Cập nhật thông tin chi tiết về Thơ Phái Đẹp Quảng Bình mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(QBĐT) – Nhà thơ Huy Cận trong bài Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam đã viết: “Chèo mẹ Suốt vang sông, chị Khíu giành lại biển/ Gái Quảng Bình khí phách đọ Trường Sơn” để ca ngợi những tấm gương lao động và chiến đấu quên mình của phụ nữ Quảng Bình trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược.
Đó là những câu thơ làm náo nức trái tim nhiều thế hệ. Nhưng “gái Quảng Bình” không chỉ tay cày, tay súng, mà còn là những con người có tâm hồn rộng mở. Nhiều thế hệ phụ nữ Quảng Bình đã làm thơ. Với họ, đó là những tiếng thầm thì của trái tim mình. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ-nữ thi sỹ quê Quảng Bình trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bằng tất cả sự đằm thắm, dịu nhẹ và sâu sắc của mình đã sáng tác nhiều bài thơ đi cùng năm tháng.
Dù thời gian mải miết trôi, người Quảng Bình vẫn không quên hình ảnh những cô gái mở đường trong bài thơ Khoảng trời hố bom của bà: “Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù hứng lấy luồng bom”. Để rồi: “Em nằm dưới đất sâu/ Như khoảng trời đã nằm yên trong đất/ Đêm đêm tâm hồn em tỏa sáng/ Những vì sao ngời chói lung linh…”.
Nhà thơ Trần Thị Thu Huề tại Ngày thơ Việt Nam “Hướng về biên cương Tổ quốc” năm 2019. Ảnh: Tiến Hành
Em-khoảng trời con gái-khoảng trời nằm yên trong lòng đất, không thấy khói lửa chiến tranh, không thấy mịt mù tang tóc, chỉ thấy sự hóa thân tuổi thanh xuân vào Tổ quốc vĩnh hằng. Một nữ sỹ người Quảng Bình không thể không nhắc đến là nhà thơ Lê Thị Mây, tác giả của nhiều bài thơ viết về người phụ nữ. Trong bài thơ Đôi chim trong lồng ngực có đoạn: “Sâu thẳm tự nơi anh tiếng hát rót vào em/ Tháng ba xinh tươi tháng ba nồng thắm/ Tuổi trẻ anh trên chiến trường thầm lặng/ Cũng rót vào em tiếng hát yêu thương…
Rót vào em mãi mãi bài ca/ Có mùi cỏ cây cháy nồng ngoài trận địa/ Có mùi bùn non giữa đầm lầy truy kích/ Có mùi gỗ dầm lát bánh xe đêm…”. Chỉ một khổ ngắn, nhà thơ đã khắc họa rõ nét chân dung tình yêu đôi lứa thời kỳ cả nước xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ. “Sâu thẳm tự nơi anh tiếng hát rót vào em” là tiếng hát về tình yêu đất nước. Người con gái hạnh phúc với tình yêu ấy. Phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Quảng Bình cũng là những người vợ không hề tiếc nuối hạnh phúc riêng tư, lặng lẽ tiễn biệt người chồng ra trận: “Lặng lẽ tiễn chồng về nơi tiếng súng/ Lặng lẽ nhìn bóng núi khuất hoàng hôn/ Lặng lẽ sinh con đớn đau ruột thắt/ Lặng lẽ mẹ già ốm buốt mùa đông/ Lặng lẽ chờ chồng mỏi mòn con mắt/ Lặng lẽ bên con mười tám tuổi lại lên đường…”.
Đó là những dòng thơ được trích từ bài Lặng lẽ của nhà thơ Đặng Thị Kim Liên. Bài thơ là lời tự sự lắng sâu nhưng không hề ẩn chứa chút gì của thở than hay tiếc nuối. Tâm trạng của người vợ, người mẹ trước chia xa, trước thiệt thòi diễn ra trong sự bình thản đến không ngờ.
Nhưng những cụm từ “bóng núi khuất hoàng hôn”, “đớn đau ruột thắt”, “ốm buốt mùa đông”, “mỏi mòn con mắt”… đủ cho ta thấu hiểu được những gì đang cồn cào trong nội tâm người phụ nữ. Có điều tất cả đều diễn ra trong lặng lẽ. Điều gì để những con người yếu đuối ấy vượt qua tất cả nỗi cô đơn, niềm thương nhớ và cả dằng dặc đợi mong kia nếu không phải là sự hy sinh vô điều kiện cho hòa bình của đất nước? Nếu thế hệ các nhà thơ trưởng thành từ chiến tranh luôn sáng tác trong tâm thế thượng tôn Tổ quốc, ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ, thì lớp tác giả nữ xuất hiện trong giai đoạn từ sau tái lập tỉnh lại hướng đến cái tôi cá nhân với những cung bậc tình cảm riêng tư đa chiều.
Vẫn là những “người mẹ sớm chiều gánh nặng/ Nhẫn nại nuôi con suốt đời im lặng”, nhưng người phụ nữ hôm nay đã dám bứt ra khỏi mọi ràng buộc nặng nề của ý thức hệ. Họ để cho trái tim mình lên tiếng. Hãy xem một người đàn bà có thân phận đa đoan làm thơ: “Bóng Thần Đinh ngã vào thung lũng/ Em quảy vừa một gánh đong đưa…” .
Tác giả Trương Thị Cúc với những câu thơ không ngờ ấy đã nói hộ tiếng lòng nhiều người đàn bà khao khát yêu và được yêu. Hình ảnh quê hương và tâm trạng tác giả tưởng chẳng hề ăn nhập lại được kết nối tinh tế đến bất ngờ. Tác giả Trần Thị Thu Huề cũng đã có những câu thơ viết bằng hết thảy cảm nhận sâu sắc của mình “Gốc bần neo đậu con đò/ Bóng trăng rớt xuống, giọng hò bay lên”.
Chỉ là cảnh làng quê mộc mạc và thân thuộc như ta vẫn gặp, thậm chí có lúc còn vô cảm lướt qua nhưng đi vào thơ bỗng trở nên lãng mạn và quyến rũ đến lạ. Đâu đó, thấp thoáng bóng dáng một tình yêu thơ mộng đang được nhen nhóm âm thầm. Chỉ có ánh trăng là hữu tình, đánh động cho giọng hò ai đó bay lên… Với cách cảm, cách nghĩ của người phụ nữ, cuộc sống trong thơ phái đẹp Quảng Bình luôn hiện ra thật dung dị nhưng lắng đọng. Không ồn ào, lên gân. Không cầu kỳ trình diễn. Các chị làm thơ là các chị đang thủ thỉ, tâm tình, đang giãi bày, chia sẻ, đang vỗ về, âu yếm tâm hồn nhau.
Cứ nghĩ chị đang dỗ dành mình đấy nên không thể không rưng rưng. Nhắn cho ai đó, nếu buồn hãy tìm đọc thơ của Hiếu, mắt sẽ ướt nhưng lòng sẽ nhẹ. Thơ phái đẹp không cần gì hơn thế ngoài một tâm hồn trong trẻo và một tấm lòng đôn hậu. Chỉ thế thôi là thơ đã đi vào lòng người. Trong dòng chảy chung của thơ ca đất nước, những năm gần đây thơ Quảng Bình cũng xuất hiện nhiều khuynh hướng sáng tác mới. Nhiều tác giả nữ đã bắt nhịp được với xu thế của thời đại.
Có thể kể đến Trần Thị Huê, Hoàng Thụy Anh, Hoàng Thúy. Không còn là những câu thơ dịu dàng, nữ tính và e ấp mà họ đã chuyển hướng thi pháp để cho ra đời những bài thơ theo lối cách tân, hiện đại và đi thẳng vào vấn đề. Trần Thị Huê viết: “Tôi gặp anh/ Anh xách tình đi nửa đêm qua bờ cát trắng/ Bàn chân in dấu có mười ngón đa tình/ Tôi học cách ghen mà không làm được…”.
Tất cả được đưa vào thơ rất thật. Người phụ nữ không còn âm thầm, không còn ẩn ức nữa mà bộc lộ tâm trạng trực diện, không né tránh và không giấu giếm điều gì. Như thế sẽ bớt day dứt hơn chăng?! Cũng như thế ở Hoàng Thụy Anh “Người đàn bà sinh ra từ mưa” nhưng không thật thà như thơ Huê. Hoàng Thụy Anh với những câu thơ ướt đẫm mà lạ kỳ thay càng đọc càng thấy lửa ngùn ngụt cháy. Tôi gọi đó là lửa khát. Không có gì lạ, người phụ nữ vốn vậy, luôn tham lam tình cảm, chỉ là lâu nay không có ai nói ra thôi.
Hoàng Thụy Anh nói hộ mọi người: “Em sẽ xé rách mọi khoảng cách/ buồn vui/ khổ đau hạnh phúc/ dối trá chân thành/ muôn trùng gần gũi/ đang nhảy múa nơi anh/ để anh thổn thức rực rỡ ấm nóng/ trên hình hài em/ trên nham thạch em/ suốt đời/ em tin như đã từng tin/ không ai dư thừa hồn nhiên mua hay trả góp dăm ba mớ trùng phức/ anh hãy tưới lên em/ một cách chân thành nhất có thể/ được không anh/ được không anh/được không anh”. Nếu Trần Thị Huê thật thà, Hoàng Thụy Anh tinh tế thì Hoàng Thúy là một giọng thơ hiền lành: “đôi khi chẳng biết lòng buồn hay vui/ chỉ thấy hạnh phúc mắc kẹt giữa bàn tay nhìn không ra năm ngón/ để lạc trái tim gầy và cả nỗi nhớ mong manh/ em muốn thương mình hơn sau những ngày chông chênh/ dẫu mùa đã khô khốc/ hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên/ Vẫn là những khóc, cười cứ đến rồi đi”. Đường đi của thơ bắt đầu từ trái tim và sẽ trở về rung cảm trái tim.
Người con gái trong thơ Hoàng Thúy mong manh hình hài, mong manh tình yêu và đa chiều tâm cảm. Nhưng cuộc sống cứ trôi như khóc cười đến rồi đi và tình yêu của em cũng vậy. Không có gì lạ, bản nguyên của cuộc đời là hạnh phúc và khổ đau. Vậy nên, em vẫn sẽ yêu như đã từng yêu dẫu cho “hoa cúc nào vừa chết trên nụ môi trinh nguyên”. Phải chăng, đã yêu thì không cần thương lượng?! Thơ phái đẹp Quảng Bình là tiếng thầm thì của trái tim. Hình ảnh người phụ nữ với mọi cung bậc tình cảm được các tác giả bày tỏ thông qua những cảm nhận tinh tế và sâu sắc. Có hy sinh và mất mát. Có hạnh phúc và khổ đau. Có khát khao dâng hiến và thất vọng chìm sâu.
Nhưng vào thơ, tất cả hiện ra nhẹ nhõm và tinh khiết. Chỉ lắng lại rất dày trong người đọc sự trân trọng và những tình cảm mến yêu trong trẻo. Phụ nữ Quảng Bình trong thơ nữ Quảng Bình gan góc can trường, chịu thương, chịu khó và mênh mông yêu thương.
Trương Thu Hiền
Có Một Quảng Bình Rất Thơ
Có một Quảng Bình rất thơ
Bãi biển đẹp và nên thơ vô cùng
Nhắc đến Quảng Bình, hẳn chúng ta đều đã quá quen thuộc với những địa danh như động Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, động Sơn Đòong… Tuy nhiên, thời gian gần đây, Quảng Bình lại trở thành một điểm đến rất hấp dẫn, đặc biệt đối với các bạn trẻ đam mê khám phá. Với khung cảnh hoang sơ và vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là sau khi đoàn làm phim King Kong dựng phim trường ở đây, đã khiến cho Quảng Bình trở thành một điểm đến “must-go” của rất nhiều du khách không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.
Và nếu bạn đã từng nghe qua những cái tên như hang Chuột, hồ Yên Phú, hay thung lũng Chà Nòi – nơi đã quay hình bộ phim King Kong – thì xin hãy ghi vào sổ tay thêm địa danh sau đây – một nơi vô cùng mới, rất hoang sơ với cảnh đẹp nghẹt thở, nước xanh trong vắt chẳng kém Cửu Trại Câu hay bất cứ một địa danh du lịch lừng danh thế giới nào đó. Đó chính là động Thiên Đường, suối nước Moọc và hang Tối.
Khung cảnh động Thiên Đường
Được mệnh danh là “hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường (thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bỉnh) là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới. Động Thiên đường nằm ở km 16 (cách rìa nhánh tây đường Hồ Chí Minh gần 4 km) , nằm trong lòng một quần thể núi đá vôi ở độ cao 191m, bao quanh là khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Bước vào trong động, mọi người sẽ được thỏa chí tưởng tượng trước vô vàn thạch nhũ có nhiều hình thù khác nhau mà những người “khai phá” đã dùng những ngôn ngữ mỹ miều để đặt tên.Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng..
Rất đẹp phải không nào?
Suối nước Moọc nằm trên đường 20 Quyết Thắng, thuộc nhánh Tây của đường Hồ Chí Minh, cách Phong Nha khoảng 10km về hướng Tây Bắc. Từ thành phố Ðồng Hới tỉnh Quảng Bình, đi theo nhánh đông đường Hồ Chí Minh về phía bắc khoảng 60km, bạn sẽ gặp ngã ba Khe Gát. Rẽ tiếp theo nhánh tây, đi thêm khoảng 5km, du khách sẽ đến với suối Nước Moọc. Giữa thung lũng của những dãy núi đá vôi, dọc theo bờ sông Chày, suối nước Moọc hiện ra như một nơi hoang dã trong một chương trình thám hiểm nào đó của Discovery. Tại đây, bạn tha hồ trải nghiệm hàng loạt những điều lý thú trên sông hoặc chỉ ngồi không, ăn uống và ngắm cảnh thôi cũng tuyệt vời lắm rồi. Bao từ ngữ hoa mỹ nhất có lẽ cũng không đủ để diễn tả được vẻ đẹp hư ảo của vùng đất này.
Bên cạnh đó Hang Tối cũng là một địa danh nổi tiếng của Quảng Bình, đặc biệt là với những ai đam mê thám hiểm những vùng đất mới và không ngại trèo đèo lội suối gian nan cực khổ. Cái tên Hang Tối có nghĩa là “Ánh sáng tối trong hang” vô cùng đậm đặc, khiến người ta có cảm tưởng có thể chạm tay vào được. Đi thuyền dọc sông Chày khoảng 5km, bạn sẽ đến được nơi có những dòng thạch nhũ chảy tràn hai bên thành động, bên trong được phủ một màu xanh huyền ảo của rêu. Hang Tối là một nhánh thuộc hệ thống hang động Phong Nha, được các nhà thám hiểm Hoàng gia Anh khám phá và đặt tên. Chắc chắn, chuyến khám phá hang Tối dù có thể sẽ không mạo hiểm bằng, nhưng bảo đảm sẽ thú vị không thua gì Phong Nha hoặc Sơn Đoòng đâu.
Khung cảnh thần tiên
Quảng Bình còn có những bãi biển đẹp và những đồi cát trắng mênh mông trải dài. Cồn cát Quang Phú Quảng Bình chính là địa điểm cho bạn không thể không đặt chân đến, đồi cát trắng soi nắng pha lê với những trảng cát thay đổi từng ngày, chạy dài đến bờ biển xanh. Cồn cát Quang Phú được đánh giá đẹp không thua kém bất kỳ cồn cát nào, thực sự là “thiên đường” cát của Quảng Bình. Ấn tượng đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy về nơi đây chính là những triền cát trắng trải dài lung linh dưới nắng. Có những đồi cát cao tới 10m, đôi chỗ được điểm xuyết bới màu xanh của bụi cây dại, màu nâu trầm của những nhành cây khô. Tất cả tạo nên một tổng thể hoang sơ, tĩnh lặng những cũng quyến rũ chẳng ngờ.
Cồn cát đổi màu trong ngày
Bạn còn chần chừ gì nữa và không xách ba lô lên và đi ngay nào? Thiên đường chỉ cách bạn một bước chân đây thôi!
Dấu Ấn Quảng Bình Trong Thơ Lê Thị Mây
(QBĐT) – Nhà thơ Lê Thị Mây quê gốc Quảng Trị nhưng sinh ra, lớn lên tại Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình. Tuổi thơ và một phần tuổi trẻ của bà gắn bó với Quảng Bình.
Bà từng là cán bộ Hội Văn nghệ Quảng Bình, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Tính đến nay, bà đã xuất bản 8 tập thơ, 3 tập trường ca và 9 tập truyện ngắn, tiểu thuyết. Năm 2017, bà được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Đọc thơ Lê Thị Mây, chúng ta thấy dấu ấn Quảng Bình hiện lên rất đậm nét. Nhiều bài, nhiều câu hết sức máu thịt. Trong bài viết này, tôi chỉ dừng lại ở những bài, những câu có địa danh Quảng Bình, để ghi nhận tình cảm của bà với Quảng Bình và giúp bạn đọc hiểu thêm về bà.
Nhớ về kỷ niệm tuổi thơ, Lê Thị Mây viết:
Bỗng li ti cát li ti tỏa ngời Cát vàng rơi, cát vàng rơi Hạt theo hạt chảy mặt trời trên tay
Vâng, có lẽ bắt đầu từ tình cảm “li ti” ấy mà trong bài Tiễn em trai nhập ngũ, nhà thơ khó quên được kỷ niệm chị em thật dễ thương:
Tiễn em trai nhỏ lên đường Chiều ga Đồng Hới nắng nghiêng Chị vui theo sóng thầm thì
Đổi thay bên bờ Nhật Lệ. Ảnh: Tiến Hành
Lê Thị Mây có rất nhiều bài thơ viết về Đồng Hới. Đó là Đồng Hới yên bình, nên thơ, trước chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ:
Đóa hồng nhung vươn nốt nhạc Nhật Lệ ngân dây đàn đất nước mênh mang Tôi đã cất tiếng khóc khi ngậm vào vú mẹ Bàn tay tí teo với được cánh hồng Đó là Đồng Hới dưới bom đạn ác liệt của giặc: Cây dừa đứng bên sông Nhật Lệ Chỉ còn xanh một trái trên cao Bao trái khác bom thù bứt hết Nhựa cây tuôn khói đắng nghẹn ngào Đọc thơ Lê Thị Mây, ta như sống lại những ngày đánh Mỹ: Quân dừng Đồng Hới trưa nay Bữa cơm ăn vội, cỏ may dính người Lá che chưa đủ nắng nôi Quảng Bình
Quảng Bình Quan thời bom pháo trong thơ Lê Thị Mây là thế này đây:
Gió từ sông tràn Quảng Bình Quan Bức tường đổ mất dần dấu vết Máu chảy suốt chiều dài đất nước Một bến đò Mẹ Suốt triệu đàn con
Và cảnh Đồng Hới sau chiếu tranh:
Thành cổ gạch vùi trong cỏ Tôi trở về Nhật Lệ sóng vỗ ướt hai chân Đồng Hới trở mùa gió bấc trào cửa bể Đem mưa về cùng rét mướt mùa đông Xin phố xá hồi sinh lên da thịt Trong ngọn roi bão dữ đói giêng hai
Phải chăng nhờ tình yêu mặn nồng, bỏng cháy với Đồng Hới mà nhà thơ khao khát ngày Đồng Hới đổi đời? Mượn hình ảnh người vẽ tranh Đồng Hới, Lê Thị Mây đã để tim mình ngân rung cùng ngòi bút họa sỹ:
Anh đã đến với phố xưa Đồng Hới Gởi nhịp tim trong nét bút phố chiều Anh đã đến, ngày sum vầy yên ả Sống với ban mai Nhật Lệ sương mù Đồng Hới đấy, những bức tranh Đồng Hới Trái tim anh đập với phố vẹn nguyên
(Với người vẽ tranh Đồng Hới)
Luôn đỏ thắm thủy chung, nhà thơ không bao giờ quên mảnh đất đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn mình, cho mình những câu thơ để đời:
Tình cảm của nhà thơ Lê Thị Mây với Quảng Bình không chỉ sâu nặng với Đồng Hới! Những năm tháng là thanh niên xung phong lăn lộn, sống chết với các cung đường phía Tây Quảng Bình, bà đã lưu vào ký ức những hình ảnh đẹp về con người, tên núi, tên sông nổi tiếng. Ai đồng đội của bà ngày ấy, còn nhớ chăng:
Đỉnh Ba Rền giọng hò xứ Thanh vang dội Xua muỗi rừng trái bồ kết xông hơi Tiếng hát át tiếng bom cõng đường băng đèo Mụ Giạ
Nhà thơ được sống giữa tình đồng chí ấm áp như bếp lửa hồng:
Than hồng đượm nâng niu tình đồng chí
Nắng xuyên qua Cổng Trời ủ lại vừng dư ơng
Trong lửa đạn, tình yêu đến với nhà thơ và các nữ thanh niên xung phong cũng chỉ là giấc mơ:
Ba Rền rừng rậm thác òa xuống thung
Chúng ta không thể quên ơn các chị một thời mặc áo lính chịu đựng bao gian khổ, ác liệt vì sự sống con đường thiêng liêng:
Tấm ngụy trang quàng ấm núi U Bò
Đọc câu thơ Vào Nam đến được phà Gianh/Cầm bằng được gặp tình anh với nàng của Lê Thị Mây, tôi bỗng nhớ câu thơ Tố Hữu: Trường Sơn Đông nắng Tây mưa/Ai chưa đến đó thì chưa hiểu mình. Phà Gianh hay Trường Sơn Đông-Trường Sơn Tây đều gắn với Quảng Bình. Câu thơ của Lê Thị Mây đã đề cao vị thế mảnh đất Quảng Bình thời đó. Trong trường ca Lửa mùa hong áo, Lê Thị Mây còn có nhiều câu thơ ca ngợi những người con gái Quảng Bình dũng cảm, đảm đang.
Đây là chị Luống trong chiến đấu:
Máy bay địch ném bom tọa độ Bến Lũy Thầy chị Luống hy sinh Lồng ngực vỡ trái tim còn đập nhịp
Còn đây là phụ nữ làng Thuận Bài (Ba Đồn) trong lao động:
Con gái làng Thuận chằm nón bài thơ Đong đếm tháng ngày che mưa che nắng
Cảm phục những người lính biên phòng ngày đêm canh giữ từng tấc đất Tổ quốc, quê hương, nhà thơ vinh danh họ là những bông hoa đỏ nơi biên cương:
Mỗi cột mốc lặng lẽ uy nghi Từ ngàn xưa là vị thần công lý Dấu chân người lính Cha Lo
Bằng cách nhìn, cách nghĩ của nhà thơ, trong Với Nguyễn Du về Đồng Hới, Lê Thị Mây lại bổ sung cho Đèo Ngang những câu thơ độc đáo:
Hy vọng nhà thơ Lê Thị Mây sẽ có thêm những bài thơ hay về Quảng Bình!
Top 10 Bài Hát Hay Nhất Về Quê Hương Quảng Bình
1/ Tổng quan về quê hương Quảng Bình.
Quảng Bình là một miền đất thuộc miền Trung của Việt Nam. Nơi đây đã hứng chịu rất nhiều bom đạn của các đế quốc muốn thâu tóm Viêt Nam làm thuộc địa. Một mảnh đất ghi dấu những đau thương của chiến tranh gây ra nhưng đây cũng là nơi ghi dấu những chiến công hào hùng của dân tộc. Hiện nay tuy đã dược xây dựng lại về vật chất nhưng những nỗi đau về thể xác mãi không nguôi. Tuy chịu nhiều đau thương nhưng thiên nhiên cũng không hề bạc đãi Quảng Bình khi cho nơi đây rất nhiều cảnh đẹp tuyệt từ sông nước, núi non, biển cả, hay những điểm tâm linh nơi đây đều rất thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.
3/ Quảng Bình miền đất du lịch nổi tiếng Việt Nam
Đến đây du khách được tận mắt chứng kiến những tảng đá to nhỏ khác nhau do thiên nhiên tạo ra. Vô vàn những tảng đá lớn nhỏ được sóng biển mài chạm khắc thành những hình dạnh phong phú hấp dẫn người nhìn. Ngoài ra những tảng đá có những màu sắc lạ mắt khiến bạn muốn ngắm mãi không muốn rời mắt. Đây là một trong những địa danh mà bạn không nên bỏ qua.
Suối Nước Mọoc
Suối được xem là nàng thơ của Quảng Bình với phong cảnh như chốn thần tiên. Ở đây bạn sẽ lạc mình vào thế giới thần tiên bí ẩn. nước suối thì quanh năm mát lạnh nơi đây được bao quanh là rừng cây nên nhiệt độ lúc nào cũng chỉ 20 độ C. Đây là địa điểm dừng chân lý tưởng của bạn trong những ngày hè oi bức.
Biển Bảo Ninh
Đến với biển Bảo Ninh bạn sẽ cảm nhậ được vẻ đẹp nên thơ của vùng biển nơi đây cũng như tham gia các hoạt động trên bãi cát vàng mịn hết sức vui nhộn thích thú..
Sông Chày – Hang Tối là một trong danh thắng đẹp mà bạn không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình. Tại đây bnaj sẽ được hòa mình vào thiên nhiên với không gian thoáng đãng mát vẻ. Chiêm ngưỡng bức tranh hữu tình của cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây cũng như tha gia các trò chơi vui nhộn mang lại những cảm xúc cực kỳ yomost.
Bãi biển đẹp nhất Quảng Bình Biển Nhật Lệ mộng mơ
Nếu có dịp đến Quảng Bình bạn đừng ngại mà hãy ghé qua nơi đây. Với những cãi cát trắng trải dài, cùng làn nước trong xanh tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp đẽ và yên bình. Đến đây bạn có thể cảm nhận được tiếng gió thở và sóng biển rì rào. Ngắm nhìn bãi biển khi về chiều đẹp đến mức khó tin, hay chỉ đơn giản là tắm biển khám phá những sinh vật biển mới lạ độc đáo.
Bạn đang xem bài viết Thơ Phái Đẹp Quảng Bình trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!