Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Tích Hoa Dạ Lan Hương mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Câu chuyện Sự tích hoa Dạ Lan Hương
Sự tích hoa Dạ Lan Hương là câu chuyện ý nghĩa kể về tình cảm và sự biết ơn của một loài hoa nhỏ bé, giáo dục các bé phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn mang về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian mà ngắm hoa.
Hoa đành xin Trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, màu sắc không lộng lẫy nhưng hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa Dạ Lan Hương.
Theo Trần Hoài Dương – Tiếng Việt lớp 2
Câu hỏi thử thách trong truyện
a. Vì sao cây hoa biết ơn ông lão? b. Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ông ông lão bằng cách nào? c. Về sau, cây hoa xin Trời điều gì? d. Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
Một dị bản khác của truyện Sư tích hoa Dạ Lan Hương
Dị bản này là câu chuyện hoàn toàn khác, kể về sự hối hận muộn màng của cô bé đối với mẹ, đã biến thành hoa Dạ Lan Hương.
Xưa, có một người đàn bà nghèo cô đơn sống nghề bằng trồng rau ở ven sông. Một hôm, bà lão nghĩ: “Ước gì ta có được một mụn con cho vui cửa vui nhà”.
Sáng hôm sau, khi ra vườn, bà nhìn thấy một cái bọc, bên trong có một bé gái xinh xắn. Bà chắp tay cảm tạ Trời Phật rồi bế cô gái vào nhà, lòng mừng vui khôn xiết.
Từ đó, bà nhận cô bé làm con nuôi và thương yêu cô bé hết lòng. Bà nhường thức ăn và quần áo đẹp cho cô bé, còn bà chỉ ăn khoai sắn và mặc quần áo cũ. Nhưng bà rất vui vì có cô con gái xinh đẹp. Dân làng ai cũng trầm trồ khen cô bé. Thấy vậy, cô bé sinh ra kêu căng và lười nhác.
Một buổi sáng, ông mặt trời đã lên cao mà cô bé vẫn ngủ, chú Ong Vàng đến đậu bên cửa sồ khẽ nhắc:
– Cô bé ơi! Nắng sớm lên rồi! Hãy dậy và ra vườn tưới rau giúp mẹ!
Cô bé uể oải vươn vai, gắt gỏng:
– Ong Vàng hãy đi đi! Nếu ta xách nước tưới rau thì bàn tay ngọc ngà của ta sẽ bị chai cứng mất.
Nghe vậy, Ong Vàng liền bay đi. Buổi chiều, Ong Vàng lại bay đến cửa sổ. Thấy cô bé đang ngồi soi gương, chải tóc, Ong Vàng nhắc:
– Cô bé ơi! Mẹ sắp về rồi! Hãy quét nhà, nấu cơm giúp mẹ đi!
Cô bé đáp:
– Quét nhà, nấu cơm thì bẩn mất cái váy trắng của ta. Khi mẹ ta về, mẹ chỉ nấu một lát là xong.
Nói rồi, cô bé lại ngồi soi gương, chải tóc. Nhưng trời đã tối mà mẹ cô bé vẫn chưa về. Cô bé thấy đói bụng. Rồi đêm xuống. Ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng, bụng đói cồn cào, cô bé ôm mặt khóc.
Ba ngày trôi qua, bà mẹ vẫn chưa về. Cô bé soi gương thì thấy mặt hốc hác, hai mắt thâm quầng, nước da nhợt nhạt. Lúc này cô mới hiểu rằng sắc đẹp của cô có được là nhờ sự chăm chút và tình yêu thương của người mẹ già. Cô thương mẹ quá… Đúng lúc ấy, Ong Vàng bay qua và nói:
– Mẹ cô già yếu nên mất rồi. Cô bé hãy tự làm việc để mà sống!
Cô bé òa khóc, chạy ra vườn, nhưng Ong Vàng đã bay xa. Cô vừa thương mẹ vừa ân hận nên cứ đứng đó khóc mãi .
Về sau, dân làng không trông thấy cô bé đâu nữa mà chỉ thấy trong khu vườn nhà bà lão mọc lên một bụi cây nhỏ nở những chùm hoa màu trắng xanh. Đêm đêm, những chùm hoa ấy tỏa hương thơm ngọt ngào. Người ta bảo rằng, đó là tấm lòng của đứa con thương mẹ nhưng đã muộn màng và đặt tên cho loài hoa ấy là hoa Dạ hương – thứ hoa chỉ tỏa hương thơm vào đêm thanh vắng.
Truyện Sự tích hoa Dạ Lan Hương – chúng tôi –
Sự Tích Hoa Mộc Lan
Sự tích hoa Mộc Lan
Mời các bạn và các em cùng đọc truyện cổ tích Nhật Bản - Sự tích Hoa Mộc Lan. Không giống như bộ phim Hoa Mộc Lan về người con gái dũng cảm giả trai thay cha đi đánh giặc, sự tích Hoa Mộc Lan là câu chuyện cổ tích buồn về Keiko, cô gái nghèo hết lòng vì tình yêu.
SỰ TÍCH HOA MỘC LAN
Ở Nhật Bản có một người con gái tên là Keiko, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhà nghèo, ngay từ khi còn nhỏ nàng đã phải tự đi làm để kiếm sống.
Một cô bé như nàng phỏng có thể làm được việc gì? Nàng phải làm hoa giấy đem ra phố bán. Nhưng hoa bán đã nhiều, mà tiền thu về chẳng đáng là bao. Khi đã ra dáng một thiếu nữ, Keiko cũng không có đủ tiền sắm nổi một bộ Kimônô mà các cô con nhà quý phái vẫn mặc.
Một đêm nọ, khi Keiko đang mải làm việc trong phòng của mình, bỗng có một con vẹt bay đến đậu trên bậc cửa sổ bỏ ngỏ. Đôi cánh màu xanh của nó đã nhợt nhạt, có lẽ nó đã già song vẫn còn đủ minh mẫn và biết nói tiếng người.
- Đừng đuổi ta, ta sẽ tiết lộ cho nàng một điều bí mật về cách làm giàu.
- Vẹt yêu quí ơi, cớ sao ta lại đuổi mi – Keiko buồn bã mỉm cười – ở đời ta chẳng còn biết thổ lộ tâm tình với ai, thế mà mi lại nói được tiếng người. Cứ ở lại đây, cùng chia nghèo, sẻ khổ với ta, còn sự giàu sang, phú quý, tốt nhất là chẳng nên màng tới, vì ta rất xa lạ với chuyện ấy.
- Đa tạ Keiko tốt bụng – Vẹt gật gù – Trước khi đi tìm chủ mới, ta đã chăm chú theo dõi các cô gái bán hoa, và ta đã thấy nàng tặng bông hoa đẹp nhất của mình cho một cô gái nghèo như thế nào rồi. Cô gái nghèo ấy không có tiền nhưng lại rất muốn làm cho người bà ốm yếu của mình được thanh thản nỗi lòng.
Nhưng vì sao ngươi lại phải đi tìm chủ mới? – Keiko hỏi – Phải chăng chủ cũ không tốt với mi?
- Bà ta đã qua đời – Vẹt đau đớn báo tin, rồi im lặng giây lát – Bà ta chết vì tham lam.
- Bà ấy nghèo lắm à? – Keiko hỏi tiếp.
- Không, rất giàu là đằng khác. Song với bà, như thế còn quá ít. Bà đã bán đến giọt máu cuối cùng để lấy vàng – Vẹt nguẩy mỏ vẻ trách móc.
- Đổi máu lấy vàng là thế nào, ta không hiểu? – Keiko ngạc nhiên.
- Chuyện là thế này. Bà chủ của ta cũng làm nghề bán hoa giấy như nàng, song có một mụ phù thuỷ đã tiết lộ cho bà một bí mật về cách làm cho hoa giả trở thành hoa tươi, nghĩa là phải lấy máu của mình tiếp sức cho các cành hoa. Chính nàng cũng thừa hiểu hoa tươi quý như thế nào rồi. Chẳng bao lâu bà chủ trở nên giàu có. Lúc đó mụ phù thủy đã báo trước cho bà ta rằng, dù thế nào cũng chớ có hiến đến giọt máu cuối cùng. Nhưng với bà chủ của ta, dầu có tích góp được bao nhiêu của cải cũng vẫn cứ là ít. Và thế là khi có một vị khách ngoại bang hứa cho bà một khoản tiền lớn nếu bà bằng lòng tiếp thêm sinh lực cho hoa. Bà chủ đã không ngần ngại ngay cả đến giọt máu cuối cùng để có thêm nhiều tiền và bà đã phải chuốc lấy cái chết. Số của cải bà để lại trở thành miếng mồi ngon cho đám họ hàng xâu xé nhau.
- Thật là khủng khiếp! – Keiko thốt lên – Vì sao mi không ngăn cản bà ta?
- Rơi vào hoàn cảnh ấy, người ta khó mà sáng suốt – Vẹt phàn nàn. – Ta đã thẳng thắn khuyên nhủ bà đừng hành động một cách ngu ngốc, song bà trả lời như thế nào, nàng biết không? “Ta đã chán ngấy những lời đường mật của họ nhà Vẹt rồi!” bà chủ nói thế đấy.
- Vẹt già tốt bụng ơi, hãy ở lại đây với ta và làm cố vấn cho ta – Keiko gợi ý. Vẹt cảm thấy hởi lòng, hởi dạ.
Sau khi bán được ít hoa tươi đầu tiên, Keiko liền mua ngay một bộ Kimônô lụa và một đôi dép thật đẹp. Nàng chải lại mái tóc đen mượt và cài lên đó một bông hồng đỏ thắm rồi đi ra phố. Từ bóng cửa sổ xa xa, nàng nhìn thấy một cô gái xinh đẹp. Keiko gật đầu chào. Cô gái cũng gật đầu chào lại. Hai người cùng mỉm cười với nhau. Keiko đoán rằng cô gái đó có lẽ là hình bóng của nàng được phản chiếu vào gương.
Keiko nhanh chóng hoà vào dòng người trẻ tuổi, và lần đầu tiên trong đời nàng, được đặt chân tới một gian phòng rực rỡ ánh đèn, nơi có từng cặp trai gái đang nhảy múa uyển chuyển như chim bay, bướm lượn. Có một chàng trai đến mời Keiko. Nàng vừa nhảy vừa mỉm cười một cách sung sướng. Chàng trai khiến nàng thích thú nhất ấy có tên là Aratumi.
- Keiko ơi! – Aratumi nói, – Em đẹp khác nào một đoá hoa Anh Đào nở chúm chím. Hãy nói đi, biệt thự nhà em ở đâu và vì sao một cô gái sang trọng như em lại đến nơi vũ hội của đám sinh viên nghèo hèn này?
Keiko toan thú nhận nàng chỉ là một cô gái nghèo rớt đang sống trong một căn nhà dột nát, nhưng nàng chợt nhớ tới nhan sắc tuyệt trần của mình, nàng hình dung ngay việc nàng sẽ nhanh chóng trở nên giàu có và sẽ xây được biệt thự ra sao. Chính bản thân Keiko cũng không nhận thấy nàng đã vẽ ra trước mắt chàng trai mơ ước của mình về một toà biệt thự y như thật. Khi nàng im lặng, Artumi thở dài nói:
- Đáng tiếc là em giàu có như vậy. Một chàng sinh viên nghèo đâu dám đặt chân tới toà biệt thự, vậy mà anh lại cứ muốn được trông thấy em.
Keiko không dám thú nhận rằng nàng không hề có biệt thự nào cả. Song nàng cũng rất muốn gặp lại Aratumi và ngỏ ý rằng, hôm khác nàng sẽ tới công viên thành phố dạo chơi.
…
Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ
Trương Nhược Hư là một nhà thơ sinh sống trong thời kỳ giữa những năm đầu đời Đường và thời thịnh Đường (trước sau năm 700 công nguyên). Nhà thơ Trương Nhược Hư chỉ để lại hai bài thơ lưu truyền đến ngày nay, “Xuân giang hoa nguyệt da” là một trong hai bài thơ này, nhưng duy nhất bài thơ “Xuân giang hoa nguyệt dạ” đã xác định địa vị nhà thơ lớn của Trương Nhược Hư trong lịch sử thơ Đường. Qua bài thơ này, nhà thơ đã thể hiện đầy đủ sở trường về miêu tả cảnh đẹp trong thơ.
Bài thơ “Xuân giang hoa nguyệt dạ” kết hợp cả cảnh vật, cảnh thơ lẫn sự thể hội của nhà thơ đối với bí mật vũ trụ và triết lý nhân sinh. Tiêu đề của bài thơ gồm 5 cảnh vật: mùa xuân, dòng sông, hoa, mặt trăng và ban đêm kết hợp thành một bức tranh có cảnh đẹp giờ lành.
Trong phần mở đầu bài thơ đã miêu tả cảnh đẹp tĩnh mịch về một dòng sông dưới ánh sáng mặt trăng trong ban đêm mùa xuân, câu thơ viết rằng:
Tạm dịch là:
Trong mùa xuân ấm áp, sóng sông dạt dào, dòng sông rộng mênh mông, chảy về biển cả, sóng nước dập dềnh hình như đang ôm một vầng trăng sáng từ từ dâng cao. Ánh trăng chiếu trên mặt sông lấp lánh, sóng nước lung linh liên miên nghìn dặm xa, thử hỏi dòng sống nào chẳng có ánh sáng mặt trăng trong mùa xuân. Dòng sông uốn khúc quanh co và hoa cỏ đan xen nhau, ánh trăng chiếu trên rừng hoa trông như tuyết trắng nở trên cây. Bất ngờ có sương trắng mưa từ trên không, đó là ánh trăng chiếu sáng trầngian, khiến cát trắng bên sông lúc ẩn lúc hiện.
Nhà thơ hình như là một hoạ sĩ có thủ pháp điêu luyện, chỉ dùng nét bút một cách nhẹ nhàng đã vẽ nên cảnh đêm sông có sóng nước lung linh, trong sáng, nhà thơ chỉ dùng 4 câu thơ ngắn, câu nào cũng có trăng, đã thể hiện cảnh ngời sáng của đêm trăng. Khi đứng trước cảnh trăng và sông, nhà thơ đưa ra một câu hỏi, nảy sinh những điều suy nghĩ về nhân sinh, câu thơ viết rằng:
Tạm dịch là:
Nước sông cùng trời cùng một sắc màu, trong sáng, trăng sáng treo cao nhưng suốt cả đêm chỉ có một mình. Ai đầu tiên ngắm thấy mặt trăng khi đứng bên sông, và năm nào mặt trăng bắt đầu toả sáng trần gian? Con người kiếp kiếp luân hồi, dòng sông và mặt trăng năm nào cũng tương tự.
Chẳng biết vào giờ phút này ai đang tắm ánh trăng ở bên sông? Trước mắt chỉ có nước sông chảy không ngớt, không bao giờ trở về. Đối mặt cảnh đẹp về dòng sông mùa xuân, nhà thơ một mình đứng bên sông ngắm trăng, cứ suy nghĩ triền miên, thời gian và không gian vô tận, cuộc sống cứ nối tiếp, chỉ có tuổi thanh xuân trôi nhanh như tên. Cảnh thơ thiên nhân hợp nhất vừa duy mỹ vừa thơ mộng này làm cho người ta cảm nhận tính chu kỳ của thiên nhiên, tuổi thanh xuân trôi đi nhanh chóng.
Trong những suy nghĩ triền miên này, nhà thơ nghĩ tới tình cảm sầu muộn về sự chia lìa giữa người ở đất khách quê người và người vợ đang chờ đợi ở nhà, như vậy đã tăng thêm chút ít tình cảm đau buồn cho bài thơ. Câu thơ cuối viết rằng:
“Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân quy
Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ”
Tạm dịch là:
Mấy kẻ cưỡi trăng nào có biết Bến cây trăng lạnh nghĩ mà thương.
Dưới ánh trăng có mấy người có thể về quê như ý muốn, chỉ có mặt trăng xuống về phía tây đong đưa tình cảm chia lìa, ngả bóng vào rừng cây bên sông. Sau khi đọc xong bài thơ, độc giả càng nghĩ càng thấm thía.
Nhà thơ Trương Nhược Hư kết hợp sự thể nghiệm chân thật của mình về đời sống vào cảnh tượng tươi đẹp, tình cảm kết hợp với hình ảnh, tạo nên bầu không khí tình cảm nồng nàn và cảnh thơ duy mỹ, điều này nói rõ sự sáng tạo về cảnh đẹp trong thơ Đường đã bước sang giai đoạn chín muồi, đây có lẽ là nguyên nhân bài thơ “Xuân giang hoa nguyệt dạ” của nhà thơ Trương Nhược Hư rất được thế hệ sau tôn sùng.
Xuân giang hoa nguyệt dạ
Phổ nhạc: Trần Dũng
Biểu diễn: Tô Châu thập nhị nương
Giáo Án Tập Đọc Lớp 1: Hoa Ngọc Lan
– Học sinh đọc trơn cả bài, phát âm được tiếng, từ khó. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm dấu phẩy.
– Ôn vần: ăm, ăp. Tìm tiếng có vần ăm, ăp. Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp.
– Hiểu các từ ngữ trong bài : Lấp ló, ngan ngát.
– Rèn cho học sinh kỹ năng biết hỏi, đáp theo mẫu.
– Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường: HS yêu quý loài hoa, góp phần làm cho môi trường thêm đẹp.
– Học sinh có đầy đủ SGK, vở viết.
C.Hoạt động dạy học:
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tập đọc lớp 1: HOA NGỌC LAN A.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh đọc trơn cả bài, phát âm được tiếng, từ khó. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm dấu phẩy. - Ôn vần: ăm, ăp. Tìm tiếng có vần ăm, ăp. Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp. - Hiểu các từ ngữ trong bài : Lấp ló, ngan ngát. 2. Kỹ năng: - Rèn cho học sinh kỹ năng biết hỏi, đáp theo mẫu. 3 Thái độ: - Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường: HS yêu quý loài hoa, góp phần làm cho môi trường thêm đẹp. B. Đồ dùng: - Học sinh có đầy đủ SGK, vở viết. C.Hoạt động dạy học: TG Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động của học sinh 5' 35' 2' 20' 13' 35' 5' TIẾT 1 I.Ổn định tổ chức lớp: - Kiểm tra chữ số. - Cho lớp hát một bài: " Lớp chúng mình đoàn kết" II. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi học sinh đọc bài : "Vẽ ngựa" và trả lời câu hỏi 1, 2 ở SGK. - Gv gọi học sinh nhận xét. - Gv nhận xét ghi điểm. III .Bài mới: 1.Giới thiệu bài: 2.Hướng dẫn luyện đọc: a.Đọc mẫu: Đọc toàn bài ở bảng(1 lượt ): Chậm rãi, diễn cảm. Chia câu đoạn văn. b.Hướng dẫn luyện đọc : Hướng dẫn cách đọc(SHD) +Luyện đọc từ khó: Nêu yêu cầu tìm từ khó Gạch chân từ khó trong bài +Giải thích từ khó: -Lấp ló ( ló ra rồi khuất đi, khi ẩn, khi hiện ) - Ngan ngát ( mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa ) +Luyện đọc câu. Theo dõi, sữa sai, nhận xét. +Luyện đọc đoạn. Chỉnh sữa, nhận xét. +Đọc toàn bài. Nhận xét. 3.Ôn vần ai, ay +Tìm tiếng trong bài có vần: ăm, ăp. Gạch chân tiếng HS tìm được. Vần cần ôn là:ăm, ăp. +Tìm tiếng ngoài bài có vần: ăm, ăp. Chấm điểm thi đua cho từng tổ. +Nói câu có tiếng chứa vần: ăm, ăp. Nói mẫu vài câu. Nhận xét, chấm điểm thi đua. TIẾT 2 3.Tìm hiểu bài và luyện nói: a.Tìm hiểu bài: Nêu lại câu hỏi 1(SGK) Bổ sung cho đầy đủ ( Nụ hoa lan màu trắng ngần ) Nêu lại câu hỏi 2(SGK) Nhận xét, bổ sung ( Hương hoa lan ngan ngát toả khắp vườn, khắp nhà ). T liên hệ:Hoa ngọc lan vừa làm đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người.Những cây hoa như vậy cần được chúng ta giữ gìn và bảo vệ... Đọc lại toàn bài, hướng dẫn đọc diễn cảm. Nhận xét. b.Luyện nói: Nêu yêu cầu luyện nói(SHD) T khẳng định rõ:Các loài hoa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp,cuộc sống con nhười thêm ý nghĩa... Giúp HS nói trọn câu, đủ ý. IV.Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Tuyên dương HS học tốt. - Đọc lại bài, đọc trước bài : Ai dậy sớm. Cán bộ lớp báo cáo Cả lớp hát. - 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. - Cả lớp theo dõi bài ở bảng. Nêu từ khó theo yêu cầu. Luyện đọc từ khó(cá nhân) nối tiếp, vài HS một từ. Đọc lại toàn bộ các từ khó( cá nhân, cả lớp) Vài HS đọc một câu(nối tiếp) cho đến hết bài. Vài HS đọc một đoạn(nối tiếp) 1HS đọc lại toàn bài. Nhận xét Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. Tìm nhanh(nêu miệng) Đọc lại vần, so sánh vần. 3 tổ thi đua tìm tiếng. Nhận xét. HS đọc câu mẫu ở SGK 3 tổ thi đua nói câu. Nhận xét. 2HS đọc câu hỏi 1 Cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. Vài HS nhắc lại câu trả lời. 2HS đọc câu hỏi 2 3HS nối tiếp đọc từng đoạn của của bài văn, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi. Vài HS nhắc lại câu trả lời. HS thi đọc diễn cảm(3 em) Tự nhận xét Từng cặp HS trao đổi nhanh về tên các loại hoa trong ảnh. Sau đó thi kể đúng tên các loại hoa. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tập đọc: LÀM ANH A.Mục đích yêu cầu: - H: Đọc trơn cả bài, phát âm được tiếng, từ khó trong bài. - Ôn vần : ia, uya - Hiểu được nội dung của bài. - Học thuộc lòng bài thơ. B. Đồ dùng: C.Hoạt động dạy học: TG Hoạt động dạy Hoạt động học 5' 35' 2' 20' 13' 35' 5' TIẾT 1 I.Bài cũ: - Đọc bài "Bác đưa thư" và trả lời câu hỏi 1 ở SGK. - Nhận xét, ghi điểm. II.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - treo tranh 2.Hướng dẫn luyện đọc: a.Đọc mẫu: Đọc toàn bài ở bảng (1 lượt ): Chậm rãi, nhẹ nhàng. Chia câu bài thơ. b.Hướng dẫn luyện đọc : Hướng dẫn cách đọc(SHD) +Luyện đọc từ khó: Nêu yêu cầu tìm từ khó Gạch chân từ khó trong bài +Luyện đọc câu. Theo dõi, sửa sai, nhận xét. + Luyện đọc theo khổ thơ. Theo dõi sửa sai, nhận xét. +Đọc toàn bài. Nhận xét. 3.Ôn vần ia, uya +Tìm tiếng trong bài có vần: ia Gạch chân tiếng HS tìm được. Vần cần ôn là : ia, uya +Tìm tiếng ngoài bài có vần: ia, uya Chấm điểm thi đua cho từng tổ. Tiết 2 3.Tìm hiểu bài và luyện nói: a.Tìm hiểu bài: Nêu lại câu hỏi 1(SGK) Bổ sung cho đầy đủ : Khi em bé khóc? (Anh phải dỗ dành) Khi em bé ngã? ( Anh nâng dịu dàng) Nêu lại câu hỏi 2 Bổ sung cho đầy đủ Đọc lại toàn bài, hướng dẫn đọc diễn cảm. Nhận xét. b. Học thuộc lòng bài thơ. Gọi HS đọc bài. c.Luyện nói: - treo tranh Nêu yêu cầu luyện nói(SHD) Giúp HS nói trọn câu, đủ ý. III.Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt. Đọc lại bài, đọc trước bài: Người trồng na. 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi. Theo dõi bài ở bảng. Nêu từ khó theo yêu cầu. Luyện đọc từ khó(cá nhân) nối tiếp, vài HS một từ. Đọc lại toàn bộ các từ khó( cá nhân, cả lớp) HS theo câu (nối tiếp) cho đến hết bài. HS đọc theo khổ thơ. 1HS đọc lại toàn bài. Nhận xét Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. Tìm nhanh(nêu miệng) Đọc lại vần, so sánh vần. 3 tổ thi đua tìm tiếng. Nhận xét. 2HS đọc câu hỏi 1 Cả lớp đọc thầm 1 HS đọc khổ thơ 1 và 2, trả lời câu hỏi. Vài HS nhắc lại câu trả lời. 2 HSđọc câu hỏi 2. 1 HS đọc câu khổ thơ 3. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 2 HS thi đọc diễn cảm(3 em) Tự nhận xét. Thi đọc thuộc lòng. Từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo mẫu ở SGK Nêu lại nội dung của bài.Bạn đang xem bài viết Sự Tích Hoa Dạ Lan Hương trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!