Xem Nhiều 3/2023 #️ Sự Tích Cây Khế – Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Và Ý Nghĩa Về Đạo Đức # Top 9 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Sự Tích Cây Khế – Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Và Ý Nghĩa Về Đạo Đức # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Cây Khế – Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Và Ý Nghĩa Về Đạo Đức mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sự tích cây khế Truyện cổ tích nổi tiếng và ý nghĩa về đạo đức, khuyên nhủ chúng ta tránh thói xấu tham lam, ích kỷ. Hãy chăm chỉ lao động để có cuộc sống tốt đẹp!

Sự tích cây khế – Truyện cổ tích nổi tiếng và ý nghĩa về đạo đức

Ngày xưa có hai anh em nhà nọ cha mẹ mất sớm để lại cho một ngôi nhà ngói và một số ruộng vườn.

Mấy năm sau, hai anh em đều lấy vợ, không thể ở chung với nhau được nữa. Người anh bèn chia gia tài. Vốn tham lam, người anh giành hết ruộng vườn nhà cửa, chỉ chia cho người em một mái nhà gianh và một cây khế.

Vợ chồng người em hiền lành và cần cù, cày thuê cuốc mướn kiếm sống. Cây khế được vun gốc, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ngày một tươi tốt, cành lá sum suê tỏa bóng mát một góc sân.

Mùa hè năm ấy, cây khế ra hoa rồi kết quả. Ngày qua tháng lại, trái khế trĩu cành. Những quả khế to năm cánh bóng mượt, vàng óng dần lên. Vợ chồng người em khấp khởi mừng thầm: tiền bán khế sẽ mua được ít nhiều lúa gạo.

Nhưng một buổi sáng tinh mơ, có con chim Đại Bàng ở đâu bay đến cây khế. Chim ăn hết quả chín này đến quả chín khác. Vợ chồng người em lo lắm, không biết làm thế nào. Cả hai vợ chồng cùng thốt lên lời than:

– Cơ nghiệp vợ chồng tôi chỉ có ngần ấy! Chim ăn hết thì biết trông cậy vào đâu khi ngày ba, tháng tám!

Kì lạ thay, con chim lạ cất tiếng nói:

– Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Biết là con chim thần, người vợ may cho chồng một cái túi ba gang. Họ thấp thỏm đợi chờ.

Mấy ngày sau, đại bàng lại bay đến, xòe rộng đôi cánh, rồi đỗ xuống sân. Chim cất tiếng gọi rối rít. Người em mang theo cái túi ba gang, nhẹ nhàng leo lên mình chim, ôm lấy cổ chim. Đại bàng vỗ cánh bay lên cao.

Chim chở người em bay qua những cánh đồng xanh bát ngát, vượt qua những ngọn đồi, dãy núi điệp trùng, bay dọc theo những dòng sông như dải thắt lưng xanh xa dài tít tắp. Lúc bay thấp, lúc bay cao lẩn vào những cồn mây trắng như bông. Rồi chim sải cánh vút qua biển rộng, nước xanh biếc một màu mênh mông. Đại Bàng bay mải miết. Người em say sưa và xúc động trước cảnh đất trời mây nước bao la. Đến non trưa, chim lượn ba vòng rồi đậu xuống một hòn đảo lấp lánh giữa biển.

Một cảnh tượng vô cùng kì lạ hiện ra. Cả một kho báu rực rỡ lấp lánh sắc màu. Bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc tị trân chân, ngọc lam,… đủ hình dáng to nhỏ. Còn vàng khối thì có không biết bao nhiêu mà kể. Như lạc vào cõi thần tiên, người em chỉ biết say sưa ngắm nhìn gần xa. Và khi nghe chim giục, người em chọn mỗi thứ một ít bỏ vào cái túi ba gang.

Lại trèo lên mình chim, người em một tay giữ lấy túi vàng, một tay ôm lấy cổ chim. Đại bàng vút bay qua biển rộng sông dài, băng qua những dãy núi đồi, vượt qua những cánh đồng lúa xanh rì… Trước mắt anh, làng cũ thân thuộc đã hiện ra. Đại bàng lượn ba vòng xung quanh cây khế, nhẹ đáp xuống sân. Khi người vợ trẻ chạy ra đón chồng, xách hộ cái túi ba gang đựng đầy châu báu đưa vào nhà, thì đại bàng cũng vút bay lên chín tầng mây xanh.

Vợ chồng người em trở nên giàu có từ đó.

Người anh biết chuyện, đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy cây khế và mái lều gianh. Mùa khế năm sau, đại bàng lại bay đến ăn quả. Vợ chồng người anh đã chực sẵn bao tháng ngày, vội vàng chạy ra kêu to lên.

Đại bàng cất tiếng:

– Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Ý nghĩa sự tích Cây khế – Truyện cổ tích nổi tiếng của dân tộc Việt Nam

– Sự tích cầu vồng – Truyện cổ tích ý nghĩa về tình bạn

– Sự tích con muỗi – Truyện cổ tích ý nghĩa về đạo đức

– Sự tích quạ và công – Truyện cổ tích hay về loài vật

– Sự tích Sọ Dừa – Truyện cổ tích ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người

Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế là ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. Chắc hẳn bất cứ ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện này. Tuy nhiên, khi lớn lên, trưởng thành hơn, chúng ta có thể nhìn thấu nhiều bài học khác mà câu chuyện cổ tích này mang đến. Vậy đó là những bài học gì? Chúng ta cùng theo dõi bài viết bên dưới để vỡ ra những cách nhìn khác. Từ đó bạn có thể dùng để dạy lại thế hệ sau, giúp những người trẻ sống đúng mực hơn.

Tóm tắt truyện cây khế

Trước tiên chúng ta cùng tóm lược lại câu chuyện này cho một số bạn không nhớ rõ. Truyện kể về hai anh em nhà nông nọ có bố mẹ mất sớm. Người anh tham lam dành hết ruộng vườn và chỉ chừa lại cho người em một cây khế cùng căn nhà tranh.

Vợ chồng người em cần cù làm thuê, chăm sóc cây khế rất cẩn thận rồi cũng đến lúc cây khế ra hoa, kết những quả mọng nước trĩu cành. Một ngày nọ có chú chim bay đến ăn khế, người em lo lắng quả khế sẽ bị chim ăn hết. Lúc này, anh liền xua đuổi chú chim lạ.

Nhưng sau đó chim nói sẽ trả lại vàng, bảo người em mang theo túi ba gang để đựng. Người em làm đúng lời chim nói, chuẩn bị túi và được chim trở đi lấy vàng. Vậy là người em giàu lên từ đó.

Người anh thấy vậy sinh lòng tham, bèn đổi lại ruộng vườn và lấy cây khế về cho mình. Chim cũng đến ăn khế, cũng nói như trước với người anh khi bị người anh bắt gặp.

Truyện cây khế rất thân thuộc với những em thiếu nhi mọi thời đại

Ý nghĩa truyện cổ tích cây khế – những điều tâm đắc cần phải nhớ

Từ xưa, mỗi câu truyện cổ tích đều được kể với những ý nghĩa, bài học nhất định và câu chuyện này cũng không ngoại lệ. Qua truyện này, chúng ta có thể rút ra được nhiều ý nghĩa, từ đó lấy làm bài học tâm đắc trong cuộc sống của mình. Một vài ý nghĩa có thể kể đến như sau:

Thứ nhất: Siêng năng, chăm chỉ vun trồng thì sẽ có ngày hái được quả ngọt

Bằng chứng thực tiễn đó chính là cây khế của người em. Do người em để tâm chăm sóc nên cây mới ra quả ngọt. Nếu lúc trước người em chặt bỏ cây khế hoặc không quan tâm để nó còi cọc thì sẽ không có câu chuyện sau này.

Vì vậy, sống ở đời, muốn gặt hái điều tốt đẹp thì phải không ngừng cố gắng và để tâm vào mục tiêu mà mình đã đặt ra. Trời không phụ lòng người, cứ chăm chỉ thật tâm ắt sẽ gặt hái trái ngọt là những gì bạn đọc cần nhớ.

Vợ chồng người em chăm sóc cây khế tốt tươi và trĩu quả

Thứ hai: Trong nguy luôn có cơ

Khi chim ăn khế, vợ chồng người em đã rất lo lắng vì quả khế là một nguồn thu nhập của gia đình. Họ nghĩ rằng mình đã gặp phải hoàn cảnh nguy khốn giữa lúc khó khăn. Tuy nhiên, chim lại mở lời bảo ăn khế trả vàng, đấy chính là cơ hội trong hiểm nguy.

Bài học rút ra là khi chúng ta gặp chuyện khó khăn, thách thức thì phải bình tĩnh, xem xét thấu đáo, chờ đợi để nhìn thấy được cơ hội trong đó. Bạn đừng vội vàng buông xuôi cũng đừng nản chí bỏ cuộc vì biết đầu điều tốt đẹp đang chờ phía trước.

Thứ ba: Ở đời không ai cho không ai cái gì, muốn có được phải đánh đổi

Đây là một điều dễ thấy trong ý nghĩa truyện cổ tích cây khế. Người em muốn có được vàng thì phải đánh đổi hai thứ. Một là quả khế tặng lại cho chim thần, hai là người em phải ngồi lên lưng chim bay đến đảo vàng. Tất nhiên là điều kiện đi như vậy khá nguy hiểm cùng vất vả, phải thật bản lĩnh mới có thể thanh công.

Chúng ta thấy được rằng, có làm thì mới có ăn, muốn có được điều gì đó thì luôn phải đánh đổi thứ chúng ta có. Tuy nhiên, nhiều lúc thứ đó nằm trong tay chúng ta không có quá nhiều giá trị. Nhưng khi đưa nó qua tay người khác lại là vật có tác dụng lớn.

Người em ngồi trên lưng chim bay đến đảo vàng

Thứ tư: Ở hiền gặp lành

Ở hiền gặp lành là ý nghĩa truyện cổ tích cây khế cốt lõi nhất mà chúng ta được nghe giảng từ nhỏ. Người em không tranh giành, không chấp nhất với người anh, chấp nhận ở nhà tranh và nhận cây khế. Chính từ hành động này mới có câu chuyện người em có được vàng mà chim thần cho.

Ở xã hội hiện đại, tình huống này có lẽ không còn mấy ai đủ rộng lượng để nhẫn nhịn. Thế nhưng sống ở đời, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng một điều nhịn chín điều lành, ở hiền thì gặp điều tốt. Đó chính là cách sống cơ bản nhất để xã hội được yên vui và hòa hảo.

Thứ năm: Tham thì thâm

Điều cuối cùng này hiển hiện rõ trên hành động của vợ chồng người anh. Kết cuộc của người anh là rơi xuống biển. Người vợ ở nhà thì mất chồng và phải sống cực khổ ở nhà tranh. Truyện không nhắc đến hành động sau đó của người em khi anh mất. Nhưng kết cục vợ chồng người anh như thế đã là cái giá lớn phải trả cho hành động tham lam của mình.

Người anh rơi xuống biển vì quá tham lam

Như vậy, các bạn nên nhớ làm việc gì cũng cần phải tiết chế, vừa đủ là tốt nhất. Khi tài lộc đến với mình, chỉ nên nhận đúng phần mà mình được nhận, không được cố đấm ăn xôi. Triết lý tham thì thâm đã được chứng minh luôn luôn đúng ở nhiều trường hợp từ xưa đến nay.

Tóm lại, chúng ta đã nhận thấy được thêm một số ý nghĩa truyện cổ tích cây khế qua bài viết này. Mong rằng, nhiều người có thể chiêm nghiệm được những bài học trên và có thái độ sống đúng đắn, tốt đẹp hơn. Chỉ cần cố gắng, chăm chỉ, sống tốt, không tham lam, biết đánh đổi đúng lúc thì cuộc sống của chúng ta sẽ ngày một tốt đẹp và hạnh phúc hơn.

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và thế giới với hàng ngàn câu chuyện cổ tích chọn lọc hay và ý nghĩa phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Tổng hợp hàng ngàn truyện cổ tích Việt Nam và thế giới hay và ý nghĩa nhất. Truyện dân gian, truyện ngụ ngôn, sự tích và truyền thuyết, truyện cổ grimm, thần thoại hy lạp, truyện cổ andersen,…

Nêu Cảm Nghĩ Của Em Và Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế

Đề Bài: Nêu Cảm Nghĩ Của Em Và Ý Nghĩa Truyện Cổ Tích Cây Khế

Truyện cổ tích cây khế là một trong những câu chuyện rất thân thuộc đối với mỗi đứa trẻ. Đây là một trong nhưng câu chuyện thần kỳ mà mỗi đứa trẻ khi còn bé đều thuộc làu làu và nghe mãi mà không bao giờ biết chán. Hình ảnh con chim phượng hoàng biết nói tiếng người là một hình ảnh rất hấp dẫn và rất thu hút những độc giả bé con không khỏi mắt chứ A mồm chứ O khi nghe đến chuyện ấy. Và không ai là không biết tới câu nói của chim phượng hoàng với người em trai: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Nhưng ẩn chứa trong những câu chuyện ly kỳ ấy lại là những bài học, những ý nghĩa sâu xa về cách đối xử giữa con người với con người.

Hai người anh em trai sống hòa thuận với nhau, khi cha mẹ mất, có để lại chút tài sản cho hai người con và căn dặn hai người phải sống hòa thuận và giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, khi người anh trai có gia đình thì người anh không mảy may suy nghĩ đến đứa em trai út của mình mà ngang nhiên lấy hết tài sản, chỉ để lại cho em một túp lều tạm bợ và một cây khế. Người em trai tốt bụng vì thương anh chị làm lụng mà mình thì có một mình nên vui vẻ nhận lấy phần mà không hề so đo hay tính toán gì.

Người em trai thì chăm chỉ làm việc kiếm sống, nhưng luôn nhận được sự ghẻ lạnh và kinh thường từ người chị dâu và kể cả với anh trai mình. Nhiều người đọc phải thốt lên: làm sao lại có một người anh trai như vậy, sao mà lại nhẫn tâm đến thế. Anh em phải đùm bọc, thương yêu nhau nhưng người anh trai này lại tham lam và ích kỳ đến vậy.

Khi chú chim phượng hoàng đến ăn khế, câu nói của chim luôn vang vọng trong tâm trí mỗi chúng ta: “Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, đem đi mà đựng”. Người em tốt bụng chỉ nghĩ chim nói vậy thôi, nên cũng không suy nghĩ gì vậy mà chim đã thực hiện đúng lời hứa của mình. Mấy ngày sau chim đến và chở người em trai đi đến nơi lấy vàng. Ngay đến cả một chú chim còn biết giữ lời hứa, đã nói thì phải thực hiện thì làm sao giữa con người với nhau lại không biết quan tâm, sẻ chia và giữ lời hứa với nhau?

Người em thật thà, đem kể hết chuyện với gia đình người anh, bản tính tham lam, người anh cũng muốn được giàu có như thế nên đã xin chim cho đi theo, nhưng vì lòng tham vô đáy, không bao giờ là quá đủ nên đã bị rơi xuống vực thảm. Hậu quả mà người anh nhận phải đều là do người chứ có phải tại chim đâu, mà chim đã cảnh báo trước rồi nhưng người anh tham lam đã không chịu nghe theo.

Con chim ‘thần’ trong truyện của Cây khế là một con có tình có nghĩa, biết giữ lời hứa. Chiếc túi ba gang mà chim dặn người em mang đi ẩn chứa một lời nhắn nhủ kín đáo: phải biết sống cho đúng đạo lý và không được để lòng tham che mờ mắt.

Cũng qua chuyện này, dân gian muốn nhắc nhở chúng ta, lòng tham làm ta đánh mất đi chính bản thân mình, khiến con người ta trở nên thấp hèn, xấu xa. Và hãy luôn nhớ câu tục ngữ “ở hiền gặp lành” của ông cha ta, làm việc thiện thì sẽ ắt gặp nhiều điều may mắn và tốt đẹp.

Top 5 Truyện Cổ Tích Nhật Bản Nói Về Đạo Đức Con Người Ý Nghĩa Nhất

Hẻm núi người già – câu chuyện cổ tích kinh điển của Nhật Bản, kể về 1 hủ tục cũ ngược với đạo lý làm người, đó là việc những người cao tuổi sống đến 60 tuổi, con cái sẽ xem là người vô dụng, không giúp ích được gì cho con cháu, nên sẽ bị ném xuống hẻm núi. Nhưng kết cục, chính người mẹ đã trả lời được những câu hỏi của lãnh chúa nhanh chóng và đơn giản. Hẻm núi người già là truyện cổ tích Nhật Bản có ý nghĩa sâu sắc, câu chuyện nhắc nhở chúng ta phải luôn kính trọng và chăm sóc người già, bởi người già là những người khôn ngoan, hiểu biết và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, câu chuyện cũng gửi gắm một thông điệp rằng, mỗi lứa tuổi đều có những giá trị đáng quý của mình.

2. Những chiếc nón lá của Jizo – Kasajizou

Câu chuyện kể về một cặp vợ chồng nghèo khổ nhưng nhân hậu. Vì muốn kiếm ít tiền nên họ đốn củi mang đến chợ bán. Vì bán củi ế ẩm, nên khi gặp một người bán nón lá ở chợ, cả hai đã đổi hàng cho nhau. Trên đường về,Vừa đi ông lão vừa xuýt xoa vì cái lạnh lẽo mùa đông. Bỗng nhiên ông nhìn thấy bảy bức tượng Jizo-sama đứng bên đường. Ông lão vội đứng lại và chắp hai tay lại cầu cho gia đình bình an. Sau đó ông lấy số nón đổi được đội lên đầu cho các vị thần. Đêm đó, ông bà đã có nhiều thức ăn và bánh gạo được đặt trước nhà mình.

3. Con chim sẻ bị cắt lưỡi (Shita-kiri suzume)

Đây là một câu chuyện cổ tích mang ý nghĩa đạo đức kinh điển của Nhật Bản về hậu quả của lòng tham và giá trị của lòng tốt. Ngày xưa có 1 đôi vợ chồng, ông lão là một người rất hiền lành, còn vợ ông lại bần tiện và tham lam. Gặp một con chim sẻ đang bị thương, ông lão đã cứu chú sẻ đó. Chỉ vì chú sẻ đáng thương được ông lão cứu lỡ ăn bát khoai của bà, mà bà đã cắt lưỡi của nó. Kết cục, ông lão được chú sẻ trả ơn bằng vàng bạc, châu báu, còn thứ mà bà lão nhận được chính là rắn rết, quái vật.

4. Truyện cổ tích Nhật Bản Ông lão hoa anh đào (Hanasaka Jiisan)

Đúng như tên gọi, câu chuyện kể về một ông lão có khả năng làm cho cây cối nở hoa sau khi chúng đã chết. Ngày xưa, có một cặp vợ chồng già không có con và sống cùng chú chó của họ. Một ngày nọ, chú chó đào trong vườn và cặp vợ chồng già tìm thấy một rương vàng dưới đó. Người hàng xóm tham lam nghĩ rằng chú chó chắc chắn có thể tìm được kho báu và tìm cách mượn nó. Khi chú chó đào trong vườn của ông ta thì chỉ có xương và ông ta đã giết chú chó. Họ đau buồn và chôn chú chó dưới gốc cây sung nơi họ tìm thấy kho báu.

Một đêm nọ, chủ của chú chó mơ thấy chú chó bảo ông chặt cây và làm cối giã. Ông bà làm theo ý nguyện của chú chó. Khi họ giã, gạo bỏ vào cối biến thành vàng. Người hàng xóm liền mượn cối, nhưng gạo chỉ biến thành những quả mọng hôi thối nên vợ chồng ông ta đã đập vỡ và đốt chiếc cối.

Đêm đó, trong giấc mơ, chú chó báo mộng cho chủ của mình hãy lấy tro và rắc lên một số cây anh đào. Khi ông lão rắc tro, những cây anh đào nở hoa đúng lúc ngài Daimyo (lãnh chúa phong kiến) đi ngang qua, ngài trầm trồ và ban cho ông lão nhiều phần thưởng. Người hàng xóm thử làm điều tương tự nhưng tro thổi vào mắt của Daimyo nên ông ta bị tống giam. Khi ông ta được thả, dân làng không cho phép ông ta sống ở đó nữa, và ông ta không thể dùng những cách độc ác của mình để tìm một ngôi nhà mới.

5. Truyện cổ tích Nhật Bản: Công chúa Kaguya (Kaguyahime)

Kaguyahime – còn được biết đến với cái tên “Nàng tiên trong ống tre”, là một trong những câu chuyện nổi tiếng được hãng sản xuất phim hoạt hình Nhật Bản Studio Ghibli chuyển thể thành phim. Câu chuyện kể về cuộc đời của một cô gái bí ẩn với tên gọi Kaguya-hime được một bác tiều phu tốt bụng tìm thấy trong thân cây tre phát sáng khi còn là một đứa bé. Vào thời gian đó, cứ mỗi lần ông lên rừng thì đốn củi đến đâu, vàng ào ào tuôn ra đến đấy. Chẳng mấy chốc mà vợ chồng ông trở nên giàu có. Cô là tiên nữ sống ở cung trăng, do phạm sai lầm nên bị đày xuống trần.

Bạn đang xem bài viết Sự Tích Cây Khế – Truyện Cổ Tích Nổi Tiếng Và Ý Nghĩa Về Đạo Đức trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!