Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Hằng Nga mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sự tích Hằng Nga – Truyện cổ Trung Hoa
SỰ TÍCH HĂNG NGA
Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi.
Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.
Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Sự tích Hằng Nga
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
— Hết —
Tết Trung Thu: Sự Tích Chị Hằng Nga
Sự tích Chị Hằng Nga, Chú Cuội và Thỏ Ngọc có nhiều phiên bản khác nhau..chỉ là truyền thuyết lý giải..Chúng ta tham khảo để kể chuyện vui cho con trẻ.
TẾT TRUNG THU VỚI CÁC TRUYỀN THUYẾT SỰ TÍCH
CHỊ HẰNG NGA – CHÚ CUỘI – THỎ NGỌC
(Nhiều bản khác nhau, chúng ta chỉ tham khảo vui cho trẻ nhỏ)
Sự tích Tết Trung Thu về chị Hằng Nga
(Thêm sự tích khác về TẾT TRUNG THU)
Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi. Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất chính. Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga, mọi người đều ngưỡng mộ đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.
Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói, uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị 1 học trò tên là Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử, trong lúc nguy cấp Hằng Nga đã vội vàng mở hộp gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra lúc sáng. Trong lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ đó, phong tục “bái nguyệt” vào tết trung thu được truyền đi trong dân gian.
Sự tích Tết Trung Thu về Chú Cuội
(Theo Truyện Cổ Tích Việt Nam)
Ngày xửa ngày xưa, ở một miền núi nọ, có một chàng trai nghèo khổ, cô độc tên là Cuội. Ngày ngày, chàng phải lên rừng đốn củi, đổi gạo kiếm sống. Không người thân thích, không họ hàng, tất cả những gì Cuội có chỉ là một chiếc rìu nhỏ.
Một hôm như lệ thường, Cuội xách rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi vừa được một ôm củi thì Cuội chợt giật mình vì trông thấy một cái hang hổ mé bên kia bờ suối nhỏ. Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy hổ mẹ đâu, chỉ có mấy chú hổ con đang vờn nhau trước cửa hang. Sợ chúng lớn lên sẽ gây hậu hoạn về sau, Cuội liền nhẹ nhàng băng qua suối, thầm nghĩ trong bụng: – Bọn hổ con này lớn lên thì phải biết, không chừng chúng vồ cả người chứ chẳng chơi, chi bằng ta diệt trừ chúng ngay bây giờ cho yên.
Thế rồi Cuội bất thần xông đến, vung rìu bổ xuống mỗi con một nhát tựa hồ như sét nổ trên đầu. Bọn hổ con bất thần bị tấn công, ngã lăn quay ra đất, chết không kịp ngáp.
Trong lúc Cuội nhìn quanh thử xem có còn con nào nữa không thì bất ngờ một tiếng gầm khủng khiếp vang lên. Thì ra vừa lúc đó, hổ mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng hổ mẹ gầm sau lưng, Cuội thất kinh hồn vía, tưởng chết đến nơi, cậu chỉ kịp quăng rìu bỏ chạy rồi leo thoăn thoắt lên một ngọn cây cao ở gần đó để thoát thân. Hổ mẹ lao theo để vồ mồi, nhưng vì không leo cây được nên tức giận gầm thét dưới gốc cây, vang xa cả một góc rừng. Cuội chỉ biết bám chặt lấy cành cây trên cao, hồn vía bay đi đâu mất cả. – May mà mình kịp leo lên cây này chứ nếu không thì hổ mẹ xé tan xác rồi.
Từ trên cây nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ lồng lộn trước đàn con đã tắt thở nên cũng thấy xót trong ruột về việc mình làm ban nãy. Nhưng chỉ một lát sau, hổ mẹ bỗng bỏ con nằm đấy, lẳng lặng chạy đến một cây lạ ở gần đó, ngoạm lấy một nắm lá cây rồi trở về nhai nát, nhả vào vết thương của lũ con mình. Chẳng mấy chốc, bọn hổ con dần dần cựa quậy, vẫy đuôi, rồi đứng dậy chạy nhảy chơi đùa như cũ. Cuội bàng hoàng, không ngờ lá cây ấy là thần dược, cứu sống lũ hổ con.
Cuội không còn nghi ngờ gì nữa, biết rằng đó chính là cây thuốc thần, nên đợi cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, liền leo xuống tìm đến cây thuốc ấy, đào gốc vác về nhà mình. Ra khỏi rừng, Cuội gặp một ông lão nằm vật trên đường, da mặt xám ngắt. Cậu đặt cây xuống rồi ghé lại xem, thì ra ông lão đã chết từ lúc nào rồi.
Cuội liền nhanh tay rứt lấy mấy lá cây quý rồi nhai mớm vào miệng ông lão. Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong thì ông lão sống dậy, hết lời cám ơn chàng trai cứu mạng và hỏi chuyện. Cuội thực lòng kể lại cho ông lão nghe tất cả mọi chuyện, từ lúc giết hổ con đến lúc hổ mẹ dùng lá cây cứu sống như thế nào. Nghe xong, ông lão kêu lên: – Trời ơi, lão từng nghe nói cây này vốn tên là cây đa, có phép “cải tử hoàn sinh”. Lão thật có phúc nên mới gặp con. Con hãy chăm sóc vun bón cho nó để cứu thiên hạ. Nhưng nhớ là đừng có tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó. – Cây bay lên trời à? Sao lạ vậy ông? – Ông cũng chẳng hiểu vì sao nữa, nhưng hãy nhớ làm theo lời ông dặn.
Nói rồi ông lão chống gậy ra đi, còn Cuội thì đem cây đa về trồng ở góc vườn trước nhà cho tiện việc chăm sóc. Luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào Cuội cũng chăm sóc cẩn thận, xách nước tưới cây quý bằng nước giếng trong, khiến cây lớn nhanh như có phép thần thông vậy. – Đúng đây là cây đa thần nên cứ mỗi ngày trôi qua, nó lớn mau như là trải qua hằng năm vậy. Thiệt không ngờ! Cây quý được chăm sóc kỹ nên lớn nhanh, tàn lá xanh tươi bao quanh trước hiên nhà Cuội, trông rất thích mắt.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai vừa nhắm mắt tắt hơi là Cuội mang lá cây tìm tới để cứu chữa. Cuội chỉ biết lo đi cứu người cho họ sống lại là mừng rồi, dùng phúc của trời mà san sẻ cho thiên hạ. Cuội không hề biết lấy tiền công của ai, chỉ nhận những lễ vật hoa trái họ biếu tạ cũng đủ cho cậu no lòng qua ngày.
Hết bên đông rồi sang bên tây, đi đâu ai cũng biết là Cuội cứu được rất nhiều sinh mạng. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi. Một hôm Cuội đi chữa bệnh về, khi lội qua sông, chợt thấy xác một con chó chết trôi. Cuội chạnh lòng thương vớt lên: – Ta đem nó về chữa khỏi, rồi nuôi nó cho vui cửa vui nhà. Nghĩ vậy Cuội ôm chó đem về, hái lá đa đắp lên đầu nó. Chỉ một lát sau, con chó sống dậy, ve vẩy đuôi mừng rỡ.
Bấy giờ ở làng bên có một ông phú hộ rất giàu, nhưng chỉ có một cô con gái đã đến tuổi cập kê. Chẳng may lúc đi dạo, cô bị sẩy chân lọt xuống sông chết đuối. Cả nhà hay tin liền vớt xác cô đưa về rồi khóc than vô cùng thảm thiết.
Hay tin Cuội có phép thần thông, ông phú hộ cùng gia nhân hớt hơ hớt hãi ba chân bốn cẳng chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu sống con mình. Cuội liền nhẹ nhàng bảo: – Ông bá cứ yên tâm. Tôi chuẩn bị mọi thứ rồi đi ngay đây.
Sau đó, Cuội theo chân phú ông về nhà và đưa lá ra chữa. Quả nhiên, chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên. Rồi nàng mở bừng mắt ra, vươn vai ngồi dậy. Phú ông xiết bao mừng rỡ kêu lên: – Ôi, anh quả thật là thần tiên giáng thế, con gái tôi sống lại rồi. – Xin ông đừng nói thế, tôi chỉ là người thường thôi, chẳng qua là được phúc trời chữa bệnh cứu người – Cuội đáp. – Anh đã cứu sống con gái thân yêu của ta, trong nhà này anh muốn gì thì cứ việc chọn tùy thích, muốn gì ta cũng cho.
Cuội bèn ngỏ ý muốn lấy cô gái mình vừa cứu sống làm vợ. Lão phú ông nghe thấy vậy càng thích, bằng lòng gả con gái mình cho Cuội. Biết Cuội là ân nhân của mình, cô gái cũng vui vẻ thuận làm vợ chàng.
Và thế là đám cưới hai người diễn ra mau chóng. Cưới được vợ đẹp và ngoan hiền, Cuội không còn phải sống đơn côi như trước. Được bố mẹ vợ giúp đỡ, vợ chồng Cuội sửa sang căn nhà lại cho tươm tất. Hai người sống với nhau thật vui vẻ, thuận hòa và vô cùng êm ấm.
Nhưng Cuội không ngờ, trong vùng có bọn con trai hồi trước vẫn ngấp nghé cô gái của lão phú ông, nay thấy bông hoa thơm tự nhiên lại lọt vào tay anh chàng đốn củi, thì ngấm ngầm ghen tị và cố tìm cách làm hại cho bõ ghét.
Một hôm, chờ lúc Cuội lên rừng, chúng xông vào nhà định bắt lấy vợ Cuội. Không ngờ vợ Cuội chống cự quyết liệt nên chúng bèn vung dao giết chết. Sau khi giết xong, chúng vẫn sợ bị lộ vì biết Cuội có phép chữa cho người ta sống lại, nên chúng lại moi ruột người đàn bà vứt xuống sông rồi mới kéo nhau đi.
Đến chiều, khi Cuội gánh củi trở về thì thấy vợ đã chết lạnh từ bao giờ rồi. Cuội liền bứt lá nhai nát để mớm cho vợ, nhưng mớm bao nhiêu cũng không công hiệu, vì vợ chàng không còn có ruột nữa thì lấy gì thấm thuốc, làm sao sống lại được?! Cuội ôm lấy vợ khóc lóc thảm thiết. Con chó thấy chủ đau đớn như vậy liền lại gần, xin hiến bộ ruột của mình thế vào bộ ruột của cô chủ để đền ơn. Cuội chưa từng làm như thế bao giờ nhưng cũng liều nhắm mắt mượn bộ ruột chó thử cứu vợ mình xem sao…
Con Vện như hiểu được lòng chủ, nước mắt chảy ra và gật đầu nằm im. Cuội đau khổ mổ bụng chó lấy bộ lòng đem lắp vào bụng vợ mình: – Vện ơi, hãy thông cảm cho ta. Ngươi quả là một con vật trung thành, nhưng ta không còn cách nào khác nữa… Mong cho ngươi được đầu thai kiếp khác sung sướng hơn.
Sau khi lắp ruột chó vào bụng vợ mình xong, Cuội lấy lá đa thần rịt vết thương lại để cứu sống vợ. Quả nhiên chỉ một lúc sau, vợ Cuội bắt đầu cựa quậy và chợp mắt. – Ôi, tạ ơn Trời Phật! Quả đây là cây thuốc thần. Vợ con sống lại rồi… Tội nghiệp cho con Vện của ta…
Thương con vật, Cuội liền dùng đất sét nặn thử một bộ ruột rồi đắp vào bụng chó để thế chỗ, sau đó lấy lá thuốc nhai nát rịt vào vết thương. Không ngờ việc cũng thành, vết mổ mau chóng liền da rồi con Vện tự nhiên đứng dậy, vẫy đuôi liếm vào tay Cuội. – Rốt cuộc thì mày cũng được cứu sống! Con Vện trung thành của ta!
Vợ với chồng, người với vật từ đấy lại quấn quít hơn trước.
Tưởng rằng như thế đã yên, ngờ đâu sau khi sống lại lần thứ hai, tính nết của vợ Cuội có phần thay đổi. Vì mang trong người bộ ruột chó nên người đàn bà ấy dường như lú ruột lú gan, nói trước quên sau, bảo một đàng làm quàng một nẻo. Điều đó làm cho Cuội lắm lúc bực cả mình, nhưng vì nghĩ rằng Trời đã cho mình cứu sống vợ lần này nữa là phúc đức lắm rồi, chuyện ngớ nga ngớ ngẩn của vợ thì từ từ cũng sẽ thay đổi thôi. Ngờ đâu sự việc đã đổi khác, đầu óc vợ Cuội chẳng những không thuyên giảm mà lại ngày càng lú lẩn hơn.
Cuội rất lo vì không biết bao nhiêu lần dặn vợ giữ gìn cho cây thuốc quý luôn được sạch: “Có mót thì đi đằng tây, chớ đi đằng đông mà cây dông lên trời”. Thế mà vợ Cuội nào có nhớ cho những lời dặn quan trọng ấy của chồng.
Một buổi chiều, trong lúc Cuội còn đi kiếm củi chưa về, người vợ đang hái rau ở vườn phía đông thấy mót tiểu, bèn chạy vội lại gốc cây quý của chồng vì chỗ đó kín gió, lại không ai trông thấy được. Cô nàng lú lú lẩn lẩn, chẳng còn nhớ gì đến lời căn dặn của chồng, cứ thế mà vén váy tiểu ngay gốc cây đa quý kia.
Không ngờ sau khi tiểu xong, tự nhiên cả một vùng đất chuyển động, cây cối chung quanh rung lên ầm ầm và những cơn gió không biết ở đâu tụ về, thổi ào ào như thác đổ. Vợ Cuội hốt hoảng lùi lại, nhưng chỉ một lúc sau, cây đa quý trước mắt nàng chuyển mình rồi long gốc, bật cả rễ lên trên mặt đất rồi lừng lững bay lên. Trí óc nàng đã mụ mẫm nên chẳng biết nguyên do vì sao lại như thế, chỉ biết hốt hoảng kêu trời. Song không còn kịp nữa, cây đa đã dần dần bay lên trước cặp mắt kinh ngạc của nàng.
Giữa khi ấy, Cuội đang trên đường về, tới gần cổng nhà mình thì chứng kiến sự việc trên. Thoáng thấy cây quý sắp bay mất, lại thêm bên cạnh đó có cả người vợ đang kêu la om sòm, Cuội đoán ngay ra được nguyên nhân: – Trời ơi, chắc là vợ ta đã không nghe lời dặn, ngớ ngẩn đổ nước dơ vào cây cho nên sự thể mới như thế này… Cây đa thần của ta ơi, hãy ở lại đây đi!
Lập tức Cuội vứt ngay gánh củi, co giò chạy như bay về nhà, nhảy bổ đến toan níu cây lại, nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất, lên quá đầu người. Cuội chỉ còn kịp lao đến móc rìu vào rễ cây cốt để kéo cây xuống, nhưng sức người làm sao địch nổi, cây vẫn một mực bốc lên cao, không ai có thể ngăn lại được nữa.
Người vợ chỉ biết giương cặp mắt kinh hoàng đứng nhìn theo một cách bất lực. Về phần Cuội, do tiếc cây thuốc quý nên cũng nhất định không chịu buông rìu, cứ bám chặt lấy. Thành ra cây đa thần kéo cả người Cuội bay lên, bay lên mãi, cuối cùng vượt qua không trung, bay thẳng đến tận trên cung trăng rồi nằm luôn ở đó.
Từ đấy, Cuội ở luôn tại cung trăng với cây đa của mình. Cho nên mãi tận đến ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng vào những đêm rằm, ta luôn trông thấy bóng ai đó giống như chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa quý, rầu rĩ mơ về trần gian.
Người ta kể rằng, mỗi năm cây đa ấy chỉ rụng có mỗi một lá mà thôi. Ai nhặt được lá cây ấy thì có thể dùng để cứu người chết sống lại. Song đối với lũ trẻ con, mỗi khi thấy trăng tròn và hình dáng chú Cuội thì chúng chỉ biết hát: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng Cuội già, ôm một mối mơ…”
Sự tích Tết Trung Thu về Thỏ ngọc
Ngày xưa có lúc mất mùa, người vật đều nhịn đói. Các loài vật khó kiếm thức ăn nên tàn sát lẫn nhau. Loài thỏ yếu đuối, không khí giới tự vệ, không dám thò đầu ra ngoài kiếm ăn. Chúng đành nằm một chỗ kín đáo cùng nhau nhịn đói. Đã đói lại rét, chúng rủ nhau tới một đống lửa do ai đốt sẵn và nằm quanh đống lửa nhìn nhau, mắt con nào cũng ươn ướt hoen lệ.
Trước tình trạng não nề ấy, một con thỏ vì thương đồng loại đã nhảy mình vào đống lửa tự thui để những con khác có cái ăn cho đỡ đói. Vừa lúc đó, đức Phật đi qua, Ngài thầm khen nghĩa khí của con thỏ nên nhặt nắm xương tàn của nó, hoá phép cho nó thành hình khác toàn bằng ngọc thơm tho và trong sáng, đưa nó lên cung Quảng Hàn và xin cho nó được lưu lại ở đây.
Tổng hợp nhiều nguồn từ Internet
Vui Trung thu
Sự Tích Quả Dưa Hấu (Hay Sự Tích Mai An Tiêm)
Dưa hấu là một loài quả rất được mọi người yêu thích khi xuân đi hè đến. Loài quả ấy có vỏ xanh, ruột đỏ, hạt màu đen.
[the_ad id=”1585″]
Khi ăn đem đến cho người thưởng thức cảm giác thanh mát, ngọt lành. Hôm nay Vườn cổ tích sẽ kể cho các bé nghe về “Sự tích quả dưa hấu” hay còn có tên gọi khác là “Sự tích Mai An Tiêm”.
Ngày xưa, vào thời Vua Hùng Vương thứ 18, có một chàng trai tên là Mai An Tiêm. Mai An Tiêm nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến và còn gả cả con gái nuôi cho chàng nữa. Vua rất yêu quý An Tiêm nên thường ban cho chàng nhiều của ngon vật lạ.
Tất thẩy mọi người ai được nhận lộc vua ban đều nâng niu ca tụng, riêng An Tiêm lại bảo rằng:
– Của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của cho là của nợ!
Chàng vẫn chăm chỉ làm lụng, không hề có ý trông chờ vào bổng lộc vua ban.
Tất cả chỉ chờ có thế, bon quan ninh thần bèn đem câu nói của Mai An Tiêm tâu lên nhà vua. Nhà vua vô cùng tức giận và cho rằng chàng là một kẻ kiêu bạc vô ơn. Nhà vua giận lắm: “Đã thế để xem, nếu chỉ trông vào sức mình thì hắn có sống nổi không?”. Ngài sai quân lính bắt giữ Mai An Tiêm rồi đuổi cả gia đình chàng ra đảo hoang.
Cả gia đình Mai An Tiêm lênh đênh trên biển hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, họ cũng cập bến lên một hòn đảo lạ. Vợ Mai An Tiêm khóc lóc kêu lên:
– Sao tôi khổ thế này? Biết vậy thì chúng ta không nên làm nhà vua tức giận!
– Trời đã sinh ra ta, sống chết là ở Trời và ở ta. Chỉ cần có đôi bàn tay này thì chúng ta sẽ không sợ chết đói đâu. – Mai An Tiêm an ủi vợ.
Tình cờ một hôm, Mai An Tiêm phát hiện ra có một đàn chim từ phương Tây tới, chúng đậu trên bờ và đang ăn một loại hạt gì đó có màu đen láy. Mai An Tiêm nghĩ thầm: “Hạt này chim ăn được thì chắc người cũng ăn được!”
Nghĩ vậy, Mai An Tiêm liền thu gom hết số hạt lại và đem gieo trồng dưới đất. Ngày ngày, Mai An Tiêm ra sức chăm bón cho ruộng vườn của mình. Chẳng bao lâu sau, ruộng vườn của chàng trở nên xanh tốt, um tùm. Cây nở hoa, kết thành trái to. Đến mùa thu hoạch, Mai An Tiêm cùng với vợ con đem hết số quả đã chín về nhà. Quả nào quả nấy đều có màu xanh thẫm, khi bổ quả ra, thì bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen nữa. Khi ăn quả, thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát.
Một ngày kia, có một chiếc tàu gặp bão, bèn cập bến vào đảo để tránh bão. Mõi nười lên bãi cát, thấy có rất nhiều quả lạ, ngon. Họ đua nhau đổi thực phẩm cho gia đình An Tiêm. Rồi từ đó, tiếng đồn vang xa rằng có một giống quả rất ngon trên hòn đảo ấy. Các tàu buôn tấp nập ghé đến đổi lương thực, thực phẩm cho gia đình An Tiêm để được nếm vị ngon của quả lạ. Nhờ đó mà gia đình bé nhỏ của An Tiêm trở nên đầy đủ, cuộc sống đã sung túc đầy đủ hơn.
Vì chim đã mang hạt quả từ phương Tây tới nên An Tiêm đặt tên cho thứ quả này là Tây Qua. Các thương lái Trung Quốc ăn thấy ngon, khen là “hẩu”, nên sau người ta gọi lái đi là trái Dưa Hấu.
Có Một Nước Nga Yên Bình Đẹp Như Trong Cổ Tích
Những ngày ở cấp trung học phổ thông, tôi học ngoại ngữ môn tiếng Nga. Thời đó trường lớp ở quê tôi nghèo lắm! Cả lớp chỉ có được vài cuốn sách để học và đó là những cuốn sách tiếng Nga quyển 1, 2, 3 bìa cứng in hình màu sắc nét thật đẹp được tụi nhỏ chúng tôi chuyền tay nhau học thì ít mà ngắm nhìn mê tít mắt.
Rồi cùng với những tạp chí mà tôi hay gọi là báo Liên Xô, mẹ tôi mua về nhà để dán vào phên nhà cũng toàn hình nước Nga xinh đẹp và thi thoảng những bản nhạc Nga êm dịu vang lên từ cái radio của ngoại như Đôi Bờ, Kachiusa… đâu đó vang lên vô hình chung đã tạo nên trong tâm trí tôi hình ảnh của một nước Nga xinh đẹp, hiền hòa & đậm chất thơ…
Nước Nga thường gắn với những hình ảnh nên thơ, yên bình và đẹp bình dị trong tâm tưởng nhiều người Việt Nam
Nước Nga thơ mộng xinh đẹp của những tưởng tượng ngày trẻ nhỏ đã biến thành hiện thực và hiện ra trong mắt tôi vào một chiều ngày hè tháng Bảy. Thành phố Saint Petersburg đón tôi bằng cơn mưa như trút nước bất chợt giữa chiều hè. Dù là ngày hè nhưng xứ này vẫn se lạnh, cái lạnh đối với người bản xứ chỉ là “mát mẻ thôi” nhưng với kẻ đến từ miền nhiệt đới như tôi thì phải khoác thêm áo ấm mới chịu nổi. Và mở ra trước mắt, một Sait Petersburg xanh mướt uốn lượn bên dòng Neva vừa cổ kính vừa thơ mộng gây cảm tình cho tôi từ ngay bước chân đầu đến xứ sở bạch dương này.
Tôi đón buổi sáng đầu tiên ngập nắng vàng ở thành phố xinh đẹp một thời mang tên Lê-Nin với món bánh mì đen và phô mai truyền thống của người Nga, cùng tách trà đen nóng thơm lừng. Ấn tượng về một nước Nga hiền hòa thân thiện bắt đầu từ nụ cười, từ thái độ của những con người tôi gặp ở Saint Petersburg làm cho tôi cảm tình với nơi này kinh khủng. Trước khi theo tàu Esenin theo dòng Volga đi Mạc Tư Khoa, tôi có vài ngày loanh quanh Saint Petersburg và những thành phố nhỏ quanh đó để thăm thú một số nơi được gọi là “phải đến” ở vùng này.
Nhờ cô bạn người Nga xinh đẹp giỏi tiếng Anh, tiếng Việt – Liudmila mà những ngày nơi đây tôi chẳng hề gặp chút trở ngại nào khi giao tiếp đi lại. Ở Nga tất cả bảng hiệu, chỉ dẫn đều sử dụng tiếng Nga, rất hiếm nơi có tiếng Anh và người dân ở đây cũng rất lười giao tiếp bằng tiếng Anh nên có thể nói đi bụi ở Nga dân ba-lô sẽ gặp ít nhiều khó khăn và dễ gây mất thời gian bởi vấn đề này. Saint Peterburg khá đẹp, nét đẹp vừa hiện đại vừa cổ kính, vừa nhộn nhịp vừa yên ả… nơi đây có tất cả mọi thứ như những thành phố ở Tây Âu. Cũng cung điện to bự, bảo tàng hoành tráng, nhà thờ nguy nga, kênh rạch nối quanh, phố đi bộ thoáng đẹp, hàng quán café xôn xao, trung tâm mua sắm nhộn nhịp tân thời… nhưng có lẽ thứ tôi thích nhất ở đây là những công viên to lớn ngập màu xanh của cây cỏ, đan xen bởi những vườn hoa những con đường mòn dài hun hút hay những hồ nước trong veo tĩnh yên như tờ.
Theo tôi, người Nga quả là may mắn khi được sống trong một đất nước mà đi đâu cũng đầy cây xanh ngút ngàn, họ đang sống trong một không gian xanh ngắt trong lành chỉ cách nơi ở có vài bước chân. Saint Petersburg thu hút du khách bằng những cung điện mùa đông mùa hè nguy nga, những nhà thờ uy nguy xinh đẹp và với tôi là những công viên xanh mát rợp bóng cây đầy mê hoặc mà tôi sải bước hoài không chán.
Nhưng nước Nga thật sự để tôi yêu đắm đuối, chết ngẩn ngơ đó là những ngày theo tàu Esenin đi từ Saint Petersburg đến Moscow. Lần đầu tiên tôi có chuyến đi trên sông dài và sung sướng như vậy. Đó là những ngày tôi được ngắm nhìn bao nhiêu cảnh đẹp hai bên sông của hàng trình mười mấy ngày qua mấy con sông hiền hoà, những hồ nước mênh mông như biển và những con kênh đào to bự ngỡ như sông cứ tiếp nối nhau và hơn hết là không phải vác ba lô lên xe xuống tàu check in, check out khách sạn mà được ở nguyên một chỗ với dịch vụ chu đáo, tiện nghi thoải mái không ngờ.
Nếu đi bụi theo đường bộ có lẽ tôi chẳng thể nào ngắm được những ngôi làng xinh đẹp ẩn mình bên cánh rừng bạch dương xanh ngắt, những cù lao trên sông với những ngôi nhà thờ cổ đẹp như trong truyện cổ tích của những ngày ấu thơ. Suốt hành trình tôi đi, ấn tượng về một nước Nga thân thiện hiền hoà rõ nhất là khi ghé qua những thị trấn nho nhỏ, những ngôi làng ven sông nơi tôi đã được gặp những người nông dân Nga hiền lành, sống yên bình trong những ngôi nhà ven sông giữa rừng, họ chào đón du khách bằng những nụ cười trong veo thật đôn hậu. Vẫn còn những cô gái xúng xính váy kiểu Nga nô đùa trên những chiếc xích đu, vẫn còn những chàng trai chạy xe ngựa trên những con đường quê thanh bình nơi miền quê yên vắng.
Nước Nga của tôi là những hình ảnh giản dị mộc mạc mà tôi đang thấy và cứ ngỡ như mình đang xem những bộ phim Nga của ngày tháng còn bé hôm nào. Nếu đi tàu trên biển chỉ có đại dương bao la xung quanh thì đi tàu trên sông biết bao nhiêu cảnh đẹp đổi thay qua từng vùng theo hành trình của tàu. Lúc thì những rừng dương ửng vàng dưới nắng mai soi bóng xuống dòng sông đẹp như tranh khó cưỡng… Lúc thì những ngôi nhà thờ vô cùng xinh đẹp e ấp giữa những tán cây xanh và bãi cỏ mướt mắt như trong bưu thiếp… Lúc thì những ngọn đồi nhấp nhô ôm mình theo bờ sông với những vạt hoa tím vàng trải dài như trong các bức hoạ… Lúc thì cảnh hoàng hôn chiều tím hồng phía chán trời bên rừng bạch dương ôi lãng mạn làm sao. Hành trình của tàu Esenin cứ vậy mà đi qua biết bao địa danh trải dài theo cung đường thuỷ từ Saint Petersburg đi Moscow và ngược lại. Ấn tượng nhất trong tôi có lẽ là cảnh tàu vào những âu thuyền để nước bơm vào hoặc rút ra nhằm cho tàu đi vào khúc sông cao hơn hoặc thấp hơn lần đầu tôi được nhìn tận mắt.
Chứng kiến đêm trắng ở nước Nga có lẽ là trải nghiệm ấn tượng không thể nào quên khi suốt cả hai bốn tiếng đồng hồ trong ngày chẳng thấy chút bóng đêm nào bao phủ… Khi mà đến nữa đêm mới thấy được ánh hoàng hôn ở xa xa phía chân trời rồi sau đó trời cứ như chiều suốt đến hôm sau khi nắng vàng rực ươm lên. Nước Nga rộng lớn, nước Nga xanh ngắt những cánh rừng bạch dương, những dòng sông những ao hồ dài to nhất nhì Âu Châu cứ lần lượt hiện ra trong mắt tôi theo những ngày trên tàu Esenin ngoạn du không biết chán mắt. Tôi đã đắm mình trong cái lạnh se se ngày hè ở làng Mandrogi, men theo những con đường mòn giữa những tán thông xanh để tận hưởng không khí bình yên của một ngôi làng thật Nga xinh đẹp & còn giữ lại những nét Nga xưa trong phim trong truyện. Tôi đã lang thang không biết mỏi chân để hít hà cái lạnh bỗng ùa đến giữa hè ở đảo Kizhi – nơi tôi thích nhất trong những ngày ở Nga mà tôi sẽ dành để viết riêng cho nơi đây ở một bài riêng…
Những nơi tôi đi qua trong chuyến đi cùng tàu Esenin đều có những nét riêng thú vị. Mỗi vùng mỗi vẻ, mỗi trải nghiệm khác nhau cứ thế mà đan xen suốt chuyến đi khiến bản thân không chút nhàm chán… Cộng thêm những hoạt động thú vị trên tàu như thử tô màu búp bê matryoshka Nga, học hát những bài hát phổ biến của Nga hay học nhảy các điệu nhảy dân gian Nga… làm cho khách trên tàu ai cũng khoái chí, cùng với sở thích phong cảnh thiên nhiên, thích được thưởng thức không gian yên bình không xô bồ của phố thị của cá nhân tôi nên chuyến đi đã làm tôi thêm ghiền & mê mẩn quá trời đất, để rồi khi tàu cập Mạc Tư Khoa kết thúc hành trình lại chẳng muốn rời bởi phố thị nhà cửa, xe cộ, siêu thị hàng quán xôn xao kia chẳng phải là nơi tôi muốn đến thăm chơi.
Đã quen với cái yên ả trên sông, với màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng, với cái hiền hoà thân thương của những vùng quê tôi đã ghé qua cho nên dù Mạc Tư Khoa có hiện đại với những toà nhà cao, những công trình đồ sộ, những hàng quán hay shopping malls hiện đại, những nhà thờ to bự xanh đỏ vàng lộng lẫy hay một quảng trường Đỏ cùng điện Kremlin ngập du khách, những nhà ga Metro đẹp như cung điện với các lối kiến trúc khác nhau… vẫn không thể làm tôi “fall in love” được bởi những gì ở những vùng quê dung dị hiền hoà kia đã chiếm trọn trái tim tôi mất rồi.
Trở về từ nước Nga nhưng ký ức về những ngày lênh đênh trên sông cùng những “con người lạ bỗng hoá thân quen” từ lúc nào không rõ trên tàu Esenin khó mà phai nhạt. Những vạt nắng vàng bên sông trãi dài theo những tán rừng nơi ấy, những con đường giữa những hàng cây xanh biết tôi đứng tần ngần ngắm mà ước mơ được quay lại vào ngày thu, những nụ cười hiền hậu của các bạn Nga tôi gặp, những giai điệu Nga của kachiusa, chiều Mát Xơ Cơ Va hay Đôi bờ… đâu đó cứ vẳng bên tai dịu êm như ru mình vào kỷ niệm của những ngày trên dòng Volga huyền thoại. Những trải nghiệm thú vị bên những người bạn mới biết nhau lần đầu dù là người Việt, người Nga hay người Anh trên tàu Esenin đều đã thân quen như người của một nhà… Nhớ lắm những nụ cười, những khuôn mặt, cùng những phút giây vui đùa tíu tít bên nhau cùng ăn uống, cùng trầm trồ ngắm cảnh, cùng nhảy múa ca hát vui nhộn quên tất cả cuộc sống nhọc phiền… Rồi tháng ngày sẽ trôi đi, mọi thứ có thể sẽ thay đổi theo thời gian nhưng có lẽ ký ức về nước Nga của những ngày hè trên tàu Esenin sẽ còn vương vấn mãi trong tôi.
Bạn đang xem bài viết Sự Tích Hằng Nga trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!