Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Con Thần Mã mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày xưa, có một khu rừng đen, rất nhiều thú dữ, rắn độc, thường ra bắt người ăn thịt. Người qua lại đều phải đi vòng quanh rất xa. Các thợ đi săn xa gần đều không ai dám đến săn bắn ở rừng đen, vì nửa năm trước đây đã có hai người đi săn trẻ tuổi bị hổ báo ăn thịt. Việc đó làm cho mọi người đi săn lo lắng và hổ thẹn, nhưng khong tìm được cách nào tốt để trừ hại tận gốc. Lúc đó, có một người đi săn trẻ tuổi tên là Cát Linh đã có một chú ý riêng. Mỗi khi có người nhắc tới khu rừng đen, Cát Linh đều bỏ đi không nói không rằng. Tối tối dưới trăng Cát Linh luyện tập cung tên suốt cả đêm. Một trăm ngày sau, tài bắn cung của Cát Linh đã đạt đến mức tài giỏi, phi thường. Trong vòng một trăm hai mươi bước, chàng bắn trăm phát trúng cả trăm. Nhưng việc đó, ngoài mẹ chàng ra, thì không một ai biết. Một hôm, trời vừa sáng, Cát Linh đã mang cung tên vào một khu rừng nhỏ tìm súc vật để thử tài bắn của mình. Rừng hoang vắng, một con thỏ cũng không thấy. Cát Linh hơi sốt ruột, chàng chợt ngẩng đầu lên nhìn thấy một con chim ưng hung ác đang lao vụt như tia chớp săn đuổi một con chim bách linh xinh đẹp. Muốn cứu chim bách linh, trừng trị chim ưng hung ác, Cát Linh liền giương cung lắp tên. Chỉ nghe một tiếng “vút”, mũi tên nhọn đã xuyên qua đầu con chim ưng. Chim bách linh được cứu thoát. Cát Linh trong lòng vui sướng, định quay về nói cho mẹ rõ. Bỗng nhiên trước mặt chàng hiện ra cô gái cực kỳ kiều diễm, quần áo sáng lấp lánh. Cát Linh chợt nhớ tới chuyện Liên Hoa Thánh Nữ mà các cụ già thường nói tới. Chàng bất giác vừa lo vừa mừng, đứng ngẩn ra một lát, vừa định nói thì cô gái đã lên tiếng trứơc: – Hỡi chàng trẻ tuổi nhân từ, ta chính là Liên Hoa Sơn Thánh Nữ. Vừa rồi chàng đã cứu ta, ta cảm ơn chàng. Chàng nói đi, chàng muốn gì ta sẽ làm cho chàng vừa ý. Cát Linh vui vẻ nói lên mong ước của mình: – Tôi không mong muốn có một cái gì khác, chỉ cần có con ngựa tốt là đủ rồi. – Được lắm, ta biết có một con ngựa tốt nhất trên đời. Đó là con thần mã, ai được nó, người đó sẽ hạnh phúc. Tiên nữ giơ tay chỉ, nói tiếp với Cát Linh: – Từ đây đi thẳng về hướng Bắc, chàng sẽ tới một cái hồ. Ngày ngày khi mặt trời mọc, thần mã sẽ chạy tới bên hồ uống nước, khi đó, chàng sẽ bắt giữ lấy ngựa. Nhưng chàng nhớ kỹ, thần mã muốn vùng vẫy thế nào chàng cũng không được thả nó. Đôi mắt Cát Linh sáng lên, vừa chớp mắt, tiên nữ đã biến mất, chỉ thấy một con chim bách linh xinh đẹp bay ngang qua đầu. Cát Linh đứng ngẩn người ra một lát, nhớ ít lời Liên Hoa Thánh Nữ vừa nói, chàng thấy trong lòng vui sướng dạt dào, bèn cất bước chạy như bay về nhà. Bà mẹ thấy Cát Linh mặt mày hớn hở chạy về, liền hỏi: – Con ơi, có việc gì vui, hãy nói cho mẹ biết đi! Phải chăng con đã luyện tập cung tên thành thạo? Nhìn khuôn mặt hiền từ đầy vết nhăn nheo của mẹ, Cát Linh ngập ngừng, nhyưng rồi cũng đem chuyện gặp tiên nữ và ý định của mình ra nói cho mẹ nghe. Bà mẹ vừa mừng, vừa lo, nói: – Ngày mai chỉ một mình con vàokhu rừng đen à? Chà, phải cẩn thận đấy con. Bắn cung phải thật trầm tĩnh. Cát Linh nói: – Con rõ rồi mẹ ạ. Mẹ cứ yên lòng, đừng sợ mẹ ạ! Bà mẹ hơi do dự, nhưng không muốn giữ con ở lại bên mình. Im lặng một lát rồi bà bình tĩnh nói với Cát Linh: – Con cứ đi đi! Hãy cố gắng vì mọi người, diệt cho hết loài thú dữ. Hôm sau Cát Linh đến từ biệt mọi nhà. Mấy người đi săn già nhất định đòi đi theo Cát Linh, Cát Linh sợ nguy hiểm nên kiên quyết từ chối. Nhưng những người đi săn trung thành nhất định chẳng muốn cho Cát Linh một mình dấn thân vào nơi nguy hiểm. Cuối cùng Cát Linh phải bằng lòng cho ba người đi săn trẻ tuổi, khoẻ mạnh, có kinh nghiệm cùng đi. Những người đi săn khác đều lặng lẽ kéo nhau tới tụ tập dưới chân núi để tiện giúp đỡ. Lại nói đến Cát Linh và ba người bạn đi săn trẻ tuổi tiến vào khu rừng đen. Rừng tối âm u, không một tiếng động. Cát Linh sốt ruột đi sục sạo kháp nơi, nhưng không thấy dấu vết hổ báo. Cát Linh vui vẻ cất tiếng reo lên. Bỗng một trận gió dữ dội nổi lên giữa rừng sâu. Cát Linh nhìn về phía trước, một con hổ đang băng qua rặng cây thấp, chồm thẳng tới. Chàng giương cung, một mũi tên đã xuy6en qua mắt trái hổ. Hổ đau đớn quá gầm lên, núi rừng chuyển động. Hổ chồm mạnh lên, ãa lăn xuống đất. Ba người đi săn cùng xông lên dùng kiếm chém chết hổ. Giữa lúc đó, trên đầu họ có những tiếng “phì, phì” rít lên. Một con trăn hoa đen, mình to bằng miệng bát từ trên cây cổ thụ trườn xuống, chớp mắt đã quấn chặt lấy ba chàng đi săn trẻ tuổi, chiếc lưỡi đỏ lòm dài hàng thước của nó vươn ngay tới mũi một người đi săn… Cát Linh vội tránh sang bên, “vút”, một mũi tên bay đi bắn trúng đầu con trăn. Con trăn quằn quại vung mình ra, ba người cùng ngã lăn xuống đất. Cát Linh vội vàng chạy tới nhìn, hai người đã tỉnh lại nhưng một người đổ máu mũi đã chết. Cát Linh ôm bạn, trong lòng rất đau thương, những giọt nước mắt nóng hổi từ từ lăn trên đôimắt. Giữa lúc đó, chợt nghe sấm vang lên làm cho rừng lở, đất nghiêng. Một con báo đốm vàng hung dữ từ trong rừng sâu nhảy vọt ra. Cát Linh vội vàng đặt người chết xuống, giận thét lên: – Được lắm, cứ lại đây! Chàng nhắc cung tên dưới đất. “Vút, vút, vút” ba mũi tên bắn đi,hai mũi tên đâm trúng mắt, mũi tên sau cùng trúng giữa trán. Con báo chồm lên gầm gừ dữ dội như sấm. Cát Linh nhảy tới, một mũi kiếm đâm sâu vào ngực con bái đốm vàng rồi liên tiếp mấy mũi tên nữa đâm xuống… Cát Linh đứng sừng sững như thần, cất tiếng hô lớn cho đến lúc không còn nghe thấy động tĩnh gì mới bước đi về phía người bạn đã chết. Lúc này những người đi săn tụ tập ở dưới chân núi đã leo lên núi, vui mừng ôm lấy Cát Linh, thân thiết ôm chàng, khênh kiệu chàng lên. Một lát sau, thấy người trai trẻ chết ngất đã dần dần tỉnh lại, mọi người ôm chầm lấy Cát Linh. Cát Linh mình đầy máu me quay về nhà, thuật lại kỹ càng công việc đã qua cho mẹ nghe. Mẹ già ôm chầm lấy Cát Linh vào lòng, hôn lên trán chàng và ứa nước mắt – những giọt nước mắt hạnh phúc. Hôm sau Cát Linh đem mẹ đến gửi ở nhà một người đi săn già rồi từ biệt mọi người, một mình nhắm thẳng hướng ra đi. Cát Linh đi suốt ba ngày đêm, không biết đã trải qua bao gian nan nguy hiểm, cuối cùng đã tới bên hồ. Cát Linh ẩn núp bên đám cỏ rộng ven hồ. Mặt trời vừa nhô lên, bỗng nhiên một trận gió thổi tới, một con ngựa bờm dài đen nhánh từ trên không trung hạ xuống. Không chờ ngựa đứng vững, Cát Linh đã ra khỏi bụi cỏ tung người nhảy lên mình ngựa. Thần mã hí lên một tiếng dài, gục đầu định hất chàng xuống đất. Nhớ lời tiên nữ, Cát Linh ôm chặt lấy mình ngựa, mặc thần mã lồng lên thế nào cũng không buông tay. Bỗng nhiên thần mã bay vút lên không, bay khỏi chín tầng mây rồi bất thình lình lao xuống đất. Mấy lần như vậy, Cát Linh cũng không bị rơi xuống. Lúc đó thần mã mới dừng lại, nói với Cát Linh: – Thưa chủ nhân dũng cảm, người muốn đi đâu? Cát Linh nói: – Tùy ý ngươi. Ta muốn được xem mọi người trên thế gian này sinh sống ra sao, ta muốn tận mắt nhìn thấy niềm sung sướng cũng như sự không may của họ… Đi thôi, muốn đi đâu trước cũng được. Thần mã liền bay lên trên không như một đám mây. Một lát sau hạ xuống một Hãn quốc có núi non vây quanh. Thần mã dừng lại nói: – Thưa chủ nhân, ngài hãy đi xem đi. Khi nào cần, ngài chỉ gọi một tiếng tôi sẽ đến ngay. Cát Linh xuống ngựa, một mình đi thẳng về phía trước. Chàng thấy rất nhiều người nằm ngoài lều vải, một bà cụ già đang giơ hai tay hứng nước đái uống. Chàng tò mò bước tới trước hỏi: – Cụ ơi, có chuyện gì xảy ra vậy? Bà cụ đờ đẫn nhìn chàng lắc đầu đau đớn nói: – Hỡi người khách lạ, người không biết rằng ở đây chúng tôi sắp chết khát rồi sao? Cát Linh sợ hãi hỏi lại: – Xin cụ hãy nói cho cháu biết rõ ở đây đã có chuyện gì không may xảy ra vậy? Cháu xin vui lòng giúp đỡ! Bà cụ thở dài: – Không giúp được đâu. Người nhìn xem ở dưới chân núi phía Tây kia có một dòng suối phải không? Bên cạnh còn có một cái hồ. Hồ nước đó chính là nguồn sống của chúng tôi. Ai ngờ đâu mấy hôm trước đây có một con mãng xà ở đâu tới, đến hôm nay nó ăn thịt mấy người rồi, không ai dám đến lấy nước nữa… Bà cụ già lại khóc. Cát Linh tức giận nói: – Để cháu đi. Xem nó làm gì được cháu? Chàng vừa nói vừa xách một chiếc thùng gỗ lớn bước đi. Bà cụ vội nhỏm dậy, định giữ chàng lại, nhưng không kịp nữa. Cụ đã kiệt sức ngã lăn xuống đất, hai tay bưng mặt khóc thảm thiết. Cát Linh rảo bước nhanh đến chân núi phía Tây, quả nhiên nhìn thấy một con mãng xà lớn nằm cuộn khúc dưới chân núi lặng lẽ nhìn Cát Linh. Cát Linh đàng hoàng múc đầy thùng nước rồi quay về chỗ bà cụ, sung sướng kêu lên: – Nước đã có, bà con lại uống nước! Mọi người liền vây ngay lấy, mỗi người một ngụm, chỉ lát sau đã uống cạn thùng nước. Tin này truyền đi rất nhanh. Gìa, trẻ, lớn, bé, xa gần đều chạy xô tới như một cơn gió để xin uống nước. Nhưng nước trong thùng không còn một giọt nào. Nhìn môi người nét mặt võ vàng, buồn rầu, Cát Linh thấy trong lòng nóng như lửa đốt, liền lập tức xách thùng chạy mau ra bờ hồ. Mãng xà khẽ nhúc nhích tấm thân nặng nề, trợn trừng hai con mắt đỏ như máu, khe khẽ rít lên. Cát Linh múc đầy thùng nước đem về coi như không có chuyện gì. Thùng nước thứ hai cũng chỉ trong nháy mắt đã cạn khô. Lúc này mọi người đã ba bề bốn bên kéo đến rất đông, ngay cả Khả Hán, cũng cưỡi ngựa tới, Cát Linh nói với mọi người: – Để bà con được yên ổn, tôi xin đi giết con mãng xà hại người này! Cát Linh vừa đi tới bờ hồ, con mãng xà đã giận dữ nói: – Hai lần ta đã làm ngơ cho nhà ngươi, giờ ngươi lại tới đây làm gì nữa? Được lắm, lần này ta sẽ nuốt sống ngươi! Nói đoạn, mãng xà há hốc cái miệng to như chậu máu phun ra luồng khói đen tanh nồng nặc, Cát Linh vội cúi xuống tránh khỏi, rồi lùi lại mấy bước, hét: – Hãy coi mũi tên của ta! Vút! Vút! Vút! Ba mũi tên đều bắn xuyên qua miệng con mãng xà. Làn khói đen lập tức biến mất, đuôi mãng xà quật xuống đất, “bạch bạch” nửa thân trên cất cao lên, nhưng một lát sau đã gục xuống chết trên mặt đất. Thấy Cát Linh dũng mãnh như vậy, Khả Hãn muốn giữ chàng lại, hứa sẽ cung cấp cho chàng rất nhiều bò, ngựa, phong chàng làm quan. Những mục dân được chàng cứu sống đều ứa nước mắt xin chàng ở lại, Cát Linh phải tìm lời khéo léo để tạ từ. Cát Linh từ biệt mọi người, rồi men theo lòng núi hẹp đi thẳng một mạch. Nhớ tới Thần mã, chàng cất tiếng gọi. Thần mã lập tức từ không trung bay xuống, hiền từ trước mặt chàng. Cát Linh cưỡi lên lưng Thần mã bay lên không trung. Không biết đã trải qua bao nhiêu ngày, cũng không biết đã đi bao nhiêu đường đất, Cát Linh nhìn thấy nhiều sự vật mới, đã gặp nhiều người tốt, người xấu. Cuối cùng chàng tới một đất nước xa lạ. Hôm đó, đúng ngày ba công chúa con gái của Quốc vương chọn chồng trên đài cao. Mở đầu là cuộc thi cưỡi ngựa, thi bắn cung. Mấy trăm chàng trai trẻ tuổi, mặc áo quần lộng lẫy đang chăm chú lắng nghe tiếng trống lệnh… “Tùng… tùng… tùng…” tiếng trống vang lên, cuộc đua ngựa bắt đầu. Cát Linh mỉm cười nhìn những chàng trai trẻ đang cưỡi ngựa phi như điên như dại.Mọi người đã phi xa rồi, chàng mới cất mình nhảy lên ngựa phi theo. Chỉ một lát, những con ngựa khác đã rớt lại phía sau, chàng tới đích giữa những tiếng hô reo nồng nhiệt của mọi người. Tiếp đó là cuộc thi ngựa bắn cung. Điều này làm cho Cát Linh có chút ít lo lắng vì vừa phi ngựa vừa bắn cung không phải là chuyện dễ, hơn nữa, chàng chưa hề luyện tập qua. Nhưng Cát Linh không hề nao núng, chờ mọi người bắn xong chàng mới bước ra cúi chào quốc vương, rồi lên ngựa phi thẳng về phía trước một đoạn đường, chàng quay lại nhìn đúng bia để bắn liền chín phát. Chín mũi tên đều xuyên qua hồng tâm. Quốc vương trong lòng rất kinh ngạc. Mọi người reo lên khen ngợi. Những người dự thi bắn cung đều đứng ngây ra như tượng gỗ, há hốc miệng không nói nên lời. Quốc vương cho gọi Cát Linh tới. Vừa thoạt nghe nói Cát Linh là một người đi săn nghèo khó ở nơi xa, Quốc vương xa xầm mặt xuống nói: – Thôi hãy cầm lấy! Đây là lễ vật mà ngươi được thưởng. Thôi ngươi đi đi. Cát Linh tức giận quay ra. Bây giờ đến lúc ba công chúa con của Quốc vương tung tú cầu chọn chồng. Tất cả mọi chàng tari trẻ đều theo lệnh của Quốc vương lần lượt đi qua dưới chân đài. Công chúa cả và công chúa hai đã chọn đúng được các quan đại thần. Nhưng công chúa thứ ba vẫn chưa ném quả tú cầu xuống cho ai. Đứng bên cạnh, Quốc vương sốt ruột nói: – Con, sao con chưa ném tú cầu đi? Chẳng lẽ không có ai hợp ý với con sao? Công chúa thứ ba hình như không nghe thấy lời Quốc vương nói, hai mắt nàng chăm chú nhìn xuống đài tìm người trai trẻ quý yêu. Cát Linh cưỡi lên lưng Thần mã là người cuối cùng đi dưới chân đài cao. Bỗng đâu một trái tú cầu ngũ sắc từ trên cao ném cuống đầu chàng. Lập tức có mấy cô con gái áo hồng chạy đến trước mặt chàng, chẳng nói chẳng rằng, kéo chàng đến gặp Quốc vương. Quốc vương nhận ra Cát Linh, quay đầu nhìn lại cô công chúa thứ ba rồi buồn bã nói: – Công chúa đã lựa chọn nhà ngươi thì nhà ngươi hãy đưa công chúa đi. Thấy công chúa thứ ba xinh đẹp, tính tình hiền hậu, cử chỉ khoan thai, điềm đạm, không như công chúa cả và công chúa thứ hai, Cát Linh thấy được người vợ như vậy cũng rất đáng quý, nên nhận lời. Cát Linh và công chúa thứ ba ở trong một túp lều vải cũ. Quốc vương chỉ cho vợ chồng mười con dê, ngoài ra không có gì khác. Cô công chúa thứ ba cũng chẳng để ý nữa, ngày ngày nàng chăm chỉ làm lụng, giúp người nghèo may vá thêu thùa. Hàng ngày Cát Linh vào tận những khu rừng xa săn bắn. Hai người sống một cuộc đời vui vẻ và hạnh phúc. Được ít lâu sau, bỗng nhiên Quốc vương mắc bệnh nặng. Các thầy thuốc nổi tiếng trong nước đến thăm bệnh đều nói rằng không thể cứu chữa được nữa. Bệnh tình của Quốc vương ngày càng nguy ngập, các đại thần lặng lẽ tránh đi nơi khác, còn lại một mình Quốc vương đau đớn rên la trên giường bệnh. Biết mình khó qua khỏi, Quốc vương liền lớn tiếng kêu hai phò mã và công chúa, nhưng chờ đến trưa vẫn chẳng thấy người. Té ra các phò mã và công chúa, nhân lúc Quốc vương bệnh tình nguy kịch đã lấy trộm rất nhiều của cải, châu báu của Quốc vương rồi bỏ trốn đi nơi khác. Cô công chúa thứ ba nghe tin Quốc vương bị bệnh nặng, lìên vội vã đến thăm hỏi. Thấy công chúa thứ ba, Quốc vương trong lòng buồn rầu, lệ ứa ròng ròng. Cô công chúa thứ ba chăm sóc Quốc vương một ngày một đêm, thấy bệnh tình không giảm, liền chạy về nhà báo cho Cát Linh rõ. Nhìn nét mặt sầu khổ của vợ, Cát Linh không yên lòng bèn an ủi nàng: – Không nên quá lo lắng, để ta nghĩ cách xem! Cát Linh bước ra ngoài, nói với con Thần mã vừa phi tới: – Hiện nay Quốc vương bệnh tình nguy kịch, ngươi biết ở đâu có linh chi không? Thần mã nói: – Biết! Ở đây đi thẳng về hướng đông, trên đỉnh một ngọn núi cao có một loại cỏ linh chi trị được bách bệnh. Nhưng trước hết, chủ nhân phải giết được con sư tử chín đầu, rồi sau đó mới lấy được cỏ tiên. – Cứ đi thử xem sao, biết đâu ta chẳng làm được! Cát Linh từ biệt vợ yêu quý, cưỡi lên lưng Thần mã, như một mũi tên lao vọt lên không, bay thẳng về phía đông. Lát sau, tới một trái núi chắn ngang đường đi, Thần mã dừng lại trên một tảng đá bằng phẳng ở lưng chừng núi, nói với Cát Linh: – Thưa chủ nhân đã tới rồi. Xin chủ nhân hãy lên một mình. Cát Linh nhìn đỉnh núi cao ngút tầng mây: – Ngươi không đưa ta lên được nữa à? Thần mã lắc đầu: – Thưa chủ nhân không được. Trái núi này tôi không bay tới. Không còn cách nào khác nữa, Cát Linh đành xuống ngựa mang hết tài leo núi, leo lên như một con khỉ. Một vách đá trơn tuột, không một chỗ bấu víu, phía tr6en nhô ra một cây tùng cổ thụ. Cát Linh nảy ra một kế, buộc một sợi dây thừng dài vào đuôi mũi tên rồi dùng hết sức bắn đi. Mũi tên cắm vào thân cây. Cát Linh kéo căng dây ra thử, rồi bám vào đó leo lên. Từ sáng sớm cho đến lúc mặt trời lặn, Cát Linh mới lên đựơc tới đỉnh núi. Một con sư tử đen khổng lồ chín đầu đang nằm ngủ cạnh tảng đá xanh to, ngáy ầm ầm như sấm. Cát Linh vội lấy cung tên nhắm thẳng vào giữa đầu sư tử bắn một phát. Sư tử đau quá, tỉnh hẳn ngủ, nhìn Cát Linh gầm lên một tiếng làm núi rung đất chuyển. Cát Linh bị choáng váng, suýt ngã xuống đất. Nhân lúc kẻ thù chưa kịp chồm tới, Cát Linh đem hết dũng khí ra sức bắn mạnh liên tiếp tất cả số tên còn lại vào sư tử đen chín đầu. Sư tử đau quá rống lên, dùng hết sức nhảy chồm tới. Không ngờ dùng sức quá mạnh nên nó ngã lăn xuống dưới chân núi mà chết. Cát Linh tìm thấy hai cây cỏ tiên bên cạnh tảng đá xanh, liền nhổ hết cả, cẩn thận cất vào trong áo, rồi từ trên đỉnh núi tụt xuống. Trời đã tối khuya, Thần mã vẫn đứng yên chỗ cũ để chờ chàng. Về tới nhà, Cát Linh đưa cỏ tiên cho vợ và nói: – Hãy mau mau đem đến cho phụ vương! Qủa nhiên Quốc vương vừa ăn xong cỏ tiên, chẳng những khỏi ngay bệnh, mà thân thể còn tráng kiện hơn nữa. Khi Quốc vương biết rằng chính người đi săn nghèo khổ kia không quản hiểm nguy tới tính mạnh lên đỉnh cao tìm cỏ tiên cứu sống được mình, Quốc vương vô cùng cảm động liền cho mời Cát Linh vào cung, nhất định nhường ngôi cho chàng. Cát Linh kiên quyết không nhận, chỉ xin Quốc vương cho phép đưa vợ trở lại quê hương. Quốc vương bằng lòng. Ngày hôm sau, Cát Linh và công chúa ngồi trên lưng Thần mã, vẫy tay từ biệt Quốc vương và toàn thể nhân dân ra tiễn đưa, rồi bay thẳng về quê hương thân yêu của mình.
Cây Bút Thần Của Mã Lương
Một hôm, Mã Lương đi qua cửa nhà quan, nhìn thấy một họa sĩ vẽ tranh; thích quá sán lại bên cửa sổ nhìn xem. Em nói với họa sĩ:
Tên quan và họa sĩ đều cười ồ lên, bảo:
– Ðồ nghèo hèn mà cũng đòi học vẽ à? Cút đi mau!
Mã Lương tức quá, nói:
– Nghèo thì không được học vẽ sao?
Nói rồi, em mới chịu bỏ đi.
Thế là, Mã Công khổ công học vẽ lấy. Khi lên núi kiếm củi, em bẻ cành cây vẽ chim chóc ở trên mặt đất. Khi đến bên sông cắt cỏ, em dùng cọng cỏ chấm nước, vẽ cá lên tảng đá. Tối về, em dùng hòn than vẽ lên tường vách.
Vẽ, vẽ, vẽ nữa! Với các quan sát tinh tế, chim em vẽ như biết hát ca, cá em vẽ như lội tung tăng trong làn nước. Có hôm em vẽ Sói trên vách núi mà Dê, Bò… nhìn thấy, chùn bước không dám lên núi.
Có người hỏi Mã Lương:
– Mã Lương ơi, cháu học vẽ cũng là để đi làm cho nhà quan phải không?
Em lắc đầu trả lời:
– Không, nhất quyết không! Cháu chỉ vì người nghèo mà vẽ thôi!
Ngày qua ngày, Mã Lương có tiến bộ rất nhanh. Em xiết bao mong mỏi có được một cây bút vẽ!
Một buổi tối, Mã Lương vừa mơ màng ngủ thì thấy trong nhà rực ánh hào quang, rồi một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện, cho em một cây bút vẽ, và dặn dò:
– Mã Lương, đây là cây bút thần, Ta cho cháu. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã hứa: Chỉ vẽ cho người nghèo!
Nói dứt lời, cụ già biến mất, khiến em còn chưa nói xong lời cám ơn cụ.
Mã Lương tỉnh dậy, vẫn tưởng như trong mộng, nhưng cây bút chả ở trong tay em đó sao? Em cười sung sướng:
– Ha ha… Tôi có bút vẽ rồi!
Mã Lương dùng cây bút đó vẽ chim thì chim bay được, cất tiếng hót, vẽ cá thì cá biết bơi. Ðúng là cây bút thần!
Mã Lương dùng cây bút thần, ngày ngày vì người nghèo trong thôn làng mà vẽ. Ai thiếu thốn, cần gì thì em vẽ ra thứ đó.
Một hôm, em đi qua một mảnh ruộng, nhìn thấy bác nông dân và một đứa trẻ đang gò lưng kéo cày. Ðất rắn quá chẳng kéo nổi. Mã Lương lấy bút ra vẽ tặng một con Trâu cày. Kìa, con Trâu đã hiện ra, đi xuống ruộng mà cày ruộng cho bố con bác nông dân.
Tên quan biết Mã Lương có cây bút thần, bèn sai tay chân tới bắt Mã Lương về, sai em vẽ cho nó bạc, vàng, châu báu. Nhưng em khảng khái đáp:
– Tôi nhất định không vẽ!
Em bị nó sai giam vào ngục tối, không cho ăn uống và thứ gì đắp cả.
Ðêm đó tuyết rơi, trời rất lạnh. Tên quan nghĩ rằng Mã Lương chẳng chết đói thì cũng chết rét, lò dò khoát áo ấm nhòm vào ngục xem sao. Nào ngờ, qua khe cửa ngục, hắn thấy Mã Lương đang ngồi sưởi và ăn bánh nướng, hương thơm phức. Ðương nhiên là em đã vẽ ra các thứ đó.
Tên quan lại tay chân vào giật lấy chiếc bút thần giết Mã Lương đi. Nhưng khi chúng xông vào buồng giam thì chẳng thấy em đâu nữa, ngoài chiếc thang do em vẽ, còn dựa ở trong đó. Tên quan lại sai tay chân đuổi theo em. Nhưng em đã sớm vẽ một con tuấn mã, phóng chạy đi từ bao giờ.
Mã Lương chạy tới một thị trấn rất xa thì ở lại, vẽ tranh để kiếm sống. Tranh em vẽ đều cố ý còn thiếu một cái gì đó, như thiếu chân, thiếu mắt…, để tránh chúng trở thành sống động như thật, nhằm giữ bí mật về chiếc bút thần.
Một hôm, em vẽ một con Cò trắng không có mắt, nhưng vô ý đánh rơi một giọt mực vào đầu Cò. Cò trắng mở mắt, vỗ cánh bay đi.
Tin đó vang động cả thị trấn. Quan ở đó báo lên với Hoàng đế. Mã Lương bất ngờ bị bắt, điệu về Hoàng cung.
Hoàng đế bắt Mã Lương phải vẽ cho hắn. Nhưng biết đó là kẻ tàn bạo, ức hiếp dân lành nên hắn bảo vẽ Rồng thì Mã Lương lại vẽ con Tắc kè; bảo vẽ chim Phượng Hoàng thì em lại vẽ Quạ. Tắc kè và Quạ vẽ xong, xông lại cắn xé nhau, làm loạn cả lên, khiến Hoàng đế cướp bút thần và giam em vào ngục. Hoàng đế cầm bút vẽ núi vàng, nhưng lại thành đống đá đổ xuống, khiến hắn suýt toi mạng!
Hoàng đế chỉ còn cách thả Mã Lương ra, dùng lời đường mật phủ dụ Mã Lương vẽ. Mã Lương muốn lấy lại cây bút thần nên giả bộ đồng ý.
Hoàng đế bảo Mã Lương vẽ cây hái ra tiền vàng thì Mã Lương vẽ biển cả, sau đó mới vẽ một hòn đảo, trên đó có cây hái ra tiền vàng.
Hoàng đế ra lệnh:
– Vẽ ngay một con thuyền lớn!
Mã Lương vẽ ngay con thuyền. Hoàng đế và các bậc triều thần lên thuyền ra đảo hái tiền. Mã Lương huơ mấy nét là gió nổi lên đưa thuyền ra khơi. Em huơ bút mạnh lên cho gió to lên. Con thuyền chạy như bay! Mã Lương lại vẽ lên sóng nước với cuồng phong khiến con thuyền lật nhào trong sóng nước cuộn cao, dìm chết cả lũ Vua quan trong biển động.
Mã Lương cầm chiếc bút thần ung dung trở về với người nghèo, và vì họ mà vẽ.
Nguồn: Truyện cổ tích Tổng hợp.
Sự Tích Con Khỉ
Truyện cổ tích sự tích con khỉ
là truyện cổ tích loài vật, kể về nguồn gốc ra đời của loài khỉ ngày nay, cũng như thể hiện ước muốn công bằng trong xã hội của người xưa.
1. Phần thưởng xứng đáng cho người tốt bụng
Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đi ở cho một nhà trưởng giả. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày, lại bị chủ đối đãi rất tàn tệ. Cái ăn, cái uống thiếu thốn, quần áo chẳng được một manh cho lành lặn, nên dù đang tuổi đôi mươi – cái tuổi đẹp nhất của người con gái thì trông cô lại có vẻ rất gầy gò, xấu xí.
Một hôm, nhà trưởng giả có giỗ. Cỗ bàn linh đình, họ hàng đến ăn uống đầy nhà. Trong khi đó, cô gái phải đi gánh nước luôn vai, không phút được nghỉ ngơi. Gánh đến gánh thứ mười, cô gái mệt quá ngồi nghỉ lại ở bờ giếng.
Soi bóng xuống dưới giếng nước, thấy mình đang ở độ tuổi đôi mươi mà vì cuộc sống vất vả, càng ngày càng xấu xí, cô ôm chỉ biết thở dài.
Đúng lúc đó, đức Phật hiện lên thành một ông cụ già nghèo khó, dáng điệu mệt nhọc, chống gậy đến xin cô nước uống. Cô gái vội quảy gánh xuống giếng, vục nước lên, ân cần mời cụ uống.
Cụ già uống xong lại kêu đói bụng. Cô gái bảo ông cụ ngồi chờ một lúc, rồi gánh nước về lấy phần cơm ở nhà của mình mang ra cho cụ già và nói:
– Con chỉ có phần cơm cháy này thôi, cụ ăn một bát này cho đỡ đói.
Ăn xong cụ già bảo cô:
– Ta là đức Phật, thấy con là người nghèo khổ mà có lòng tốt, thương người, nên muốn ban thưởng cho con. Con muốn gì, cứ nói, ta sẽ làm cho con vui lòng.
Cô gái ngỏ ý chỉ muốn mình bớt xấu xí và có được manh áo lành lặn. Cụ già liền bảo cô gái lội xuống giếng, thấy bông hoa nào đẹp, hợp ý thích, ngậm lấy thì sẽ được như ý.
Xuống giếng, cô gái chỉ mút lấy mấy bông hoa trắng. Rồi kỳ lạ thay, cô gái ở xấu xí, rách rưới phút chốc đã trở thành một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, da dẻ trắng trẻo, mặt mũi hồng hào, quần áo đẹp như nàng công chúa.
2. Họ hàng nhà trưởng giả và câu chuyện sự tích con khỉ
Khi cô quảy gánh nước trở về, cả họ nhà trưởng giả vô cùng kinh ngạc. Cô đẹp đến nỗi mãi họ mới nhận ra được cô. Nghe cô gái kể chuyện, ai nấy cũng muốn cầu may một tí. Họ lập tức đổ xô cả ra bờ giếng mong gặp lại đức Phật để được trẻ lại và đẹp ra. Thấy cụ già vẫn còn ngồi ở đó, họ cuống quýt đưa xôi thịt ra mời:
– Cụ ơi! Cụ ăn đi! Rồi mách cho chúng tôi làm thế nào để trẻ lại và có được thật nhiều quần áo đẹp với.
Cụ già cũng bảo họ lội xuống giếng và dặn họ y như dặn cô gái lần trước.
Những người đi gánh nước thấy vậy hoảng hốt kêu lên:
– Kìa, cẩn thận con quỷ nó cắn đấy bà con ơi!
Lại có những tiếng khác:
– Đánh chết chúng đi chứ! Sợ gì!
Lập tức mọi người hò nhau cầm đòn gánh xông vào đánh đuổi. Cả họ nhà trưởng giả được phen kinh hoàng, bỏ chạy một mạch lên rừng để trốn. Từ đó, cô gái cùng với những người nghèo hầu hạ trưởng giả được hưởng những của cải do chúng để lại.
Thấy vậy cô gái và mọi người sợ quá, đêm đêm đóng cửa rất chặt. Họ bàn nhau tìm cách đuổi chúng. Họ bôi mắm tôm vào các cánh cửa, lại nung nóng rất nhiều lưỡi cày đặt rải rác ở cổng các nhà.
Quả nhiên, một đêm nọ chúng lại mò về. Theo lệ thường, chúng đánh đu vào song cửa kêu rít lên. Nhưng lần này chúng vừa mó đến đã bị mắm tôm vấy đầy tay rồi từ tay vấy khắp cả người, hôi hám không thể nói hết. Chúng kinh sợ dắt nhau ra ngồi trước cổng quen như thói cũ. Nhưng vừa đặt đít xuống các lưỡi cày thì chúng đã kêu oai oái, rồi ba chân bốn cẳng bỏ chạy lên rừng. Từ đó chúng kệch không dám về nữa.
Những khi lên rừng hái củi, thỉnh thoảng người ta vẫn gặp chúng. Thấy bóng người từ đáng xa, chúng liền chuyền theo nhánh cây, lủi nhanh thoăn thoát. Người ta gọi chúng là những con khỉ. Ngày nay vẫn có nhiều người cho khỉ là thuộc nòi trưởng giả. Còn những con khỉ sở dĩ đỏ đít là vì chúng chịu di truyền dấu vết bỏng đít của tổ tiên. Câu chuyện sự tích con khỉ cũng được ra đời từ đó.
Truyện cổ tích sự tích con khỉ – chúng tôi –
➤ Truyện cổ tích về loài vật
Tìm hiểu về loài khỉ trong câu chuyện Sự tích con khỉ
1. Đặc điểm của loài khỉ
Khỉ là loài động vậ thuộc lớp thú, bộ linh trưởng, có cấu tạo cơ thể gần giống với con người nhất. Chúng còn có thể biểu lộ cảm xúc trên gương mặt tương tự như chúng ta. Gương mặt của những con khỉ đều khác biệt nhau. Một số loài khỉ rất xinh xắn, một số có khuôn mặt dữ tợn, một số lại có cái bờm như sư tử, một số có cái mũi rất to… Chúng dùng khuôn mặt của mình để thu hút con cái và để làm dấu hiệu nhận biết đồng loại trong khi tìm kiếm thức ăn.
Loài khỉ sở hữu đến 3 cách di chuyển. Khi bước đi và chạy, chúng sử dụng cả 2 tay và 2 chân. Trong khi đó, khi ở trên cây, chúng chỉ dùng 2 chi trước để chuyền từ cành cây này sang cành cây khác. Trong trường hợp di chuyển trên cây, cái đuôi của loài khỉ giúp chúng giữ thăng bằng rất tốt.
Loài khỉ là loài động vật ăn tạp. Chúng ăn tất cả mọi thứ, từ trái cây, hạt, lá non cho đến các loại côn trùng, ấu trùng. Tuổi thọ của loài khỉ trung bình từ 10 năm đến 46 năm.
2. Phân loại loài khỉ trong truyện cổ tích Sự tích con khỉ
Các nhà khoa học đã phân chia loài khỉ thành 2 nhóm là khỉ cổ thế giới và khỉ tân thế giới. Cả hai nhóm có rất nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, số lượng của 2 nhóm là không tương đồng. Có đến 96% loài khỉ cổ thế giới sinh sống trong các cánh rừng và khu vực đồng cỏ ở Châu Phi và Châu Á. Trong khi đó, 65% loài khỉ tân thế giới sống ở Trung và Nam Mỹ, phần lớn phân bố trong những cánh rừng ẩm ướt. Mặt khác, mũi và các lỗ mũi của loài khỉ cổ thế giới thường nhỏ hơn và nằm sát vào nhau hơn loài khỉ tân thế giới. Thông thường, các loài khỉ cổ thế giới sẽ có cơ thể to lớn hơn.
Ngoài ra, còn có 1 nhóm khỉ khác nữa không được các nhà khoa học xếp vào loài khỉ là khỉ không đuôi (Ape), nhưng chúng vẫn thường được nhắc đến trong các ngữ cảnh bình dân như tinh tinh, vượn. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có.
3. Hình tượng con khỉ trong văn hóa
Trong văn hóa đại chúng và trong hư cấu, hình ảnh con khỉ cũng có một vị trí nhất định. Trong 12 con giáp, Thân là con Khỉ, đứng hạng thứ 9 trong 12 con giáp. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân.
Trong các nền văn hóa và văn hóa hiện đại, hình ảnh con khỉ biểu tượng như là sự nghịch ngợm, tinh nghịch, láu lĩnh, trộm cắp, nhanh nhẹn, nhưng cũng có những con khỉ đã trở thành biểu tượng thần thánh như Tôn Ngộ Không (tiểu thuyết Trung Quốc), Hanuman (thần thoại Ấn Độ).
Khỉ là loài động vật thông minh nên rất hay được sử dụng trong các rạp xiếc. Chúng có thể thực hiện những màn trình diễn liều lĩnh, độc đáo, được rất nhiều các bạn nhỏ yêu thích.
Ở Việt Nam, nguồn gốc con khỉ được kể lại qua câu chuyện Sự tích con khỉ bên trên. Ở Nam Bộ, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ.
Hình tượng con khỉ cũng đi vào trong các thành ngữ, ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ví dụ như:
➤ Khám phá thế giới cổ tích
Sự Tích Con Ong
Câu chuyện Sự tích con Ong
Sự tích con Ong là truyện cổ tích Việt Nam, giáo dục các bạn nhỏ phải biết chăm chỉ làm việc, đồng thời giải thích nguồn gốc ra đời của loài Ong ngày nay.
Câu chuyện này từng được đưa vào giảng dạy trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục – 1988.
Ngày xưa, có một người đàn bà tên là nàng Ong. Nàng Ong làm việc chăm chỉ, nhưng vẫn nghèo túng vì nhà đông miệng ăn. Nàng Ong mong các con khôn lớn để đỡ đần mình. Nhưng lũ con nàng, đứa nào cũng lười biếng. Nàng thường khuyên các con:
– Muốn no thì phải chăm làm Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi.
Nhưng không đứa nào nghe. Lũ con gái nói:
– Chúng con sẽ đi tìm cái khung cửi thần. Cái khung cửi ấy, cứ gõ vào là ra vải, không cần khó nhọc ngồi dệt.
Lũ con trai nói:
– Chúng con sẽ vào rừng tìm cái rìu vàng của thần núi. Người ta bảo cái rìu ấy có thể tự ngả cây, người không phải mó tay vào.
Thế rồi một hôm, chúng bỏ nhà ra đi, để nàng Ong ở nhà vò võ một mình. Nàng buồn phiền mà chết.
Mấy năm sau, lũ con nàng Ong trở về. Đứa nào cũng rách rưới, xanh xao, vàng vọt. Chúng đã đi khắp núi cao, rừng sâu nhưng không tìm được vật quý. Hổ thẹn vì không nghe lời mẹ dạy, chúng bảo nhai chăm chỉ làm ăn.
Khi chết, chúng gặp nàng Ong. Mẹ con biến thành loài ong bây giờ. Mẹ biến thành , các con biến thành Ong Thợ. Ong Thợ làm việc suốt ngày. Chúng làm ra mật ngọt lịm và người đời ưa thích.
Truyện Sự tích con Ong – chúng tôi Nguồn: Tiếng Việt 2, tập 2, trang 112, NXB Giáo dục – 1988
Đôi nét về con Ong
Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao, sống theo đàn trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng. Ong Mật có danh pháp khoa học là Apis, thuộc họ Ong Mật (Apidae) bao gồm những loài ong có đời sống xã hội và bản năng sản xuất mật ong. Trong mỗi đàn đều có sự phân công công việc rõ ràng. Trong một đàn có Ong Chúa, Ong Đực và Ong Thợ.
Một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng, loài Ong Mật có tổ tiên ở châu Á, trái ngược với quan điểm trước đây cho rằng chúng xuất phát từ châu Phi.
Theo văn học dân gian Việt Nam, nguồn gốc của loài ong được giải thích qua câu chuyện Sự tích con Ong kể trên.
Bạn đang xem bài viết Sự Tích Con Thần Mã trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!