3 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Tư tưởng đất nước của nhân dân đưa đến những phát hiện sâu và mới
Về địa lí:
Đất nước phong phú, rộng lớn nhưng nói bằng những câu ca dao”con cá ngư ông móng nước biển khơi, con chim phượng hoàng..”
Nếu các nhà thơ khác dùng những tên gọi địa lí để thấy đất nước là non kì hải tú thì Nguyễn Khoa Điềm chứng tỏ rằng chính nhân dân đã hóa hồn vào núi sông qua những tên gọi địa lí ấy.
Về lịch sử:
Đất nước có từ những điều giản dị, gần gũi trong đời sống thường ngày.
Đất nước ở đây trong chiều dài thời gian không được tính bằng khoảng thời gian ước lệ, chung chung mà nói bằng truyền thuyết, cổ tích cổ xưa, bởi vậy không ồn ào, sáo rỗng.
Về văn hóa:
Tư tưởng đất nước của nhân dân được truyền tải bằng cách: Nhà thơ dùng chính lời ăn tiếng nói của nhân dân, vì thế càng sinh động, hấp dẫn và giàu sức thuyết phục.
Tư tưởng đất nước của nhân dân nổi bật trong bài thơ này và nhiều bài thơ chống Mĩ bởi, nó là tư tưởng xuyên suốt có từ ngàn xưa “quan nhất thời, dân vạn đại” hay “dân là dân nước, nước là nước dân”. Hơn nữa nhân dân là nguồn gốc, là cội nguồn sức mạnh làm nên thành công của cuộc kháng chiến.
Câu 4 sgk Ngữ văn 12 tập 1 tr 122
Các chất liệu dân gian được sử dụng:
Miếng trầu, gừng cay muối mặn, câu ca dao, truyện truyền thuyết..
Tuy nhiên Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng linh hoạt, sáng tạo để tạo nên những hình tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ, vừa bình dị vừa bay bổng, mĩ lệ.
Nguồn Internet
Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Con Cò Ngữ Văn 9 Đầy Đủ Hay Nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!