Top 6 # Bài Thơ Kể Và Tả Về Lượm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Anhngucongdong.com

Em Hãy Tả Về Hình Dáng Của Nhân Vật Lượm Trong Bài Thơ “Lượm” Của Tố Hữu

Trong chương trình văn học lớp 6, có nhiều bài thơ mang tính chất tự sự rất cuốn hút như “Lượm” hoặc “Đêm nay Bác không ngủ”. Sức cuốn hút của tác phẩm mạnh đến nổi, tôi nằm mơ thấy mình là một nhân vật trong bài thơ “Lượm”.

Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.

Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà”

Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới… Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.

Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc…

Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:

“Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng”

… Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi…

Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm – chú giao liên quả cảm!

Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân..

Kể Lại Nhân Vật Lượm Dựa Vào Bài Thơ Lượm Của Tố Hữu

Dựa vào bài thơ “Lượm” của Tố Hữu em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện về Lượm

Sau hai năm, tôi được chuyển công tác về Hà Nội. Một hôm, tôi nhận được mật báo của Trung ương ra cột cờ Bắc kì để lấy thư của chú bé liên lạc. “Trời ơi, sao anh bạn này lại giống Lượm đến thế, chẳng phải Lượm đã hồi sinh”. Ngỡ ngàng quá, tôi nhìn chằm chằm vào chú bé. Trên đường về, trong lòng tôi bỗng trào lên một cảm xúc bâng khuâng khó tả, có cái gì đó vừa nghẹn ngào, vừa đau đớn. Hình ảnh Lượm với bao nhiêu kỷ niệm chợt ùa về trong tâm trí tôi.

Ngày ấy, chiến tranh ở Huế đang rất ác liệt. Đường phố vắng tanh, dân đi chạy loạn, khói sung nghi ngút, khắp nơi chỉ nghe thấy tiếng bom đạn nổ. Tôi vừa về từ Hà Nội, đi qua phố hàng Bè tình cờ gặp Lượm. Chú bé có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn. Chú đi thoăn thoắt, các bước chân đều nhua. Vừa đi, Lượm vừa lắc lư cái đầu, hết nghiêng sang bên này lại nghiêng sang bên kia. Đeo chéo người là cái xắc nhỏ xinh của Lượm. Tuy bé thế thôi nhưng trong chiếc túi ấy chứa rất nhiều mật thư và tài liệu quan trọng. Lượm còn nghịch ngợm đội chiếc ca lô lệch về một bên. Chú bé vừa đi vừa huýt sáo trông rất yêu đời. Nhìn từ xa, chú như con chim chích, đang tung tăng trên đường vàng. Lượm say mê kể cho tôi nghe về côngg việc liên lạc

– Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à! Ở đồn Mang Cá thích hơn ở nhà. Cháu có thêm bao nhiêu là bạn mới. Các anh, các bạn đều yêu thương, giúp đỡ cháu.

Chắc chú bé đang vui lắm, thích thú lắm nên cười híp mí, má đỏ như trái bồ quân. Rồi, Lượm chào tôi và tiếp tục công việc của mình.

Một hôm, tháng sáu, tôi nhận được một bức thư từ quê nhà gửi lên. Tôi như chết lặng không kìm nổi nước mắt của mình. Thật không tin, mới ngày nào tôi còn tâm sự, trò chuyện với Lượm mà bây giờ….Không hiểu sao, trong lòng tôi bỗng trào lên những cơn sóng dữ dội. Tôi đau đớn quá! Lượm không chỉ là một người đồng chí mà còn là một người bạn, một người cháu.

Hầu như ngày nào cậu bé cũng đi liên lạc và luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc. Một hôm, câu nhận được một mật thư của cấp trên yêu cầu chuyển gấp. Chú nhanh chónh bỏ lá thư vào xắc, lên đường đi ngay. Với thân hình nhỏ bé và kinh nghiệm của những lần đưa thư trước, chú đồng chí nhỏ chạy nhanh thoăn thoắt như một mũi tên qua làn mưa đạn. Hiểu được tầm quan trọng của bức thư, Lượm không sợ hiểm nghèo tránh được tất cả những viên đạn của giặc. Qua mặt trận là cánh đồng lúa đang thời con gái xanh mơn mởn, câu bé miệng huýt sáo vang chân nhảy tung tăng trên con đường quê vắng vẻ. tưởng rằng đã hết nguy hiểm thì bỗng lòe chớp đỏ, Lượm ngã xuống. Hóa ra, một viên đạn lạc đã trúng phải người em, Lượm nằm trên lúa, tay nắm chặt bống, dường như không muốn bỏ ra.Chú bé ra đi không hề dâu đớn mà vô cùng thanh thản như là chìm trong giấc ngủ. Hương lúa thoang thoảng nâng đỡ hồn em trở về cõi vĩnh hằng.

Đọc xong bức thư mà tôi vẫn còn chưa hết sửng sốt, bàng hoàng “Lượm ơi, còn không?” Trong tâm trí tôi, bỗng hiện lên hình ảnh chú bé Lượm ngày nào. Tôi vẫn còn nhớ dáng người loắt choắt, cái xắc xinh xinh đeo bên người. Tôi sẽ không bao giờ quên được chú đồng chí nhỏ với ca lô đội lệch, miệng huýt sáo vang như con chim chích nhảy trên đườ vàng…

Đỗ Đức Việt Long – Trường THCS Giảng Võ

Đóng Vai Người Chú Kể Lại Nội Dung Bài Thơ Lượm

Đóng vai người chú kể lại nội dung bài thơ Lượm

Cách mạng tháng Tám thành công, ít lâu thì tôi được lệnh ra Hà Nội nhận công tác. Bỗng nghe tin giặc Pháp nổ súng rồi tiến vào Huế, tôi vội vàng trở về Huế để tìm hiểu tình hình.

Sau khi công việc xong xuôi, một buổi chiều, tôi đang đi trên đường Hàng Bè, chợt nghe có tiếng gọi của một em bé. Tôi ngoảnh nhìn, thì ra là Lượm, một chú bé có họ với tôi, ở cũng gần nhà tôi, vẫn thường gọi tôi là chú một cách thân thiết. Tôi hơi ngạc nhiên khi nhìn cách trang phục của Lượm: áo bỏ trong quần nhưng chân đi đất, trên đầu vắt vẻo một chiếc mũ ca-lô trông rất ngộ nghĩnh. Lạ hơn nữa, khoác chéo qua vai Lượm là một túi xắc xinh xắn. Ngoài ra, cháu vẫn như xưa, một cậu bé gầy, nhỏ, da ngăm ngăm, trông nhanh nhẹn và khỏe mạnh.

Thấy tôi ngạc nhiên, Lượm giải thích rằng chú đã tham gia làm nhiệm vụ liên lạc. Hằng ngày, Lượm vẫn đi học bình thường. Thỉnh thoảng có nhiệm vụ, chú sẽ nhận thư và chuyển đến nơi nhận. Lượm còn nói, vì còn nhỏ, lại là học sinh nên giặc không hề nghi ngờ gì. Rất nhiều lần, chú đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, các đồng chí hết sức tin tưởng.

Sau một lúc trò chuyện, Lượm như chợt nhớ ra phải đi vội. Rồi, bằng một cử chỉ nghiêm trang, cố làm ra vẻ người lớn, Lượm giậm hai chân đứng nghiêm, tay đưa lên vành mũ ca-lô chào theo đúng tác phong quân sự.

Nói xong, cháu vội vã cất bước, đầu ngẩng cao, vừa đi vừa huýt sáo. Tôi đứng nhìn theo bóng Lượm xa dần, cho đến lúc Lượm như con chim chích bé bỏng nhảy trên con đường vàng nắng chiều.

Sau hôm đó, tôi trở ra Hà Nội. Ai ngờ đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa tôi với bé Lượm. Hôm tháng sáu vừa rồi, tôi nhận được thư từ Huế gửi ra cho biết quê hương ngày càng căng thẳng, giặc Pháp ngày càng cố tình gây chiến. Nhân dân đã đồng loạt đứng lên kháng chiến. Hôm đó trận đánh của ta và địch dang diễn ra, Lượm có nhiệm vụ phải chuyển giao một mệnh. Mệnh khẩn cấp lắm. Bên kia cánh đồng lúa, giặc Pháp đang nhả đạn về phía quân ta, Lượm phải băng qua cánh đồng, phía trước lưới lửa của giặc. Tình hình rất khẩn cấp, Lượm không thể chần chờ, chậm trễ.

Với thân hình nhỏ bé, Lượm nhanh nhẹn, lúc bò, trườn, lúc thì vụt chạy qua những đám lúa. Ban đầu bọn Pháp chưa phát hiện ra chú. Nhưng bỗng một tên giặc nhận ra có một cái chấm nhỏ lô nhô chuyển động bên trên những ngọn bông lúa. Hắn liến nhả ngay một loạt đạn. Rồi nhiều tên khác cũng nã súng. Từ phía quân ta, nhiều người theo dõi bước chân Lượm từ đầu, chợt thấy Lượm ngã chúi xuống. Cháu gượng đứng lên rồi lại ngã.

Đến hôm nay, tôi vẫn còn nhớ rõ mồn một hình ảnh Lượm lúc hy sinh mà bức thư kể lại. Sau khi trận đánh kết thúc, đơn vị tìm thấy cháu nằm trên cánh đồng lúa chín. Cháu nằm như ngủ say, một bàn tay còn nắm chặt bông lúa, có lẽ lúc ấy cháu gượng đứng lên mà không được. Cánh đồng thơm mùi lúa vừa ngậm sữa, như hồn thơm của cháu còn phảng phất.

Đôi với tôi, Lượm không bao giờ chết. Tôi vẫn luôn luôn nhìn thấy cháu nơi những em bé liên lạc mà tôi gặp, một chú thiếu niên nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, dũng cảm, một Trần Quốc Toản của thời đại chúng ta.

Kể Lại Nội Dung Câu Chuyện Trong Bài Thơ “Lượm” Của Nhà Thơ Tố Hữu

Đề bài: Kể lại nội dung câu chuyện trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu – Bài tập làm văn số 1 lớp 7

Đó là vào năm 1946 khi mà thực dân Pháp quay lại xâm lược nước chúng ta thêm một lần nữa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt cho Chính phủ lâm thời ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tự do và Việt Nam mới giành về tay không lâu lại đang có nguy cơ bị cướp mất, lòng dân ai nấy đều sôi sục. Khắp cả nước chẳng kể người già, trẻ nhỏ, ai làm được việc gì thì đều cố góp sức mình.

Chú bộ đội tên Lành lúc ấy đang trở về quê hương xứ Huế. Đang đi trên Hàng Bè, bỗng nhiên chú gặp một cậu bé nhỏ nhắn, trên người đeo một chiếc túi nhỏ, đầu đội một chiếc mũ ca-lô, vừa đi kiểu nhảy lò cò vừa huýt sáo vang một vùng. Nhìn chú bé giống như một con chim chích đang nhảy trên đường vàng. Đó chính là cậu bé Lượm, một người quen cũ của chú bộ đội Lành. Hai chú cháu gặp được nhau thì mừng rỡ lắm. Đặc biệt là Lượm, cậu bé nhỏ nhắn nhưng lại đầy vẻ nhanh nhẹn. Lượm đang làm công tác liên lạc tại đồn Mang Cá. Cậu chia sẻ với chú Lành một vài câu chuyện nhỏ trong công việc và còn khoe với chú là thích hơn ở nhà. Vừa kể, Lượm vừa cười híp cả hai mí mắt. Xem ra, chú thực sự yêu thích công việc làm liên lạc viên này và coi đó như một cuộc chơi chứ không có gì nặng nhọc. Dù trên thực tế, liên lạc là người cực kỳ quan trọng thời bấy giờ. Người làm liên lạc cũng phải là người gan lỳ và ý chí vững vàng lắm. Lượm chắc chắn cũng là một chú bé như vậy.

Trò chuyện với nhau được đôi ba câu thì chú bé Lượm phải tạm biệt đồng chí Lành để tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Vậy là hai chú cháu chào từ biệt nhau mỗi người mỗi ngả. Nhưng thời chiến đúng là chẳng ai dự đoán trước được điều gì. Ai ngờ đâu, đó là lần cuối cùng hai chú cháu gặp nhau.

Tháng sáu, chú bộ đội Lành nhận được tin dữ rằng cậu bé Lượm đã hy sinh. Đó là một ngày cũng như mọi ngày, chú bé Lượm làm công tác liên lạc của mình. Đôi chân thoăn thoát phải băng qua mưa bom, đạn lạc ở mặt trận để mang bức thư thượng khẩn đến nơi an toàn. Trên đường quê vắng vẻ, giữa cảnh lúa trổ đòng đòng, một viên đạn lạc của giặc đã rơi trúng vào vị trí của Lượm. Lượm ngã xuống, dòng màu tươi chảy ra hòa vào với đất quê hương. Lượm nằm giữa đồng lúa, bàn tay vẫn còn nắm chặt bông lúa chín. Hương lúa thơm như mùi sữa bay trong không trung. Hồn của lượm cũng bay giữa cánh đồng.

Chú bộ đội Lành nghe xong câu chuyện về Lượm thì rất buồn. Chú hồi tưởng lại về cái ngày mà chú gặp Lượm ở Hàng Bè, về hình ảnh chú bé loắt choắt với cái ca-lô đội lệch. Và chú vẫn không tin là Lượm đã vĩnh viễn ra đi.

Em kể xong câu chuyện mà nước mắt cũng lưng tròng. Thương quá Lượm ơi!

Nhã Đan