Ngoài những vấn đề chung về đánh giá học sinh tiểu học, xin chia sẻ với các bạn trao đổi của TS. Xuân Thị Nguyệt Hà, chuyên viên chính Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT về đánh giá học sinh tiểu học môn Tiếng Việt lớp 1.
Đánh giá thường xuyên lớp 1
Mục đích và thời điểm đánh giá
– Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho GV về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và những tiến bộ của HS trong từng giờ học.
– GV đánh giá: đặt câu hỏi để HS trả lời, HS làm BT/thực hiện theo yêu cầu cầu của GV, phát biểu ý kiến; quan sát, ghi chép hàng ngày về kết quả đọc, viết, nói và nghe của HS, nhận xét bằng lời, …
– HS bước đầu tự nhận xét: tự nêu những điểm tốt/chưa tốt trong kết quả đọc, viết, nói, nghe của bản thân,… (dựa trên tiêu chí đánh giá do GV hướng dẫn)
– HS bước đầu nhận xét lẫn nhau: tổ chức cho HS nhận xét kết quả học của bạn, nêu những điều học tập được từ bạn,… (dựa trên tiêu chí đánh giá do GV hướng dẫn)
Điều cần đạt được sau khi đánh giá
– Lời nhận xét cần khẳng định ưu điểm của HS
– Chỉ ra điểm HS chưa đạt so với yêu cầu đọc, viết, nghe và nói theo các tiêu chí, chỉ báo đã được xác định (không dùng những câu có tính chất phủ định nặng nề)
– Chỉ dẫn HS cách khắc phục (tăng cường biện pháp rèn luyện theo mẫu đối với lớp 1)
1) Đánh giá hoạt động đọc
+ Đánh giá kỹ thuật đọc lớp 1
Thao tác đọc đúng: tư thế, cách đặt sách vở, cách đưa mắt đọc
– Đọc trơn, đúng âm, vần, tiếng, từ, cụm từ, câu (có thể đọc chưa thật đúng một số âm, vần ít dùng)
– Âm lượng đọc vừa đủ nghe
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (40 – 60 tiếng/1 phút)
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ
– Hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện yêu cầu đọc hiểu.
– Thay đổi hình thức câu hỏi cho phong phú, hấp dẫn
– Giảm độ khó đối với một số câu hỏi (nếu cần)…KTĐG: vấn đáp, sản phẩm (phiếu đọc hiểu – nếu có,…)
2) Đánh giá hoạt động viết
+ Quy trình viết: Bước đầu trả lời được những câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì?
– Điền được phần thông tin còn trống, viết được trả lời câu hỏi, viết câu dưới tranh phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
– Điền được vào phần thông tin còn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật trong câu chuyện đã học dựa trên gợi ý.
– Điền được phần thông tin còn trống, viết câu trả lời hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.
– Ngồi viết đúng tư thế; biết cách cầm bút
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ viết thường; biết viết chữ hoa (tô chữ hoa)
– Đặt dấu thanh đúng vị trí
– Viết đúng chữ cái, từ, câu, đoạn
– Viết 1 – 2 câu thể hiện ý tưởng có sự hỗ trợ của hình ảnh, câu hỏi, lời gợi ý
– Tốc độ đạt yêu cầu (30 – 35 chữ/15 phút)
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi)
– Trình bày đúng quy định.
3) Đánh giá hoạt động nói và nghe
Đánh giá định kỳ lớp 1
Những gợi ý về nội dung kiểm tra
Một số các gợi ý khác về kiểm tra học kỳ II lớp 1
+ Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói
– HS đọc một đoạn văn / bài ngắn (có dung lượng theo quy định của Chương trình Tiếng Việt 1) không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước).
– HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
+ Nội dung đánh giá kỹ năng đọc:
– Thao tác đọc đúng: tư thế, cách đặt sách vở, cách đưa mắt đọc
– Đọc trơn, đúng tiếng, từ, cụm từ, câu
– Âm lượng đọc vừa đủ nghe
– Tốc độ đọc đạt yêu cầu (40 – 60 tiếng/1 phút)
– Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ
– Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc
+ Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt ở mức độ đơn giản
Mục tiêu:Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của HS theo quy định của Chương trình Tiếng Việt 1.
Cách đánh giá, cho điểm:
– Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm (lựa chọn, trả lời ngắn, điền, nối…): 1 điểm.
– Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3) : 1 điểm.
Ma trận kiểm tra đọc hiểu:
– Mức 1: khoảng 50%
– Mức 2: khoảng 30%
– Mức 3: khoảng 20%
Mục tiêu:Kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh ở học kì II.
Nội dung kiểm tra:GV đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết) một đoạn văn (hoặc thơ) có độ dài khoảng 30 – 35 chữ.
Thời gian:Khoảng 15 phút
– Tốc độ đạt yêu cầu (30 – 35 chữ/15 phút)
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi)
– Trình bày đúng, sạch sẽ
+ Kiểm tra quy tắc chính tả, viết câu:
– Kiểm tra kĩ năng viết các chữ có vần khó, các mở đầu bằng: c/k, g/gh, ng/ngh, đặt dấu thanh.
– Khả năng nhận biết, cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi,…; bước đầu biết đặt câu đơn giản về người và vật xung quanh theo gợi ý.
Nội dung bài kiểm tra:
– Bài tập về chính tả âm vần (một số hiện tượng chính tả bao gồm: các chữ có vần khó, các chữ mở đầu bằng: c/k, g/gh, ng/ngh)
– Bài tập về câu (bài tập nối câu, dấu câu); hoặc bài tập viết câu đơn giản, trả lời câu hỏi về bản thân hoặc gia đình, trường học, cộng đồng, … về nội dung bức tranh / ảnh.
Nguồn: Từ dàn ý trao đổi của tác giả cung cấp.
BigSchool: Phần đăng trên chỉ là dàn ý cuộc trao đổi nên có nhiều chi tiết tác giả đã trao đổi chưa cung cấp được cho các bạn.Xin chia sẻ trích một đoạn trao đổi của nhà giáo Xuân Thị Nguyệt Hà, trong đó có lưu ý về việc dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 (tại Hội thảo – Tập huấn sáng 17/10/2020):
Ngoài ra trong tài liệu của Hội thảo – Tập huấn sáng 17/10/2020 có hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, xin chia sẻ với các bạn:
– Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 1 được tiến hành với 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết, bao gồm :
+ Bài kiểm tra đọc (10 điểm).
+ Bài kiểm tra viết (10 điểm).
Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt (điểm chung) là trung bình cộng điểm của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành điểm 10 (chia số điểm thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1. Ví dụ: điểm thực tế của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết là 19, quy về thang điểm 10 là 9,5 (làm tròn số thành 10).
a1. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
*) Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân) : (7 điểm)
– Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc) ở học kì II lớp 1.
+ HS đọc một đoạn văn không có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng)
+ HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra.
– Thời gian kiểm tra: GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập ở cuối học kì.
+ Thao tác đọc đúng: tư thế, cách đặt sách vở, cách đưa mắt đọc
+ Phát âm rõ các âm vần khó, cần phân biệt: 1 điểm
+ Đọc trơn, đúng tiếng, từ, cụm từ, câu (không đọc sai quá 10 tiếng): 1 điểm
+ Âm lượng đọc vừa đủ nghe: 1 điểm
+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( tối thiểu 30 tiếng/1 phút) : 1 điểm
+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ : 1 điểm
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm
*) Kiểm tra đọc hiểu (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 3 điểm
– Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của học sinh theo chuẩn của Bộ GD và ĐT quy định.
+ Hiểu nghĩa từ, ngữ trong bài đọc
+ Hiểu nội dung thông báo của câu
+ Hiểu nội dung đoạn, bài đọc có độ dài từ 80- 100 chữ.
+ Điểm tối đa cho mỗi câu trắc nghiệm (lựa chọn, trả lời ngắn, điền, nối…): 0,5 điểm.
+ Điểm tối đa cho mỗi câu trả lời câu hỏi mở (chủ yếu là câu hỏi ở mức 3) : 1 điểm.
– Thời gian làm bài kiểm tra : khoảng 35 – 40 phút
*). Ma trận nội dung kiểm tra kiến thức và đọc hiểu
– Phân bố nội dung kiểm tra ở từng mức : tùy theo từng trường có thể đưa ra tỉ lệ ở các mức khác nhau phù hợp với yêu cầu đánh giá của từng địa phương, chẳng hạn: Mức 1: khoảng 40%; Mức 2: khoảng 40%; Mức 3: khoảng 20%.
– Ví dụ minh họa ma trận nội dung kiểm tra kiến thức và đọc hiểu cuối năm lớp 1:
– Một số chỉ dẫn biên soạn đề kiểm tra theo ma trận
+ Bài đọc hiểu gồm 1 văn bản là câu chuyện, bài văn, bài thơ… Tổng độ dài của các văn bản khoảng 80 – 100 chữ, thời gian đọc thầm khoảng 2- 3 phút.
+ Dạng câu hỏi TNKQ dùng trong đề kiểm tra gồm : câu hỏi 4 phương án trả lời để học sinh chọn 1 phương án trả lời, câu hỏi yêu cầu điền ngắn (một âm, tiếng, từ , dấu câu vào chỗ trống, câu hỏi yêu cầu nối cặp đôi tạo thành câu…)
+ Câu hỏi tự luận trong đề bài này là loại câu hỏi yêu cầu HS tự hình thành câu trả lời bao gồm một hoặc một vài câu dùng để: nêu ý kiến cá nhân về một chi tiết trong bài đọc, nêu ý kiến giải thích ngắn về một chi tiết trong bài đọc, …
+ Thời gian tính trung bình để học sinh làm một câu hỏi TNKQ : 1-2 phút; làm một câu hỏi tự luận :từ 2- 4 phút.
a2. Bài kiểm tra viết chính tả kết hợp với kiểm tra kiến thức (10 điểm)
*) Kiểm tra viết chính tả (bài kiểm tra viết cho tất cả học sinh): 7 điểm
– Mục tiêu : kiểm tra kĩ năng viết chính tả của học sinh ở học kì II.
– Nội dung kiểm tra : GV đọc cho HS cả lớp viết (Chính tả nghe – viết đối với HS học sách Công nghệ giáo dục; nhìn- chép đối với HS học sách hiện hành) một đoạn văn (hoặc thơ) phù hợp (khoảng 30 chữ):
+ Viết đúng kiểu chữ cái kiểu chữ thường, cỡ to và vừa
+ Viết đúng các từ ngữ
+ Viết đúng chính tả bài viết có độ dài khoảng 30 chữ.
Viết tốc độ tối thiểu 30 chữ / 15 phút
+ Tốc độ đạt yêu cầu: 2 điểm
+ Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 2 điểm
+ Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 2 điểm
+ Trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp : 1 điểm
*) Kiểm tra về kiến thức : 3 điểm
– Biết quy tắc viết chính tả các tiếng có âm đầu c/k; g/gh; ng/ngh…
– Nhận biết đúng dấu câu trong bài chính tả.
– Nhận biết các thêm các từ ngữ sử dụng quen thuộc trong môi trường của các em: từ gia đinh đến nhà trường.