Cập nhật thông tin chi tiết về Thục An Dương Vương Xây Thành Cổ Loa – Hoàng Thành Thăng Long mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sau chiến công vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân xâm lược nhà Tần, Thục Dương Vương quyết định xây thành Cổ Loạ
Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ. Sau nhờ có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh nhiều vòng dưới chân thành, Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữạ Sự thực về truyền thuyết đó ra sao chúng ta vẫn không biết.
Thời đó, tổ tiên chưa có gạch nung, vì vậy thành Cổ Loa được xây bằng đất ở chính địa phương. Thành có 9 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6.5 km, vòng trong 1.6 km. Diện tích thành trung tâm lên tới 2 km vuông. Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m. Khối lượng đất đào đắp ước tính tới 2.2 triệu mét khốị Xem vậy công trình Cổ Loa thật đồ sộ, trong khi khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếụ Chính vì vậy, việc xây dựng thành Cổ Loa cực kỳ khó khăn. Thành bị đổ nhiều lần. Nhưng điều đáng tự hào là cuối cùng thành đã đứng vững. Thục An Dương Vương đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần chính là bí mật đã được tổ tiên khám phá. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân thành được chẹn một lớp đá tảng. Hòn nhỏ có đường kính 15cm, hòn lớn 60cm. Cần bao nhiêu đá để mà xây thành một công trình như vậy thật là không đếm nổị
Thành Cổ Loa không chỉ là một công trình to lớn và lâu đời nhất của dân tộc mà còn là công trình để bảo vệ sự an nguy của quân sự Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dầy đặc, tạo thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng một căn cứ thủy binh hùng chúng tôi Thửơ ấy, sông Thiếp-Ngũ Huyền Khê-Hoàng Giang thông với sông Cầu ở Thổ Hà, Quả Cảm (Hà Bắc) thông với sông Hồng ở Vĩnh Thanh (Ddông Anh). BởI vậy, ngay sau khi xây thành, Thục An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng thuyền chiến. Với thuật đi sông vượt bể là sở trường của người Lạc Việt, chẳng bao lâu, các đầm phá quanh thành Cổ Loa biến thành thủy quân cảng. Rồi dân được điều tới khai phá vừng rừng đa (Gia Lâm), rừng mơ (Mai Lâm), rừng dâu da (Du Lâm), thành ruô.ng. Những hiệp thợ chuyên rèn vũ khí xuất hiện. Một bên là côn, kiếm, dáo, mác đủ loại, bàn tay sáng tạo của cha ông đã chế tạo nỏ liên châu, mỗi phát bắn ra hàng chục mũi tên. Cũng tại Cổ Loa, kỹ thuật đúc đồng cổ đã được vua Thục khuyến khích. Hàng chục ngàn mũi tên đồng, những mũi tên lợi hại, có độ chính xác cao, kỹ thuật tinh vi, dùng cho nỏ liên châu đã được bàn tay thợ tài ba sản xuất.
Với vị trí thuận lợi đó, với cái sắp xếp thành có 9 lớp xoáy trôn ốc, 18 ụ gò cao nhô hẳn ra chân lũy để có thể từ cao bắn xuống, và vũ khí nỏ thần và những mũi tên đồng lợi hại, sức mạnh quân sự tổng hợp của Cổ Loa thời đó thật đáng sợ
Thành Cổ Loa là sự đúc kết tuyệt vời về trí tuệ của cha ông, là công trình sáng tạo vĩ đại của dân Việt.
Truyền Thuyết An Dương Vương Xây Thành Cổ Loa
An Dương Vương tên thật là Thục Phán là vị vua lập nên nước Âu Lạc, nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam, sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng. Sau chiến thắng vĩ đại đánh thắng 50 vạn quân Tần, Thục Vương quyết định xây thành Cổ Loa. Hiện di tích thành cổ Loa nằm ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Tục truyền rằng Thục An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều đổ, sau nhờ có thần Kim Quy giúp đỡ diệt yêu quái thì việc xây dựng mới hoàn thành.
Mời các bạn và các em cùng đọc truyền thuyết An Dương Vương xây thành cổ loa, một câu chuyện dân gian mang nhiều tính chất kỳ ảo nhưng gắn với con người và lịch sử có thật của dân tộc.
AN DƯƠNG VƯƠNG XÂY THÀNH CỔ LOA
Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.
Khu đất chọn để đắp thành là một quả đồi đất rắn như đá. Ðám đông người hì hục đào đất, khuân đất hết ngày nọ sang ngày kia, tòa thành cao dần. An Dương Vương cùng đoàn tùy tùng đến xem rất lấy làm hài lòng, cho là một tòa thành có thể đứng vững muôn đời, sấm sét không lay chuyển, mưa bão không làm sạt được, và quân giặc cũng không thể phá nổi.
Nhưng một đêm cả bức tường thành quanh co đều đổ sập xuống như đất bằng. Vua An Dương Vương đến xem rất lấy làm tức giận. Ngài hỏi dò dân chúng gần đó, họ kể lại: Ban đêm họ nghe thấy những bước chân rầm rập ở các khắp ngã kéo đến với những tiếng xì xào có thể là ma quỉ. Người đâu mà lại đông đến thế ! Họ sợ quá nên không dám nhìn ra. Rồi họ lại nghe những tiếng đổ ầm ầm như sấm dậy.
An Dương Vương sai các tướng lãnh đốc thúc đắp lại thành cho kỳ được. Ðám người hăng hái đắp lại không ngừng. Tường thành mỗi ngày một cao dần và lại cao như tường thành cũ. Nhưng rồi một đêm cả dãy tường thành lại sập xuống như đất bằng. An Dương Vương sai người đi hỏi dân chúng ở gần đó thì họ lại nói như trước. Ban đêm họ cũng nghe thấy những bước chân rầm rập như thiên binh vạn mã trẩy qua rồi lại những tiềng huỳnh huỵch tiếp đến những tiếng ầm ầm như sấm động.
An Dương Vương lại xem chỗ địa thành để cầu trời phù hộ mình đắp cho xong tòa thành. Vua đi vòng quanh chân tường vừa đi vừa suy nghĩ. Ðột nhiên vua thấy một ông già râu tóc bạc từ phía xa đi lại. Ðến gần An Dương Vương ông tự xưng mình là thổ thần của vùng đất này, nói với vua rằng:
– Nhà vua đừng lo, sáng mai nhà vua ra đợi ở bờ sông sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp nhà vua đắp thành.
Nói xong ông già biến mất.
Hôm sau mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông để đợi Giang sứ. Vừa bắt đầu tan sương thì có một con rùa vàng rất lớn nổi lên mặt sông từ phía Ðông bơi vào bờ đến gần nhà vua, rùa tự xưng mình là thần Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. An Dương Vương sai đặt Giang sứ lên một chiếc mâm vàng và khiêng vào cung. Vua hỏi kế đắp thành, thần Kim Quy bảo rằng:
– Ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hoá khôn lường. Nó thường hãm hại khách qua đường và khách ngủ ở quán trọ trong vùng này. Các vua thời trước cùng bọn nhạc công chết đi đều chôn ở núi Thất Diệu, những u hồn ấy từ lâu không tan lẩn khuất trong khe đá ở hang sâu. Những u hồn ấy có thù với nhà vua nên đêm thanh vắng họp thành từng đàn từng lũ đến xúi dục con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua. Con tinh gà trắng đã dẫn những u hồn ấy đến chân thành dùng phép ma phá đổ tường thành rồi gần sáng lại bay về núi. Con tinh gà trắng có tiền duyên với con gái lão chủ quán gần chân núi nên hay hiện hình làm khách bộ hành ghé vào nhà lão khi thì nhập vào con gái lão khi thì nhập vào con gà trắng của lão. Muốn đắp cho được thành, trước hết phải trừ cho tiệt giống yêu ma và giết đứa con gái cùng con gà trắng của lão chủ quán kia đi.
Nghe lời thần mách bảo, Vua sai mấy viên tướng đem quân vào rừng mai phục rồi vua cải trang cùng thần Kim Quy giả làm khách bộ hành đến quán xin ngủ trọ. Chủ quán từ chối lấy cớ là trong núi có nhiều yêu quái hay làm hại khách đi đường. Nhưng An Dương Vương và thần Kim Quy nhất định xin ở. Chủ quán phải chiều theo ý hai người.
Ðêm đêm An Dương Vương nghe thấy những bước chân rầm rập ở ngoài. Những bước chân từ khắp các ngả đi lại rộn ràng rồi thốt nhiên có bàn tay rất mạnh đập vào cái phên nhà lão chủ quán tiếp đến tiếng gọi người con gái lão. Thần Kim Quy lên tiếng nạt nộ, tiếng ngoài im ngay. Những tiếng chân bước cũng xa dần.
Gần sáng lại có những tiếng chân rầm rập ở ngoài, thần Kim Quy bảo An Dương Vương mở cửa phên ra gọi quân mai phuc đuổi theo đám yêu tinh đang rút lui về Thất Diệu, quân lính vừa đuổi vừa giương nỏ bắn theo. Cứ một loạt tên bay đi là lại nổi lên những tiếng ma kêu quỷ khóc rùng rợn. Tiếng rên rỉ khóc than mỗi lúc một thưa dần. Ðến khi mặt trời mọc thì yêu khí tan. Quân lính của An Dương Vương đào được rất nhiều hài cốt và nhạc khí cổ trong các hang núi, họ chất thành từng đống cao đốt đi rồi tro than đổ xuống suối cho tan hẳn oan hồn.
An Dương Vương và thần Kim Quy trở về quán trọ bảo chủ quán hiến cho mình con gà trắng để tạ trời đất. Gà vừa bị cắt tiết thì con gái chủ quán cũng lăn ra chết. Giữa lúc ấy có một con chim tứ trong nhà bay vụt ra, thần Kim Quy biết đó là con yêu tinh đã tìm đường chạy trốn, liền tung phép giết chết.
Yêu ma đã trừ xong, thần Kim Quy lại hiện nguyên hình là con rùa vàng rất lớn. Thần rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng:
– Nhà vua giữ lấy móng chân này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng ngìn quân giặc.
Nói xong, thần biến mất, nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma. An Dương Vương ra lệnh cho quân lính và nhân dân xây lại thành. Chẳng bao lâu tòa thành đắp xong, rộng tới ngàn trượng, vừa dầy vừa cao xoáy vòng như hình con ốc, nên gọi là Loa thành.
Truyện An Dương Vương Và Mị Châu
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
[alert style=”danger”]
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là bài học cảnh giác đối với kẻ thù, đồng thời giải thích nguyên nhân của việc mất nước Âu Lạc trong lịch sử.
[/alert]
[/alert]
Ngày xưa ở nước ta có một ông vua tên là An Dương Vương xây một cái thành. Thành dày hơn nghìn trượng, hình tròn xoáy ốc, gọi là Loa thành. Nhân dân tốn bao nhiêu công phu xây đắp tường dày, nền vững, nhưng cứ gần xong là thành bị lật đổ ngả nghiêng, đất đá tứ tung bùn lầy bừa bãi, nhà vua lấy làm buồn bã.
Một hôm, An Dương Vương ngồi chơi trên bờ sông, bỗng thấy mặt sông nổi sóng. Một con rùa vàng to lớn hiện lên, vái nhà vua mà nói:
– Ta là thần Kim Quy, sứ giả dưới sông đây! Ta sẽ giúp nhà vua diệt trừ yêu quái, tự khắc thành sẽ đắp xong.
Quả nhiên, ba tháng sau, Loa thành xây xong.
Thần Kim Quy cho An Dương Vương một cái móng chân để làm lẫy nỏ và dặn cẩn thận”
– Lẫy nỏ này có phép lạ. Một phát có thể giết chết hàng nghìn người. Nhà vua phải hết sức giữ bí mật.
Nói xong, thần Kim Quy từ tạ xuống sông.
An Dương Vương mừng lắm. Con gái Mị Châu trông thấy liền hỏi. Nhà vua chiều con, nói cả cho con nghe.
Bấy giờ, Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải. Mấy lần Đà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng thất bại vì An Dương Vương có nỏ thần. Chỉ ba phát tên của vua Âu Lạc đã tiêu diệt hết hàng vạn quân. Triệu Đà đành xin giảng hòa.
Đà dò xét, biết vua có con gái là Mị Châu, bèn hỏi cho con trai mình là Trọng Thủy. An Dương Vương bằng lòng. Đà xin để cho con ở rể. Đó là âm mưu của họ Triệu sai con đánh cắp nỏ thần.
Một đêm trăng sao vằng vặc, Mị Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau trò truyện. Trọng Thủy hỏi vợ rằng:
– Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được?
Mị Châu đáp:
– Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, lại có chiếc nỏ thần, như thế còn ai đánh nổi!
Trọng Thủy tỏ vẻ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói nỏ thần lần này là lần đầu và đòi xem chiếc nỏ. Mị Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chồng biết cái lẫy của Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy rõ cách bắn.
Sau đó, Trọng Thủy về thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai làm một chiếc nỏ giả giống hệt như nỏ thần. Trọng Thủy giắt vào trong áo rồi lại trở về Âu Lạc. Trong một bữa tiệc, thừa cơ An Dương Vương mà Mị Châu say rượu, Trọng Thủy vào buồng đánh cắp nỏ thần, thay nỏ giả vào chỗ nỏ thần.
Sáng hôm sau, Trọng Thủy lại từ biệt Mị Châu. Trọng Thủy nói:
– Ta sắp phải đi xa. Đôi ta phải chia ly ít bữa. Ở nhà, ngộ có giặc giã, ta biết làm thế nào thế nào tìm được nàng?
Mị Châu rầu rĩ đáp:
– Thiếp có cái áo lông ngỗng. Hễ thiếp chạy về đâu, thiếp sẽ rút lông ngỗng rắc dọc đường, chàng theo đó mà tìm.
Triệu Đà đem quan đánh An Dương Vương. Nhà vua cậy có nỏ thần không đề phòng gì cả. Mãi khi quân giặc đến sát chân thành, An Dương Vương mới sa đem nỏ thần ra bắn, nhưng không trúng như mọi lần nữa. Nhà vua bèn cùng Mị Châu lên ngựa chạy trốn.
Đến núi Mộ Dạ (nay thuộc Diễn Châu, Nghệ An) gần bờ biển, bỗng thần Kim Quy hiện lên và bảo:
– Giặc ngồi sau lưng mà nhà vua không biết!
An Dương Vương nổi giận, rút gươm chém Mị Châu, rồi nhảy xuống biển tự tử.
Quân Nam Hải chiếm được thành Cổ Loa. Trọng Thủy lần theo dấu lông ngỗng tìm thấy xác vợ. Trọng Thủy khóc òa lên, nhặt xác vợ đem chôn và nhảu xuống giếng tự tử.
Ngày nay, ở làng Cổ Loa có đền thờ An Dương Vương. Tục truyền khi Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn phải nên mới có ngọc trân châu. Lấy nước giếng trong thành Cổ Loa rửa ngọc thì ngọc sáng vô cùng.
Truyện truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy Nguồn: Chuyện nỏ thần, trang 53, SGK tập đọc lớp 3, NXB Giáo dục – 1958
[alert style=”danger”]
[alert style=”danger”]
[/alert]
An Dương Vương Thục Phán là ai?
Theo các nguồn tư liệu thư tịch cổ của ta và của Trung Quốc phù hợp với những truyền thuyết dân gian phổ biến cho phép ghi nhận An Dương Vương Thục Phán là một nhân vật lịch sử có thật.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, đó là nguồn gốc lịch sử về An Dương Vương và sự thành lập nước Âu Lạc.
Những tài liệu xưa nhất trong thư tịch cổ của Trung Quốc như Giao Châu ngoại vực ký, Quảng Châu ký… đều chép, An Dương Vương là “con vua Thục” (Thục Vương Tử), nhưng không cho biết rõ nguồn gốc xuất xứ của vua Thục, vị trí của nước Thục và cả tên của An Dương Vương.
Theo Việt Nam sử lược dựa vào Việt sử thông giám cương mục, cho rằng An Dương Vương Thục Phán “không phải nhà Thục bên Tàu”. Ngô Tất Tố thì phân tích sâu hơn các luận cứ, khẳng định “Nước Nam không có ông An Dương Vương nhà Thục”.
Vào những năm 50, thuyết cổ truyền về nguồn gốc Ba Thục của An Dương Vương vẫn được nhiều nhà sử học bảo vệ, nhưng với những cách giải thích mới.
Có nhà nghiên cứu cho rằng, sau khi nước Thục bị quân Tần diệt, con cháu vua Thục từ đất Ba Thục tiến xuống phía nam ẩn náu, rồi dần dà vào đất Việt, lập nên nước Âu Lạc với triều Thục An Dương Vương, tồn tại khoảng 5 năm từ 210 đến năm 206 tr.CN.
Một số nghiên cứu khác cho biết Thục Phán có thể là con hay cháu xa của nhà Thục ở Ba Thục, sau khi đất nước bị diệt, đã cùng với tộc thuộc, chạy xuống vùng Điền Trị, rồi theo sông Hồng vào đất Lạc Việt, chiếm vùng Tây Vu ở phía Tây bắc trung du Bắc Bộ ngày nay. Sau khi lãnh đạo người Lạc Việt và Tây Âu kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán gồm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 tr.CN.
Cũng có nhà nghiên cứu căn cứ vào tình hình phân bố cư dân vùng Tây Nam Di, phỏng đoán rằng, Thục Vương trong các thư tịch cổ không phải vua nước Thục ở Ba Thục, mà là tù trưởng của bộ lạc Khương di cư từ đất Thục xuống phía nam và tự xưng là Thục Vương. Bộ lạc Thục đó đi xuống vùng Quảng Tây và đông bắc Bắc Bộ, cộng cư và đồng hóa với người Tây Âu ở vùng này (nước Âu Lạc khi đó bao gồm hai thành phần cư dân: Lạc Việt và Tây Âu).
Đa số các học giả đều cho rằng, Thục Phán là người nước ngoài, xâm lược nước Văn Lang. Nhưng trong ký ức và tình cảm lâu đời của nhân dân ta được phản ánh trong các thần tích, ngọc phả, trong các nghi thức thờ cúng, diễn xướng dân gian… thì An Dương Vương Thục Phán hoàn toàn không phải là kẻ thù, mà là một người có công dựng nước và giữ nước, một anh hùng được tôn kính. Nếu 10 tháng 3 (âm lịch) là ngày giỗ tổ Hùng Vương thì ngày 6 tháng 1 (Âm lịch) cũng là một ngày hội lớn ở đền Vua Thục tại Cổ Loa:
“Chết thì bỏ con bỏ cháu, Sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng”.
An Dương Vương đặt quốc hiệu nước ta là gì?
Hiện nay, có rất nhiều bạn nhầm lẫn lịch sử, hay hỏi An Dương Vương là vua Hùng thứ mấy. Lịch sử Việt Nam trải qua 18 đời vua Hùng. An Dương Vương đã mang quân đánh chiếm nhà nước Văn Lang của Hùng Duệ vương và lập ra nhà nước Âu Lạc. Nhưng vì nhà nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, cho nên đời Hùng Vương – An Dương Vương hay được nhắc đến cùng nhau.
Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy kể trên chỉ là câu truyện lý giải nguyên nhân An Dương Vương thất bại. Thực tế do Triệu Đà đã biết sử dụng mưu kế, lấy binh lực uy hiếp biên cảnh, lấy của cải đút lót, khiến Mân Việt và Tây Âu Lạc thần phục, đồng thời gây bất hòa, chia rẽ trong nội bộ vua tôi triều Thục. Nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu, Đinh Toán…bị bạc đãi, bị giết hại hay phải bỏ đi.
Có một số tài liệu còn cho rằng, nhân vì tổ phụ ngày trước cầu hôn lấy Mị Nương là con gái Hùng Vương nhưng không được gả nên mang oán. Sau này Thục Phán mới cử binh đi đánh Hùng Vương, diệt nước Văn Lang. Truyền thuyết Việt Nam kể rằng, Mị Nương được vua Hùng gả cho thần núi Tản Viên Sơn Tinh. Tham khảo truyện truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh để hiểu rõ hơn.
Nước Âu Lạc chỉ tồn tại được trong thời gian rất ngắn, sau bị Triệu Đà chinh phục. Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào phạm vi quốc gia Nam Việt của mình và quy thuận nhà Tần, mở ra thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm, đúng như nhà sử học Ngô Thì Sĩ nhận xét: “Nước ta bị nội thuộc Trung Hoa từ Hán đến Đường, truy nguyên thủ họa chính là Triệu Đà”.
Thành Cổ Loa – Di tích lịch sử trong truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
Sau khi thành lập nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô và xây dựng ở đó một tòa thành lớn. Đấy là thành Cổ Loa, trung tâm của nước Âu Lạc đời An Dương Vương.
Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng giáp trung du của lưu vực sông Hồng, trên bờ bắc Hoàng Giang. Ngày nay, Hoàng Giang chỉ là một đoạn sông đã bị bồi lấp và được cải tạo thành một kênh thủy nông. Nhưng theo các tài liệu địa lý học lịch sử thì xưa kia, Hoàng Giang là một con sông lớn nối liền sông Hồng với sông Cầu ở Quả Cảm – Thổ Hà. Trên bản đồ và thực địa, dấu vết của dòng sông cũ còn rõ nét với những đoạn gọi là sông Thiếp hay Ngũ Huyện Khê ( chảy qua 5 huyện: Yên Lãng, Kim Anh, Đông Ngân, Yên Phong, Tiên Du).
Thành Cổ Loa hiện nay còn giữ được một quần thể di tích lịch sử văn hoá lâu đời gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc (tương truyền đó là nơi Trọng Thuỷ tự vẫn sau cái chết của Mị Châu). Bao quanh cụm đền, am là từng đoạn của vòng thành cổ chạy dài trên cánh đồng – dấu vết còn lại của thành Cổ Loa chín vòng do An Dương Vương xây nên.
Những Cuốn Tiểu Thuyết Được Chuyển Thể Thành Phim Thành Công Nhất
Danh sách những cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim thành công nhất từ trước tới nay
1. Q & A của tác giả Vikas Swarup
Cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim vào năm 2008 với cái tên “Triệu phú khu ổ chuột” và gây nên một cơn sốt thực sự trong giới hâm mộ điện ảnh. Người người bắt đầu truy lùng cuốn tiểu thuyết Q & A để đọc. Hiện nay, cuốn tiểu thuyết Q & A được phát hành tại Việt Nam với cái tên “Triệu phú khu ổ chuột”.
2. Twighlight (Chạng vạng) của tác giả Stephanie Meyer
Chạng vạng kể câu chuyện về cô gái trẻ Isabelle Swan chuyển từ Arizona đến sinh sống và học tập tại Washington. Tại đây, cô gặp chàng ma cà rồng ẩn thân dưới lốt con người Edward Cullen. Isabelle dần bị thu hút và cuốn vào tình yêu với Edward. Từ đây, họ phải đối mặt với muôn vàn hiểm nguy bởi tình yêu từ hai giống loài khác biệt nhau.
Bằng văn phong tinh xảo, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, Chạng vạng đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất do New York Times bình chọn. Sách được dịch ra trên 20 thứ tiếng và lưu hành tại rất nhiều quốc gia.
Chạng vạng được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do đạo diễn Catherine Hardwicke thực hiện. Quy tụ nhiều diễn viên trẻ nổi tiếng và thực lực, bộ phim Chạng vạng cũng tạo được tiếng vang lớn và đưa bộ tiểu thuyết của Isabelle trở nên nổi tiếng hơn rất nhiều. Tiểu thuyết chuyển thành phim thành công nhất
3. Harry Potter của tác giả J.K. Rowling
Bộ tiểu thuyết Harry Potter kể về cuộc đời của cậu bé phù thủy Harry Potter. Harry Potter sinh ra với sứ mệnh trở thành người tiêu diệt thế lực phù thủy Hắc ám. Bảy tập truyện tương ứng với bảy năm học theo quy định của trường phù thủy. Xuyên suốt bảy tập truyện là cuộc phiêu lưu, học hỏi và quá trình trưởng thành của Harry Potter cùng hai người bạn tri kỷ Ron và Hermione.
Cuộc phiêu lưu cũng tập trung tối đa để lý giải và giải quyết cuộc chiến giữa hai thế lực phù thủy thiện và hắc ám mà đại diện là Harry Potter và chúa tể hắc ám Voldemort.
Bộ truyện ngay từ khi ra mắt đã tạo nên một cơn sốt toàn cầu. Hàng loạt các tiệm sách, nhà xuất bản đều thông báo tình trạng cháy hàng. Sự thành công của bộ truyện đã giúp J.K Rowling trở thành tỉ phú.
Bộ tiểu thuyết Harry Potter được chuyển thể thành series phim Harry Potter vào năm 2001 bởi hãng Warner Bros với tập phim Harry Potter và hòn đá phù thủy và kết thúc vào năm 2011 với tập phim Harry Potter và Bảo bối tử thần phần 2.
Tuy có nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề khác biệt giữa tiểu thuyết và truyện song bộ phim Harry Potter vẫn thành công vang dội và đưa tên tuổi các diễn viên chính nổi tiếng toàn cầu.
4. Mảnh đất lắm người nhiều ma của tác giả Nguyễn Khắc Trường
Tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1991.
“Mảnh đất lắm người nhiều ma” được tác giả viết dựa trên quá trình đi thực tế tại vùng quê Thanh Hóa. Tình hình đời sống và người dân ở Thanh Hóa lúc bấy giờ chính là nguồn cảm hứng để từ đó gợi lên các vấn đề xã hội và tư tưởng của tác phẩm.
Vào thời điểm ra mắt cho đến nay, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” vẫn luôn tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ bởi tính tả thực của nó.
Tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” đã được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng Việt Nam: “Đất và người” vào năm 2002. Tiểu thuyết chuyển thành phim thành công nhất
5. Những người khốn khổ của tác giả Victor Hugo
“Những người khốn khổ” là câu chuyện kể về xã hội nước Pháp vào đầu thế kỷ 19. Nhân vật chính của tác phẩm là Jean Valjien. Ông vốn là một người tù khổ sai, bị bắt bởi hành động lấy cắp bánh mì vì quá đói. Khi ra tù, Jean Valjien ra sức làm điều tốt để chuộc lại lỗi lầm thời trai trẻ. Bên cạnh đó, thông qua câu chuyện đầy cảm xúc của Jean Valjean, Victor Hugo đưa vào tác phẩm của mình một lượng thông tin đồ sộ về chính trị, luật pháp, xã hội và con người nước Pháp lúc bấy giờ.
Không có gì sai nếu nói rằng, “Những người khốn khổ” chính là cuốn bách khoa toàn thư thu nhỏ về xã hội Pháp vào đầu thế kỷ 19.
Cuốn sách được chuyển thể thành rất nhiều bộ phim, kịch nói khác nhau. Mới đây nhất, “Những người khốn khổ” đã được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh nhạc kịch cùng tên vào năm 2012.
6. Chú bé mang pyjama sọc của tác giả John Boyne
Bruno là con của một sĩ quan cao cấp quân đội Đức. Trái lại, Shmuel là một cậu bé tù binh người Do Thái. Trong bối cảnh quân đội Đức tàn sát và xem người Do Thái như giống loài kinh tởm thì tình bạn tuyệt đẹp lại nảy sinh giữa hai cậu bé Bruno và Shmuel.
Hai đứa bé hàng ngày nói chuyện với nhau qua hàng rào sắt ngăn nhà tù với thế giới bên ngoài. Mặc kệ cho sự khác biệt giữa hai đứa bé – Bruno luôn sạch sẽ, quần áo tinh tươm, thay mới mỗi ngày còn Shmuel thì luôn mặc bộ quần áo tù nhân trông như bộ pyjama sọc đầy bụi bặm, cơ thể đầy vết thương – Bruno và Shmuel gặp nhau và nói chuyện với nhau như thể chỉ có hai đứa trên cõi đời. Chúng kể cho nhau nghe tất tần tật mọi thứ.
Sau một thời gian làm việc tại trại tù nhân Do Thái, gia đình Bruno được quay về Berlin. Hai đứa trẻ đã hẹn nhau gặp mặt lần cuối cùng với mục đích Bruno sẽ lẻn vào trại với bộ pyjama sọc, giúp Shmuel tìm cha. Lần gặp cuối cùng cũng là định mệnh đầy đau đớn của hai đứa bé ngây thơ. Chúng bị lùa vào phòng giam và xông hơi ngạt cho đến chết.
Tác phẩm đã đưa ra cái nhìn đầy ai oán và phẫn nộ đối với chiến tranh, sự ngưỡng mộ về tình bạn đẹp, không biên giới. Tác phẩm cũng đã tạo nhiều luồng ý kiến trái chiều. Song suy cho cùng, đây vẫn là cuốn tiểu thuyết xuất sắc và gây cảm xúc cho người đọc
“Chú bé mang pyjama sọc” được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên do đạo diễn người Anh – Mark Herman – cho ra mắt vào năm 2008. Bộ phim đã thành công chuyển tải cái hồn của cuốn tiểu thuyết và gây nhiều cảm xúc cho người xem.
7. Cuốn theo chiều gió của tác giả Magaret Mitchell
Cuốn tiểu thuyết khắc họa tài tình một xã hội Mỹ với nhiều lớp người, nhiều giai cấp với những thân phận và cuộc đời khác nhau trong thời kỳ chiến tranh lẫn hậu chiến. Ngay sau khi ra mắt, “Cuốn theo chiều gió” đã thổi một làn gió mới và cuốn hút mãnh liệt các độc giả tại Mỹ cũng như toàn thế giới. “Cuốn theo chiều gió” cũng được xem là cuốn tiểu thuyết tình yêu đặc sắc, bởi giữa bối cảnh chiến tranh tàn khốc và những năm hậu chiến đầy gian khổ, tình yêu vẫn mạnh mẽ sống, sáng ngời và trở thành động lực giúp con người vượt qua mọi thử thách.
Ba năm sau khi cuốn tiểu thuyết ra đời, bộ phim cùng tên được chuyển thể từ tác phẩm này của đạo diễn David O.Selznick cũng được công chiếu và trở thành một tiếng vang lớn, niềm tự hào của điện ảnh Mỹ. Bộ phim đạt được 8 giải thưởng Oscar, trở thành phim đầu tiên đoạt trên 5 giải Oscar.
8. The help (Người giúp việc) của tác giả Kathryn Stockett
“The Help” kể câu chuyện về một cô gái người da trắng đã thấu hiểu và cùng với những người da đen đấu tranh giành sự công bằng, lên án nạn phân biệt đối xử với người da màu lúc bấy giờ.
Trong “The Help”, đời sống của người da trắng và da màu được đặt cùng nhau, họ sống cùng nhau dưới một mái nhà. Tuy nhiên, những người da đen phải sống với thân phận là người giúp việc cho người da trắng. Họ bị đối xử một cách thiếu tôn trọng, bị chà đạp lên cảm xúc và nhân phẩm. Họ uất ức nhưng không thể làm gì để thay đổi thứ định kiến sai lệch ấy.
Cuốn tiểu thuyết khắc họa những tính cách và suy nghĩ trái chiều của các nhân vật. Từ đó, nói lên thực trạng đáng lên án của nạn phân biệt chủng tộc.
Bộ phim “The Help” được chuyển thể bởi đạo diễn Tate Taylor. Chỉ với số kinh phí ít ỏi, bộ phim “The Help” sau khi công chiếu bất ngờ trở thành bộ phim đắt khách nhất của phòng vé Bắc Mỹ năm 2011.
9. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của tác giả Nguyễn Nhật Ánh
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” kể về câu chuyện của chú bé Thiều. Góc nhìn từ nhân vật Thiều kể về thuở ấu thơ của mình đem lại cho tác phẩm sự chân thật, đậm đà tình làng nghĩa xóm, khơi gợi cảm xúc về một vùng quê nghèo.
Tuổi thơ với nhiều biến cố của làng quê, Thiều lớn lên cùng những ngày đói kém, cha mẹ nhường cơm cho con, nhà dột tứ tung… Thiều chứng kiến mọi chuyện xảy ra ở vùng quê nghèo ấy. Thông qua nhân vật Thiều và câu chuyện về ngôi làng nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh làm bật lên vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình làng nghĩa xóm ấm áp và những tâm tư của tuổi thiếu niên.
Cuốn tiểu thuyết “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên do đạo diễn Victor Vũ bấm máy. Ra rạp vào năm 2015, bộ phim chuyển thể này đã trở thành một hiện tượng của phòng vé Việt Nam với tổng cộng hơn 850.000 lượt khán giả. Đây là một trong những bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết ấn tượng nhất của Việt Nam.
10. Hồi ức của một Geisha của tác giả Arthur Golden
Truyện kể về một geisha tên Sayuri Nitta. Cô trở thành geisha từ khi còn nhỏ do hoàn cảnh khó khăn của gia đình.
Sau này, Sayuri trở thành một Geisha có tiếng của kinh thành Kyoto. Song cô phải đánh đổi tình cảm và tâm tư của mình để được yêu, được sống là một con người.
Toàn bộ cuốn tiểu thuyết nhuốm màu sắc u buồn và day dứt, chất chứa nỗi cô đơn và ước vọng hạnh phúc của các cô gái làm nghề Geisha.
Tác phẩm tinh tế đến từng chi tiết, tựa như chính tác giả đã trải qua đã thấu hiểu với nỗi lòng các nhân vật.
“Hồi ức của một Geisha” được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên do đạo diễn Rob Marshall thực hiện. Bộ phim được đánh giá là sự chuyển thể xuất sắc và đầy thẩm mỹ, cùng với sự thấu hiểu về bối cảnh lịch sử, văn hóa. Phim từ khi khởi chiếu đã tạo nên sự thu hút lớn với khán giả khắp nơi trên thế giới.
Danh sách những cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim thành công nhất từ trước tới nay
Bạn đang xem bài viết Thục An Dương Vương Xây Thành Cổ Loa – Hoàng Thành Thăng Long trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!