Xem Nhiều 3/2023 #️ Sự Tích Chó Mèo Ghét Nhau # Top 5 Trend | Anhngucongdong.com

Xem Nhiều 3/2023 # Sự Tích Chó Mèo Ghét Nhau # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Chó Mèo Ghét Nhau mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sự tích chó mèo ghét nhau – Truyện cổ tích loài vật

Chó và mèo vốn chơi thân với nhau. Mèo có ơn với chó. Nhưng sau khi về ở với con người thì chó trở nên ghét mèo vì con người bất công….

(Sự tích dân gian Thái)

Xưa kia, chó và mèo vốn chơi thân với nhau. Tính chó thời luộm thuộm, bạ đâu nằm ngủ đấy. Còn tính mèo thì ưa sạch sẽ, lúc nào cũng nằm trên chiếu. Thế rồi, chó sinh con đúng vào mùa đông trời buốt lạnh. Thương đàn con của chó rét mướt, nên mèo liền nhường chiếu (tiếng thái là phụ) cho đàn con của chó nằm. Nhờ thế, mà đàn con của chó sống sót qua được mùa đông rét đó. Thế rồi một ngày kia, chó và mèo cùng về ở sống chung với người. Thấy mèo có vẻ hiền lành, lại biết bắt chuột, nên người rất quý, cho mèo nằm ngủ chung chăn, cho ăn cơm trộn miếng ngon. Còn với chó thì người cho ăn cơm thừa và canh cặn, bắt nằm ngủ ở dưới sàn, dưới đất. Vì người đối xử không công bằng, nên chó nảy sinh ra ghen tỵ. Cứ nhìn thấy mèo ở đâu là chó đuổi theo tìm cách cắn. Mỗi lần bị chó đuổi là mèo lại phồng miệng lên kêu “phụ, phụ” (tức là chiếu), để nhắc lại cái ơn của mình đã cho chó mượn chiếu trước đây. Nhưng chó bỏ qua, vẫn cố đuổi cắn mèo cho bằng được. Mèo tức chó vô ơn, nên kiện lên vua Then ở mường bun, nhờ vua Then phân xử lấy lại công bằng. Khi được vua Then hỏi đến, chó bèn thưa: – Tại con người đối xử bất công. Mèo chỉ giúp người được mỗi việc bắt chuột thì lại được ăn ngon, ngủ chăn. Còn con làm giúp người bao nhiêu việc, như canh nhà trông trộm, đuổi trâu đuổi gà khi chúng phá vườn,… Vậy mà lại toàn phải ăn của thừa, của ôi thiu vứt đi, khi ngủ thì phải nằm đất. Cho nên tức quá con mới đuổi cắn mèo. Vua Then nghe thấy có lý nên phán: – Vậy từ nay, chó và mèo nếu muốn sống chung ở trong một nhà, thì mèo phải lạy chó xin cho được ở cùng. Thế là từ đấy, nhà nào muốn bắt mèo về nuôi thì khi bắt mèo về phải bế mèo lạy chó ba lạy. Như thế, chó sẽ để cho mèo ở cùng và không đuổi bắt nữa.

Nguồn: Sưu tầm

Quay về trang chủ:

Truyện cổ tích,

Top 10 truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại:

Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Trí khôn của ta đây, Cô bé lọ lem, Cô bé bán diêm, Sơn tinh thuỷ tinh, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng tiên cá, Tấm cám, Ăn khế trả vàng, Cóc kiện trời

Truyện xem nhiều nhất

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất:

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Bạn đang đọc các câu chuyện cổ tích tại website chúng tôi – Kho tàng truyện cổ tích chọn lọc Việt Nam và Thế Giới hay nhất và ý nghĩa cho mọi lứa tuổi dành cho thiếu nhi, tổng hợp trên 3000 câu chuyện cổ tích chọn lọc hay nhất Việt Nam và thế giới. Tại chúng tôi luôn được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác nhất về truyện cổ tích giúp bạn dễ dàng tìm kiếm cho mình câu truyện cổ tích cần tìm.Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng truyện cổ tích tấm cám , sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Sự Tích Vì Sao Mèo Ghét Chuột

Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột

Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột là truyện cổ tích Việt Nam, giải thích về tập tính hay rình bắt và xua đuổi lũ Chuột hay phá hoại của loài Mèo ngày nay.

Thuở xưa, Chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trời. Ngọc Hoàng giao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trời. Nhưng Chuột là loài không đáng tin cậy, nhận được chìa khóa, Chuột đến mở kho, rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúa.

Ngọc Hoàng biết, lấy làm giận lắm, mới không cho Chuột ở trên Thiên đình nữa, mà đuổi xuống hạ giới để giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian. Chứng nào tật ấy, Chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người, rả rích ăn no nê hết ngày này qua ngày khác. Đến nỗi người có câu than rằng:

– Chuột kia xưa ở nơi nào? Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này?

Xót của, người kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó đem lên trả Ngọc Hoàng và tâu rằng:

– Chuột này vốn là của Thiên đình, sao Thiên đình lại thả nó xuống hạ giới?

Ngọc Hoàng nói:

– Đúng vậy. Trước nó ở trên này giữ chìa khóa kho thóc cho ta. Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều quá nên ta không cho nó ở trên này nữa. Ta đuổi nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấy.

Vua Bếp tâu:

– Nó xuống dưới ấy lại ăn vụng lúa của người. Bẩm Ngọc Hoàng, lúa của Ngọc Hoàng nhiều, lúa của người ít. Của Ngọc Hoàng nó ăn không hết chứ của người nó cứ ăn mãi thì có ngày hết cả. Người đến chết đói mất. Vậy xin Ngọc Hoàng lại cho nó lên trên Trời là phải.

Ngọc Hoàng nghe tâu, phán rằng:

– Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó trở lên đây nữa.

Ngẫm nghĩ một lúc, Ngọc Hoàng lại phán:

Ta có một con Mèo, ngươi hãy đem nó xuống hạ giới, để khi nào Chuột ăn lúa của người thì thả Mèo ra cho nó gầm gừ bắt Chuột. Còn khi nào nó không muốn bắt Chuột thì ngươi cứ bảo con Mèo kêu lên mấy tiếng, dọa Chuột sợ mà đi nơi khác.

Vua Bếp lạy tạ, rồi ôm cả Chuột và Mèo trở về hạ giới.

Đang sung sướng ở Thiên đình nay phải xuống hạ giới bắt Chuột, Mèo giận lắm. Nó nghĩ tại vua Bếp nên nó mới phải xuống hạ giới nên rắp tâm tìm cách trả thù vua Bếp bằng cách thỉnh thoảng chờ vua Bếp vắng nhà là vào giữa đống tro bếp để phóng uế rồi cào tro phủ lên.

Giận vua Bếp là vậy, nhưng Mèo cũng không quên nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao phó, nhờ vậy mà kho lúa của người luôn được bảo vệ, đỡ bị lũ Chuột lẻn vào ăn vụng, quấy phá.

Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột – chúng tôi –

Hai con vật trong truyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột

1. Đôi nét về Mèo nhà

Mèo nhà là động vật có vú, danh pháp khoa học gọi là Felis catus. Chúng được con người thuần hóa để săn vật gây hại hoặc làm thú nuôi cùng với chó nhà. Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm, và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới.

Mèo thường được khắc họa trong các truyền thuyết và thần thoại tại nhiều nền văn hoá trên thế giới. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chúng cũng bị xem là điều đen đủi, không mang lại may mắn cho con người, và thường gắn liền với những mụ phù thuỷ trong nhiều nền văn hoá thời Trung Cổ.

Trong văn hóa Việt Nam, Mèo là một trong mười hai con giáp, thường gọi là Mão hay Mẹo. Câu chuyện Sự tích vì sao Mèo ghét Chuột đã giải thích tập tính của loài này với loài Chuột cách của dân gian.

2. Giới thiệu về Chuột

Chuột là những động vật có vú nhỏ, có danh pháp khoa học là Muridae. Chúng có các thính giác và khứu giác bén nhạy và sống trong nhiều môi trường từ rừng đến đồng cỏ và các dãy núi.

Chuột có tới hơn 700 loài khác nhau. Ở nước ta, phần lớn và quen thuộc nhất là các loại Chuột Chù, Chuột Cống, Chuột Nhắt và Chuột Đồng.

Trên thế giới, Chuột Bạch thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm về các lĩnh vực y học, sinh học, tâm lý học hoặc các lĩnh vực khác vì có hệ gen gần giống người.

Chuột sinh sản thường xuyên, thường sinh những lứa lớn vài lần mỗi năm. Chúng được xem như loài vật gây hại, phá hoại mùa màng và truyền nhiễm dịch bệnh cho con người.

Truyện Cổ Tích Mèo Và Sói

Giới thiệu truyện Truyện Cổ Tích Mèo Và Sói- Tác giả: Cỏ Thơm

Truyện được đăng trên Truyện 88. Nghiêm cấm sao chép đăng lại

19tuổi, vẫn đang còn là sinh viên, nhưng Mèo bé nhỏ biết mình không phải là một con thú cưng được yêu chiều. Sinh ra trong một gia đình bình thường, lại thêm một bà chị suốt ngày vùi đầu vào những trò vui và thói quen mua sắm vô độ, nhiêu tiền rồi cũng đi tong hết, nên từ khi còn bé Mèo đã hiểu phải tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. Mặc cho mọi người trong nhà đều gọi cô là Mèo, nhưng không phải vì cô được nuông chiều và thích làm nũng như Mèo mà bởi vì cô cảnh giác và nhạy bén như Mèo vậy.Ví dụ, như hồi nhỏ, chỉ cần mới về tới đầu ngõ cô đã cảm nhận được nguy hiểm mà lủi mất. Đúng là hôm đó bố cô có quá chén say xỉn, mà cũng không biết tại sao trên áo ông lại có một vệt son, đương nhiên là theo thói thường người mẹ hiền như cọp của cô sẽ tiện tay vớ cái gì thì sử dụng cái đó. Và kết quả của cuộc hỗn chiến ngày hôm đó là bố cô sưng vù một bên mắt, dù có đang say xỉn tới đâu thì ông cũng tỉnh táo ngay lập tức. Chị gái cô vì tò mò cũng nhận được phần thưởng thích đáng. Chỉ có cô là bình an vô sự. Chính từ đó mà cả nhà gọi cô là Mèo. Vì cô thật nhạy cảm.Thế rồi bố mẹ cô qua đời trong một tai nạn giao thông để lại hai chị em cô bơ vơ nương tựa vào nhau mà sống. Từ một con Mèo con, cô trở thành một con Mèo cảnh giác cao hơn và ẩn nấp ngày càng giỏi hơn. Nói cô tinh ranh không phải, nói cô giảo hoạt lại càng không. Cô không phải dạng Mèo hoang lang thang trên nóc nhà mỗi tối dùng con mắt sáng xanh để nhìn xuống thế giới loài người đầy hồ nghi, cô là vẫn là một con Mèo nhà hiền lành, nhưng lại vững vàng hơn vì cô biết giờ mình còn phải làm chỗ dựa cho một người chị khoái ăn chơi hơn là làm việc.

Sự Tích Quả Dưa Hấu (Hay Sự Tích Mai An Tiêm)

Dưa hấu là một loài quả rất được mọi người yêu thích khi xuân đi hè đến. Loài quả ấy có vỏ xanh, ruột đỏ, hạt màu đen.

[the_ad id=”1585″]

Khi ăn đem đến cho người thưởng thức cảm giác thanh mát, ngọt lành. Hôm nay Vườn cổ tích sẽ kể cho các bé nghe về “Sự tích quả dưa hấu” hay còn có tên gọi khác là “Sự tích Mai An Tiêm”.

Ngày xưa, vào thời Vua Hùng Vương thứ 18, có một chàng trai tên là Mai An Tiêm. Mai An Tiêm nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến và còn gả cả con gái nuôi cho chàng nữa. Vua rất yêu quý An Tiêm nên thường ban cho chàng nhiều của ngon vật lạ.

Tất thẩy mọi người ai được nhận lộc vua ban đều nâng niu ca tụng, riêng An Tiêm lại bảo rằng:

– Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ!

Chàng vẫn chăm chỉ làm lụng, không hề có ý trông chờ vào bổng lộc vua ban.

Tất cả chỉ chờ có thế, bon quan ninh thần bèn đem câu nói của Mai An Tiêm tâu lên nhà vua. Nhà vua vô cùng tức giận và cho rằng chàng là một kẻ kiêu bạc vô ơn. Nhà vua giận lắm: “Đã thế để xem, nếu chỉ trông vào sức mình thì hắn có sống nổi không?”. Ngài sai quân lính bắt giữ Mai An Tiêm rồi đuổi cả gia đình chàng ra đảo hoang.

Cả gia đình Mai An Tiêm lênh đênh trên biển hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, họ cũng cập bến lên một hòn đảo lạ. Vợ Mai An Tiêm khóc lóc kêu lên:

– Sao tôi khổ thế này? Biết vậy thì chúng ta không nên làm nhà vua tức giận!

– Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta. Chỉ cần có đôi bàn tay này thì chúng ta sẽ không sợ chết đói đâu. – Mai An Tiêm an ủi vợ.

Tình cờ một hôm, Mai An Tiêm phát hiện ra có một đàn chim từ phương Tây tới, chúng đậu trên bờ và đang ăn một loại hạt gì đó có màu đen láy. Mai An Tiêm nghĩ thầm: “Hạt này chim ăn được thì chắc người cũng ăn được!”

Nghĩ vậy, Mai An Tiêm liền thu gom hết số hạt lại và đem gieo trồng dưới đất. Ngày ngày, Mai An Tiêm ra sức chăm bón cho ruộng vườn của mình. Chẳng bao lâu sau, ruộng vườn của chàng trở nên xanh tốt, um tùm. Cây nở hoa, kết thành trái to. Đến mùa thu hoạch, Mai An Tiêm cùng với vợ con đem hết số quả đã chín về nhà. Quả nào quả nấy đều có màu xanh thẫm, khi bổ quả ra, thì bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen nữa. Khi ăn quả, thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát.

Một ngày kia, có một chiếc tàu gặp bão, bèn cập bến vào đảo để tránh bão. Mõi nười lên bãi cát, thấy có rất nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn vang xa rằng có một giống quả rất ngon trên hòn đảo ấy. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi lương thực, thực phẩm cho gia đình An Tiêm để được nếm vị ngon của quả lạ. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống đã sung túc đầy đủ hơn.

Vì chim đã mang hạt quả từ phương Tây tới nên An Tiêm đặt tên cho thứ quả này là Tây Qua. Các thương lái Trung Quốc ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên sau người ta gọi lái đi là trái Dưa Hấu.

Bạn đang xem bài viết Sự Tích Chó Mèo Ghét Nhau trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!