Cập nhật thông tin chi tiết về The Swan Lake – Hồ Thiên Nga mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Swan Lake – tức Hồ Thiên Nga là một vở ballet bốn hồi do Peter Ilyich Tchaikovsky, một nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng người Nga, viết nhạc. Tuy nhiên, đoạn nhạc Swan Lake lừng danh mà chúng ta thường nghe, và được ông nhạc sĩ nào đó đưa vô một cách lãng nhách trong tác phẩm “Còn ta với nồng nàn” thật sự ra lại do Petipa/Ivanov, các nhà soạn nhạc người Nga sửa đổi lại từ bản gốc của Tchaikovsky.
Câu truyện về sự tích người hoá thiên nga xuất hiện rất nhiều trong các câu chuyện cổ châu Âu và thế giới.
Trong thần thoại Hy Lạp, thiên nga được coi là loài chim gần gũi với Muse – nàng thơ. Khi Apollo ra đời, thiên nga đã lượn vòng chúc mừng chàng.
Trong “Nghìn lẻ một đêm”, có câu chuyện về một anh chàng thợ cạo (?) vô tình thấy được ba tiên nữ trong bộ áo thiên nga xuống trần gian tắm và đã bắt một nàng về làm vợ. Về sau nàng tìm thấy lại được bộ áo, hoá thành thiên nga bay về trời. Ồng này dẫn con cái đi tìm vợ và cuối cùng thành công (truyện cổ VN cũng có truyện tương tự).
Truyện cổ Slave có câu truyện về chàng trai Mikhail the Rover, khi định bắn một con thiên nga thì con thiên nga đã nói rằng “Đừng bắn, nếu ko thì tai hoạ sẽ đến với ngươi”, rồi con thiên nga hoá thành một thiếu nữ. Khi Mikhail định hôn nàng thì nàng nói nàng vẫn chưa được nhập đạo. Mikhail mang nàng về thành phố Kiev thần thánh để được nhà thờ giải tội và cưới nàng.
Truyện cổ Đức cũng có câu chuyện tương tự. Tuy nhiên nàng thiếu nữ nói rằng sẽ làm vợ chàng trai nếu chàng giữ im lặng được trong suốt một năm. Chàng trai thất bại và mất cô gái.
Truyện cổ Celtic có truyền thuyết về Những đứa con của Vua Lir. Bà vợ kế của vua Lir ghen tức với những đứa con của vợ trước và hoá chúng thành thiên nga.
Ngoài những truyền thuyết và những câu chuyện cổ tích, câu chuyện về thiên nga đã được viết lại thành những tác phẩm hoàn chỉnh bởi những tác giả lớn ở châu Âu. Andersen đã viết câu chuyện nổi tiếng “Những con thiên nga hoang dã”, có dạy ở chương trình phổ thông. Puskin có tác phẩm “Sa Hoàng Saltan”, kể về một chàng hoàng tử đã cứu sống một con thiên nga bị thương, sau đó con thiên nga hoá thành một thiếu nữ và lấy chàng.
Vở ballet Hồ Thiên Nga của Tchaikovsky dựa trên một câu chuyện cổ Pháp. Một công chúa xinh đẹp là Odette bị phù thuỷ ác độc là Rothbart biến thành thiên nga, các bạn của nàng cũng thế. Đến nửa đêm thì họ có thể trở lại thành người trong vài giờ.Vào một đêm nọ, hoàng tử Siegfried gặp nàng và yêu nàng say đắm. Chàng tổ chức một dạ hội để tuyển vợ. Con gái của Rothbart là Odile biến thành một con thiên nga đen đến gặp Siegfried trong đêm hội. Chàng bị lừa và tuyên bố rằng Odile là vợ mình. Odette đến vừa kịp để nghe điều này. Nàng chạy ra bờ sông, chàng chạy theo và gặp nàng ở đấy. Nàng tha thứ cho chàng. Đến đây có hai kết cục được lan truyền: Một là Rothbart nổi lên một cơn bão khiến cho đôi uyên ương trẻ chết đuối. Kết cục thứ hai là Siegfried chiến đấu với Rothbath, chàng chiến thắng và giải cứu cho Odette cùng các bạn nàng.
Một số bài múa ballet:
Bolshoi Swan Lake – Pas de Quatre Small Swanshttp://www.youtube.com/watch?v=FY4Y1gTO9HE
Swan Lake http://www.youtube.com/watch?v=Fs9A9Tos85U&feature=relatedhttp://www.youtube.com/watch?v=p7kaKqAbyyk&feature=relatedhttp://www.youtube.com/watch?v=EXnFLyB4GvA&feature=related
Share this:
Thích bài này:
Thích
Đang tải…
Bầy Chim Thiên Nga
[alert style=”success”]
Bầy chim thiên nga là câu chuyện đề cao tình cảm anh em trong gia đình. Nàng Li-dơ tội nghiệp phải chịu bao cực hình, làm việc nhiều, lo lắng nhiều, đau khổ nhiều để giải thoát cho mười một hoàng tử anh nàng thoát khỏi tà thuật của mụ dì ghẻ phù thủy độc ác.
Câu chuyện này được lược kể theo truyện của Andersen, in trong SGK Kể chuyện lớp 4 (năm 1984).
[/alert]
Ngày xưa có một nhà vua sinh được mười một người con trai và một người con gái tên là Li-dơ. Họ sống rất sung sướng. Nhưng chẳng được bao lâu khi hoàng hậu mất đi, nhà vua lấy một hoàng hậu mới vô cùng độc ác. Bà ta chính là một mụ phù thủy[1]. Một hôm mụ nói với mười một hoàng tử:
– Chúng mày hãy cút khỏi nơi đây, hãy bay đi mà kiếm ăn như những con chim.
Lập tức, mười một hoàng tử biến thành mười một con thiên nga[2] bay về phía khu rừng âm u dọc bờ biển.
Cô bé Li-dơ tội nghiệp phải ở lại trong một túp lều tranh.
Lên mười lăm tuổi, Li-dơ được trở về hoàng cung. Hoàng hậu thấy nàng muôn phần xinh đẹp, lại tức giận muốn biến nàng thành thiên nga. Nhưng mụ không dám vì đức vua muốn gặp công chúa.
Mụ liền lấy nhựa vỏ trái bồ đào sát vào người Li-dơ làm cho nàng đen thủi, xoa thuốc mỡ thối vào mặt nàng, làm rối bù bộ tóc dài và đẹp của nàng. KHông ai còn có thể nhận ra nàng Li-dơ xinh đẹp nữa. Khi vua cha nhìn thấy nàng, ngài khiếp sợ và tuyên bố rằng nàng không phải là con gái mình.
Nàng Li-dơ buồn bã trốn khỏi cung vua và đi lang thang tìm các anh nàng. Nàng đi đến một bờ đầm và lội xuống nước tắm thỏa thuê. Da dẻ nàng trở lại trắng trẻo như xưa.
Sau đó nàng tiếp tục đi. Nàng gặp một bà lão tay mang giỏ đầy mận. Bà cho Li-dơ mấy quả. Nàng hỏi bà có thấy mười một hoàng tử bay qua cánh rừng không.
– Không – bà lão trả lời – Nhưng hôm qua ta trông thấy mười một con thiên nga, mỗi con đội một cái mũ miện bằng vàng, đỗ xuống bơi lội trên dòng suối gần đấy.
Li-dơ chia tay bà cụ và đi men suối tới tận bờ biển. Khi mặt trời lặn, Li-dơ nhìn thấy ở chân trời hiện ra mười một con thiên nga lớn, lông trắng, đầu đội mũ miện vàng, đang bay về phía đất liền. Chúng bay nối đuôi nhau thành hình một dải trắng dài.
Nàng chạy lên một quãng bờ cao và nấp sau một bụi cây. Đàn thiên nga sà xuống gần nơi nàng. Khi mặt trời vừa lặn bỗng lông chim rụng hết và Li-dơ vui mừng thấy hiện ra mười một hoàng tử xinh đẹp, các anh trai yêu quý của nàng. Nàng reo to lên, chạy lại ôm chầm lấy các anh và tíu tít gọi tên từng người. Khi nhận ra cô em út, mười một hoàng tử mừng quýnh lên. Họ vừa cười vừa khóc gọi tên cô gái. Sáng ra họ lại biến thành chim và bay đi xa. Đến chiều các anh bay về và khi mặt trời vừa lặn họ lại trở thành người.
Người anh cả nói:
– Ngày mai các anh phải đi và một năm mới quay lại đây. Nhưng các anh không thể để em ở lại đây được. Em có can đảm đi theo các anh không?
Nàng công chúa nói:
– Vâng, các anh đem em đi với.
Suốt đêm họ tết được một tấm lưới chắc chắn bằng cói và dây liễu. Li-dơ ngủ trên tấm lưới ấy. Khi mặt trời vừa hiện ra, các anh nàng biến thành thiên nga dùng mỏ kéo lưới bay lên mây, mang theo em gái đang ngủ. Khi Li-dơ tỉnh giấc thì họ đã bay rất xa đất liền. Cuối cùng họ đã đến dải đất mà họ mơ ước. Nơi đó sừng sững những ngon núi xanh lam cao ngất với những khu rừng cây bá hương, những tòa lâu đài và nhiều thành phố. Li-dơ đã được đặt xuống một tảng đa, ngay một cái hang, nền đất phủ đầy dây leo như một tấm thảm tuyệt đẹp.
Được gặp lại và sống bên các anh nàng, Li-dơ càng nóng lòng tìm cách giải thoát cho các anh. Ý nghĩ ấy không phút nào rời nàng cả. Và quả nhiên một đêm nàng mơ thấy bà tiên ở lâu đài Moóc-gan bầy cho cách giải thoát các anh của nàng. Bà tiên nói: “Con phải đi hái cây tầm ma[3] ngoài nghĩa địa và con sẽ bị phồng tay, đau đớn vô cùng. Con hãy lấy chân dẫm nát cây ra và được một loại sợi gai mà con sẽ dùng để dệt mười một chiếc áo dài tay. Dệt xong con quàng áo lên mười một con thiên nga và như vậy là phép ma sẽ tiêu tan. Nhưng đây mới là điều cấm nặng nề nhất là từ lúc bắt đầu dệt cho đến khi dệt xong con không được nói một câu. Nếu con chỉ nói một tiếng thôi thì tiếng nói đó sẽ là nhát dao đâm xuyên tim các anh con”.
Nàng bừng tỉnh và bắt đầu làm việc ngay để giải thoát cho các anh nàng.
Qua hai ngày làm việc cật lực, hai bàn tay nàng bị phồng cả lên, đau đớn vô cùng. Nhưng nàng đã bắt đầu dệt những chiếc áo dài tay bằng sợi cây tầm ma xanh thẫm.
Nàng dệt xong một cái áo và bắt đầu dệt sang tấm thứ hai.
Bỗng có tiếng tù và của người đi săn vang lên. Một lát sau tất cả những người đi săn đã tụ tập ở cửa hang. Đây là một cuộc săn bắn của nhà vua trị vì xứ này. Nhà vua tiến thẳng về phía nàng Li-dơ. Chưa bao giờ ngài thấy một thiếu nữ xinh đẹp như thế. Ngài hỏi nàng:
– Làm sao mà nàng lại tới chốn này, hỡi cô bé kiều diễm kia.
Li-dơ chỉ lắc đầu.
– Nàng hãy đi theo ta – nhà vua phán – Nàng sẽ ở lại trong cung điện của ta.
Nhà vua đặt nàng lên yên ngựa về cùng rồi tổ chức tiệc tùng hết sức linh đình. Lễ cưới được cử hành. Tuy nhiên trước sau nàng vẫn không nói một lười. Nhưng nhà vua vẫn cứ quyết cưới nàng làm vợ. Thế là cô gái câm nghiễm nhiên trở thành hoàng hậu.
Nàng vẫn câm và đêm nàng vẫn ra nghĩa địa bứt cây tầm ma về lặng lẽ dệt áo cho các anh. Nhân cơ hội này lão giáo chủ[4] lại càng khẳng định với nhà vua: Chính nàng là một mụ phù thủy đã làm mê hoặc[5] nhà vua và toàn thể nhân dân. Nhà vua lúc đầu không tin nhưng dần dần cũng theo dõi nhưng bước đi của nàng. Cho đến khi công việc của nàng sắp xong, nàng chỉ còn phải dệt một chiếc áo cuối cùng thì bị ngài phán truyền phải hạ ngục[6]. Ở trong ngục, nàng vẫn tiếp tục dệt nốt chiếc áo cuối cùng.
Bây giờ đàn thiên nga của anh nàng đã biết tin nàng bị bắt giam và họ cũng biết sắp đến ngày nàng phải lên giàn hỏa thiêu[7]. Một đêm trời chưa sáng họ kéo đến đập cửa nhà vua xin tiếp kiến. Vừa lúc đó mặt trời ló lên và mười một con thiên nga bay lượn trên giàn hỏ thiêu, nơi xử tử hình nàng Li-dơ vô tội. Dân chúng đi xem rất đông. Nàng Li-dơ bước tới giàn hỏa thiêu, vừa đi nàng vừa dệt tiếp. Nàng vẫn ôm bọc áo đã dệt xong bên mình.
Dân chúng xô đẩy nhau nhau và sắp sửa giằng lấy bọc quần áo từ tay nàng. Nhưng cũng đúng lúc ấy mười một con thiên nga bay tới. Nàng vội vã tung mười một chiếc áo lên đàn thiên nga. Lập tức chúng biến thành mười một hoàng tử trẻ măng. Riêng hoàng tử út còn lại một cánh thiên nga thay cánh tay, vì một chiếc áo chưa xong, còn thiếu một tay.
– Giờ thì tôi nói được rồi – Li-dơ reo lên – Tôi vô tội.
Nhân dân thấy thế vội quỳ xống trước mặt nàng như một bậc nữ thánh. Nhưng nàng ngã lăn ra, ngất đi trong tay các anh nàng vì nàng làm việc quá nhiều, lo lắng nhiều và đau đớn nhiều. Nàng đã bị kiệt sức.
Trước đám đông dân chúng, hoàng tử cả tuyên bố:
– Đúng thế, em gái chúng tôi không có tội nào cả.
Rồi hoàng tử kể lại đầu đuôi câu chuyện. Nhà vua nghe ra vô cùng cảm động. Ngài hai một bông hoa cài vào ngực Li-dơ. Nàng tỉnh dậy, lòng tràn đầy vui sướng và hạnh phúc. Bỗng nhiên tất cả các chuông nhà thờ không ai giật đều rung lên chuông lên. Chim chóc kéo tới từng đàn và trong cung vua mở ngày hội lớn. Một ngày hội lớn chưa từng có từ trước đến nay ở đất nước này.
Lược kể theo truyện của Andersen (Kể chuyện 4, NXBGD – 1984)
[alert style=”success”]Đừng quên kể cho bé nghe những câu chuyện hấp dẫn về các nàng công chúa
Chú thích trong truyện Bầy chim thiên nga
Phù thủy: kẻ có ma thuật sai khiến được quỷ thần (theo nhận thức của người xưa)
Thiên nga: ngỗng trời
Tầm ma: một loại cây có sợi, giống cây gai ở nước ta.
Giáo chủ: người đứng đầu nhà thờ tôn giáo
Mê hoặc: làm cho người ta nhầm lẫn như bị mất tri giác.
Hạ ngục: giam vào nhà ngục, nhà tù.
Giàn hỏa thiêu: giàn để thiêu chết người có tội
[alert style=”success”]Đừng bỏ lỡ những câu chuyện nổi tiếng của Andersen!
Enjoy Halong Bay Tours With Swan Cruises
Bai Tu Long bay cruise and SAPA in 5 days 4 nights
A must-choose package in the North of Viet Nam for you. Sapa in Viet Nam has a natural beauty that attracts you a lot. You’ll immerse yourself in terraces, house on stilts, ethnic people, you are just forgetting about your busy life for a while and seeing a totally different lifeShould you book the package including Sapa and Bai Tu Long bay cruises with Swan Cruises to know the green…
I. Highlights 2 nights in Hanoi hotel with good location in the Old quarter of Hanoi center 2 days 1 night exploring Sapa with included transportation service. Visit Lao Chai, Tavan, flower valley… Bai Tu Long bay 2 days 1 night cruise full board: Cave, kayak, cooking class, sunset time, Tai Chi, squid fishing… Airport service II. Overview your schedule…
5 DAYS 4 NIGHTS IN HANOI- MAI CHAU – BAI TU LONG BAY CRUISE
If you are going to visit the north of Viet Nam and are pretty much on a holiday with experiencing from the lands to the seas covered by the most attractive sceneries in Viet Nam, this package is for you!!!
5 days in the north of Vietnam are enough for you to get a feeling of satisfaction through 1 day for Hanoi street food tour , 2 days 1 night in Mai Chau discovering a rural life and Ethnic minorities, 2 days 1 night with Bai Tu Long bay cruise to immerse in a majestic nature! …
Kong Skull Island Tour: Hanoi- Halong-Ninh Binh 5D4N
Let Swan Cruise give you an amazing experience of Kong Skull Island Tours. You will be impressive with the miraculous world of the spectacular nature.
The created name “Kong Skull Island Tours” based on a new episode “King Kong 2” which was filmed in the beautiful Vietnam country includes two majestic places appeared in the film that you shouldn’t miss are Ninh…
Knowing about Swan Cruises, we are both a tour operator of cruises in Bai Tu Long bay , Ha Long city and travel agency in Viet Nam which are available to meet your expectation in your memorable journey In this package, we will bring you to the incredible and real landscapes in cultural land in Ninh Binh province and world heritage land in Bai Tu Long bay …
Package Hanoi – Bai Tu Long bay 3 days
Affordable Package 1 night in Hanoi Old Quarter + Swan Cruises Halong
We are willing to offer this package for you to save your travel cost in Viet Nam if you book 2 days 1 night cruise with us combined with 1 night in Ha Noi hotel. The package also includes aiport pick-up service !
Our highlights in the package 1. Your hotel located in the Old Quarter of Hanoi is a popular choice for anyone who wants to discover Hanoi city easily. From the hotel it is only 5 minutes walking to Hoan Kiem Lake and nestled in the most beautiful part of Hanoi Old Quarter . 2. Swan Cruises Halong is the first choice and highlight fo r Bai Tu Long…
” Đầu Lòng Hai Ả Tố Nga “
Đầu Lòng Hai Ả Tố Nga là câu thơ đặc sắc của Truyện Kiều ( Nguyễn Du ). Ông là một đại thi hào của dân tộc, đóng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển văn học của nước ta. Bài thơ Truyện Kiều nổi tiếng bày tỏ sự đồng cảm xót thương của ông đối với số phận bi thảm của một cô gái ” tài sắc vẹn toàn ” bị xã hội vùi dập không thương tiếc đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa
Nội Dung
– Nguyễn Du 阮攸 (13-1-1766 – 16-9-1820), tự Tố Như 素如, hiệu Thanh Hiên 清軒, quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Cha là Nguyễn Nghiễm đã làm tới chức tể tướng triều Lê. Mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có tám vợ, hai mươi mốt người con). Mười tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha, mười ba tuổi mồ côi mẹ. Vì thế tiếng là con quan đại thần nhưng ngay từ thời thơ ấu Nguyễn Du đã phải sống vất vả thiếu thốn.
– Truyện Kiều và Văn chiêu hồn, hai kiệt tác chữ Nôm của Nguyễn Du, rộng xin được giới thiệu riêng vào dịp khác. Tập sách này chỉ chọn lựa một số bài thơ chữ Hán tiêu biểu của ông.
– Thơ chữ Hán Nguyễn Du cho thấy phần sâu kín trong tâm trạng ông. Nó như một thứ nhật ký, giãi bày mọi nỗi niềm, mọi ý nghĩ trong cảnh sống thường nhật của chính ông. Cả ba cuốn Thanh Hiên thi tập (viết trong khoảng 1785-1802, khi Nguyễn Du lánh ẩn ở quê vợ, Thái Bình, rồi trở về Hồng Lĩnh và ra lại Bắc Hà làm quan triều Gia Long), Nam trung tạp ngâm (1805-1812, khi Nguyễn Du làm quan ở Huế rồi cai bạ Quảng Bình) và Bắc hành tạp lục (1813-1814, thơ viết trên đường đi sứ Trung Hoa) đều có một giọng u trầm thấm thía, đầy cảm xúc nội tâm.
– Với một tài năng, lại từng là con quan tể tướng, lời than ấy thật xót xa. Tây Sơn ra Bắc 1786, Nguyễn Du ôm mối ngu trung với nhà Lê, không cộng tác, tìm đường lánh ẩn chịu sống nghèo khổ. Những thiếu thốn vật chất đôi lúc lộ ra trong thơ: Quê nhà đại hạn, mười đứa con sắc mặt xanh như rau (“Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng”)
– Lời nhận xét thật chua chát, bế tắc. Mái tóc bạc như một chứng tích tiều tuỵ cho cái nghịch lý ấy: Phơ phơ tóc bạc sống gửi ở nhà người, rồi: Già đến, tóc bạc đáng thương cho ngươi. Nói là già đến, nhưng lúc viết Thanh Hiên thi tập Nguyễn Du chỉ ở tuổi 20 đến 37. “Trù trướng lưu quang thôi bạch phát” (Ngậm ngùi vì ngày tháng giục tóc bạc). Mái tóc bạc thành bạn tri âm cho Nguyễn Du than thở: Tóc sương là bạn đi cùng.
– Nguyễn Du ôm một nỗi niềm éo le. Giáo lý Khổng Mạnh dạy: tôi trung không thờ hai vua. Nhưng với Nguyễn Du, vua phải thờ thì hèn kém, thậm chí rước voi về giày mồ (Lê Chiêu Thống), còn vua phải chống thì lại anh hùng, bảo vệ độc lập dân tộc (Quang Trung). Đau đớn, bế tắc của Nguyễn Du là ở đấy. Biết mà không vượt qua được, ông mong được hậu thế cảm thông: “Bất tri tam bách dư niên hậu
– Hiện thực cuộc sống bi thương trong xã hội phong kiến cả ở nước ta lẫn ở Trung Hoa thuở ấy, từ cảnh ngộ dâu bể của cô Cầm đánh đàn ở Thăng Long đến nỗi cơ cực của ông già hát rong ở đất Thái Bình (Trung Quốc) đã cho Nguyễn Du thấy thân phận bèo bọt và những bất công mà kiếp người phải chịu. Từ chính cảnh ngộ của mình ông thông cảm sâu sắc, tạo nên tình cảm thấm thía cho những bài thơ thương đời. Thương đời và thương mình đều da diết như nhau.
– Nguyễn Du hay nói tới thân phận tha hương, lưu lạc. Nỗi nhớ quê nhà luôn luôn bàng bạc trong các bài thơ. Ông thấy tài năng văn chương như con chim phượng nhốt trong lồng nát và công danh thì cùng đường như con rắn đã chui trong hang (“Bình sinh văn thái tàn lung phượng, Phù thế công danh tẩu hác xà”).
– Ông viết bài thơ chống lại bài Chiêu hồn Khuất Nguyên của Tống Ngọc, ông xui Khuất Nguyên đừng về vì thành quách vẫn còn nguyên mà người đã đổi khác, bụi bặm cuồn cuộn làm nhơ nhớp cả quần áo. Ông khái quát: Đời bây giờ người người đều đều là Thượng Quan (Thượng Quan là kẻ gièm pha làm hại Khuất Nguyên) và mặt đất thì chỗ nào cũng là sông Mịch La (con sông Khuất Nguyên trẫm mình). Ở các bài vịnh nhân vật và luận về các sự kiện lịch sử Trung Hoa trong Bắc hành tạp lục, Nguyễn Du đã xuất phát từ quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của con người để cân đo lại trọng lượng các vĩ nhân và các chiến công ầm ỹ một thời.
– Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du chúng ta hiểu cội nguồn chủ nghĩa nhân đạo của ông thể hiện trong Truyện Kiều và những ký thác đời ông vào hình tượng Kiều, nhân vật sắc tài mà bạc mệnh.
Nguyễn Du nổi tiếng là một nhà thơ có tài sáng tác thơ nôm xuất thần cùng những lời thơ làm ” rung động ” trái tim bạn đọc. Trong đó bài thơ ” Truyện Kiều ” làm nên tên tuổi của ông có câu thơ ” Đầu lòng hai ả tố nga ” luôn cuốn hút bạn đọc
Ở xã hội phong kiến thời xưa, người phụ nữ không được tôn vinh, coi trọng mà ngược lại, họ bị chà đạp không thương tiếc. Tuy nhiên, Nguyễn Du đã vượt qua sự bất công đó với tấm lòng nhân đạo của mình. Ông hết sức nâng niu, đề cao vẻ đẹp và tài năng của người phụ nữ. Không những thế, ông còn thương cảm trước số phận của họ. Tất cả những điều này được thể hiện rõ nét qua đoạn trích Chị em Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Đoạn thơ còn cho thấy nghệ thuật tả người điêu luyện của Nguyễn Du.
Để giới thiệu chung về chị em Thuý Kiều, Nguyễn Du đã có bốn cậu thơ đầu đầy ấn tượng:
” Đầu lòng hai ả tổ nga Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Chuẩn bị cho sự xuất hiện của hai chị em, tác giả đã phần nào cho ta biết đó là những cô gái đẹp:
” Đầu lòng hai ả tố nga.”
Người chưa xuất hiện mà đường như bóng dáng đang thấp thoáng qua tấm màn mỏng gợi một vẻ đẹp bí ẩn chưa khám phá. Càng tò mò, ta càng muốn khám phá vẻ đẹp của hai ả tố nga và chỉ biết là tố nga tức người con gái đẹp nhưng chưa biết đẹp thế nào. Thế mà Nguyễn Du lại như muốn kéo dài thêm thời gian, khiến người đọc càng nóng lòng muốn biết rõ mặt, ngắm nhìn hai ả tố nga ấy. Nguyễn Du kéo dài thời gian bằng cách giới thiệu chi tiết hơn nữa:
” Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần.”
Người đã đẹp về hình thể rồi mà còn đẹp cả bên trong tâm hồn nữa! Câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh và hình ảnh ước lệ: mai và tuyết khiến người đọc hình dung cả hai chị em đều có cốt cách thanh cao như mai và tinh thần, phẩm hạnh trong trắng sáng ngời như tuyết trắng. Nguyễn Du dùng biện pháp ước lệ của văn chương cổ, viết theo những phép tắc sẵn cổ nhưng ông không viết lại y nguyên mà thêm vào đó những câu chữ chứa đựng cảm tình yêu mến, trân trọng.
” Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”
Lời khen được ông chia đều cho cả hai, cả hai không giống nhau, mỗi người một nét riêng nhưng nét nào cũng mười phân vẹn mười.
Nguyễn Du tả Thuý Vân trước. Ông tả Thuý Vân bằng những hình ảnh rất cụ thể, chỉ với bốn dòng thơ nhưng đủ gợi tả một vẻ đẹp trong sáng, phúc hậu và trẻ trung, tươi tắn của một cô gái đang độ tuổi trăng rằm:
” Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.”
Ta ngây ngất trước vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho Thuý Vân: một khuôn mặt đầy đặn, tròn trịa và sáng ngời như trăng tròn. Nguyễn Du lại vẽ lên một đôi mày thật đẹp. Cùng với nét ngài nở nang ấy, nụ cười, mái tóc và màu da của Thuý Vân cũng không gì sánh được:
” Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Nụ cười của Vân đẹp như hoa, thật tự nhiên và tươi tắn, giọng nói trong như ngọc. Người ta thường nói “hàm răng, mái tóc là góc con người”. Mái tóc của Vân đẹp diệu kì, đến cả mây mềm mại, thướt tha như thế mà cũng phải chấp nhận chịu thua. Mây không chỉ chịu thua mái tóc của Vân ở độ mềm mại mà còn thua ở độ xanh mượt của tóc. Tóc Vân xanh hơn mây còn có ý muốn nói Vân đang ở độ tóc xanh tức là trẻ trung, đang xuân. Làn da nàng trắng trẻo, mịn màng đến nỗi tuyết nhường màu da.
Phép ẩn dụ và nhân hoá được sử dụng hết sức thành công trong bốn dòng thơ miêu tả Thuý Vân. Tác giả mang hết mọi vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi nhất trong thiên nhiên như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc để so sánh vẻ đẹp quí phái, cao sang của nàng, vẻ đẹp của Thuý Vân còn hơn cả những cái tinh khôi nhất của thiên nhiên và thiên nhiên bị khuất phục trước vẻ đẹp của nàng.
Vẻ đẹp, tâm hồn của Vân là thế. Còn Thuý Kiều? Liệu cô có được như Thuý Vân hay không?
” Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm Cung thường lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”
Trước hết, ta thấy có sự khác biệt khi Nguyễn Du tả Thuý Vân và Thuý Kiều. Rõ ràng Nguyễn Du chỉ dùng bốn câu thơ ngắn gọn để miêu tả Thuý Vân còn Thuý Kiều thì dùng đến mười hai câu thơ. Tại sao có sự ưu ái hơn về số câu thơ dành cho Thuý Kiều? Điều này là sự cố ý hay chỉ là vô tình của Nguyễn Du? Thuý Kiều có gì hơn Thuý Vân không mà thoáng qua đầ thấy sự đặc biệt ở những câu thơ nói về Thuý Kiều.
Đến đây ta mới hiểu rõ tại sao Thuý Vân được Nguyễn Du tả trước Thuý Kiều. Nguyễn Du muốn tả Thuý Vân trước để làm nền rồi so sánh với Thuý Kiều, qua đó thấy rõ sự nổi trội của Thuý Kiều. Đó là nghệ thuật đòn bẩy. Lúc đầu ta cứ ngỡ không ai có thể đẹp bằng Thuý Vân bởi bức chân dung Thuý Vân đã tuyệt hảo, hoàn mĩ. Nhưng không ngờ Thuý Kiều lại đẹp hơn Thuý Vân nữa. Nguyễn Du đã nhấn mạnh: Kiều càng sắc sảo mặn mà, so bề tài sắc lại là phần hơn. Các từ càng, phần hơn đã cho thấy Thuý Kiều hơn Thuý Vân, nổi trội hơn Thuý Vân cả về tài lẫn sắc. Như thế ta thấy rõ sự khác nhau giữa hai vẻ đẹp: một người đoan trang, ưa nhìn và đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, còn một người lại sắc sảo mặn mà khiến cho người ta phải “nhìn càng đắm, ngắm càng say”.
Tiếp đến, Nguyễn Du miêu tả chi tiết hơn về sắc và tài của Thuý Kiều. Ở đây ta lại thấy những nét mới trong thuật tả người của Nguyễn Du. Cũng là tả người nhưng khi tả Thuý Vân, Nguyễn Du dùng biện pháp khác, tả Thuý Kiều Nguyễn Du lại dùng biện pháp khác. Điều này làm ta có những suy nghĩ khác về hai nhân vật. Đoạn thơ tả Thuý Kiều sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều này:
” Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”
Hai nét bút lượn trên giấy thanh thoát với gam màu xanh dịu nhẹ, trong trẻo, đầy ấn tượng khiến ta có nhiều liên tưởng. Đôi mắt của Thuỷ Kiều trong như làn nước mùa thu, đôi mày cong lượn, tươi non như núi mùa xuân. Như thế ta thấy với Thuý Vân, Nguyễn Du đã tả chi tiết từ khuôn mặt, nụ cười, mái tóc, tiếng nói, nước da.. Nhưng với Kiều ông chỉ cốt tả đôi mắt. Tại sao lại như vậy? Tất nhiên với ngòi bút thiên tài ấy, cách tả Thuý Kiều không thể giống như tả Thuý Vân. Người ta thường nói: “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Qua đôi mắt, Nguyễn Du muốn nói lên các vẻ đẹp khác của Thuý Kiều. Từ đôi mắt xanh trong ấy, ta cảm nhận Kiều đang dạt dào sức sống thanh xuân và còn thấy được, độ sâu thẳm trong tâm hồn nàng. Từ những dụng ý trên, Nguyễn Du đã có được mạch chuyển tiếp thật tài tình cho câu thơ sau:
” Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. “
Đọc câu thơ này ta thấy hơi rùng mình. Những từ ghen, hờn được tác giả nhân hoá để dùng cho hoa và liễu là những loài đẹp nhất, dịu dàng, tươi thắm nhất thế mà phải thua Thuý Kiều, vì vậy mà chúng đố kị, ghen ghét với nàng, Mượn cây lá thiên nhiên, Nguyễn Du muốn dự báo và suy ngẫm về tương lai, cuộc đời Thuý Kiều: “Một vừa hai phải ai ơi. Tài tình chi lắm cho trời đất ghen” (ca dao). Đây được xem như là một qui luật, định mệnh khắc nghiệt với con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Như thế ta đã thấy rõ được tại sao khi tả Thuý Vân, Nguyễn Du tả hết sức chi tiết, còn Thuý Kiều chỉ điểm qua từng chi tiết đặc biệt như đôi mắt chẳng hạn. Vẻ đẹp của Thuý Kiều không thể tả rõ được, chỉ có thể hình dung đó là một tuyệt thế giai nhân. Một hai nghiêng nước nghiêng thành. Sắc đẹp đó có thể khiến người ta say mê đến nỗi mất thành, mất nước. Vì vậy mà Nguyễn Du khẳng định lần nữa: Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hái. Câu thơ này muốn nói về sắc thì chỉ có một mình Kiều là nhất, về tài thì may ra có người thứ hai.
” Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm Cung thường lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”
Với sáu câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã có thể giải thích ý tài đành hoạ hai. Đã vốn được trời ban cho một trí tuệ thông minh, sáng suốt lại có ý chí học hỏi, luyện tập thì tất nhiên là khó có người vượt qua nổi. Thuý Kiều giỏi mọi lĩnh vực: hội hoạ, thơ ca, chơi cờ,… nhưng lĩnh vực tài nhất và cũng là hợp với người con gái dịu dàng, xinh đẹp như Kiều nhất là âm nhạc. Đây là sở trường hơn người của Thuý Kiều:
” Phong lưu rất mực hồng quần Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê Êm đềm trướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai. “
Hai chị em có sự phong lưu đúng chất của người phụ nữ quyền quí, gia giáo. Chính vì thế mà khi đã tới tuổi cập kê vẫn sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che.
Tóm lại, với hai bốn câu thơ, với các thủ pháp nghệ thuật tả người, nghệ thuật so sánh, phong cách sử dụng tiểu đối,… Nguyễn Du đã diễn tả được sự hoàn mĩ trong nhan sắc và cốt cách của Thuý Kiều, Thuý Vân. Cả vẻ đẹp lẫn tài năng nhân vật, tuy được vẽ ra rất khéo, bút pháp đa dạng (mỗi nhân vật có một cách vệ riêng) nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của nghệ thuật và tư tưởng thời trung đại, với những đường nét ước lệ, cao quý. Nhưng đáng chú ý là dụng ý của tác giả khi phân biệt nét khác nhau của hai nhân vật, hai số phận, nhấn mạnh nét này bỏ qua nét kia, làm hiện rõ hai bức chân dung, dự báo số phận về sau của hai người.
Bạn đang xem bài viết The Swan Lake – Hồ Thiên Nga trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!