Top 12 # Bài Thơ Bắp Cải Xanh Nhà Trẻ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Bài Thơ Bắp Cải Xanh

Bài thơ Bắp cải xanh [Phạm Hổ]

Bài thơ Bắp cải xanh của tác giả Phạm Hổ miêu tả hình ảnh của cây bắp cải giống như một bạn nhỏ đang say giấc ngủ trong một không gian êm đềm, hạnh phúc.

Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa.

Tác giả: Phạm Hổ Nguồn: Học Vần lớp 1 phổ thông tập 2, trang 22, NXB Giáo dục – Hà Nội 1967

Bài thơ Cây cải nhỏ [khuyết danh]

Bài thơ Cây cải nhỏ được trích từ sách Học Vần lớp 1 (cũ), ca ngợi sự chăm chỉ của một bạn nhỏ biết giúp đỡ gia đình bằng việc trồng và chăm sóc vườn cải.

Em trồng cây cải nhỏ Xuống luống đất mịn tơi, Nắng ấm đã lên rồi.

Cỏ hoang em nhổ sạch Chăm tưới, cải lớn mau. Lá xanh xòe kín đất Mùa này nhà đủ rau.

Tác giả: khuyết danh Nguồn: Học Vần lớp 1 phổ thông, tập 2, trang 44, NXB Giáo dục – Hà Nội 1967

Bài thơ Vườn cải [Trần Đăng Khoa]

Bài thơ Vườn cải được trích từ tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa miêu tả niềm vui khi thấy vườn cải được nay đã lên ngồng vàng tươi.

Gió lên vườn cải tốt tươi Lá xanh như mảnh mây trời lao xao Em đi múc nước dưới ao Chiều chiều em tưới, em rào, em trông.

Sớm nay bướm đến lượn vòng Thì ra cải đã lên ngồng vàng tươi Bé Giang trông thấy nhoẻn cười Nhăn nhăn cái mũi hở mười cái răng…

Tác giả: Trần Đăng Khoa 2-1966

Loài cây trong bài thơ Bắp cải xanh

Bắp cải hay cải bắp có danh pháp khoa học Brassica oleracea, là cây thân thảo, có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng. Các lớp lá dày cuộn xung quanh cuống. Tùy vào từng loại bắp cải khác nhau mà lá của nó sẽ cuộn chặt hoặc rời nhau. Lớp lá ngoài của bắp cải thường có màu xanh lá đậm hơn những lá ở bên trong.

Cây bắp cải ngoài là món ăn quen thuộc với mọi gia đình ra còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh như: phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ,nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da.

Ở nước ta, loại cây này được trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Bài Thơ Bắp Cải Xanh ( Phạm Hổ )

Bài thơ Bắp Cải Xanh ( Phạm Hổ ) là một bài thơ được nhiều độc giả biết đến nhất là những em nhỏ yêu thích thơ ca. Ông được mệnh danh là ông hoàng thơ thiếu nhi bởi ông đã sáng tác một kho tàng thơ dành cho trẻ em. Những bài thơ của ông mang màu sắc mới mẻ, lời thơ trong sáng hồn nhiên nên được các bạn nhỏ mến mộ

-Cách mạng tháng Tám thành công, tôi đi hẳn vào con đường văn học. Tôi làm thư ký trường trực ở chi hội văn hoá cứu quốc do anh Trần Mai Ninh phụ trách. Tôi viết bài ký đầu tiên về Bình dân học vụ Vén mắt được đăng ở Tạp chí Tiền phong của Hội Văn hoá cứu quốc Trung ương Hà Nội…

-Về lại khu 5 tôi được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ LK5. Cuối 1951 nhân có chủ trương giảm chế của Nhà nước, tôi xin về quê, vừa làm thông tin tuyên truyền ở xã, vừa kết hợp giúp đỡ cho gia đình

-Tôi làm việc ở nhà xuất bản Kim Đồng được ba năm thì lại chuyển qua làm ở nhà xuất bản Hội Nhà văn, rồi tiếp đó chuyển về làm ở báo Văn nghệ. Trước khi về báo tôi được cử đi vào Trại Kim Đồng và đóng với các em mồ côi, lưu lạc toàn Miền Bắc sang chiến tranh trong hai năm để sáng tác.

-Tôi trở về Hội năm 1983. Tôi làm Phó Trưởng ban đối ngoại của Hội và Chủ tịch Hội đồng văn học thiếu nhi của hội. Tôi về hưu năm 1995 (69 tuổi) và từ đó đến nay vẫn tiếp tục viết cho các em và cho cả người lớn.

-Trong khoảng thời gian từ 9-1945 đến 6-1999, tôi đã sáng tác được 25 tập thơ, 35 tập truyện, 10 kịch bản sân khấu, hoạt hình… dành cho các em. Và khoảng 10 tập thơ, 3 tập truyện ngắn và tiểu thuyết về phần viết cho người lớn

Sách viết cho thiếu nhi

-Chú bò tìm bạn (tuyển tập thơ, chọn từ hơn 15 tập thơ in riêng từng tập, in lần thứ 3, có bổ sung, NXB Kim Đồng, 1997)

-Chuyện hoa chuyện quả (truyện, Hà Nội, 1993)

-Mỵ Châu – Trọng Thuỷ (kịch, NXB Kim Đồng, 1993)

Sách viết cho người lớn

-Những ngày xưa thân ái (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1956)

-Ra khơi (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1960)

-Đi xa (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1973)

-Những ô cửa, những ngả đường (thơ, NXB Hội Nhà văn, 1982)

-Vườn xoan (truyện, NXB Hội Nhà văn, 1962)

-Tình thương (truyện, NXB Phụ nữ, 1973)

-Cây bánh tết của người cô (truyện, Hà Nội, 1993)

Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa.

Câu Chuyện Cả Nhà Nhổ Củ Cải

Ngày xửa, ngày xưa có hai ông bà già và một cô cháu gái sống trong ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh mảnh vườn xinh xắn. Trong nhà còn có một con Chó, một con Mèo và một chú Chuột nhắt.

Vào mùa thu, ông già mang về một cây củ cải nhỏ và trồng trong vườn. Ngày ngày, ông ra sức chăm chút cho cây. Sáng nào ông cũng cho cây cải uống một gáo nước. Chiều nào ông cũng bắt sâu, nhỏ cỏ cho cây. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông. Cây cải cũng không phụ lòng tốt của ông, nó lớn nhanh như thổi. Chẳng bao lâu nó đã trở thành một cây cải khổng lồ, to chưa từng thấy.

Một buổi sáng, ông già ra vườn định nhổ củ cải về cho bà cháu và cháu gái. Ông nhổ mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn không hề nhúc nhích. Ông gọi bà già:

– Bà nó ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhỏ củ cải!

Bà già chạy ra túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi vẫn không được. Bà già gọi cháu gái:

– Cháu gái ơi! Cháu gái ơi! Lại đây giúp ông bà nhổ củ cải với nào!

Cháu gái liền chạy lại kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải nhổ mãi, nhổ mãi chẳng ăn thua gì. Cháu gái gọi Chó con:

– Chó con ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải nào!

Chó con chạy lại ngậm lấy bím tóc của cháu gái. Cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn trơ trơ. Chó con gọi mèo con:

– Mèo con ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải!

Mèo con chạy lại cắn đuôi Chó con, Chó con ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Kéo mãi, nhổ mãi mà cây cải vẫn ì ra. Mèo con gọi Chuột nhắt:

– Chuột nhắt ơi! Mau lại đây! Mau giúp tôi nhổ củ cải!

Chuột nhắt chạy lại bắm đuôi Mèo, Mèo cắn đuôi Chó, Chó ngậm bím tóc cháu gái, cháu gái kéo áo bà, bà túm áo ông, ông nắm cây cải. Một, hai, ba… Cây cải gan lì đã bị kéo lên khỏi mặt đất.

Tất cả sung sướng, nhảy múa quanh cây cải:

“Nhổ cải lên! Nhổ cải lên!

Ái chà chà! Ái chà chà! Lên được rồi!”

Truyện Cổ Tích: Nhổ Củ Cải

Mùa thu đã đến, ông lão đi nhổ củ cải. Ông cầm lá củ cải và kéo lên, vừa kéo vừa hô: “Dô ta nào! Dô ta nào!”, vậy mà củ cải vẫn không hề nhúc nhích. Ông gọi vợ: “Bà nó ơi, bà nó ơi, mau lại đây giúp tôi với!”

Truyện cổ tích: Nhổ củ cải

“Vâng, tôi đến đây, đến đây.” Bà lão ôm lấy lưng ông lão, ông lão nắm lấy lá củ cải, hai người cùng hợp sức nhổ củ cải. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên.” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được, bà lão lại gọi cô cháu gái đến giúp: “Cháu ơi, mau lại giúp ông bà một tay nào!” “Vâng, cháu tới đây, tới đây.” Cô cháu gái ôm lấy lưng bà lão, bà lão ôm lấy thắt lưng ông lão, ông lão nắm lấy lá củ cải, cả ba cùng gắng sức nhổ. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Cô cháu gái gọi: “Chó đốm ơi, Chó đốm ơi, mau đến giúp chị một tay nào!” “Gâu gâu gâu! Tới đây, tới đây.” Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Chó đốm sủa “gâu gâu”, gọi Mèo con: “Mèo con ơi, mau lại đây giúp mọi người một tay nào!” “Meo, meo! Tới đây, tới đây.” Mèo con kéo Chó đốm, Chó đốm kéo cô cháu gái, cô cháu gái ôm lấy bà lão, bà lão ôm lấy ông lão, ông lão ôm lấy lá củ cải, mọi người cùng nhổ. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên!” Nhổ mãi, nhổ mãi mà không được! Mèo con lại kêu “Meo, meo” gọi Chuột nhắt: “Chuột nhắt ơi, Chuột nhắt ơi, mau đến giúp mọi người một tay nào!” “Chít, chít, chít! Tới đây, tới đây.” Chuột nhắt bèn kéo Mèo con, Mèo con kéo Chó đốm, Chó đốm kéo cô cháu gái, cô cháu gái ôm lấy bà lão, bà lão ôm lấy ông lão, ông lão ôm lấy lá củ cải, mọi người cùng nhổ. “Dô ta nào! Dô ta nào! Nhổ cải lên, nhổ cải lên! Ái chà chà, lên được rồi!” Mọi người cùng reo lên sung sướng rồi vác củ cải khổng lồ về nhà.