Cập nhật thông tin chi tiết về Top 7 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Du Tử Lê mới nhất trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhà thơ Du Tử Lê (1942-) tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam. Sau Hiệp định Genève, 1954, ông di cư vào Nam cùng với gia đình. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa. Ông làm thơ từ rất sớm, khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, Du Tử Lê bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài Bến tâm hồn, đăng trên tạp chí Mai. chúng tôi xin giới thiệu những bài thơ hay của ông.
Bài thơ: Ơn em
Ơn em
ơn em thơ dại từ trời,theo ta xuống biển, vớt đời ta trôi.ơn em dáng mộng mưa vời,theo ta lên núi, về đồi yêu thương.ơn em ngực ngải môi trầm,cho ta cỏ mặn, trăm lần lá ngoan.ơn em hơi thoáng chỗ nằm,dấu quanh dấu quẩn nỗi bi hùng một nơi.ơn em tình như mù loà,như con sâu nhỏ bò qua giấc vùi.ơn em hồn sớm ngậm ngùi,kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.tạ ơn em… tạ ơn em…
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ nhạc thành bài hát Giữ đời cho nhau.
Bài thơ: K. Khúc riêng chàng
K. Khúc riêng chàng
tôi xa người như xa núi sôngem bên kia suối? – bên kia rừngem bên kia nắng? – bên kia giótôi một dòng sương, lên, mênh mông
tôi xa người như xa biển đôngchiều lên lênh láng chiều, giăng hàngnhững cây ghi dấu ngày em đếnđã chết từ đêm mưa không sang
tôi xa người xa đôi môi thamem biết: rồi em như chim ngànthôi còn khua động làm chi nữahồn tôi vốn đã là tro than
tôi xa người xa đôi mắt ngoanvườn tôi trăng lạnh đến hoang tànem xa xôi quá làm sao biếtvốn liếng tôi còn: những ngổn ngang
tôi xa người xa trên sân bayhồn tôi cồn cát dấu chân bầyem vui đời khác làm sao hiểutôi sống lặng lẽ lặng lẽ như cỏ cây
tôi xa người xa hơi thuốc cayngày mai tình sẽ bỏ tim nàychiều em không đến hàng cây cũngnghiêng xuống tôi: từng ngọn heo may
tôi xa người xa bàn tay, vuibàn tay có ngón đã chôn đờibàn tay có ngón không đeo nhẫncó ngón dành riêng cho môi tôi
tôi xa người xa miền thiết thahoa xuân đã héo rụng, hiên nhàphố xưa em buộc đôi hàng bímnay tóc về đâu? – hồn ở đâu?
tôi xa người xa niềm mê oanhồn tôi khô xác sợi giây đànmáu tôi đã gửi trong con chữdẫu chết, còn nguyên lời oán than
tôi xa người xa một mùi hươngbãi khuya, hồn ốc, lạc thiên đườngnhớ ai bi hùng ngất trên vai áomưa ở đâu về? – như vết thương
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Đăng Khánh phổ nhạc thành bài hát K. Khúc của Lê.
Bài thơ: Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biểnđời lưu vong không cả một ngôi mồvùi đất lạ thịt xương e khó rãhồn không đi sao trở lại quê nhà
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biểnnước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đibên kia biển là quê hương tôi đórặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biểnvà nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôicho tôi hướng vọng quê tôi lần cuốibiết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biểnđừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôinhững năm trước bao người ngon miệng cáthì sá gì thêm một xác cong queo
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biểncho tôi về gặp lại các con tôicho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơitừ những mắt đã bi hùng hơn bóng tối
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biểnvà trên đường hãy nhớ hát quốc caôi lâu quá không còn ai hát nữa(bài hát giờ cũng như một hồn ma)
Khi tôi chết nỗi bi hùng kia cũng hếtđời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.
12-77
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Bài thơ: Khúc Hạnh Tuyền, núi sông
Khúc Hạnh Tuyền, núi sông
chẻ đôi sông núi: đêm bưng mặtmưa quấn khăn vào sâu ấu thơchẻ đôi thân thế mù tăm tíchta nghĩa trang nào? chôn cất nhau?
chẻ đôi tâm thất kênh, mương cạnhương tóc truy tầm vai thất tungtưởng ai oan khuất vừa quay gótxương, thịt, đời sau, máu rất buồn
chẻ đôi con gió: cây ly biệttim chấn thương cùng môi tháng, nămphạt ngang ký ức rừng thao thiếtdòng suối trăm năm bỗng mất nguồn.
1993
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ nhạc thành bài hát Dòng suối trăm năm.
Bài thơ: Khúc Thuỵ Du
Khúc Thuỵ Du
1.như con chim bói cátrên cọc nhọn trăm nămtôi tìm đời đánh mấttrong vụng nước cuộc đời
như con chim bói cátôi thường ngừng cánh bayngước nhìn lên huyệt lộbầy quạ rỉa xác người(của tươi đời nhượng lại)bữa ăn nào ngon hơnlàm sao tôi nói được
như con chim bói cátôi lặn sâu trong bùnhoài công tìm ý nghĩacho cảnh tình hôm nay
trên xác người chưa rữatrên thịt người chưa tantrên cánh tay chó gặmtrên chiếc đầu lợn thatôi sống như người mùtôi sống như người điêntôi làm chim bói cálặn tìm vuông đời mình
trên mặt đất nhiên lặngkhông tăm nào sủi lên
đời sống như thân nấmmỗi ngày một lùn đitâm hồn ta cọc lạiai làm người như tôi?
2.mịn màng như nỗi chếthoang đường như tuổi thơchưa một lần hé nởtrên ngọn cờ không bayđôi mắt nàng không khépbàn tay nàng không thưalọn tóc nàng đêm tốikhư khư ôm tình dài
ngực tôi đầy nắng lửahãy nói về cuộc đờitôi còn gì để sốnghãy nói về cuộc đờikhi tôi không còn nữasẽ mang được những gìvề bên kia thế giớithuỵ ơi và thuỵ ơi
tôi làm ma không đầutôi làm ma không bụngtôi chỉ còn đôi chânhay chỉ còn đôi taysờ soạng tìm thi thểquờ quạng tìm trái timlẫn tan cùng vỏ đạndính văng cùng mảnh bomthuỵ ơi và thuỵ ơiđừng bao giờ em hỏivì sao mình yêu nhauvì sao môi anh nóngvì sao tay anh lạnhvì sao thân anh rungvì sao chân không vữngvì sao anh van emhãy cho anh được thởbằng ngực em rũ buồnhãy cho anh được ômem, ngang bằng sự chết
tình yêu như ngọn daoanh đâm mình, lút cánthuỵ ơi và thuỵ ơi
không còn gì có nghĩangoài tình anh tình emđã ướt đầm thân thể
anh ru anh ngủ mùiđợi một giờ linh hiển
(03-68)
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc thành bài hát cùng tên. Về tên gọi của bài thơ, Thuỵ là tên riêng của bà Thuỵ Châu, vợ cũ của tác giả, còn Du lấy từ bút danh của ông.
Nguồn: Thơ Du Tử Lê (1967-1972), Gìn Vàng Giữ Ngọc xuất bản, Sài Gòn, 1972
Bài thơ: Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi
Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi
chỉ nhớ người thôi đủ hết đờichim về góc biển. Bóng ra khơilòng tôi lũng thấp. tâm hiu quạnhchẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đờibuổi chiều chăn, gối thiếu hơi ai!em đi để lại hồn thơ dạitôi, vó câu bi hùng sâu sớm mai.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đờiem còn gương lược dấu đường ngôi?nằm mơ thấy tóc thơm vai hẹnvà, khoảng trời xanh đến rợn người.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đờibàn tay dư mấy ngón chia phôi!(tặng nhau chính ngón không đeo nhẫn)và những tàn phai đầy tuổi tôi.
chỉ nhớ người thôi đủ hết đờinhư trời nhớ đất (rất xa xôi.)nắng mưa nhớ mãi hàng hiên đợithư nhớ hồi âm. Lệ nhớ môi.
*
chỉ nhớ người thôi sông đủ cạnnói gì kiếp khác với đời sau.đôi khi nghe ấm áp trên da, thịtnhư thể ai đi mới trở về.
2.1990
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Trần Duy Đức phổ nhạc thành bài hát Chỉ nhớ người thôi đủ hết đời.
Bài thơ: 67, Khúc thêm cho Huyền Châu
67, Khúc thêm cho Huyền Châu
Hạnh phúc tôi từ những ngày nước lớnTrời mưa mau tay vuốt mặt khôn cùngBầy sẻ cũ hom hem chiều ngói xámTrời xanh xao chân ngỏ cũng không vềCây mộng nở từng ngón tay lá nõnNôi tương tư cỏ ấm áp thịt da người
Tôi hiu hắt từ mắt em ngắt tạnhMôi thâm khô từ thuở định xin hônNgày tháng hạ khi không mà trở rétEm khi không mà trở mặt điêu ngoaTay trông ngón hương đưa mùi tóc mạNgọn me xa theo ký ức rì ràoChiều qua đó chân ai còn ríu rítLời ai say cho trời đất lại gầnKỷ niệm tôi từ những ngày vỡ tiếngNhẩn nha gom từng cọng thiết tha rơi
Con dế nhỏ lớn lên đăm tiếng hátKhi đêm về ru giọng đớn đau hơnCây niên thiếu cũng thui mầm trong sángLá oan khiên lả tả mái hiên ngườiTôi èo người từ những người cả gióCon dế bi hùng tự tử giữa đêm sươngBầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẽNgọn me xưa già khọm tiếc thương hờ
Em ở đó bờ sông còn ẩm cátCon sóng tình vỗ mãi một âm quên.
1967
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Từ Công Phụng phổ nhạc thành bài hát Trên ngọn tình sầu.
Chia Sẻ Bài Viết Với Bạn Bè
TwitterFacebookLinkedInPin It
Có thể bạn thích:
Mã giảm giá Shopee Mới Nhất
[coupon so_luong=”3″ nha_cung_cap=”60826″ xem_them_url=”https://topchuan.com/ma-giam-gia-shopee/”]
Những Bài Thơ Hay Nhất Của Nhà Thơ Du Tử Lê
Nhà thơ Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Năm 1954 ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Đầu tiên ông định cư ở Hội An, Quảng Nam, sau đó là Đà Nẵng. Đến năm 1956, ông vào Sài Gòn và theo học trường Trần Lực, trường Chu Văn An, sau cùng là Đại học Văn Khoa.
Ông làm thơ rất sớm từ năm 1953 khi đang còn học tại trường tiểu học Hàng Vôi tại Hà Nội. Sau khi di cư vào Sài Gòn, ông bắt đầu sáng tác nhiều tác phẩm dưới nhiều bút hiệu khác nhau. Bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức lần đầu tiên vào năm 1958 cho bài Bến tâm hồn, đăng trên tạp chí Mai.
Du Tử Lê từng là sĩ quan thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cựu phóng viên chiến trường, thư ký tòa soạn cuối cùng của nguyệt san Tiền phong (một tạp chí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa), và là giáo sư dạy giờ cho một số trường trung học Sài Gòn. Năm 1969, ông theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, tiểu bang Indiana. Năm 1973 tại Sài Gòn, ông được trao Giải thưởng Văn chương Toàn quốc, bộ môn Thơ với tác phẩm Thơ tình Du Tử Lê 1967-1972. Ông là một trong bảy nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là “Bảy vì sao Bắc đẩu” của nửa thế kỉ thi ca Việt Nam. Sáu người kia là Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Ông cũng là nhà thơ có nhiều tác phẩm được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ nổi tiếng như Phạm Đình Chương, Trần Duy Đức, Nguyên Bích, Đăng Khánh, Anh Bằng, Phạm Duy, Hoàng Quốc Bảo, Từ Công Phụng.
Ngày 17 tháng 4 năm 1975, Du Tử Lê cùng với Mai Thảo và Phạm Duy bị kết án tử hình vắng mặt trên đài phát thanh của Mặt trận giải phóng Miền Nam vì có thái độ chống đối cộng sản quyết liệt. Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, ông sang tị nạn tại Hoa Kỳ. Hiện ông đang sống ở miền Nam California, tiếp tục nghề viết, và là nhân viên khế ước của đài tiếng nói Hoa Kỳ từ năm 1996. Ông cũng từng là chủ nhiệm các báo Việt ngữ Nhân chứng, Tay Phải, và Văn nghệ ở Hoa Kỳ. Hiện ông sống cùng gia đình tại thành phố Garden Grove, miền nam California.
Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước và được một số đại học dùng để giảng dạy cho sinh viên từ những năm 1990. Năm 1993, G.S. Neil L. Jaimeson chọn dịch và phân tích một bài thơ của Du Tử Lê in trong cuốn Understanding Vietnam, xuất bản bởi liên đại học Berkeley, UCLA, London, là sách giáo khoa về văn học Việt Nam cho nhiều đại học tại Hoa Kỳ và châu Âu. Cho tới nay ông là nhà thơ châu Á duy nhất có thơ đăng trên hai nhật báo lớn của Mỹ là Los Angeles Times, 1983 và New York Times, 1994. Từ năm 1981 tới nay, Du Tử Lê đã có nhiều buổi thuyết trình về thơ tại một số đại học tại Hoa Kỳ, Pháp, Đức và Úc Châu trong đó có các trường Harvard, UC Berkeley.
Ông là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập Thi ca thế giới từ thời thượng cổ tới hôm nay / World Poetry – An Anthology of Verse from Antiquity to Our Time do NXB Norton New York ấn hành năm 1998.
Ngoài làm thơ Du Tử Lê còn vẽ tranh. Từ năm 2011, nhiều tranh của Du Tử Lê đã được dùng làm bìa sách cũng như in nơi trang bìa của một số tạp chí. Trong hai năm 2012 và 2013 ông cũng đã tổ chức một số triển lãm tranh cá nhân tại Hoa Kỳ.
Du Tử Lê là tác giả của 58 tác phẩm đã xuất bản trong và ngoài nước, tiêu biểu là:
Thơ Du Tử Lê (1964)
Năm sắc diện năm định mệnh (1965)
Tình khúc tháng mười một (1966)
Tay gõ cửa đời (1970)
Chung cuộc (cùng viết với Mai Thảo, 1969)
Mắt thù (1969)
Ngửa mặt (tiểu thuyết, 1969)
Vốn liếng một đời (1969)
Qua hình bóng khác (tiểu thuyết, 1970)
Mùa thu hoa cúc (sách thiếu nhi, 1971)
Sân trường mắt biếc (sách thiếu nhi, 1971)
Chú Cuội buồn (sách thiếu nhi, 1971)
Hoa phượng vàng (sách thiếu nhi, 1971)
Một đời riêng (1972)
Khóc lẻ loi một mình (1972)
Chấm dứt luân hồi em bước ra (1993)
Thơ tình (1996)
Chỉ như mặt khác tấm gương soi (thơ 1997)
Trên ngọn tình sầu (tập tùy bút, 2011)
Xương, thịt đời sau, máu rất buồn (tùy bút, 2012)
Biệt khúc (thơ, 2013)
Tuyển tập thơ Du Tử Lê (2013)
Giỏ hoa thời mới lớn (2014)
Hoàn Cảnh Ra Đời ‘Khúc Thụy Du’ Của Thi Sĩ Du Tử Lê
Mặc dù Anh Bằng phổ nhạc bài Khúc Thụy Du dựa theo bài thơ cùng tên của thi sĩ Du Tử Lê nhưng có thể nhận thấy rằng chủ điểm của bài hát Khúc Thụy Du và bài thơ Khúc Thụy Du là hoàn toàn khác nhau. Khúc Thụy Du của Anh Bằng thật day dứt mà nhẹ nhàng trong khi Khúc Thụy Du của Du Tử Lê lại là một trong những tiếng thét gào đau thương thời loạn. Và như vậy, bài hát Khúc Thụy Du và bài thơ Khúc Thụy Du tuy hai mà một, tuy một mà hai…
*** Còn đây là lời trần tình của Du Tử Lê về tác phẩm Khúc Thụy Du:
Khi biến cố Tết 1968 xảy ra, đó cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên trường Dược, ở Saigòn cũng khởi đầu. Đầu tháng 3-1968, tôi bị chỉ định đi làm phóng sự ở Ngã tư Bảy Hiền. Lúc đó, cả thành phố Saigòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ cục Tâm lý chiếc ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Saigòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác ch.ết không toàn thây, bị cháy nám; rất khó nhận biết đâu là dân chúng, binh sĩ hay bộ đội. Khi tới gần khu ngã tư Bảy Hiền, dù không muốn nhìn, tôi vẫn thấy rất nhiều mảnh thịt người vương vãi hai bên đường. Có cả những cánh tay văng, vướng trên giây điện…Rất nhiều căn nhà đổ nát. Tôi cũng thấy những con chó vô chủ nhịn đói bên lề đường… Tất cả những hình ảnh ghê rợn này đập vào mắt tôi, cùng mùi hôi thối tẩm, loang trong không khí.
Khi tới vùng giao tranh, tôi gặp người trách nhiệm cuộc hành quân giải toả khu chợ Bảy Hiền. Đó là thiếu tá Nguyễn Kim Tiền. Anh vốn là một bạn học thời trung học của tôi. Tiền cho biết, đơn vị của anh đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. hai bên rình rập nhau, như trò cút bắt, để tranh giành từng gian hàng, từng ngôi nhà… Anh nói tôi phải rời khỏi khu chợ, lập tức. Vì anh không thể bảo đảm sinh mạng cho tôi, dù là bạn cũ….Trên đường về, cái khung cảnh hoang tàn, đổ nát với thây người vung vãi khắp nơi, cùng với mùi sình thối…khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…
Giữa tháng 3 – 1968, nhà văn Trần Phong Giao, Thư ký toà soạn Tạp chí Văn, gọi điện thoại vào phòng Báo Chí, cục Tâm lý chiến, hỏi tôi có thể viết cái gì đó, cho Văn số tục bản. Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mồng 1 Tết xẩy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do, các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Saigòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông nói, hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại – Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu. Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình, hốt hoảng. Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình, hay một chuyện tình. Mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng, tôi thấy, nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà, tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người ra đi tức tưởi, oan khiên vì thời loạn ly. Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi. Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần, sát với nội dung! Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 nửa bài thơ. Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên, sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác, ngoài bản in trên báo Văn (đã kiểm duyệt). Tuy còn mấy chục câu thôi, nhưng nội dung bài thơ, từ đầu đến cuối, vẫn là một bài thơ nói về thảm cảnh chiến tranh. Người phụ trách phần kiểm duyệt vẫn để lại cho bài thở của tôi những câu cực kỳ “phản chiến” như: “…Ngước lên nhìn huyệt lộ – bày quạ rỉa xá.c người – (của tươi đời nhượng lại) – bữa ăn nào ngon hơn – làm sao tôi nói được…” Hoặc: “…Trên xá.c người chưa rữa – trên thị.t người chưa tan – trên cánh tay ch.ó gậm – trên chiếc đầ.u lợn tha…” …
Nói cách khác, tình yêu chỉ là phần phụ; với những câu hỏi được đặt ra cho những người yêu nhau, giữa khung cảnh chết chóc kia, là gì? Nếu không phải là những tuyệt vọng cùng, tất cả sự vô nghĩa chói gắt của kiếp người? Như đã nói, thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên đại học Dược. Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này, cộng với chữ đầu, bút hiệu của tôi, làm thành nhan đề bài thơ. Nó như một cộng nghiệp hay chung một tai hoạ, một tuyệt lộ.
Bài thơ ấy, sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972). Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn thi ca, 973.
Năm 1983, tôi cho tái bản cuốn thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975, cho lại. Cô nói, tôi phải hứa in lại và dành bản đầu tiên cho cô… Sau đấy, một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán Café Tay Trái (toạ lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview.) Ông nói, ông mới phổ nhạc bài “Khúc Thuỵ Du.” Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh:
– “Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”
Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: Khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc Thuỵ Du”… Nhưng, hôm nay, sau mấy chục năm nhìn lại, tôi thấy, ông cũng có cái lý của ông…
KHÚC THỤY DU
1.Như con chim bói cá. Trên cọc nhọn trăm năm Tôi tìm đời đánh mất. Trong vũng nước cuộc đời
Như con chim bói cá. Tôi thường ngừng cánh bay Ngước nhìn lên huyệt lộ. Bầy quạ rỉa xá.c người (Của tươi đời nhượng lại) Bữa ăn nào ngon hơn. Làm sao tôi nói được
Như con chim bói cá. Tôi lặn sâu trong bùn Hoài công tìm ý nghĩa. Cho cảnh tình hôm nay
Trên xá.c người chưa rữa. Trên thị.t người chưa tan Trên cánh tay ch.ó gậm. Trên chiếc đ.ầu lợn tha
Tôi sống như người mù. Tôi sống như người điên Tôi làm chim bói cá. Lặn tìm vuông đời mình
Trên mặt đất nhiên lặng. Không tăm nào sủi lên Đời sống như thân nấm. Mỗi ngày một lùn đi Tâm hồn ta cọc lại. Ai làm người như tôi?
2. Mịn màng như nỗi chết. Hoang đường như tuổi thơ Chưa một lần hé mở. Trên ngọn cờ không bay
Đôi mắt nàng không khép. Bàn tay nàng không thưa Lọn tóc nàng đêm tối. Khư khư ôm tình dài
Ngực tôi đầy nắng lửa. Hãy nói về cuộc đời Tôi còn gì để sống. Hãy nói về cuộc đời Khi tôi không còn nữa. Sẽ mang được những gì Về bên kia thế giới. Thụy ơi và Thụy ơi
Tôi làm ma không đầu. Tôi làm ma không bụng Tôi chỉ còn đôi chân. Hay chỉ còn đôi tay Sờ soạng tìm thi thể. Quờ quạng tìm trái tim Lẫn tan cùng vỏ đạ.n. Dính văng cùng mảnh bo.m Thụy ơi và Thụy ơi
Đừng bao giờ em hỏi. Vì sao mình yêu nhau Vì sao môi anh nóng. Vì sao tay anh lạnh Vì sao thân anh run. Vì sao chân không vững Vì sao anh van em. Hãy cho anh được thở
Bằng ngự.c em rũ buồn. Hãy cho anh được ôm Em, ngang bằng sự ch.ết
Tình yêu như ngọn dao. Anh đ.âm mình, lút cán Thụy ơi và Thụy ơi. Không còn gì có nghĩa Ngoài tình em tình em. Đã ướt đầm thân thể
Anh ru anh ngủ mùi. Đợi một giờ linh hiển.
(Du Tử Lê, Tháng 03-68)
Du Tử Lê, Tác Giả ‘Khúc Thụy Du’, Qua Đời Ở Tuổi 77
Thi sĩ Du Tử Lê, nhà thơ quan trọng của nền thi ca miền Nam Việt Nam, qua đời tại thành phố Garden Grove, California, thọ 77 tuổi. Tin này được cô Orchid Lâm Quỳnh, ái nữ nhà thơ, báo tin qua đoạn text có câu: “Bố đã đi”.
Du Tử Lê là một trong những nhà thơ có tác phẩm được phổ nhạc nhiều nhất và thịnh hành nhất với công chúng Việt Nam. Trong đó có những tác phẩm trở thành đại chúng, như Khúc Thụy Du, Chỉ Nhớ Người Thôi Đã Hết Đời, Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, Em Ngủ Trong Một Mùa Đông, Giữ Đời Cho Nhau, Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển…
Nhật báo Người Việt dẫn lời cô Orchid Lâm Quỳnh cho biết tim nhà thơ “ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối thứ Hai, 7 tháng 10″.
Hôm 09/10, trên trang Facebook cá nhân của bà Phan Hạnh Tuyền, vợ của ông, ghi: “Ông Ngoại lên trời rồi.”
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bà Trương Đào Diệp Khanh, em vợ của thi sĩ, cũng là người điều phối xuất bản và lưu hành các ấn phẩm thơ tại Việt Nam, nói với VOA rằng nhà thơ ra đi để lại mất mát lớn lao cho gia đình, thân hữu:
“Tình thương của anh dành cho gia đình quá lớn. Anh là là một người anh lớn, một người anh luôn luôn gần gũi và chia sẻ những khó khăn.”
Nhà văn Vũ Thư Hiên ở Paris, một người bạn thâm giao của nhà thơ Du Tử Lê, viết cho VOA hôm 09/10: “Du Tử Lê được thiên hạ biết đến, được nhớ đến, là nhờ những bài thơ không vần với những chấm, phẩy, gạch nối, ngoặc đơn, ngoặc kép và những ký hiệu toán học. Những cái đó là tốt, là xấu, là hay, là dở, tôi không bàn. Trong địa hạt này tôi là kẻ ngoại đạo. Nhưng điều tôi thấy rõ là Du Tử Lê đã và đang làm một cái gì đó chưa từng có.”
Ông Vũ Thư Hiên viết tiếp: “Anh là kẻ khai phá. Cái mà anh đang khai phá rồi đi đến đâu là chuyện về sau. Nhưng ngay bây giờ tôi đã bắt gặp đâu đó những người theo chân anh. Như thế, anh không hề đơn độc.”
Từ Sài Gòn, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết cho VOA, rằng Du Tử Lê “luôn là thi sĩ của tình yêu đôi lứa trong màu sắc triết lý nhân sinh thuần khiết.” “Thi sĩ Du Tử Lê thành công ngay cả với thế hệ sinh sau 1975. Ông luôn là thi sĩ của tình yêu đôi lứa trong màu sắc triết lý nhân sinh thuần khiết. Ngôn ngữ thi ca của ông về đề tài này thật tuyệt với đám đông, bởi đó là ngôn ngữ thơ vốn luôn là nhu cầu hiện hữu trong tâm thức khao khát tình yêu của công chúng, bất chấp hoàn cảnh trần trụi tha hoá của ngôn từ tuyên truyền chính trị nhân danh và lồng ghép vào thi ca tình yêu.”
Và, vẫn theo nhận định của Trần Tiến Dũng, thơ Du Tử Lê “ngay cả khi bị cho là thời trang, trang điểm cho cảm xúc đám đông thì vẫn luôn đánh thức đươc nhận thức hiển nhiên cho mỗi cá nhân, bất chấp họ thuộc đám đông nào rằng, chính họ luôn có mối tình đẹp, đẹp tuyệt vời để sống và yêu.”
Từ California, họa sĩ Trịnh Cung nói ông “bàng hoàng vì bất ngờ nhận được tin bạn mình không còn nữa.”
Theo lời họa sĩ, Du Tử Lê và một số bạn văn nghệ ở “Bolsa” vẫn hay hẹn nhau tại cà phê Hạt Ngò, “một quán cà phê quen thuộc, nơi một góc sân, anh vẫn thường ngồi ở đó với một số văn hữu của Bolsa mỗi buổi sáng.”
“Du Tử Lê dưới mắt anh em trẻ hơn ở đây là một ngọn lửa, là một ngôi sao để họ tìm thấy một sự ấm áp, một niềm tin đủ để họ yêu và tiếp tục cho việc sáng tác của mình. Hiền lành, nhẫn nhịn và đam mê sáng tác là những đặc điểm mà Du Tử Lê giữ mãi cho đến tận hơi thở cuối cùng. Anh ra đi, tôi mất đi một nơi để hẹn, để chuyện trò, để bàn về những dự án văn học và nghệ thuật cho Bolsa, chỗ anh ngồi mỗi buổi sáng ở đó là một nơi rất cần cho những tháng ngày lưu vong của tôi ở đây. Vĩnh biệt anh, một trong những nhà thơ tài hoa nhất của Sài Gòn trước 1975.” Vẫn theo lời họa sĩ Trịnh Cung.
Du Tử Lê, tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam. Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục rồi đại học Văn Khoa Sài Gòn, nguyên sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Ông làm việc tại cục Tâm Lý Chiến trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi làm Thư ký tòa soạn nguyệt san Tiền Phong. Năm 1969, Du Tử Lê theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, bang Indiana. Năm 1973, ông được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc, bộ môn Thi Ca, với thi phẩm: “Thơ Du Tử Lê 1967-1972,” theo trang web của nhà thơ Du Tử Lê.
Ông định cư tại Hoa Kỳ sau biến cố 30 tháng 4/1975. Khởi sự làm thơ rất sớm, từ năm 1953 tại Hà Nội, với nhiều bút hiệu khác nhau, bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai.
Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times, 1983 và New York Times, 1994. Ông là một trong 6 nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi ca Thế giới từ thời Thượng Cổ tới hôm nay”và là một trong 7 nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là “7 Vì sao Bắc đẩu” của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA trước đây, tác giả Khúc Thụy Du nói:
“Bài Khúc Thụy Du tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung.
“Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh.
“Tôi muốn nói Khúc Thụy Du là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong Khúc Thụy Du.
Bạn đang xem bài viết Top 7 Bài Thơ Hay Của Nhà Thơ Du Tử Lê trên website Anhngucongdong.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!