Top 3 # Bài Thơ Chúc Tết Của Thiếu Nhi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Chùm Truyện Cười Thiếu Nhi

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1-6:

(QBĐT) – Chùm truyện cười thiếu nhi.

Ngoan

Nam nói với Dũng: – Hôm qua, mẹ vừa khen tớ đấy! – Wow, thế hả? – Ừ, sau khi tớ làm vỡ cái máy điện thoại của mẹ xong, mẹ cầm chổi lông gà rồi khen: “Giỏi nhỉ!” – !!!

Nghề nghiệp

Hai ông hàng xóm đang ngồi tán chuyện với nhau. Một ông nói: – Tôi nghĩ con ông tương lai sẽ làm một nhà thiên văn học. – Ồ, thật ư! – Chứ sao, con tôi ngồi xa những hai dãy bàn mà nó vẫn nhìn được ngon lành. – !?! Hoàn cảnh sáng tác

Trong tiết âm nhạc, thấy Tuấn đang ngồi mơ mộng, cô giáo liền hỏi: – Tuấn, em hãy kể cho cô và các bạn nghe về hoàn cảnh Bethoven sáng tác  bản “Xô nát ánh trăng”. Tuấn ấp úng: – Em thưa cô, hoàn cảnh sáng tác của bài này là: Vào hôm trăng rằm, Bethoven đập nát cái xô ạ. -!?! Xà phòng

Thầy giáo hỏi Nam: – Nam, em có thể kể tên bốn yếu tố quan trọng nhất của tự nhiên không? – Em thưa thầy, đó là lửa, đất, không khí và…..và…… – Và gì nữa?-Thầy giáo hỏi-Em hãy cố nhớ xem. – Và…..và……-Nam ngại ngùng – Thế hằng ngày em rửa tay bằng gì?-Thầy gợi ý – Là xà phòng ạ.-Nam hào hứng trả lời – !!! Món quà lớn

Thấy bố mẹ vừa về đến ngõ, cu Tí chạy ra hớn hở khoe: – Mẹ ơi! Sáng nay có cô Lê mới qua nhà mình chúc Tết. Cô tặng cho nhà mình một món quà và nói rằng: “Món quà của cô tuy nhỏ nhưng cũng đủ cho gia đình cháu dùng trong một năm” Nghe thấy thế, mẹ cu Tí mừng quýnh, hỏi ngay: – Món quà gì thế hả con? – Dạ, một quyển lịch! – Cu Tí đáp.

Đặng Trần Đức (Lớp: 6.1 – Trường THCS Đức Ninh – Đồng Hới)

Tác Phẩm,“Kêu Gọi Thiếu Nhi”

(Cadn.com.vn) – Ngày 5-6-1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 30 năm sau, vào những ngày đầu tháng 2-1941, Bác trở về nước. Trong bộn bề việc nước, Bác vẫn luôn dành cho mọi lớp người, nhất là các cháu thiếu niên và nhi đồng những tình cảm đặc biệt với niềm kỳ vọng lớn lao. Trong những bài viết của Người gửi cho các cháu, có bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” – bài thơ đầu tiên Bác viết cho thiếu nhi Việt Nam đăng trên Báo Việt Nam độc lập (Báo Việt Lập) vào ngày 21-9-1941.

Bài thơ 20 câu được Bác viết theo thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc, dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc và dễ hiểu. Mở đầu bài thơ là sự liên tưởng độc đáo về sự thơ ngây, trong sáng của trẻ em: “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Quả thực, trẻ em như búp non xanh, nếu được nâng niu, chăm sóc thì búp non sẽ có điều kiện đâm chồi, nảy nụ, còn trẻ em thì có điều kiện phát triển trở thành người có ích cho xã hội.

Thế nhưng đau thay, trẻ em nước ta vào thời điểm đó đang phải sống trong cái cảnh lầm than nô lệ, một cổ đôi tròng thì làm sao giống được như búp non trên cành?! Vì thế mà giọng thơ đột ngột chuyển thể hiện tình cảm ngậm ngùi, thương cảm: “Chẳng may vận nước gian nan/Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng”. Tất nhiên, trong cái nhục mất nước, trong cái cảnh lầm than nô lệ, cái thiệt thòi đầu tiên mà trẻ em phải gánh chịu là không được giáo dục, không được học hành; sau đó là đói cơm, rách áo.

Ai mà chẳng đau lòng, xót xa trước cảnh: “Học hành giáo dục đã không/Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa/Sức còn  yếu, tuổi còn thơ/Mà đã khó nhọc cũng như người già/Có khi lìa mẹ lìa cha/Để làm tôi tớ người ta bên ngoài”. Lời thơ cô đọng, nhưng hiển hiện trước ta là một thực tế hiển nhiên về cái cảnh lầm than cơ cực của trẻ em trong cơn gian nan của vận nước. Vì ai nên nỗi thế này? Một câu hỏi bật ra? Những lời giải đáp đã có “sẵn”: “Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn/ Khiến ta mất nước nhà tan/Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa”.

Không chỉ vạch ra nguyên nhân mà Bác còn chỉ rõ ra rằng: Muốn xóa bỏ được cảnh cơ cực lầm than, muốn bẻ gãy gông xiềng nô lệ, muốn không còn chịu cảnh phải “lìa mẹ, lìa cha” và thoát cảnh “làm tôi tớ người ta bên ngoài”, thì trẻ em cũng như người lớn, không còn sự chọn lựa nào khác là “Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh”, đấu tranh để giành quyền sống, quyền làm người, quyền được có cơm ăn, áo mặc và quyền được học hành.

 Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Hà Bắc khi Người về thăm  và chúc Tết đồng bào và bộ đội. Tết Đinh Mùi. Tháng 2-1967.

Với các em thì “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ/Tùy theo sức của mình” mà chung tay góp phần tăng cường sức mạnh đoàn kết,  đấu tranh đánh Nhật, đuổi Tây. Lời thơ mộc mạc chân tình ấy đã trở thành ngọn lửa truyền kỳ động viên lớp lớp thiếu nhi hăng hái tham gia Hội Nhi đồng cứu quốc, bởi “Nhi đồng cứu quốc hội ta/Ấy là lực lượng ấy là cứu tinh/Ấy là bộ phận Việt Minh/Dân mình khắc cứu dân mình mới xong” (Trẻ chăn trâu- Báo Việt Lập, 21-11-1942). Đọc những vần thơ của Bác không chỉ các em mà cả người lớn cũng thấy trách nhiệm của mình là phải làm gì để cho con em mình không phải sống trong cảnh nô lệ, mất nước, lầm than; để tất cả các em được ăn, được ngủ, được cắp sách tới trường học chữ, học làm người.

Bài thơ kết thúc bằng một lời khẳng định thấm đượm tính nhân văn, tràn đầy lòng nhân ái và tình yêu thương vô bờ bến của Người: “Bao giờ đuổi hết Nhật, Tây/Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng”. Chính vì lẽ đó mà bài thơ “Kêu gọi thiếu nhi” đã trở thành dấu mốc quan trọng của thơ ca Việt Nam viết về thiếu nhi từ trước đến bây giờ thể hiện một tình thương yêu bao la, một trách nhiệm to lớn đối với thế hệ trẻ.

Nguyễn Thị Thọ

Thư Trung Thu Của Bác Hồ Viết Cho Thiếu Nhi

Thư Trung thu của Bác Hồ viết cho thiếu nhi

Là vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, Bác dành tình thương yêu đặc biệt đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng – thế hệ tương lại của đất nước. Tình cảm thiêng liêng đó không chỉ được thể hiện sâu sắc khi Người còn sống mà thấm nhuần sâu rộng trong nhân dân khi Bác đã đi xa “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thương yêu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng” (Di chúc).

Bác Hồ vui Tết Trung thu với các cháu thiếu nhi Hà Nội năm 1958. Ảnh: T.L

Vào những ngày kỷ niệm Quốc tế thiếu nhi, ngày khai trường, Tết Trung thu hay mỗi khi các cháu làm được việc tốt, đạt thành tích xuất sắc, Bác Hồ thường đến thăm hỏi, động viên hoặc gửi thư, tặng quà. Trong số 16 bài thơ Bác dành cho thiếu nhi có tới một nửa được Bác viết vào những dịp Tết Trung thu. Đó là những câu văn, vần thơ rất đỗi giản dị và dễ hiểu, dễ thuộc mà luôn chan chứa tình yêu thương của Người.

 Sau những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, năm 1941, Bác trở về Tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Nhân dịp Tết Trung thu năm đó, Người viết bài thơ kêu gọi thiếu nhi vào ngày 21/9/1941 thể hiện sự quan tâm của mình đối với các cháu thiếu nhi:

 Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Chẳng may vận nước gian nan

Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng

Học hành, giáo dục đã thông

Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa…

 Những lời thơ viết cho thiếu nhi mà cũng là cho tất cả mọi người. Trẻ em là lớp măng non, là búp trên cành đáng lẽ phải được nâng niu, chăm sóc nhưng chẳng may vận nước gian nan khiến các cháu chịu nhiều thiết thòi, cực khổ. Từ đó, Bác chỉ ra nguyên nhân của nông nỗi ấy là vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn. Người gọi mở, dẫn dắt để mở rộng nhận thức rồi đi đến vận động, giác ngộ các cháu:

 Vậy nên trẻ em nước ta

Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh

Người lớn cứu nước đã đành

Trẻ em cũng góp phần mình một tay…

 Thực tế là các cháu thiếu niên, nhi đồng đã vâng lời Bác dạy, hưởng ứng lời kêu gọi đó, tham gia các hoạt động yêu nước như: Kim Đồng, Vừ A Dính… góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Ngay mùa Thu độc lập đầu tiên, Bác Hồ đã gửi thư động viên, thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm và niềm tin vào các cháu thiếu nhi:

 Non sông Việt có trở nên vẻ vang hay không. Dân tộc Việt có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu.

 Đã hơn nửa thế kỷ nay, những lời động viên, nhắn gửi của Bác luôn được vang vọng trong mỗi ngày khai trường, Tết Trung thu và được trân trọng khắc ghi trên mỗi ngôi trường, tạo niềm xúc động thiêng liêng, là nguồn động lực giúp các thế hệ thiếu nhi Việt Nam ra sức phấn đấu học tập và rèn luyện xứng đáng với niềm mong mỏi của Bác.

 Trung thu năm 1946, mặc dù bận rộn với những công việc quan trọng của đất nước nhưng Bác Hồ vẫn không quên làm thơ gửi cho các cháu:

 Bác mong các cháu chăm ngoan

Mai sau gìn giữ giang sơn Lạc Hồng

Sao cho nổi tiếng Tiên Rồng

Sao cho tỏ mặt nhi đồng Việt Nam

 Vẫn là sự quan tâm và niềm mong mỏi các cháu thiếu nhi chăm học và làm được nhiều việc tốt góp phần xây dựng và giữ gìn nền độc lập còn rất non trẻ của đất nước. Bác nhắc đến những danh từ thiêng liêng như: Lạc Hồng, Tiên Rồng, Việt Nam như muốn gợi lại truyền thống yêu nước bốn nghìn năm của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những người anh hùng nhỏ tuổi như: Thánh Gióng, Trần Quốc Toản… Đây là những tấm gương sáng trong lịch sử dân tộc đáng để các cháu noi theo.

 Trong suốt cuộc đời chỉ muốn quên mình cho hết thảy (thơ Tố Hữu) của mình, Bác Hồ luôn canh cánh một ước mong, đó là các cháu thiếu nhi được ăn no, mặc ấm và được học hành. Chính vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tình thương yêu của Người dành cho các cháu thiếu nhi vẫn đậm sâu, tha thiết:

 Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ thương.

(Thư Trung thu 1951)

 Những năm tháng cả dân tộc tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đều gửi thư cho các cháu mỗi dịp Trung thu về và khẳng định tình cảm bao la của mình: Ai yêu nhi đồng/bằng Bác Hồ Chí Minh. Lời Bác luôn nhẹ nhàng, trìu miến gắn với việc động viên các cháu tham gia, thực hiện những công việc cụ thể, phù hợp với tình hình cách mạng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của thiếu nhi:

 Ai yêu các nhi đồng

Bằng Bác Hồ Chí Minh

Tính các cháu ngoan ngoãn

Mặt các cháu xinh xinh

Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tuỳ theo sức của mình…

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh.

(Thư Trung thu ngày 25/9/1952)

 Cuộc kháng chiến chống Pháp bước vào giai đoạn cuối, quân – dân ta trên khắp các chiến trường liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng. Tết Trung thu năm 1953, Bác phấn khởi gửi thư kể tin chiến thắng, chia vui với các cháu thiếu nhi. Trong những chiến thắng đó có sự đóng góp không nhỏ của các cháu:

 Khắp nơi Nam, Bắc, Tây, Đông

Được tin thắng trận cờ hồng tung bay

Các cháu vui thay

Bác cũng vui thay

Thu sau so với thu này vui hơn.

 Cụm từ vui thay được lặp lại và câu thơ thứ 3 được ngắt thành hai dòng, mỗi dòng có bốn tiếng diễn tả niềm vui dâng trào, khôn xiết của Bác Hồ và của các cháu. Trong bài thơ này, Người đã tiên đoán chính xác, đồng thời khẳng định về sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Thu sau so với thu này vui hơn. Thu sau tức là mùa thu năm 1954 sẽ vui hơn thu này – mùa thu năm 1953. Quả đúng như vậy, ngày 7/5/1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, quân, dân ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, trong tư thế của người chiến thắng và mùa Thu năm 1954 là mùa Thu mà một nửa đất nước đã sạch bóng quân thù – mùa Thu mà các cháu thiếu nhi thực sự được sống trong độc lập, tự do.

 Nhưng đế quốc Mỹ và các thế lực tay sai đã lật lọng không thực hiện đúng Hiệp định Giơnevơ về việc hiệp thương thống nhất đất nước – niềm mong ước lớn nhất của Bác, của nhân dân ta lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh đó, Tết Trung thu năm 1956, Bác Hồ đã gửi thư cho các cháu thiếu nhi miền Nam bày tỏ niềm thương nhớ và động viên các cháu tin tưởng đến ngày sum họp, đoàn tụ tại hai miền Bắc, Nam sẽ không còn xa:

 Bắc -  Nam sẽ sum họp một nhà

Bác cháu ta gặp mặt trẻ già vui chung

Nhớ thương các cháu vô cùng

Mong sao mỗi cháu là một anh hùng thiếu nhi

Đáp lại lời kêu gọi của Bác Hồ, cùng với thiếu nhi miền Bắc, các cháu thiếu niên, nhi đồng ở miền Nam cũng thi đua lập công như anh hùng Lê Văn Tám, anh hùng Kim Lịch… góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, Bắc – Nam sum họp một nhà thỏa lòng Bác mong…

 Dù Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn gần gũi với mọi thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Tình cảm thiêng liêng của Bác dành cho các cháu thiếu nhi và của các cháu thiếu nhi dành cho Bác mãi mãi sáng soi, dịu hiền như ánh trăng đêm rằm. Đọc lại thư Trung thu của Người, chúng ta lại được tắm mình trong tình thương yêu bao la, mát lành tỏa ra từ một tâm hồn lớn, nhân cách lớn.

Trần Văn Lợi

Theo http://www.baohoabinh.com.vn

Thu Hiền (st)

20 Bài Thơ Chúc Tết Của Bác

22 bài thơ chúc tết của Bác Hồ

1. THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM NGỌ – 1942

Tháng ngày thấm thoát chóng như thoi, Nǎm cũ qua rồi, chúc nǎm mới: Chúc phe xâm lược sẽ diệt vong ! Chúc phe dân chủ sẽ thắng lợi ! Chúc đồng bào ta đoàn kết mau ! Chúc Việt-minh ta càng tấn tới, Chúc toàn quốc ta trong nǎm này Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới! Nǎm này là nǎm Tết vẻ vang, Cách mệnh thành công khắp thế giới.

2. THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH TUẤT – 1946

Hỡi các chiến sĩ yêu quí, … Bao giờ kháng chiến thành công, Chúng ta cùng uống một chung rượu đào. Tết này ta tạm xa nhau, Chắc rằng ta sẽ Tết sau sum vầy. … Chúc đồng bào:

Trong nǎm Bính Tuất mới, Muôn việc đều tiến tới. Kiến quốc mau thành công, Kháng chiến mau thắng lợi. … Việt Nam độc lập muôn nǎm!

3. THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH HỢI – 1947

Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng. Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào! Sức ta đã mạnh, người ta đã đông. Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi! Thống nhất độc lập, nhất định thành công!

4. THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU TÝ – 1948

Nǎm Hợi đã đi qua, Nǎm Tý vừa bước tới. Gửi lời chúc đồng bào, Kháng chiến được thắng lợi; Toàn dân đại đoàn kết, Cả nước dốc một lòng, Thống nhất chắc chắn được, Độc lập quyết thành công.

5. THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ SỬU – 1949

Kháng chiến lại thêm một nǎm mới, Thi đua ái quốc thêm tiến tới. Động viên lực lượng và tinh thần, Kháng chiến càng thêm mau thắng lợi.

Người người thi đua. Ngành ngành thi đua. Ngày ngày thi đua. Ta nhất định thắng. Địch nhất định thua.

6. THƠ CHÚC TẾT XUÂN CANH DẦN – 1950

Kính chúc đồng bào nǎm mới, Mọi người càng thêm phấm khởi, Toàn dân xung phong thi đua, Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới, Chuyển mau sang tổng phản công, Kháng chiến nhất định thắng lợi.

7. THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN MÃO – 1951

Xuân này kháng chiến đã nǎm xuân, Nhiều xuân thắng lợi càng gần thành công. Toàn hǎng hái một lòng Thi đua chuẩn bị, tổng phản công kịp thời.

8. THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM THÌN – 1952

Xuân này, xuân nǎm Thìn Kháng chiến vừa sáu nǎm Trường kỳ và gian khổ Chắc thắng trǎm phần trǎm.

Chiến sĩ thi giết giặc Đồng bào thi tǎng gia Nǎm mới thi đua mới Thắng lợi ắt về ta.

Mấy câu thành thật nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

9. THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ TỴ – 1953

Mừng nǎm Thìn vừa qua, Mừng xuân Tỵ đã tới. Mừng phát động nông dân, Mừng hậu phương phấn khởi. Mừng tiền tuyến toàn quân Thi đua chiến thắng mới. Mừng toàn dân kết đoàn, Mừng kháng chiến thắng lợi. Mừng nǎm mới, nhiệm vụ mới, Mừng toàn thể chiến sĩ và đồng bào, Mừng phe dân chủ hoà bình thế giới.

10. THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP NGỌ – 1954

Nǎm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành: – Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do – Cải cách ruộng đất là công việc rất to Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn. Quân và dân ta nhất trí kết đoàn, Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công. Hoà bình dân chủ thế giới khắp Nam, Bắc, Tây, Đông. Nǎm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều.

11. THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH THÂN – 1956

Thân ái mấy lời chúc Tết: Toàn dân đoàn kết một lòng, Miền Bắc thi đua xây dựng, Miền Nam giữ vững thành đồng, Quyết chí, bền gan phấn đấu, Hoà bình, thống nhất thành công.

12. THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ HỢI – 1959

Chúc mừng đồng bào nǎm mới, Đoàn kết thi đua tiến tới, Hoàn thành kế hoạch ba nǎm, Thống nhất nước nhà thắng lợi.

13. THƠ CHÚC TẾT XUÂN CANH TÝ – 1960

Mừng Nhà nước ta 15 xuân xanh! Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ! Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua, Xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chúc đồng báo ta bền bỉ đấu tranh, Thành đồng miền Nam vững bền mạnh mẽ. Cả nước một lòng, hǎng hái tiến lên, Thống nhất nước nhà, Bắc Nam vui vẻ!

14. THƠ CHÚC TẾT XUÂN TÂN SỬU – 1961

Mừng nǎm mới, mừng xuân mới, Mừng Việt Nam, mừng thế giới! Đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh, Kế hoạch 5 nǎm thêm phấn khởi. Chúc miền Bắc hǎng hái thi đua; Chúc miền Nam đoàn kết tiến tới! Chúc hoà bình thống nhất thành công! Chúc chủ nghĩa xã hội thắng lợi!

15. THƠ CHÚC TẾT XUÂN NHÂM DẦN – 1962

Nǎm Dần, mừng Xuân thế giới, Cả nǎm châu phấp phới cờ hồng. Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi, Bốn mùa hoa Duyên-hải, Đại-phong. Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới, Sức triệu người hơn sóng biển Đông. Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi, Hoà bình thống nhất quyết thành công.

16. THƠ CHÚC TẾT XUÂN QUÝ MÃO – 1963

Mừng nǎm mới, Cố gắng mới, Tiến bộ mới,

Chúc Quý Mão là nǎm nhiều thắng lợi!

17. THƠ CHÚC TẾT XUÂN GIÁP THÌN – 1964

Bắc Nam như cội với cành, Anh em ruột thịt, đấu tranh một lòng. Rồi đây thống nhất thành công, Bắc Nam ta lại vui chung một nhà. Mấy lời thân ái nôm na, Vừa là kêu gọi, vừa là mừng xuân.

18. THƠ CHÚC TẾT XUÂN ẤT TỴ – 1965

Chào mừng Ất Tỵ xuân nǎm mới, Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi, Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi, Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới, Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi, Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng, Chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi! Hoà bình thống nhất ắt hẳn thành công!

19. THƠ CHÚC TẾT XUÂN BÍNH NGỌ – 1966

Mừng miền Nam rực rỡ chiến công, Nhiều Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Plei Me, Đà Nẵng. Mừng miền Bắc chiến đấu anh hùng, Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng. Đồng bào cả nước đoàn kết một lòng, Tiền tuyến hậu phương, toàn dân cố gắng. Thi đua sản xuất chiến đấu xung phong, Chống Mỹ, cứu nước, ta nhất định thắng.

20. THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH MÙI – 1967

Xuân về xin có một bài ca, Gửi chúc đồng bào cả nước ta: Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi, Tin mừng thắng trận nở như hoa!

21. THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN – 1968

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua, Thắng trận tin vui khắp nước nhà, Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ. Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!

22. THƠ CHÚC TẾT XUÂN KỶ DẬU – 1969

Nǎm qua thắng lợi vẻ vang, Nǎm nay tiền tuyến chắc càng thắng to. Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào. Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào, Bắc-Nam sum họp, xuân nào vui hơn!